Nối Lại Ṿng Tay                    

 

Đinh Văn Cho

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách đây 6 hay 7 năm, tôi không c̣n nhớ rơ ... khi ra lấy thư hàng ngày th́ tôi rất vui, v́ hôm đó bên cạnh những thư quảng cáo, bill thường lệ, tôi nhận được hai quyển "Y Tế Nguyệt San" do ṭa soạn ở California gởi tặng cùng với mục đích giới thiệu Nguyệt San ... Hôm đó tôi rất vui và thích thú. Nhưng nghĩ đến khoản tiền chi phí hàng năm tôi lại ái ngại và thụt lùi. Lỡ rồi, Ṭa soạn gởi quảng cáo giới thiệu là tặng không nhưng tôi áy náy, phải làm trách nhiệm của người đọc báo, tôi viết chi phiếu $8.00 hoàn lại tiền báo với lời cảm ơn     Ṭa soạn và xin đừng gởi thêm nữa ...

 

Lần giở từng trang báo, điều làm tôi vui mừng đặc biệt là bài thơ của tác giả kư tên là Vương Ngọc Long. Tôi thầm hy vọng, bút hiệu nào lại trùng tên cả ba chữ của người bạn học hồi ở Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng ? Từ ngày rời Phan Châu Trinh đi lính, tôi biệt tăm với những bạn c̣n đủ cơ hội và điều kiện để tiếp tục học lên.     

 

Ngay cả những bạn cùng rời bút nghiên như tôi, kẻ trước người sau, ai lo phần nấy,  ít ai gặp được nhau ... Kèm theo cái chi phiếu mỏng manh chỉ có 8 đồng, tôi viết bạo một trang thư hỏi thăm Ṭa soạn, may đâu liên lạc được với một người bạn học, Vương Ngọc Long.

 

Tôi nhớ lại bạn Long học giỏi, tính t́nh dễ thương, hiền ḥa ít nói, chỉ phải tội là chiều chiều hay đứng ở cửa tiệm lặng yên cười mỉm chi ... "điểm diện" những nữ sinh nào, khi tan trường về không chịu về nhà mà c̣n cả gan bát phố ... qua đó !

 

 

Anh Long viết nhiều nhật kư nhưng sợ lộn lạo nên cẩn thận viết riêng một nhật kư về việc điểm diện nầy, bất khả ly thân ... Chắc các bạn không quên biến cố 1975.  Anh Long hồi đó là Trung Úy Dược Sĩ nên bị đi tù cải tạo, rồi ra tù vượt biên, các bạn hăy h́nh dung lại bối cảnh ly loạn đau khổ lịch sử đó, thế mà bỏ cái ǵ th́ bỏ, mất cái ǵ th́ mất chứ quyển sổ bộ đời "Nhật kư Đặc biệt" đó vẫn ôm theo ... Hiện nay anh Long vẫn c̣n giữ, tôi biết !

 

Trở lại chuyện tôi gởi thư hỏi thăm đến   Ṭa soạn Y tế Nguyệt san, th́ tháng sau họ lại tiếp tục gởi cho tôi báo. Sao lạ vậy, phải ngưng chứ, gởi báo, tiền đâu trả, coi cọp măi à ? Trong số báo nầy họ đăng nguyên thư của tôi, v́ để tránh nhầm lẫn, tôi có ghi vài ḍng lai lịch của anh Long …... Thế là đúng bon, anh chị Long viết thư thăm hỏi gia đ́nh tôi và anh chủ nhiệm NSYT là bạn thân anh Long, gửi báo biếu đến tôi từ đó đến giờ ... Tôi áy náy lắm, nói ngưng giùm mà chẳng thấy ngưng !!!

 

