Một Thời Dấu Yêu

 

Phạm Thị Quỳnh Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết của tôi, bài viết giữa đêm khuya vắng lặng, giấc ngủ không đến. Và này đây, chỉ có tôi và cây bút với những cảm xúc ̣a vỡ sau một lần họp mặt với nhóm bạn PCT 58-65 xa gần. Cái cảm giác êm ái nhẹ nhàng như ḍng máu luân lưu trở về tim. Cầm trên tay quyển kỷ yếu “Hội ngộ Phan Châu Trinh – Hồng Đức – 30 năm xa xứ” với b́a là h́nh ảnh cổng trường trung học PCT. Cổng trường nào cũng giống cổng trường nào nếu người ta không một lần bước chân qua. Với tôi, nó gợi biết bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu nỗi nhớ. Nó đẹp tuyệt vời trong tôi, nó chiếm một chỗ đứng quan trọng trong quả tim nhỏ bé này. H́nh ảnh thầy hiệu trưởng Nguyễn Đăng Ngọc, các thầy cô, các anh chị và các bạn vẫn c̣n nguyên trong kư ức tôi. Tôi lịm người đi, lật nhẹ từng trang, từng trang … Nào thầy, nào bạn …Ừ nhỉ, tại sao tôi không đóng góp một hạt cát trong kho tàng kư ức của mọi người? Một bài viết, một bài viết không

cần tài liệu, không cần tham khảo; một bài viết không cần “mở đề, thân bài và kết luận” với dàn bài khúc chiết như hồi c̣n đi học, không sợ thầy cô phê điểm vỏn vẹn chỉ có một con số chứ không phải hai con số. Tôi nh́n lên tờ lịch trên tường, tờ lịch có gạch chéo đỏ ở ô vuông “thứ bảy, 2 tháng 7, 2005” và hàng ghi chú “họp mặt PCT, nhà anh Vơ Thiệu, 11AM”. Tôi đếm từng ngày, từng ngày, mong ngày ấy mau đến. Rồi tôi lại mâu thuẩn sợ ngày ấy qua đi, sợ niềm vui gặp mặt biến mất. Tôi bỏ quên bút mực từ ngày rời ghế nhà trường, nhưng hôm nay tôi sẽ cầm bút lại trong niềm vui quá lớn đối với tôi. Tôi sẽ gặp lại nhóm bạn thân yêu của tôi, đón chào những bạn cũ mới đến lần đầu và những bạn từ xa trở về. Lại nữa, tôi nhớ lại lời hứa với anh Luân Hoán, tôi đă hứa với anh khi nào tâm tôi thật “tịnh”, tôi quên được công việc đời thường, tôi sẽ viết để bài viết không bị dở dang, xé bỏ như những lần trước. Và tôi đă đặt bút viết lại chút hoài niệm này.

 

Chúng tôi đă đến nhà anh chị Vơ Thiệu. Khung vải trắùng xóa rơ nét hàng chữ “Chào mừng các bạn và thân hữu”. Những mái tóc “húi cua” ngày xưa, những mái tóc lệch lạc đường ngôi , vụng về chưa biết làm duyên ngày đó bây giờ đă điểm sương; nhưng khoảng cách 40 năm mới gặïp lại h́nh như không có. Mọi người vui đùa, trẻ trung, hồn nhiên, ḷng như thuở học tṛ, mộng c̣n trắng, mắt c̣n trong. Thời gian trôi qua nhưng không ai cảm thấy già, niềm vui hội ngộ làm tim chúng tôi trẻ lại, nồng ấm lại khi cùng nhau nhắc lại quá khứ thân yêu thần tiên ngày cũ. Những cái bắt tay chặt chẽ, không rụt rè, những câu chào hỏi thân mật gần gũi, những nụ cười tươi tắn, những tràng cười ḍn tan theo những câu đùa cợt, chọc phá. Ánh mắt chúng tôi sáng ngời, không gian huyền diệu lên, thời gian như ngừng đọng. Vui quá đổi là vui các bạn ạ. Mọi người nghĩ đến nhau, đến với nhau, quên hết muộn phiền, vất hết mọi vất vả lo âu, đây chính là thời gian chúng ta hoàn toàn thoải mái.

