Ḿnh Nghĩ Đến Nhau

 

Trần Việt Hùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cái ư nghĩ sẽ viết cùng với anh em cho Đặc san Phan châu Trinh 1965 đeo đuổi tôi kể từ ngày được tin Lê Hân đang chuẩn bị cho đặc san. Tôi cứ nghĩ chứ không bắt đầu được. Tôi mong được như Phạm Vũ Thịnh, có một phút nào đó, những năm tháng của bốn mươi năm trước bất chợt trở về với ḿnh và ḿnh sẽ viết thật dễ dàng. Viết cho đặc san, thoáng nghe th́ đơn giản, nhưng thật ra với tôi, khó lắm. Viết là nhớ lại, vui có buồn có, cái c̣n cái mất, cái rơ nét,     cái mờ ảo. Tất cả chừng đó gom lại làm một phần đời của ḿnh, một phần đời cần được trân trọng, nâng niu.

 

Đúng như có bạn viết, chẳng ai phải  ngại ngần về cái ngắn dài của bài ḿnh viết. Dài ngắn không phải là cái chính. Cái chính là những người bạn ngày xưa vẫn c̣n biết đến nhau, nhớ đến nhau, muốn gần lại nhau và thêm một bước nữa là vẫn c̣n có thể chia sẻ được với nhau những năm tháng ngày xưa và những vui buồn hôm nay.

 

Mấy năm gần đây tôi được đọc thơ, văn và các tin tức của các bạn cũ trên các mạng Phan châu Trinh. Chính thơ văn của những người bạn nầy đă đưa tôi trở về với tuổi thơ của ḿnh. Những ǵ các bạn viết giúp tôi cảm thêm được cái đẹp của sông Hàn và xứ Quảng. Xin cảm ơn các anh, các chị đă chia cho tôi những cảm xúc thân thương về một mái trường chung, một quê hương chung và có lẽ cả một tuổi thơ chung.

 

Nh́n lại những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường ở nơi nầy hay nơi khác, mái trường Phan châu Trinh cho tôi những ngày tháng đáng nhớ. Có lẽ ở tiểu học c̣n quá nhỏ để mà cảm, mà nhớ thương, c̣n ở đại học th́ đă lớn rồi, đă quá bận để mà thương nhớ. Cho nên những năm trung học Phan châu Trinh rất thú vị.   Đó là thời gian chúng ta vừa mới từ giă cái ngây thơ tiểu học nhưng chưa thật sự rơi hẳn vào cái thế giới rối rắm của người lớn. Cái thời Phan châu Trinh là cái thời để người ta bắt đầu cảm được một chút thấp thoáng của t́nh yêu và rất nhiều đan dệt mơ mộng cho những ngày sắp tới. Một thoáng nhạt, tim tím màu áo ai lan trong màu hoa phượng đỏ làm ngẩn ngơ một buổi sáng rực nắng hè.   Đó là cái thời Nguyễn Phùng Duyên   bắt đầu chải đầu bi–zăng-tin láng mướt c̣n Lê Hân th́ khéo thu gọn vào mấy câu thơ rất trữ t́nh:

 

em quá đẹp khiến anh thành khờ dại

hồn rơi giữa lúm đồng tiền ngoái lại

t́nh em e ấp tuổi mười lăm

. . .

(T́nh Hát, “T́nh Thơm Mấy Nhánh”, Lê Hân)

 

Ta cất dấu măi những thoáng hiện đó của tuổi thơ để làm một thứ riêng tư, hiếm hoi, quư giá cho cuộc đời bận rộn về sau. Và phải đợi đến gần sáu mươi, Lê Hân mới khai thật cái ḿnh e ấp ở tuổi "dưới" vị thành niên của ḿnh.

 

Măi vật lộn với đời thường ở xứ người, chẳng mấy khi tôi được thanh thản để nhớ lại những ngày tháng trung học đó. Lúc nhớ lại th́ không phải lúc nào cũng thấy được thật rơ nét những người, những cảnh và cả tuổi thơ của chính ḿnh và bè bạn. Càng xa lại càng muốn nâng niu, trân trọng một tuổi thơ đă qua và không trở lại. Trong cuộc đời rất đời nầy tôi muốn giữ cho ḿnh thời Phan châu Trinh ấy như một ư thơ, như một thoáng mơ ban ngày.