Đến tháng 9-1998 th́ anh chị Long mở tiệc mừng kỷ niệm 25 năm ngày cưới và phát hành tặng không cho bạn bè thân hữu thi phẩm "Dấu Ngọc Ngà". Cũng chỉ tại quyển nhật kư đặc biệt bí mật nói trên mà anh Long lúc nào cũng làm vừa ḷng bà xă ... trong thời gian trước ngày kỷ niệm 25 năm nói trên, tôi và anh Long giữ liên lạc với nhau khắn khít từ phone cho tới thư, h́nh. Một nguồn an ủi rất lớn trong cuộc sống của tôi tại Mỹ. Ngày kỷ niệm 25 năm, anh chị Long đă gửi vé máy bay cho vợ chồng tôi cùng thiệp mời ... Gia đ́nh tôi đến Mỹ năm 1993, nay đă 9 năm tṛn, tính đúng có dư một tháng. Nếu anh chị Long không gửi tôi vé máy bay – chuyện đă rồi - th́ tôi và gia đ́nh chưa ... bay đi đâu cả. Các thành phố và tiểu bang lân cận, chỉ lái xe thôi. Tôi viết có nhiều về anh chị Long v́ ngoài sự tốt bụng đặc biệt sau hơn 30 năm lưu lạc của t́nh bạn thuở học tṛ, th́ buổi gặp mặt đó đă là đầu mối để hôm nay chúng ta có một cái Web do bạn Phạm Vũ Thịnh và Nguyễn Phùng Duyên dày công tô điểm ... Tôi được các bạn coi là anh Trưởng lớp gần như muôn năm, là anh "Bùi Kiệm" dở dở ương ương mà Thầy Nguyễn Ngọc Thanh có lần đă bảo tôi "layoff" việc học để về "cưới vợ là vừa" ! Nghĩ tới việc Thầy bảo cưới vợ sớm, ḿnh tiếc quá các bạn ạ, v́ ḿnh cưới ... hơi trễ !

 

Hôm kỷ niệm 25 năm, trong phần phát hành thi phẩm "Dấu Ngọc Ngà" anh chị Long đă chọn ḿnh giới thiệu tác giả v́ trong số quan khách hôm đó hầu hết là Bác Sĩ, Dược Sĩ, Thi Sĩ ... nổi cộm quá, nhưng hầu hết đều là "tứ hải giai huynh đệ" không biết rành về tác giả, chỉ có "Bùi Kiệm Đinh Văn Cho" là biết kỹ về anh Long. Như  trên đă nói, ḿnh biết anh Long đến quyển nhật kư đặc biệt, đến nay vẫn update, mà chị Thùy Trâm nào có biết. Do vậy để lấy điểm với ḿnh anh Long đă thuyết phục chị Long để ḿnh giới thiệu tác giả. Trong bụng có lẽ chị Long hơi lo lắng v́ sợ rằng ḿnh chưa quen ăn nói trước đám đông. Chứ khi mời và đăi, là chỉ quư t́nh bạn muôn thuở sau biến cố bể dâu chứ chưa có ư để giới thiệu tác giả thi tập trong đêm phát hành. Ngày hôm sau, 6-9-1998 là tiệc và phát hành, mà hôm ấy 5-9, ḿnh mới được anh Long thông báo. Phần kém cỏi của ḿnh trước một số quan khách quá giỏi làm ḿnh lo lắng. Nhưng nghĩ cho cùng âu cũng là hân hạnh. Ḿnh nhận lời bằng câu nói vừa nhận vừa hỏi "Vậy hả anh Long ?" Nhưng để trấn an ḿnh thầm nghĩ quư khách có bằng cấp, c̣n ḿnh cũng có ... bụi sa trường 10 năm khắp vùng hỏa tuyến từ Gio Linh đến Sa Huỳnh Đức Phổ. Đời sống cái nào cũng có giá trị nhất định của nó. Kinh nghiệm đời sống, lắm lúc có những thế bí làm ḿnh lo lắng run sợ, nhưng có một ư nghĩ nào giúp trấn an tạm thời để vượt qua ... đôi khi lại thành công ! Nghĩ như vậy để ḿnh đủ can đảm lần đầu tiên đứng trước micro với một cử tọa quá bề thế sau băm mấy năm ... tả tơi.

 

Khi giới thiệu tác giả, thế nào lại quên "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm nào dễ mấy ai quên". Cái thuở ban đầu ấy là "Mái ấm Phan Châu Trinh" như một nguồn an ủi, một hănh diện, một tấm ḷng, một mối t́nh thanh cao, một cái ǵ đó vô cùng giá trị cho mỗi chúng ta. Nó là mắc xích domino cho ngày hôm nay chúng ta dù góc biển chân trời nào, cũng cảm thấy thương nhau, quư mến nhau, gần gũi nhau, dù ḿnh khá, ḿnh giỏi c̣n bạn th́ đủ chuyện không may ...

 

Thế là sau năm, ba phút giới thiệu về tác giả, để kết thúc bài nói, ḿnh dẫn vài câu thơ trong thi tập "Dấu Ngọc Ngà" để nói lên cái "galant" ray rứt của Vương Ngọc Long với Thùy Trâm, với một tập thơ đẹp và quá công phu, v́ là "Dấu Ngọc Ngà" nên anh chị đă order toàn giấy màu xanh ngọc. Anh chị Long quá kỹ, hết biết. Thế là ḿnh kết thúc với 2 câu thơ trong thi tập :

 

"Tinh cầu nghiêng ngửa về muôn phía,

"Nghiêng trái tim ta đổ bóng nàng"

 

Cử tọa vỗ tay quá. Ḿnh cũng không biết là vỗ tay theo thủ tục hay bài nói của ḿnh hay !?