 

Nhà anh chị Vơ Thiệu gọn ghẽ, dễ thương nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo của anh chị. Anh Thiệu có nụ cười hiền hoà, cởi mở, dễ mến. Sự tiếp đăi ân cần, niềm nở, vồn vă, nhiệt t́nh càng làm chúng tôi quư mến anh chị hơn.

 

Vừa vào pḥng khách tôi đă bị một người dang rộng hai tay chận lại:

-  Quỳnh Chi, nhớ ai đây không?

Tôi b́nh tĩnh:

- Xin cho một phút, Chi vào hỏi bạn và sẽ trả lời anh sau.

Chắc chắn là câu trả lời sẽ phải là như thế v́ những lần họp mặt các bạn hầu hết đều nói với tôi: “Lạ thật, bảy năm học cùng trường, cùng lớp mà lần này là lần đầu tiên mặt đối mặt nói chuyện với Quỳnh Chi.”

 

Thật ra, do bản tính con gái miền sông Hương núi Ngự hay e ấp thẹn thùa, hơn thế nữa, nói các bạn đừng cười, thuở đó tôi c̣n … sợ các bạn khác phái nữa là khác, không biết là tại sao.

 

Anh Lê Lạc vừa cười vừa nói với các bạn bằng giọng Quảng Nam chơn chất hiền ḥa:

- Quỳnh Chi mà … dám nói chuyện với ai! Mỗi lần gặp tụi tui không những qua bên tê đường mà c̣n kéo sụp cái nón xuống như ri ń …

 

Nh́n theo tay anh, các bạn cười phá lên, tôi thấy nóng ran đôi má. Hồi đó, mỗi lần bị trêu chọc, nếu tôi không cắn móng tay (v́ vậy móng tay cái mẹ không cần cắt) th́ cũng cúi xuống vân vê tà áo, không dám ngước nh́n lên. Không hiểu vầng trăng 16 lúc ấy đă thắp sáng hồn ai chưa? Chỉ có một người tôi dám nói chuyện là Nguyễn Phùng Duyên v́ bạn ấy nhỏ tuổi và gọi tôi bằng chị. Một lần Duyên không mang bảng tên bị thầy Tổng giám thị phạt, tôi nh́n Duyên, hồi ấy như một con gà con đen xám, thật ngộ và thật bé bỏng. Duyên đứng khóc như một đứa bé con, tôi gỡ rối cho Duyên: “Em cởi áo ra đưa chị thêu giùm cho”. Nữ công là môn tôi chưa từng bao giờ biết đứng hạng nh́ là ǵ, và h́nh như tôi chỉ xuất sắc có mỗi một môn đó. Từ đó tôi và Duyên kết t́nh chị em và chúng tôi giữ măi t́nh thân ấy cho đến bây giờ.

 

Trở lại chuyện họp mặt, chúng tôi băng qua pḥng khách đến mái hiên dọc theo nhà. Chiếc bàn ăn dài dành cho gần 40 thực khách đă được chu đáo kê sẵn. Không ai bảo ai, tất cả dừng chân lại chăm chú nh́n lên tường, ở nay có những ḍng chữ hoa mỹ, nhảy múa ấm áp như thời tiết đương mùa:

 

                         Hè 2005

                   Tại Garden Grove

                         California

                  Nhóm bạn học 58-65

                 Sau 40 năm rời trường

 

Chữ “nhóm bạn” nghe thật gần gũi, quá đổi là hay cho sự chọn chữ của trưởng lớp Đinh Văn Cho. Sau này anh lại tự giới thiệu: “Tôi, trưởng lớp Đinh Văn Cho …”, chúng tôi cùng cười vui: “lớp trưởng hay trưởng lớp hả bạn?”

 

Chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bên ngoài, ngay một góc sân, một tấm bảng được dựng lên rực rỡ dưới ánh nắng đầu hè. Tấm bảng với nét vẽ bằng sơn thật có ư nghĩa. Huy hiệu trường xưa bên trái, kế đó nổi bật cổng trường với cành phượng đỏ vắt ngang. Mùa hè, ve kêu, phượng đỏ, những tờ lưu bút ngày xanh … Hồi đó, tạm chia tay bạn bè, trường lớp ba tháng mà ḷng bồi hồi bịn rịn khôn nguôi. Bạn Đ.V. Cho đă vẽ một bối cảnh tài t́nh, và cả ba cái tranh ấy được các bạn dùng làm nền để chụp h́nh lưu niệm thật là đẹp và có ư nghĩa vô cùng. Đó là ba tác phẩm mà bạn đă để hết tim óc và th́ giờø vào đó để tặng cho nhóm bạn PCT 58-65. Một sáng kiến hay, một hy sinh quá lớn, một món quà vô giá mà chúng tôi hân hoan đón nhận với bao bồi hồi, xúc động. Lời cám ơn trở thành vô nghĩa với  tâm huyết của anh dành cho bạn bè. Tôi chỉ nói được với Cho là tôi phục anh quá, anh đă làm một việc mà tôi biết cá nhân tôi không thể làm được dù cố gắng hết ḿnh. Mấy câu ngắn gọn nhưng chắc anh hiểu nhiều cho sự cảm kích mà các bạn dành cho anh, phải không anh Cho? Chắc hẳn các bạn sẽ nâng niu ǵn giữ kỷ niệm của anh măi măi.

 

Rồi đến lúc mọi người tíu tít mời nhau ngồi vào bàn. Có bạn đề nghị hăy nắm tay nhau chụp một tấm h́nh, nắm thật chặt để đừng mất một ai, để sĩ số sẽ tăng chứ không giảm mỗi lần đến với nhau. Lần này đông vui hơn mọi lần v́ có thêm những bạn lần đầu tiên đến tham dự như Nguyễn Thị Nhung, Phan Thị Yên, Trịnh Xuân và những bạn ở xa về như Nguyễn Thị Lạc Giao, Tăng Thị Như Hoa, Đoàn Thị Nguyệt, Trần Thanh Hựu, Nguyễn Doăn Kim và cuối cùng là trưởng lớp Đinh Văn Cho. Tôi điểm danh và thấy thiếu, trước hết phải kể là Trần Ngọc Toàn v́ lần họp mặt trước Toàn đă bảo tôi: “Lần họp mặt vừa rồi thiếu chị Q. Chi, Toàn thấy thiếu thiếu”, rồi đến những bạn ở xa như Lê Hân, Phạm Vũ Thịnh, Nguyễn Phùng Duyên; rồi Minh Phượng, Diệu Lan, Chi Lan và Trương Đức Thủy. Không phải riêng tôi mà tất cả các bạn đều thấy “thiếu thiếu”. Ước mong rằng lần tới sẽ đông đủ hơn.

 

Bốn mươi năm rồi, phải nhắc tên nhau và giới thiệu nhau người phối ngẫu của ḿnh cùng các bạn. Trước hết là anh chị chủ nhà V. Thiệu, kế đến là anh trưởng lớp Đ.V. Cho . Tôi xin là người được tự giới thiệu sau cùng. Đứng lên, tôi ấp úng bắt chước các bạn cùng lớp: “Tui …tên là P.T.Q.Chi”. Đến đó, có bạn biết đến bây giờ đi đâu tôi cũng mang theo “con thơ” (cháu ngoại) nên đă chọc ghẹo một câu bâng quơ. Ngượng quá, mắc cỡ quá, tôi bỗng dưng kết luận gọn lỏn: “vậy thôi”. Ông thợ chụp h́nh L.T. Chẩn kêu lên: “Uổng quá! Nói ngắn quá!”

 

Nghĩ lại tôi bỗng thấy buồn cười, đáng lư tôi phải nhân dịp này tỏ ḷng tri ân thầy hiệu trưởng và cô, các thầy cô cùng các bạn, những người đă cho tôi biết bao là kỷ niệm thân yêu. Thầy hiệu trưởng và cô đă được học tṛ cũ dành trọn ḷng thương kính. Theo thiển ư của tôi, thầy vừa nghiêm khắc vừa nhiều t́nh cảm khiến thầy thành công trong vai tṛ hiệu trưởng. Và cô, người bạn đời của thầy, thật hiền ḥa, gần gũi. Mỗi lần chuyện tṛ với cô, nghe cô san sẻ tâm sự, ḷng tôi bỗng dịu lại, an b́nh.

