Ngôi Trường Xưa Bạn Bè Cũ

 

Phạm Thị An

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi vẫn thường tâm sự với bạn bè, kể từ khi rời khỏi mái trường trung học bước vào đại học, cho đến sau năm 1975 đi làm việc ở các cơ quan báo chí, măi tới tuổi "tri thiên mệnh" mới sang họat động ở thương trường, tôi đă có thêm nhiều bạn đồng môn, đồng nghiệp. Họ đă để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều ấn tượng khó quên… Nhưng chỉ riêng với bạn học cũ thời trung học Phan Chu Trinh, với đầy ắp kỷ niệm dưới mái trường xưa, đă lắng đọng trong tôi những t́nh cảm trong sáng, thân thương, thiêng liêng mà trái tim tôi mách bảo phải trân trọng và quư mến hơn hết.

 

Đó là điều mà tôi muốn gởi đến tất cả các bạn thân thương của tôi đang sinh sống và làm việc này, nọ ở khắp nơi trên trái đất này. Sau khi chia tay các bạn học Đệ nhất B Phan Chu Trinh, vào giữa năm 1965, tôi vào sống và học tiếp ở Sài G̣n th́ mất dần liên lạc với các bạn cũ thời trung học. Thời gian đầu tôi c̣n nhận được thư và ảnh của Lê Hân du học từ California gởi về, nhận được sách Vật lư của Vương Ngọc Long tặng. Rồi sau đó, v́ cuộc mưu sinh, ít biết ai c̣n ai mất và lưu lạc những đâu.

 

Phạm Vũ Thịnh đi du học Nhật Bản lúc nào tôi không biết. Vương Ngọc Long lập gia đ́nh tôi cũng không hay. Biết được tin Quách Ẩn tử trận, Lê Hữu Đức, Vũ Văn Bang đă vĩnh viễn ra đi, tôi xót xa vô cùng. Thỉnh thoảng được tin Lê Tự Hưng đang đi tàu trên biển hoặc ở đảo, Nguyễn Đức Thống, Lê Mạnh Trùy làm việc ở Sài G̣n.    Và, tôi cũng đă có mặt trong ngày Khiêm Cần lên xe hoa.

 

Sau năm 1975, lúc cuộc sống c̣n đầy khó khăn, tôi được ở gần người bạn tâm t́nh là Phạm Thị Thu, nhưng rồi Thu cũng đă ra nước ngoài với gia đ́nh mà tôi không hề hay biết. Tôi rất hụt hẫng và ngạc nhiên khi bị đứt mất sợi dây  liên hệ và tin tức của bè bạn, thậm chí rất buồn… cho đến khi Trần Thị Hạc về Việt Nam thăm nhà, tôi mới có thông tin để t́m lại bạn cũ. Cuộc đời sao lắm bất ngờ?

 

Ngày Nguyễn Thị Huế lên phi trường Tân Sơn Nhất, xuất cảnh sang Mỹ, tôi không tiễn được v́ bận đi cày.  Huế không chỉ cắt hẳn liên lạc với bạn bè trong nước, mà bạn bè ở Mỹ cũng không biết được Huế ở đâu? Măi đến tháng 2/2003, khi đă "công thành danh toại", người bạn này mới quay về "tạ tội" với bạn cũ Phan Chu Trinh.  Có một buổi họp mặt xôm tụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, rồi một chuyến cùng đi chơi với nhóm bạn lên Đà Lạt thật vui và thật ấm nồng t́nh bạn thuở học tṛ. Kỷ niệm về chuyến đi thật khó quên, với nào là vợ chồng Nguyễn Đức Thống, cặp Nguyễn Thị Huế, cặp Phạm Thị An, Diêu Đức Châu, Đặng Công Bằng, Quỳnh Cư, Hoàng Ngộ.

 

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có 3 người bạn gái gần gũi là Tố Nga,   Quỳnh Cư và Bích Ty. Các bạn tôi, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, đều pḥng không gối chiếc. Chúng tôi thường thăm hỏi nhau, chia sẻ vui buồn với nhau. Tôi rất cảm thương các bạn tôi, những mong các bạn t́m được hạnh phúc gia đ́nh bên con cháu để an ủi khi tuổi đời cũng đă vào ngưỡng "trăng tà bóng xế".

