Ngôi Trường Của Một Thời Trẻ

 

GS. Cao Huy Hóa

 

 

Trung học Phan châu Trinh là ngôi trường mà ở đó thời trai trẻ tôi bắt đầu nghiệp dạy học sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Huế năm 1963.

 

Nhận quyết định bổ nhiệm, tôi vừa sung sướng vừa lo lắng. Sung sướng v́ từ nay ḿnh là giáo sư trung học đệ nhị cấp chính ngạch, lại dạy một trường bậc nhất ở Đà Nẵng. Lo lắng v́ bắt đầu cuộc sống mới với biết bao vấn đề: ăn, ở, sinh hoạt, đi lại nơi xa lạ và nhất là ḿnh đă "đổi đời" trong môi trường mà chỉ mới đây ḿnh chỉ sống với tư cách học sinh. Nhưng cái ǵ sẽ đến, phải đến. Nhờ chuẩn bị tâm thế, nhờ tự tin nơi năng lực của ḿnh, tôi vượt qua thử thách của những ngày lên lớp đầu tiên. Bây giờ c̣n nhớ lại niềm tự hào trước sự việc Trường Phan châu Trinh chờ đón tôi với một số lớp c̣n bỏ ngơ môn Toán trong đó có lớp đệ nhất B (lớp 12 ban Toán). Tôi là một thầy giáo chính ngạch đầu tiên dạy Toán lớp đệ nhất B! Đúng là Trường Phan Châu Trinh khi đó là một trường rất trẻ, mới có bậc đệ nhị cấp vài năm trở lại và tôi c̣n nhớ những năm học trường Quốc Học, ḿnh có những người bạn từ đất Quảng phải lặn lội ra Huế học bậc đệ nhị cấp.

 

H́nh ảnh học tṛ cũ ngày nào giờ đă xa quá nhưng ấn tượng là những học sinh của lớp B, đặc biệt lớp đệ nhất B, mỗi tuần có 8 giờ toán (60 phút, chứ không phải tiết 45 phút). Chính từ buổi đầu chân ướt chân ráo tôi "đụng" lớp đệ nhất B, tṛ th́ lớn mà thầy th́ mới 22 tuổi, đă thế c̣n làm công tác hướng dẫn. Các em tinh nghịch, hoạt náo nhưng phần đông học giỏi, say mê môn Toán, chịu khó làm bài thầy ra và c̣n t́m mua sách làm thêm, bạn bè thường bàn cải về các bài toán khó. Tôi chỉ c̣n nhớ được vài tên: Phiệt, Tuyến, Lương, Khải, Nghi An (nữ). Một ấn tượng nữa là tuyệt đại đa số học sinh lớp đệ nhất B là nam, họa hoằn lắm mới có một, hai em nữ (các lớp đệ tam B, đệ nhị B có số học sinh nữ nhiều hơn nhưng lên đệ nhất các em chuyển qua A); sống trong môi trường như thế các em nữ rất tội, tuy nhiên các em nữ học giỏi và vững vàng trước định kiến:"Con gái mà học toán khô khan". Hồi đó học sinh giỏi của tôi chỉ cần học ở lớp và ở nhà, chẳng có luyện thi mà vẫn đỗ tú tài và vào đại học.

 

Học sinh các lớp ban A (học khoa học thực nghiệm) mà phần lớn là nữ sinh, cũng học rất tốt, chăm chỉ, vở đẹp. Ban C th́ cốt cách riêng, ra vẻ con nhà văn chương, triết học, các em không  mặn mà ǵ môn Toán mà mỗi tuần chỉ học một giờ.

 