 

Mọi lời giới thiệu qua rồi mà tôi c̣n nghe văng vẳng những giọng Quảng Nam, Đà Nẵng, Hội An gần gũi thân thương. Đặc biệt nhất là lối cám ơn thật là ngộ nghĩnh của Như Hoa khi nhận món quà của nhóm. Như Hoa đă bối rối níu lấy tay phu quân (tên Quân): “Anh, nói đi, nói giùm đi!”. Cái cử chỉ rụt rè, e ấp ngày xưa của Hoa và của tôi đă khiến hai đứa trở thành bạn thân. Sau vài câu vui vẻ mở đầu, anh Quân đă kể cho chúng tôi nghe “chuyện t́nh ngày ấy” của anh và Như Hoa. Chuyện t́nh bắt đầu bằng h́nh ảnh một cô bé vịn chiếc xe đạp đứng rụt rè bên cửa lớp. Hồi ấy, anh là hiệu trưởng một trường dạy Anh văn. Nh́n cô bé, anh nghĩ thầm trong bụng: “Đây! Đây chính là người trong mộng mà ḿnh t́m kiếm.”. Nhanh trí, anh dời ngay một học sinh ngồi bàn đầu qua chỗ khác, tự tay dắt xe đạp của cô bé vào vị trí để xe và đưa tay mời “người trong mộng” ngồi vào chỗ đối diện với thầy. (Ông thầy này cũng cao tay ấn lắm đây!).

 

Và … chỉ ba tháng sau anh gọi điện thoại xin mẹ từ Sàig̣n ra lo trầu cau cưới hỏi cô học tṛ rụt rè xinh xinh đó. “Mẹ ra ngay không con chết, con chết!” (Mất nàng anh chết phải không anh Quân?).

 

Chuyện t́nh Quân-Hoa bắt đầu từ khi anh nh́n thấy chiếc chemise trắng ngắn tay để lộ cánh tay trần trắng ngần với làn lông măng mịn màng nằm rạp về một phía. Chuyện t́nh ấy có đoạn kết dễ thương. Chuyện t́nh ấy, như anh kể, đă mang lại cho anh một gia tài khổng lồ: một người vợ ngoan hiền bên một đàn con xinh một trai ba gái. Với tôi, tôi c̣n nh́n thấy Như Hoa có đôi bàn tay đẹp, đôi bàn tay búp măng mềm mại với những móng tay vừa phải, không đủ dài để làm người lớn và không đủ ngắn để làm trẻ con.

Nhân chuyện t́nh Quân Hoa, tôi xin kể cho các bạn nghe những chuyện t́nh không đoạn kết của tôi, chuyện t́nh của hai người chưa hề biết nói chuyện “người lớn” và chưa hề có những lá thư học tṛ, chuyện t́nh của những bàn tay chưa hề biết t́m đến bàn tay. Chuyện t́nh đầâu của tôi cũng bắt đầu từ trường, lớp; cũng bắt đầu từ những buổi học thêm Anh văn. Anh dáng cao, mắt sáng, vai ngang. Tôi bé bỏng, lúc nào cũng hai tay ôm cặp sách áp vào ngực. Mắt anh luôn nh́n thẳng, nh́n xa; nhưng mắt tôi chỉ biết nh́n khoảng đường ngắn lại theo từng bước chân anh tới đưa tôi đến trường và tan học đón tôi về. Một tháng, rồi một năm qua đi. Câu chuyện giữa chúng tôi vẫn là sách vở, học đường; mặc dù tôi cũng biết anh rất sợ ngày cuối tuần không được đưa đón tôi; c̣n tôi, tôi cũng muốn những buổi học kéo dài không dứt.

 

Nhưng rồi, đến một ngày cô bé ấy không c̣n đến trường nữa. Cô đă cúi đầu vâng lệnh mẹ cha khi có người mai mối mang trầu cau đến ngỏ lời xin hỏi cưới. Tuổi đời con gái như ngày xuân ngắn ngủi qua mau, và tôi đă không thể chờ đến ngày anh công thành danh toại.

Thời gian lặng lẽ trôi, tôi dần quên trong bổn phận làm vợ, làm mẹ. Tôi trở thành thiếu phụ trẻ, ầu ơ ngọt ngào tiếng ḥ điệu hát ru con. C̣n anh, anh mang quả tim rạn nứt, nhức nhối vùi quên miệt mài trong đèn sách ở một phương trời xa. Biết đâu nhờ đó mà anh thành đạt sau này.