 

Tôi muốn nhắc đến một bạn gái thân thiết khác từ thời tiểu học sang trung học, đó là Hồ Thị Trúc. Trúc hiện đang định cư tại Hoa Kỳ. Khoảng gần trước năm 2000, Trúc về Việt Nam có ghé thăm tôi. Vui mừng vô cùng! Rất lạ là Trúc c̣n rất trẻ so với lớp tuổi  chúng tôi và đẹp hơn thời cắp sách, có lẽ do bạn có được mái ấm gia đ́nh hoặc hợp với phong thủy của xứ sở cưu mang?

 

Những năm gần đây tôi thường về lại quê nhà Đà Nẵng. Trường Phan Chu Trinh bây giờ đă được xây thêm nhiều dăy lớp mới, khang trang hơn so với thời của chúng ta năm 1965. Tuy vậy, khi đi ngang qua trường cũ, ḷng tôi vẫn rộn ràng, xao xuyến, v́ dáng vẻ ngôi trường dù đă cũ kỹ, song những kỷ niệm hiện về… như mới đâu đây, thật đáng yêu. Bên kia đường, trường Nam Tiểu học đă được phá bỏ toàn bộ để xây những dăy nhà lầu 2, 3 tầng, thoạt trông như khách sạn năm ba sao, nhằm cơi nới mở rộng diện tích của trường Phan Chu Trinh. Nghe nói, nay mai thành phố  Đà Nẵng sẽ làm một cầu vượt bắc qua đuờng Lê Lợi nối liền hai ngôi trường. Học sinh Phan Chu Trinh sẽ qua lại an toàn giữa trường cũ và mới.

 

Đà Nẵng bây giờ đă đông đúc xe cộ, tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên. Học sinh trung học chỉ được phép đi học bằng xe đạp, chưa cho cỡi xe gắn máy. Khi đứng tần ngần trước ngôi trường cũ, tôi thấy như in các h́nh ảnh sinh hoạt thuở tôi c̣n là cô nữ sinh nhút nhát   năm nào. Cảnh sắp hàng chào cờ mỗi sáng thứ hai, các nữ sinh mặc áo dài màu thiên thanh. H́nh ảnh thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc "huấn thị" trước học sinh, thầy Duận, thầy Kế đi "tuần tra" lũ học tṛ tinh nghịch.  Cảnh các nam sinh chơi bóng rổ ở sân gần pḥng thí nghiệm được các nữ sinh vây quanh cổ vũ. Cảnh sinh hoạt cắm trại ở sân trường và rước lồng đèn trong những ngày lễ lớn, hoặc những buổi văn nghệ cây nhà lá vườn vui vẻ sinh động biết dường nào.

 

H́nh ảnh người cha thương yêu của tôi lại hiện về, ông mặc bộ complet bằng vải tisso trắng, đứng trước tấm bảng xanh dạy vẽ phối cảnh, ông lưu ư đến "điểm tụ chính" hoặc "đường chân trời", các nam sinh nghịch ngợm, ưa tếu, hoặc đầy ẩn ư vẫn thường gọi ông là "papa" rất ngọt ngào và rất đáng yêu.

 

Tôi không sao quên được những năm học cuối cùng ở Phan Chu Trinh, bấy giờ tôi học lớp Đệ nhất B. Các bạn gái đều bỏ tôi để sang ban A hoặc ban C. Một ḿnh tôi v́ ước nguyện theo đuổi ngành kiến trúc của cha nên cố gắng bám khối B để học toán. Do đó, lớp tôi chỉ toàn bạn nam, nhờ vậy tôi đă bớt nhút nhát và biết sống ḥa đồng, trong sáng, như những bạn bè cùng giới tính.  Tôi ngồi bàn đầu, cạnh những bạn cùng lứa nhưng học rất giỏi mà tôi rất mến phục như Long, Thịnh, Hân, Trùy, Duyên, Thống, Tự Hưng… H́nh ảnh cô nữ sinh mặc áo dài trắng, tóc thề ngang vai ngồi lặng lẽ giữa đám nam sinh lố nhố khiến thầy Tốt – dạy triết – khi đi ngang qua lớp tôi đă phải thốt lên  "Ôi, hoa lạc giữa rừng gươm!"

