Vừa  Đủ  Nhớ  Thanh  Xuân

 

Lê Hân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi xin thưa ngay để tránh ngộ nhận: Thanh Xuân, tôi dùng trong đề bài viết này, không phải là một mỹ danh của một người đẹp nào, dù những người đẹp mang qúi từ này không phải ít. Thanh Xuân ở đây chỉ là tên gọi một giai đoạn, có lẽ rực rỡ nhất trong đời của mỗi một chúng ta. Và như thế, không cần phải viết hoa. Nhưng để thêm nổi bật khoảng thời gian cần có để mở những cánh cửa trong tương lai, tôi đă cố t́nh viết hoa hai chữ Thanh Xuân , cũng như cố t́nh kéo lê những ḍng giải thích này, cốt tạo cho được một khoảng trống, để lấy trớn, nhảy thật lẹ vào những kỷ niệm, không được giàu, tôi đang gắng trải ra:

 

Trên đường vào Phan Châu Trinh

 

Rời cổng trường Nam Tiểu học Đà Nẵng, tôi cảm thấy ḿnh như lớn vụt lên. Mỗi bước chân tôi như đang được những làn gió, bồng lên, phơi phới. Tôi ngẩng cao đầu cho tóc bay mỗi khi đi trong ḷng hai hàng kiền kiền trên đường Thống Nhất, con đường từ trường dẫn về nhà tôi.

 

H́nh như tôi giàu tưởng tượng và thêu dệt đấy thôi, chứ thật ra những ngọn tóc của tôi, vẫn nằm rất ngoan. Có chăng là ḷng trẻ thơ của tôi đang cất cánh. Chỉ ba tháng nữa, tôi đă thực sự là một cậu học sinh trung học rồi c̣n ǵ ! Nghĩ tới đó, ai mà không thấy ḿnh chợt cao lớn, chợt quan trọng hơn ra.

 

Nhưng bên cái niềm vui trong hơn cả viên bi chai ấy, tôi vấp phải một nỗi lo canh cánh bên ḷng. Phải vào cho được trường trung học công lập độc nhất tại Đà Nẵng: trường Phan Châu Trinh. Mục tiêu này không phải của riêng cá nhân tôi, mà đó là niềm kỳ vọng của ông thân sinh tôi, của anh chị tôi. Những bạn cùng lứa tuổi của tôi, hẳn nhiên cũng vậy. Ở bậc tiểu học, tŕnh độ của tôi nằm vào thành phần có khả năng qua cầu. Nhưng ai mà biết được, khi cổ nhân đă có câu : "Học Tài Thi Phận", Huống ǵ, danh sách thí sinh lại dài "nhằng", và toàn thành phố cùng những vùng nông thôn lận cận biết bao nhiêu là bậc anh tài.

 

Để đạt được mục đích, tôi được ông ǵa khép vào kế hoạch luyện thi. Hổ trợ cho "đề án" này, một ông anh của tôi tham gia dạy kèm. Ông anh này nóng tính và cộc cằn. Tuy là anh kế sát tôi, nhưng có tuổi đời hơn tôi đến bảy năm; lúc bấy giờ anh ấy đang học đệ ngũ ở Phan Chu Trinh. Những giờ anh ấy kèm toán cho tôi chẳng có ǵ thú vị cả. Chúng tôi gần như hoàn toàn đứng suốt trong mỗi khi học. Bởi v́ chúng tôi xử dụng tấm bảng đen thật to, treo trên một vách nhà, thay v́ sách vở, bàn học. Tôi bị ăn đ̣n nhiều v́ sự nóng tính của anh tôi. Anh không cho tôi một cái tát, một cái cú, hay một vài cây thước, mà chỉ chuyên môn cụng đầu tôi vào bảng đen, rất đau. Nhiều lần tôi đă vụt chạy, và anh tôi, cũng thừa trẻ con rượt theo, và hai anh em đuổi nhau chạy cả mấy cây số, có lần loanh quanh cả buổi trong đ́nh Diên Hồng, nơi sau này trở thành chợ Vườn Hoa. Một lần không nhịn được trước cái quá đáng của người em kế, một bà chị tôi, nóng mặt chửi anh tôi một trận. Anh tôi lầm ĺ đạp xe đi... chơi, và cũng từ hôm đó, anh chấm dứt những giờ kèm toán cho tôi.