 

Mấy năm sau anh trở về, t́nh cờ gặp lại tôi lúc ấy đă tay bế tay bồng, anh đứng lặng hồi lâu. Khi máu chạy về tim, khi nhịp thở b́nh thường lại, khi gương mặt đă hết tái, anh bắt đầu tự nhiên nói chuyện với tôi. Sau vài câu thăm hỏi xă giao, anh nói thật nhẹ, tưởng chừng như một tiếng thở dài: “Lỗi tại anh hồi đó ngại ngùng không dám nói, và lỗi tại em cứ cúi mặt làm thinh”. Yên lặng thật lâu anh tiếp: “Nhưng con đường em chọn là đúng thôi.” Tôi thở phào nhẹ nhơm.

 

Câu chuyện thứ hai th́ không phải tôi không kiên nhẫn mà là người ta không kiên nhẫn. Chuyện khởi đầu từ một quả ổi xá lị nhà tôi. Ba tôi đă trồng một cây ổi xá lị với giống mang từ Sàig̣n về, cây ổi cho những quả thật to, ngọt, ḍn. Tôi không biết là anh muốn thưởng thức giống ổi ngon hay là chỉ mượn cớ để làm quen. Một hôm tôi đă ngắt một cành ổi có hai quả như đôi đầu tựa nhau âu yếm. Con đường đến trường hôm dó h́nh như dài ra, tôi bối rối, đầu óc suy nghĩ hoang mang: “Nên hay không nên tặng cả hai quả?”. Cuối cùng tôi quyết định ngắt bớt một quả, tặng anh cành ổi có hai cuống nhưng chỉ có một quả và cuống kia chơ vơ đơn lẽ. Anh tinh ư hỏi ngay, giọng thật ấm, thật ngọt ngào: “Tại sao chỉ có một quả, quả kia đâu mất rồi hở bé?” Tôi cúi đầu lí nhí: “Tại em sợ bị …hiểu lầm”. Anh cúi xuống, nâng nhẹ mặt tôi lên, nh́n vào mắt tôi anh th́ thầm: “Anh muốn nói với bé một điều nhưng chắc năm bảy năm sau bé mới hiểu được. Thôi, anh chờ vậy …” Nhưng anh đă không kiên nhẫn chờ tôi lớn thêm năm bảy tuổi nữa để có thể hiểu những ǵ anh muốn nói. Ba năm sau, anh nói điều ấy với một người con gái khác, và người con gái ấy hiểu, họ nên duyên vợ chồng, thật đẹp đôi.

 

Một thời gian sau khi t́nh cờ gặp lại, anh nựng má tôi cười hóm hỉnh: “Tại bé, tại bé nở tách cặp ổi ra làm đôi …” Th́ ra anh vẫn xem tôi như cô bé khờ dại ngày nào!

 

Chuyện t́nh của tôi không đoạn kết như thế đó, không như chuyện t́nh của chị Quỳnh Diên tôi và chồng chị. Chuyện t́nh đẹp của anh chị tôi cũng bắt đầu từ bảy năm trung học PCT. Sau PCT, anh vào sĩ quan Đà Lạt, chị chọn chính trị kinh doanh, mối t́nh anh chị được nuôi dưỡng trong không khí núi rừng Lâm Viên đầy mơ mộng. Đoạn kết là hai vợ chồng tận hưởng hạnh phúc bên bầy con hiếu thảo và đàn cháu ngoan.

C̣n tôi, bây giờ cả ba chúng tôi thỉnh thoảng gặp lại nhau, ai nấy cũng có gia đ́nh riêng với chan ḥa hạnh phúc. Chúng tôi thân t́nh tự nhiên, tay bắt mặt mừng chúc nhau vui hưởng hạnh phúc tràn đầy mà mỗi người đă có.

 

Trở lại buổi họp mặt của nhóm bạn chúng ḿnh. Các bạn đua nhau nói cười vui vẻ, kể lại chuyện cũ đầy t́nh thân ái. Rồi Lê Hân, rồi Nguyễn Phùng Duyên, rồi Trần Việt Hùng gọi về tới tấp, điện thoại cầm tay chuyền nhau như bươm bướm, thăm hỏi rôm rả. Các bạn tiếc là không đến được, và chúng tôi cũng tiếc cho các bạn ấy bận bịu không tham dự được cuộc vui hiếm có.

Tưởng rằng không c̣n nữa những nhịp tim đập th́nh thịch khi đầu giờ học thầy cô gọi lên bảng trả bài, tưởng hết rồi những lần thức khuya dậy sớm gạo bài thi, tưởng hết rồi những lần cha nhắc nhở, mẹ ḍ bài, hết rồi, hết rồi! Nhưng không, mỗi lần gặp lại nhau là chúng tôi lại quên mất khoảng đời 40 năm cách biệt, chúng tôi như sống ngay giữa tuổi hoa mộng ngày xưa.