 

Điều làm ḿnh ngạc nhiên là, chị Thùy Trâm khen, với một thi tập dày cộm, câu nào ư cũng hay, câu văn nhẹ nhàng bay bướm, thời gian để ḿnh đọc sơ qua, mới nhận được trước đúng một ngày, làm sao chọn được hai câu thơ galant trữ t́nh Top Quality như vậy được. Thế mới hay, ở đời mà, đời "c'est la vie" chó táp nhằm ruồi làm sao ... làm sao cản được ?

 

Khi xuống khỏi sân khấu liền có hai anh bạn, một là Thi sĩ Thu Ân Huyền Lê Hữu Thuần mà hồi đọc Tiểu Thuyết Tuần San ḿnh đọc được thơ của Thuần với những buồn vui vớ vẩn không tên của tuổi học tṛ, khi gặp anh Thuần ḿnh nhắc lại: Thi sĩ của "Mây chiều nay buồn chi giăng nhiều" làm Thuần vui, và không nhớ ḿnh đă viết câu thơ đó hồi nào mà Cho c̣n nhớ và hôm nay làm quà khi hội ngộ. Anh Thuần hồi đó không học Phan Châu Trinh nhưng cũng là bạn ḿnh.

 

Rồi một người thứ hai, anh Bác Sĩ Bạch Thế Thức, nghe ḿnh nói Phan Châu Trinh với cái giọng Quảng Nam chay, anh Thức có vẻ chịu ḿnh lắm và cùng nhau lên pḥng tṛ chuyện. Anh Thức và ḿnh hỏi han rối rít về chuyện lớp trường, năm ... để truy ra gốc gác chứ ḿnh và anh Thức chưa bao giờ gặp nhau. Anh Thức rất có ḷng với Trường xưa, thầy tṛ và bạn cũ. Anh Thức ở California, có biết Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đăng Ngọc hiện ở San Diego vẫn c̣n mạnh khoẻ. Ḿnh mừng quá, chuyện tṛ mê mải nên không được xem các tiết mục vui kế tiếp của Đêm liên hoan, sau nầy anh chị Long có gởi cho cuốn video mới xem lại đầy đủ và thú vị. Anh Thức và ḿnh trao đổi số phone và địa chỉ. Khi về đến Cali, anh Thức liền gởi cho một tape cassette "Phan Châu Trinh Hành Khúc" và một danh sách quư Thầy Cô bạn hữu mà anh liên lạc hoặc biết được. Ôi, hơi ấm của mái trường Phan Châu Trinh sao thiêng liêng quá quư bạn ạ ... Khi nhận được địa chỉ của Thầy Hiệu Trưởng, ḿnh viết thư kính thăm Thầy ... Ôi vui mừng biết mấy, trong hàng hàng lớp lớp học sinh, với hơn 35 năm kể từ khi Thầy rời Trường Phan Châu Trinh để nhận chức vụ mới, bao biến cố đổi dời, Thầy vẫn ôn tồn nói "Thầy vẫn nhớ em Đinh Văn Cho, cao cao, ..." Thật là cảm động cho ḿnh.

 

Rồi Thầy có dịp đi Sydney Australia thăm người con Thầy ở đó, có gặp Phạm Vũ Thịnh trước đó. Thế rồi Thầy Hiệu Trưởng cho ḿnh địa chỉ Phạm Vũ Thịnh ...

 

Nói lại về tập tài liệu và hồi kư của anh Bạch Thế Thức gởi cho ḿnh, ḿnh được đọc một bài viết nói về tâm trạng của một người cha có đứa con là Bác Sĩ Quân Y đi cải tạo bị chết ... Sau nầy ḿnh mới biết người Bác Sĩ Quân Y đó chính là người con đầu ḷng của Thầy Hiệu Trưởng ... Ḿnh không biết nói sao, chỉ thương Thầy ... Ôi Quê Hương Đất Nước Ta ơi ! Khi nhận được tập tài liệu và tape đó, hồi đó ḿnh liên lạc được với bạn nào là ḿnh copy gởi liền ... chắc tất cả chúng ta đều quư và vui lắm.

 

Khi bạn Thịnh nhận được thư ḿnh th́ Thịnh trả lời và báo là thỉnh thoảng đi Melbourne gặp Trần Việt Hùng và điều làm ḿnh rất vui và ngạc nhiên là Thịnh vẫn liên lạc được với Lê Hân ở Canada, mà bao lâu nay ḿnh đâu biết ...