 

Ngày thi đến. Tôi không c̣n nhớ số báo danh. Nhưng cái chỗ ngồi thi th́ vẫn chưa quên. Đó là một góc bàn ngoài, nằm trong một lớp trên dăy lầu sát đường Thống Nhất. Ngồi trên này, tôi hết hy vọng được người nhà theo gà, như một ít các bạn ngồi ở các pḥng tầng trệt. Mặc dù chung quanh trường, trong giờ thi được phong tỏa bằng hàng rào cảnh sát áo trắng. Nhưng không thiếu những màn len lén ném đề bài ra ngơ đường Duy Tân, và những đột kích thật táo bạo để đưa bài làm vào lớp. Thú thật, tôi đă cảm thấy cô đơn và sờ sợ khi ngồi vắt vẻo chờ đợi giờ thi chính thức bắt đầu. Tôi đảo mắt và bắt gặp anh tôi ngồi trên yên xe đạp ngó lên. Ánh mắt anh rạng rỡ nét khuyến khích, thân t́nh. Sau đó, anh tôi bị cảnh sát đuổi, đạp xe đi.

 

Tôi cúi xuống trang giấy vừa được phát, bỏ hết những tiếng chim hót rất gần bên cửa sổ, và dành được một chỗ ngồi trong ngôi trường bề thế, hiển hách nhất Đà Nẵng: trường Phan Châu Trinh của tôi.

 

Lưu Bút Ngày Xanh

 

Nhằm mục đích tạo một chỗ gặp gỡ thân t́nh cho những người con xưa của trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng, nay đă trưởng thành và lưu lạc nhiều nơi, một ít bạn tôi, như Thịnh, như Duyên, như Long...đă dựng trên mạn lưới điện toán một mái trường Phan Chu Trinh Đà Nẵng thu hẹp. Mái trường này tuy không bỏ túi mang đi, nhưng bất cứ chỗ nào, giờ nào bạn muốn ghé về, đều có thể thực hiện được nhanh chóng và khá giản dị trong kỹ thuật tin học phát triển hiện tại. Vào đây, bạn sẽ gặp rất nhiều chuyện thú vị, Tôi không mách trước đâu. Chỉ hé hé một chút... Ở trong này, bạn sẽ gặp lại những nét ngây thơ một cách dễ thương, từ một vài trang lưu bút ngày xanh, được trưng bày nguyên con. Thú thật, tôi có hơi dị dị một chút xíu, nhưng thật sung sướng khi thấy có một trang mang cả vóc dáng, t́nh cảm của tôi một thời được "triển lăm". Bạn muốn nh́n nét chữ c̣n non yếu của tôi ? Bạn muốn ngó cho biết cái khuôn mặt c̣n búng ra sữa ? mời bạn cho mũi con chuột vào ḍng dưới đây, ấn nhẹ một cái, nhẹ thôi nhé. Kỷ niệm vốn vừa bền, vừa mong manh; vừa đơn giản vừa phức tạp:

          http://www16.brinkster.com/phanchutrinh/

 

thấy chứ ? Tuyệt vời phải không bạn ?

 

Bạn tôi, thằng Phùng Duyên lí lắc ngày nào c̣n cà kê giải thích thật rơ ràng những mẫu lưu bút nữa kia. Bạn nhớ ra chưa, những ǵ bạn đă được viết một thời, cho những ai và những ai. Tôi tin, chỉ trong một tích tắc, bạn nhớ lại được tất cả. Cái nhỏ nhặt, tưởng lẩm cẩm của những trang lưu bút cũ lại kỳ diệu đến thế. Cảm ơn đám bạn tôi, cảm ơn "dân Phan Châu Trinh" tứ xứ, thập phương.

 

 

Những Người Anh Chung

 

Tôi sắp sửa khoe khoang đám bạn tôi cùng các bạn, th́ chợt nghĩ ra, điều này có vẻ "cục bộ" quá, nên tôi gắng nhớ và vẽ ra dưới đây một vài nhân dạng của Phan Châu Trinh một thời. Cũng xin được thưa, thời nhỏ tôi có ưa thích môn "đá banh", nên chỉ viết về một ít khuôn mặt có trực tiếp liên hệ với môn thể thao này.