 

Tôi c̣n nhớ lần đầu tiên tôi bước qua cổng trường PCT không phải là lần tôi được chính thức vào học trường này. Lúc ấy tôi c̣n là nữ sinh tiểu học vẫn hằng ao ước được như chị tôi, mặc áo dài trắng thướt tha ôm cặp bước qua cổng trường trung học. Một buổi chiều, tan trường sớm, tôi đến PCT đón chị. Vô t́nh nghe tiếng thầy giảng, tôi đứng nép vào cửa lớp nh́n vô. Thầy chợt thấy, bước ra xoa đầu tôi và hỏi:

- Em cần chi?

- Thưa thầy, em muốn được học đệ Thất PCT.

- Em học lớp mấy rồi?

- Dạ thưa, em học lớp nhất.

Thầy cười:

- Thôi em về cố gắng học đi rồi sang năm thầy cho em vào học nhé.

 

Năm sau khi tôi sung sướng với ước mơ được toại nguyện, gặp thầy tôi cúi đầu chào nhưng không dám nói lời cám ơn. Khi lớn lên tôi mới biết rằng thầy không giúp ǵ cả, v́ thầy đâu biết tên tôi, và có lẽ thầy cũng không nhớ rằng đă có lần hỏi chuyện cô bé ngây thơ kia. Dầu thầy vẫn nh́n tôi như đứa học tṛ xa lạ, tôi vẫn thầm cám ơn thầy v́ câu nói khuyến khích của thầy: “Thôi em về cố gắng học đi rồi sang năm thầy cho em vào học nhé”.

 

Có lần, một chị trong lớp hỏi tôi:

- Tại sao trong lớp chị không thấy em nói chuyện với “tụi con trai” vậy?

- Em cũng không biết … Em sợ …

- Tại răng sợ? Con trai cùng lớp ḿnh coi tụi hắn như em ḿnh chớ.

 

Rồi cũng chị, một hôm chị nói với tôi:

- Thằng Đạt hắn nói hắn yêu em đó.

Tôi ngây ngô:

- Đâu có thể được. Cùng lớp th́ ḿnh coi nó … như em, phải không chị?

Vậy là sáng hôm sau một học sinh húi cua đứng khuỳnh tay chống nạnh chận đường tôi:

- Hôm qua bạn nói ǵ với chị XYZ…?

Bạn nói lại đi!

Không biết lúc đó Đạt đă được 13 tuổi chưa? Vậy là câu “Nữ thập tam, nam thập lục” sai mất rồi. Tôi sợ hăi, về chỗ úp mặt xuống bàn khóc nức nở. Từ đó tôi không c̣n dám xem bạn trai cùng lớp như …em nữa.

 

Và rồi tôi lớn lên theo thời gian, đă biết sửa đường ngôi lệch, đă biết làm dáng, biết cài những chiếc nơ màu lên đôi bím tóc. Một buổi sáng, vừa kéo nhẹ tà áo ngồi xuống ghế, tôi chợt thấy ai đó đă khắc trên mặt bàn hai câu thơ:

     “Nơ vàng màu gạch ngày xưa ấy

     Năm tháng dài, em biết yêu ai?”

Má tôi nóng bừng, tôi muốn ̣a khóc v́ hai câu thơ quái ác đó. Tay tôi run, tim tôi đập, mắt tôi nḥa đi không nh́n thấy các bạn. Tôi không c̣n nhớ hôm ấy tôi được học môn ǵ nữa. Ra về, tôi không dám nh́n ai, làm như cả trường đều đọc được hai câu thơ ấy và đều nghĩ tác giả là tôi. Từ đó tôi phải đi học sớm và về trễ để làm cái công việc là lấy b́a che lên hai câu thơ ấy. Nhưng cho đến bây giờ, hai câu thơ ấy và nỗi thẹn thùng ngày xưa vẫn theo tôi các bạn ạ. Nói sao cho hết những vụng dại, ngây thơ, khờ khạo của tuổi học tṛ mới lớn phải không các bạn?