Tôi được may mắn ḥa vào tập thể thầy cô giáo trường Phan Châu Trinh.  Tôi kính phục những thầy lớn tuổi như thầy Bùi Tấn, thầy Trần Tấn về nhân cách và năng lực sư phạm và nhiều thầy cô khác mà tôi không nhớ hết. Trường có đủ các lớp từ đệ thất (lớp 6 bây giờ) đến đệ nhất, số thầy cô khá đông trong đó chủ lực là thành phần trẻ, đầy sức sống, yêu đời. Nhiều thầy cô ngoài năng lực chuyên môn c̣n có thêm nét tài hoa: thầy Trần Đ́nh Quân sáng tác nhiều ca khúc, trong đó "Khúc t́nh ca xứ Huế" là một trong những bài ca hay nhất về Huế; thầy Tôn Thất Lan là trưởng ban văn nghệ trường, sau nầy sáng tác nhạc; thầy Trần Đại Tăng với nhiều bài thơ giàu cảm xúc; thầy Tạ Quốc Bảo nói tiếng Anh rất "Ang lê", hát hay, hay nhất là bài "Chiều vàng" của Nguyễn Văn Khánh, và cũng nên kể thêm thầy Nguyễn Văn Tốt kiêm luôn vơ sư.  Trong chuyên môn, các thầy cô tạo ấn tượng rất riêng cho người học: cô Phan Thanh Gia Lai giảng Triết hấp dẫn qua cung cách và giọng nói; cô Đặng Thị Liệu rất chan ḥa với đồng nghiệp và học sinh; thầy Trần Hữu Duận cao lêu nghêu, nổi tiếng về "phạt rồi tha", rất gần và hiểu học sinh; thầy Đặng Như Đức có giọng tốt (dù nhiều lúc hụt hơi), nhớ vanh vách các địa danh và sự kiện lịch sử mà không cần đem theo vở soạn bài; thầy Nguyễn Văn Kính hiền, t́nh cảm, được học tṛ rất mực tin yêu; thầy Đỗ Toàn dạy hội họa, tính điềm đạm, nghệ sĩ; thầy Nguyễn Lương Hiền (đă mất) người ốm nhôm nhưng nói sang sảng, rất thích biện luận; thầy Trần Thông văn hay chữ tốt và có thế giới trầm mặc của riêng ḿnh. Và c̣n nhiều, nhiều nữa,…

 

Ngôi trường rất trẻ ngày tôi mới vào th́ nay bước vào tuổi năm mươi, c̣n tôi từ đó đến nay đă dạy 39 năm. Tuy chỉ dạy tại trường Phan Châu Trinh bốn năm nhưng thời gian ngắn đó đem lại hạnh phúc cho tôi. Hạnh phúc trong  nghề nghiệp và t́nh cảm, hạnh phúc trong cả những chuyến đi về Đà Nẵng – Huế. Những lần dừng chân trên đỉnh đèo Hải Vân trong mây mù và gió lạnh se se, tâm hồn sảng khoái khi nghĩ rằng ḿnh ḥa nhập cuộc sống cả hai nơi. Một nơi là Huế tĩnh lặng, có mái ấm gia đ́nh, một nơi là Đà Nẵng rộn ràng, có mái trường với đồng nghiệp, bạn bè và học tṛ thân yêu.

Nhưng cuộc sống không hoàn toàn như ước muốn một thời trẻ lăng mạn. Tôi rời xa Đà Nẵng vào năm 1967 và tiếp tục dạy học ở Huế. Những kỷ niệm về một thời tuổi trẻ tại trường Phan Châu Trinh cứ lùi dần. Ba mươi mấy năm xa trường, chỉ có một lần ngắn ngủi vào Đà Nẵng, chỉ kịp dạo thoáng qua sân trường, một ngày hè. Trường vắng lặng, trong ḷng tràn ngập hoài cảm: "Trong nhịp sống đi lên của thành phố, của trường, đồng nghiệp của một thời nay đi về đâu, học sinh cũ làm ăn phương nao, thành đạt ra sao?". 

 

Thời gian qua nhanh, cuộc sống cứ tiến về phía trước, tôi chỉ biết giữ t́nh cảm tinh khôi thuở ban đầu đối với ngôi trường cũ. Và tôi chỉ biết bằng ḷng như vậy.

 

Thế rồi trong ngày kỷ niệm 45 năm trường Đại học Sư phạm Huế, bất chợt thấy đoàn của các thầy cô giáo trường Phan Châu Trinh. Gặp các anh chị, tôi như trở về ngôi trường của thời trẻ. Thầy hiệu trưởng có nhă ư mời tôi về dự hội trường vào ngày 15/9/2002. Vâng, tôi sẽ về nối vào ṿng tay lớn của các thế hệ thầy tṛ để làm rạng rỡ sự nghiệp giáo dục của trường cũng như làm vinh danh tên tuổi của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh.

 

GS. Cao Huy Hóa

Huế, tháng 4 năm 2002