 

Từ Lê Hân ḿnh liên lạc được với Nguyễn Phùng Duyên. Duyên than là hồi đó nhỏ con quá nên bị đàn anh ăn hiếp, bây giờ muốn giở lại trang sử cũ để giải quyết ... ânoán giang hồ. Ḿnh cũng nóng gà, thế nào cũng phải gặp Duyên một trận để giải quyết món nợ ... phải giải quyết. Thế nhưng khi xem h́nh thấy Duyên ngầu quá nên ḿnh bèn im lặng rút êm và gọi Duyên bằng "Anh Duyên, có khoẻ không ?". Duyên nghe ḿnh gọi bằng anh th́ khoái lắm ... Thưa các bạn, hồi đi học, dù mới ở Trung học, học trong lớp dở dở ương ương, nhưng ḿnh đi học thêm cour "galant" hàm thụ, nên không riêng ǵ bạn nữ ḿnh mới galant mà với các bạn nam ḿnh cũng xổ chiêu luôn, nên tất cả đều có ... nụ cười vui mừng hơn 10 thang thuốc bổ ... Khi liên lạc được với Duyên th́ mọi sự coi như trăm hoa đua nở ... Ḿnh liên lạc được với các bạn gái (xin hiểu cho theo kiểu Việt Nam hồi cùng học), bạn trai, ... Ở California th́ ḿnh liên lạc được với Thầy Duận Tổng Giám Thị, Phạm Thị Thu, Minh Phượng, Lâm Xuân Phong, Phạm Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Hữu Để, Lê Hữu Liêm, Khiêm Trinh; Iowa liên lạc được với Hồ Thị Trúc; ở Úc liên lạc được với Phạm Vũ Thịnh, Trần Việt Hùng. Nghe anh Hùng nói anh Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Thanh Phụng cũng ở gần, ḿnh có lời thăm hỏi nhưng không được trả lời. Ở Canada th́ bạn Lê Hân với nhiều kỷ niệm; ở Việt Nam th́ Phạm Thị An là trung tâm hội ngộ, nhờ qua An mà ḿnh liên lạc hay biết được các bạn Lê Tự Hưng, Trần Liên, Trần Văn Đào, Nguyễn Tro, ... và Nguyễn Khoá hiện vẫn c̣n ở Đà Nẵng; Bùi Văn Đào đi kinh tế mới; Phan Văn Cơ ở Đà Nẵng; Đặng Công Cử ở Túy Loan (gần nghĩa trang G̣ Cà); ở Sàig̣n có Phạm Thị An, Khiêm Cần, Phạm Thị Ninh, Lê Bích Ty, Quỳnh Cư, Diêu Đức Châu, Nguyễn Đức Thống, Nguyễn Ngọc Hồi, Đặng Công Bằng; ở Đà Nẵng c̣n có Phan Thị Diên. Hồi đi lính, lớp ḿnh có ḿnh, Đặng Tú Cẩm, Nguyễn Văn Diên là đi Thiết giáp, sau đó có lần cùng đơn vị, nên qua đây HO đă liên lạc được với nhau trước đó một thời gian. Sau khi liên lạc được với Nguyễn Hữu Để th́ mới biết Để cũng "nón đen" mà nay mới biết.

 

Và trong những ngày trước và sau Tết Nhâm Ngọ th́ ḿnh không ngờ, sau bao năm ... mới nhận được cú phone của Nguyễn Đề ... Nguyễn Đề có uống được toa thuốc trường sinh bất lăo nên lúc nào cũng thấy Xuân ...

 

Vậy là sau hơn 30 năm, có người là 40 năm mới liên lạc được với nhau ... Thật là mừng mừng tủi tủi, ai cũng muốn được gặp mặt nhau một lần ... An đă nói một câu ngắn gọn nhưng sâu xa quá "chúng ḿnh đă êm êm 60 rồi !"

 

Trong việc liên lạc được với nhau hôm nay, kể công th́ không ai có cả nhưng kể t́nh th́ thật ai cũng bao la.

Cảm ơn các bạn Phan Châu Trinh của tôi, những ǵ chút đĩnh chúng ta c̣n giữ được cho nhau ... sẽ sống măi muôn thu ...

Xin cảm ơn mái trường Phan Châu Trinh lịch sử, xin cảm ơn Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đăng Ngọc, xin cảm ơn quư Thầy Cô, xin cảm ơn quư người thân ái một thời

 

đă cùng nhau ngày hai buổi đến trường ... và xin cảm ơn những bạn hữu đă vội vă ra đi ...

 

Đinh Văn Cho

Van Buren, Cuối Đông của Bắc Mỹ

Viết lại Mùa Xuân Nhâm Ngọ 2002