 

Trở lại với buổi họp mặt, mọi người đua nhau đứng chụp h́nh với ba bức vẽ của anh trường lớp làm nền. Anh trưởng lớp ơi, với chúng tôi, không có cái nền nào đẹp bằng ba bức tranh mà anh đă miệt mài vẽ để cống hiến cho bạn bè anh ạ.

Tôi xin địa chỉ của các bạn để gửi tặng những tấm h́nh chụp từ máy của tôi, nhưng Nguyễn Đề đă nhanh miệng:

- Cần chi xin địa chỉ. Để lần sau họp mặt, ai c̣n th́ đưa, ai mất th́ thôi.

 

Câu nói chí lư đă vẽ nên cái cảnh những chiếc lá đang vàng dần, sẽ từ từ lác đác rơi, làm sao tránh khỏi cảnh kẻ ở người đi.

 

Đến phần rút thăm, tôi được một món quà may mắn, ấy là một chiếc đồng hồ để bàn nhỏ xinh. Món quà thật là vừa khéo theo sau câu nói của N. Đề. Kim đồng hồ luôn quay tới, chẳng bao giờ quay lui, nhắc cho chúng ta thời gian c̣n được nắm tay nhau thân ái, c̣n được tay bắt mặt mừng đă không c̣n nhiều nữa. Vậy th́ hăy gắng đến với nhau, gắng đến với nhau mỗi khi có dịp các bạn nhé! Đến với nhau, cho nhau nụ cười, cho nhau thang thuốc bổ để chúng ta ráng sống lâu hơn, gặp gỡ nhau nhiều hơn.

 

Hôm sau, 3 tháng 7, anh chị N.D. Kim – Trang Ḥa làm một cuộc họp mặt bỏ túi buổi trưa tại nhà hàng, và buổi tối anh chị N. Đề cũng làm như vậy. Ngoài bạn bè PCT c̣n có một số bạn quần vợt của anh, và con cháu anh cũng lợi dụng dịp này mừng “belated father’s day” cho anh. Xin chúc mừng gia đ́nh anh hạnh phúc với con thảo cháu ngoan. Mọi người nh́n nhau rạng rỡ, ai cũng mừng cho ḿnh và mừng cho bạn ḿnh đang có một mái ấm đầy hạnh phúc ấm nồng.

 

K. Trinh đến trễ, chúng tôi ôm chầm lấy nhau mừng rỡ. Đi cùng K. Trinh luôn luôn là cô bé Hồng Nghi lúc nào cũng tươi cười hiền ḥa như mẹ. Hồng Nghi mang dáng dấp thướt tha, yểu điệu thục nữ của người mẹ xứ thành quách, lăng tẩm ngày xưa.

 

Chia tay nhau năm lần bảy lượt mới dứt nhau ra được. Tôi ôm chặt trong ḷng niềm vui hội ngộ và quyển kỷ yếu 30 năm. C̣n nữa, c̣n nữa, những CD với gịng nhạc thánh thót của V.N. Long, L.M. Trùy, với lời nhạc trau chuốt diễm lệ của cô Kim Thành, của Long, Trùy, Hân, Huế, Thủy v.v…

 

Cám ơn các bạn, cám ơn những ḍng nhạc chơi vơi t́nh tự, cám ơn những bài viết trong kỷ yếu đă đưa tôi về cảnh cũ trường xưa, đứng dưới cổng trường cũ trên thành phố  Đà Nẵng thân yêu ngày ấy. Thành phố thân thương với t́nh người như sóng biển dạt dào. Biển, ơi biển! Biển bao quanh thành phố thân yêu, ôm ấp người dân hiền ḥa, biển Thanh B́nh, Biển Nam Ô, biển Nam Thọ, biển Tiên Sa, biển Thanh Khê, biển Mỹ Khê, biển ḥa vào đời sống, ḥa vào hơi thở Đà Nẵng muôn đời thân thương.

 

Và chúng minh, những học tṛ PCT ngày cũ, bao nhiêu bạn đă lưu dấu chân trên những vùng cát biển hiền ḥa ấy, để cho sóng nhẹ nhàng trườn lên hôn những vết chân ướt mờ kỷ niệm.

 

Ngàn đời tôi không quên được thành phố đó, không quên được ngôi trường thân yêu với cổng trường vôi trắng, với thầy, với cô, với bạn bè, với kỷ niệm ngút ngàn, với cả MỘT THỜI DẤU YÊU!

                                                                  

 

Phạm Thị Quỳnh Chi

tháng 7, 2005