 

Có nhà thơ Trung quốc bảo rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Ngày xưa sống đến bảy mươi đă hiếm. Bây giờ người ta sống thọ hơn. Nhân sinh có lẽ là tám mươi, chín mươi hay thậm chí một trăm. Hăy tính cái trung b́nh. Sống được trên năm mươi là tôi đă đi qua nửa đời người. Sống thêm được một ngày là thêm một ngày may, là được hưởng thêm lộc trời. Trong cái ngày  may mắn đó, tôi muốn được nhớ thương, tha thứ và được tha thứ. Trong cái nhớ, cái thương riêng tư của tôi có mái trường cũ, có bè bạn xưa, có sông, có núi, có cảnh sắc xứ Quảng.

 

Được đi, được thấy nhiều sông nhiều núi ở nơi nầy nơi khác nhưng không nơi nào tôi cảm thấy ḿnh gần gũi và nặng t́nh như với sông Hàn và dải núi Ngũ Hành. Ḍng sông Potamac thấp thoáng bóng h́nh A. Lincoln, người đă trả lại cho hàng triệu con người quyền được làm người, đẹp mùa đông khi băng giá, lại đẹp mùa xuân khi sông thắm màu hoa đào. Ḍng sông Seine giữa ḷng nước Pháp với bến bờ quyến ,         lặng thinh nh́n những nụ hôn nồng ngây ngất ngày đêm. Hoàng Phố cuồn cuộn bến bờ Thượng Hải như sức vùng dậy thác của hơn một tỉ người.   Ḍng Kuching, bờ tây Sarawak nước trôi lững lờ c̣n mang dấu ấn thuở  khai hoang. C̣n sông Hàn của tôi?

 

Mỗi ḍng sông đều có cái đẹp riêng của ḿnh, đều là một "Hoàng hà chi thủy", nhưng gần gũi nhất vẫn là ḍng sông Hàn của tôi và của chúng ta. Cái đẹp của sông Hàn là cái đẹp quê hương mà ta muốn được đem khoe, được chia sẻ với những người thân thương nhất:

 

tôi sẽ đưa em về thăm Đà Nẵng

nước sông Hàn chừ trong lắm em ơi

khói lửa chiến tranh đă lặn mất lâu rồi

c̣n lại thanh b́nh trên gịng trong êm ả

. . .

(Khung trời đó ngàn năm c̣n xanh măi, Phạm Vũ Thịnh)

 

Sông núi hữu t́nh như vậy để  Vương Ngọc Long, Tôn Thất Phú Sĩ, Trương Đức Thủy và nhiều người khác nữa có thể làm thơ, làm nhạc ca ngợi  t́nh yêu - yêu ḿnh, yêu người, yêu đời - suốt mấy chục năm qua mà không hề mỏi mệt. Phải chăng sông núi hữu t́nh đó là lời chúc phúc cho những ai  may mắn lấy được người ḿnh yêu và may mắn hơn nữa là vẫn c̣n yêu được người ḿnh lấy.

 

Tôi đă trải qua suốt thời tiểu học và trung học ở đó. Nhớ lại những ngày đầu mới đến phố Đà, đêm nằm trằn trọc chỉ đợi sáng ra theo mẹ đi chợ xem "trái thơm" là trái ǵ. Cả đất Bắc đào đâu ra được thứ hoa quả ǵ ḱ lạ thế. Rồi lại c̣n cả "trái vú sữa" nữa. Miền Bắc chỉ có quả dưa và quả dứa mà thôi, và chẳng có quả ǵ là quả "vú sữa" cả. Những cái nho nhỏ như thế lại rất ḱ ảo trong đầu óc non nớt của đứa bé mới bước chân vào tiểu học.

Suốt những năm tiểu học, tôi học chung lớp với Phạm Vũ Thịnh, Hà Học Thi, Nguyễn Văn Hưng, Bạch Yến và chị Phượng nhà ở bên sông Hàn. Năm lớp ba học với thầy Khả, năm lớp nh́ với cô Hồng và năm lớp nhất học với thầy Linh. Trong số bạn hay đến nhà tôi chơi, mẹ tôi thường bảo "Thịnh nó đẹp y như con gái". Mẹ nói vậy th́ tôi nghe vậy, quên chẳng hỏi lại mẹ tại sao mẹ cứ bảo hễ là con gái th́ nhất quyết phải đẹp. Tôi nghĩ rằng giả sử có hỏi đi nữa th́ bà cụ cũng chỉ cười. Ai chả bảo phái nữ là phái đẹp, ngoại trừ cái ông Nam Cao nghịch ngợm đẻ ra Thị Nở với Chí Phèo.