Đến cuối năm học, lớp tôi có chụp h́nh kỷ niệm ngày chia tay. Một ḿnh tôi ôm cặp trước ngực, được ưu ái đứng giữa thầy Hoá chủ nhiệm và các "anh", nhưng sao mà buồn thế!? Những tấm ảnh kỷ niệm này, tôi và bạn bè cùng lớp bây giờ xem lại rất thích và quư vô cùng. Dáng vẻ ngày xưa, nay đâu mất rồi? Diêu Đức Châu, Lê Hân, Nguyễn Đức Thống, Lê Tự Hưng, Nguyễn Trận với mái tóc bồng bềnh năm nào, nay anh th́ bạc trắng, anh th́ hói trước hói sau, anh th́ thay v́ bềnh bồng nay trải qua nhiều cuộc bể dâu thăng trầm đă lơ thơ tơ liễu. Riêng Phạm Vũ Thịnh, qua ảnh chụp gần đây, vẫn c̣n phong độ với dáng vẻ vẫn rất thư sinh và vẫn c̣n mái tóc đẹp ngày xưa thân ái ấy?

 

Năm 2000, khi người bạn đời của tôi – anh Nguyễn Vạn Hồng – có dịp qua Mỹ, đă rất may mắn gặp được họa sĩ  Đinh Cường ở Vienna, Washington DC, nên đă liên lạc được với anh em  Luân Hoán, Lê Hân bên Canada.  Từ đấy, qua phương tiện internet,  các bạn bè cũ của tôi ở hải ngoại cũng như trong nước đă lần lượt nối lại liên lạc với nhau. Mừng vui kể sao cho xiết!

 

Tôi rất cảm động khi nhận được thư và h́nh ảnh của anh Đinh Văn Cho và     gia đ́nh. Anh lớp trưởng dễ thương và vui tính, cũng có mái tóc bồng lăng tử (?) Qua thư, anh Cho bảo rất nhớ bạn cũ, anh nhắc đến từng người. Nhưng tôi  thắc mắc tại sao măi tới 2004 này mà anh chưa sắp xếp được để về quê một chuyến cho bạn bè cũ diện kiến dung nhan anh? Quỹ thời gian của mỗi chúng ta nay không c̣n bao nhiêu nữa, anh Cho à!

 

Những lần về Đà Nẵng, tôi lại có dịp được họp mặt với bạn bè cũ, một lần   Lê Hữu Liêm từ Mỹ về, một lần  Lê Kim An từ Canada qui cố hương. Ở Đà Nẵng, tôi được gặp Trần Cảnh An, Phan Thị Diên, Mai Thị Hạnh, Lê Tự Sồ, Nguyễn Văn Kim, Lê Đại Phóng,   Phạm Xuân Thanh, Trần Liên, Lê Tự Hưng, Huỳnh Trọng Tín,  Trần Văn Đào, Mai Tấn Sơn, Đỗ Thiệp, Phan Văn Cơ, Nguyễn Tro, Nguyễn Khải, Nguyễn Cao Triết (Xin) và anh lớp trưởng Nguyễn Khóa. Khi gặp anh Nguyễn Khóa, trong tôi nhớ lại kỷ niệm hồi học Pháp Văn với cô Trần Ngọc Liễn. Cô hay ví dụ:   "Nguyễn Khóa est absent." Có lẽ do anh làm lớp trưởng, cô dễ nhớ tên nên hay mượn anh làm ví dụ?

 

Một lần tôi đến thăm nhà Nguyễn Cửu Thị Loan ở đường Nguyễn Chí Thanh (Nguyễn Tri Phương cũ) Đà Nẵng. Loan đă là bà nội, ngoại, vẫn c̣n   phảng phất nét đẹp ngày xưa. Ông xă của Loan có thú chơi cây cảnh, nhất là xương rồng, rất công phu và có nhiều giống cây ra hoa rất đẹp mắt. Đặng Công Cử, hiện nay ở Túy Loan (nay thuộc Hoà Vang – Đà Nẵng),  kinh doanh vật liệu xây dựng. Lúc anh ghé thăm, tôi không nhận ra anh ngay, nhưng khi anh cười th́ tôi biết ngay là anh Cử.