 

Đội bóng tṛn trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng là một đội đá chân đất. Dù vậy, mỗi lần ra quân, đội đều thu hút được đông đảo khán gỉa Đà Nẵng, không kể thành phần học sinh. Tôi không nhớ và không rơ sự thành lập cũng như những chi tiết cụ thể của đội bóng. Tôi chỉ nhớ loáng thoáng một vài cái tên trong mười một cầu thủ chính. H́nh như là: Dũng, Nam, Niên, Sung, Câu...Những người anh này, thời trước bắt chước người lớn, và quen miệng chúng tôi vẫn gọi là "thằng"...Thằng này, thằng nọ đă trở thành cái tiêu chuẩn gọi thân mật nhất dành cho những ai từng lăn lộn và có danh cùng quả da. Bây giờ, ở đây, đương nhiên tôi phải gọi đàng hoàng, đúng lễ nghĩa.

 

Anh Dũng, đội trưởng. Nổi bậc ngay ở cái ngoại h́nh của anh. Anh có một cặp mông lẽ ra nên dành cho các chị. Dù vậy, mỗi lần anh di chuyển, đều rất nhanh nhẹn, nhẹ nhàng. Anh là người tổ chức những đợt tấn công cho đồng đội. Anh rời trường và hy sinh cùng vài nụ mai vàng trên cổ áo.

 

Anh Nam, nhỏ con, nhanh nhẹn. Anh là một tiền đạo bén nhọn. Chơi bóng không những bằng hai chân, mà bằng cả cái đầu từ ngoài vào tới trong. Tính toán bén nhạy trong từng đường bóng . Đặc biệt anh có cú sút dứt điểm bằng má bàn chân, rất nhẹ nhàng mà hiệu quả cao. Anh đi theo bước của anh Dũng, cũng vào đời, vào đất với những nụ mai vàng.

Anh Sung, thường được gọi là Sung Ḷ Rèn. Tôi không hiểu sao anh được gọi tḥng thêm cái biệt danh này. Anh Sung chơi cánh trái, là tiền vệ tḥng. Người rắn chắc, nhưng không to lớn, không mấy đẹp trai và vui tính. H́nh như anh c̣n đang ở Việt Nam.

 

Anh Câu, cũng có một biệt danh: Câu Đen. Biệt danh này dễ giải thích, v́ anh Câu có nước da không được sáng. Anh Câu là chân hậu vệ mà những tiền đạo của các dội khác ngại va chạm.

 

Anh Niên, người cuối cùng trong những bức vẽ của tôi hôm nay. Đó là một cầu thủ gây thích thú trên sân cỏ cho khán gỉa nhiều nhất. Anh giữ vai tiền vệ, đá được cả hai cánh. Anh Niên có cú xử dụng đầu để đón, đỡ lẫn phát bóng, ngay khi anh ngă nằm dài trên sân, anh cũng có những cú đá móc thật ngoạn mục. Anh Niên có khuôn mặt khá dài nên được sân cỏ gọi đùa là Niên Mặt Ngựa. Anh rời trường và thong dong trong nghề giáo chức, sau mấy năm ở sư phạm Qui Nhơn - Đà Nẵng, có một khoảng thời gian dài có một người đi vespa sprint màu bạc láng coóng, người đó là anh Niên của đội bóng Phan Chu Trinh một thời. Anh Niên hiện vẫn ở Đà Nẵng, đổi đời bằng nghề dọn sạp vải cho chị Hoa mỗi ngày ở chợ Hàn...

 

Những người anh chung của Phan Châu Trinh dĩ nhiên c̣n quá nhiều, trong nhiều lănh vực, nhưng với tôi...kỷ niệm t́m thấy chỉ là những phút giây lẽo đẽo đi sau mấy anh chàng đá bóng, nghe ngóng, ngưỡng mộ khơi khơi, nên chỉ gởi đến các bạn vài nét về ít nhân vật trên. Tôi hy vọng sẽ gặp lại được những h́nh ảnh cũ, từ trong những nhớ thương của các bạn, tiếp tục sống lại một cách linh hoạt thân t́nh.

 

Lê Hân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                Hân - Thống - Thịnh - Duyên