 

Một trong những cái thú vị của thời tiểu học là đánh táng. Chúng tôi nhặt những bao thuốc lá, xếp lại, tính như tiền,  để chung vào tâm điểm của một khung h́nh chữ nhật, rồi lấy dép Nhật đứng từ xa khoảng 3-5 mét, thay phiên nhau táng vào đống "tiền". Tṛ chơi đơn giản chỉ có thế mà cường độ say mê c̣n hơn casino lúc về già. Không hiểu trong đám máu mê tí hon đó có tay nào có thiên khiếu về kinh tế không, thật sự đă lũng đoạn thị trường làm giá cả của vỏ bao thuốc Basto hay Capstan - đơn vị tiền tệ của chúng tôi - lên xuống c̣n hơn  chứng khoán của Wall Street ngày nay. Dĩ nhiên ông đẹp như con gái, ông chăm chỉ học thuật Nguyễn Văn Hưng, ông kĩ sư con Hà học Thi không tham dự vào cái tṛ đỏ đen nầy của tôi và một lũ bạn khác. Không biết bao giờ mới t́m lại được cái sướng như được "táng" hồi    tiểu học với bạn xóm nhà lá.

 

Đánh táng cũng chỉ say mê có một thời rồi chúng tôi lại nghĩ ra những tṛ chơi khác. Chúng tôi đá bóng. Có bóng đâu mà đá, cuốn giấy lại làm bóng. Sau nầy khá hơn một tí, xin được quả bóng tennis cũ mèm. Một bên cởi trần, phơi những bộ xương cách trí, đấu với phe mặc áo. Sáng đá, trưa đá, chiều đá, tối không, đơn giản mà rất cuồng nhiệt. Cái say mê đó sau nầy đưa đến sự ngưỡng mộ những thần tượng bóng đá của Phan châu Trinh như trung phong đẹp trai Trần Trí Dũng, … và khi về già thức trắng đêm, say mê theo dơi bóng đá thế giới.

 

Nói đến bóng đá, lại nhớ có lần Phạm vũ Thịnh nghe xúi dại, theo tôi leo lên mái nhà tôi để nhảy vào sân vận động Chi Lăng xem trộm. Ngoài Thịnh ra c̣n có cả cậu em nhỏ xíu, thằng Phúc. Ham quá hóa liều, nhắm mắt nhảy từ cao xuống đám cỏ rậm. Thật không may, những lính dù không dù ấy vừa hạ thổ đă bị một bóng đen từ phía sân cỏ phục kích sẵn, lù lù chạy tới phía chúng tôi. Số mạt rệp rồi, sợ lắm, sắp bị bắt nhốt hay bẹo tai lôi ra khỏi cầu trường đây. Ba đứa nằm im, trốn trong cỏ. Sự thật chẳng có ma nào săn đuổi chúng tôi, cả cầu trường lúc đó đang háo hức chờ giờ ra quân của hai đội đấu sừng sỏ. Trong thời điểm căng thẳng như thế, ông trọng tài nhà ta lại quưnh quáng. Có lẽ bị Tào Tháo đuổi nên ông ta cuống cuồng t́m đuờng đuổi Tào Tháo. Cũng may cho ông trọng tài xấu bụng nầy, chúng tôi chưa kịp trốn trong căn nhà của Tào Tháo trước ông.

 

Sau khi đậu tiểu học, Lê Văn Kim, cháu của thầy Linh, là người cho tôi một bài vỡ ḷng đầu tiên về việc học ở Trung học. Chúng tôi t́nh cờ gặp nhau ở chợ Cồn, trên đường Ông ích Khiêm. Kim rất kiên nhẫn trả lời những câu hỏi của tôi. Dài lắm nhưng tôi quên hết cả rồi, chỉ nhớ Kim có giải thích cái khác biệt giữa môn Việt văn và Giảng văn, và ở trung học, mỗi môn có một thầy giáo dạy riêng. Nói đến Lê Văn Kim lại nhớ Nguyễn Văn Kim và Nguyễn Doăn Kim. Có lần Nguyễn Văn Kim bị ốm nặng, chúng tôi tổ chức chiếu phim gây quỹ giúp bạn. Tôi cùng các bạn khác được vào các lớp để bán vé. Tôi ngập ngừng giới thiệu tên phim, tên tài tử, cho mấy cô, chẳng rơ là ở lớp nào. Phim hay lắm, tài tử nổi tiếng lắm, trước coi phim, sau giúp bạn. Nghe thế, có một cô chẳng nói năng ǵ, chỉ nh́n tôi nguưt dài, một cái nguưt dài, dài từ lúc tôi mới mười mấy tuổi đến nay đă năm mấy rồi mà vẫn không thể quên nổi. Nhờ cái nguưt để đời đó, tôi vẫn c̣n nhớ tên phim là The Opposite Sex - Người khác phái, và nhớ phải đọc cho đúng tên tài tử chánh là anh chàng Dean Martin. Cũng may, h́nh như cái nguưt ấy là của một khuôn mặt đẹp và kiêu ḱ đáo để đấy. Cảm ơn cái nguưt ấy nhé, cái nguưt đă làm đẹp cho tuổi học tṛ của tôi. Không biết cái nguưt ấy bây giờ ở đâu và dung nhan ấy bây giờ ra sao.