 

Những dịp Lê Hân, Nguyễn Phùng Duyên, Khiêm Trinh, Quỳnh Chi, Trần Thị Diệp về Việt Nam, các bạn cũ ở Sài G̣n lại được dịp hàn huyên,   thăm hỏi, ngập tràn kỷ niệm… Những dịp này thường có Lê Văn Kim, Đinh Văn Ḥa, Nguyễn Ngọc Hồi, Bùi Văn Đào, Đào Văn Thành và một số bạn tôi đă nhắc đến trong phần đầu bút kư này. Đặc biệt, dịp Nguyễn Thị Huế về, chúng tôi truy t́m, và được gặp hai người bạn, vốn lâu nay sống ở Sài G̣n - Thành phố Hồ Chí Minh, mà không ai hay biết, đó là mục sư  Đoàn Trung Tín và Nguyễn Thị Út (Lệ Hà, ca sĩ). Qua mạng internet, tôi được thấy Lâm Xuân Phong,       Minh Phượng, Phạm Thị Duyệt, các bạn không khác mấy. Duyệt lai vẫn có nét phảng phất Đức mẹ Maria.

 

Cuối năm 2003, cô Kim Thành về  Việt Nam. Các anh lớp trên cùng lứa với ông xă tôi đă tổ chức buổi gặp gỡ thầy tṛ tại "Cao Nguyên quán" ở đường Tự Đức (nay là Nguyễn Văn Thủ,  Tp. Hồ Chí Minh). Đây là địa điểm mà các bạn Phan Chu Trinh thường lui tới do Phước Khánh, anh Phuớc râu, anh Lâm, anh Tấn đồng làm chủ xị. Cô Kim Thành vẫn rất "người mẫu" tuyệt vời như xưa, cô vẫn giữ được nét đẹp rạng rỡ thời đứng trên bục giảng trường Phan Chu Trinh. Cô gần như không hề suy suyễn với thời gian (?) Buồn cười là, một vài anh học tṛ nam hiện diện bữa ấy tóc đă bạc trắng phau, trông lại già hơn người thầy của ḿnh thấy rơ. Dịp này c̣n có cô Mộng Liên vẫn sang trọng và khỏe mạnh; cô Gia Lai, nay đă cùng con gái và cháu ngoại vào ở hẳn Sài G̣n.

 

Bây giờ là đầu tháng 3/2004, tôi đang ở Đà Nẵng và viết vài ḍng tâm t́nh này để đóng góp "lưu bút ngày xanh" cho  Lê Hân và Phạm Vũ Thịnh… tuỳ nghi biên tập.

 

Đà Nẵng đang thay đổi từng ngày. Là thành phố loại I, có nhiều công tŕnh xây dựng mới, đầy sức sống. Vẫn thơ mộng với sông, với núi, với biển, với đường bờ sông Bạch Đằng được xây kè lấn sông 10m. Với đường đèo mở ṿng theo bán đảo Sơn Trà, với Băi Bụt, Băi Rạng,  cầu Sông Hàn, cầu Tuyên Sơn và mai này là cầu Thuận Phước nối thẳng đến cảng Tiên Sa. Nhiều con đường mới mở, vào phi trường, dọc Bạch Đằng Đông, xuyên Đ̣ Xu… trong đó nổi bật là    "đại lộ Hoàng Hôn" dọc theo băi biển từ Thanh  B́nh  đến  Nam Ô,  rộng  45m.     

 

Đi Liên Chiểu bằng xe hơi mất chỉ 10 phút, tất cả các con đường ven biển miền Trung đều nằm trong hệ thống đường xuyên Đông Nam Á. Từ Đà Nẵng, chúng ta có thể đi đường bộ sang Lào, Miến Điện, Thái Lan và đến tận Singapore, Mă Lai.

 

Mai này khi chúng ta có dịp về họp mặt ở ngôi trường cũ Phan Châu Trinh  Đà Nẵng, nếu điều kiện cho phép,  ắt hẳn chúng ta phải tổ chức bằng được những chuyến đi đường dài xuyên quốc gia như thế để từ đó sẽ có thêm bao kỷ niệm đẹp được nhân lên, được tiếp nối và làm được vậy, biết đâu chừng, lại là những liệu pháp làm tăng thêm sức sống cho những "ông bà cụ"  đă bước vào thời điểm Nhi Nhĩ Thuận, vẫn c̣n yêu đời, yêu người, bên những người bạn mày tao chi tớ thuở ấu thơ.

 

Phạm Thị An

Đà Nẵng, tháng 3/2004