 

Nguyễn Doăn Kim th́ không đau ốm như Nguyễn Văn Kim nhưng phải cái hay nghe bạn bè xúi dại, y như Phạm vũ Thịnh. Kim không phải nhảy tường coi đá bóng trộm, nhưng vượt tường cấm cản của ông bố bà mẹ, theo lũ bạn làm một chuyến du kí Đà lạt đột khởi, bốn ngày ba đêm, tay ba với tôi và Hoàng kim Long. Doăn Kim cứ xuưt xoa măi v́ cái sướng lần đầu được tắm nước nóng ở xứ hoa đào, rồi được ăn phở với những cọng húng thật to và được uống cà phê Tùng thơm ngát ở chợ Hoà B́nh. Cuộc phiêu lưu của chúng tôi cũng chỉ giới hạn từ Đà Nẵng đến Đà Lạt mà thôi nhưng âm hưởng của chuyến đi Đà Lạt trong mỗi đứa chắc là dài lắm. Bấy giờ th́ Phạm Vũ Thịnh khôn rồi, anh chàng không c̣n thích nhảy rào với tôi nữa. Giờ chàng ta có một cái xe đạp, mặc áo len rộng, tóc bồng bềnh, hay đạp xe trên những con đường ngợp bóng cây. Dại ǵ nhảy vào đám cỏ chông gai, có liều lĩnh th́ cũng phải nhảy xuống cái ǵ êm ái hơn thế chứ. Lâu quá rồi, chịu, không nhớ được lúc đó Thịnh đạp xe một ḿnh hay có đèo ai. Không chừng có khi may mắn lại được ai đèo.

 

Uống cà phê Tùng, nghe Thanh Thúy hát ở cái thành phố có Suối Vàng, Hồ Than thở, Đồi Ái ân, lại nhớ đến tiếng hát của Trần Liên. Anh chàng nầy trong lớp thỉnh thoảng cao hứng bắt chước cô ca sĩ xứ Huế. "Mưa buốt lạnh ...". Chữ "buốt" ré lên cao chót vót, nhọn hoắc như ngón tay móng dài chọc vào nách cả lớp vậy. Trần Liên, Bùi văn Đào là những tay chơi bóng rổ cự phách của lớp tôi. Các tuyển thủ nầy nhanh gọn, chính xác, ngoài ra c̣n có ngoại h́nh to đẹp nữa. Không hiểu sao hồi đó chả có đội bóng rổ nữ nhỉ?

 

Thèm chơi bóng rổ nhưng chỉ được nh́n thôi, buồn bă tôi đành theo Đoàn khắc Chính đánh cầu lông. Môn nầy nhẹ nhàng hơn và không cần ngoại h́nh to đẹp. Chơi cũng chỉ được ít lâu rồi lại theo Trần B́nh đi học nhu đạo với thầy Suzuki ở đồn cảnh sát cạnh Diệp hải Dung. Trần B́nh đẹp nhưng hắn ta đẹp y như con trai. Hắn dạy tôi đủ thứ đ̣n, đ̣n chân, đ̣n vai, đ̣n hông. Mấy ngày đầu ê ẩm nhưng cũng nhờ thế sau nầy bị quật lên quật xuống, chỉ đau chứ không chết. Sự thật chẳng phải nhờ biết đỡ đ̣n mà biết tránh đ̣n. Nhớ lời thầy dạy rằng nhu đạo là lấy nhu đối cương, tương tự như ngày xưa có người được Đức Khổng phu tử bảo hăy nh́n vào miệng ḿnh xem ở tuổi bảy mươi, ba mươi hai cái răng cứng c̣n hay cái lưỡi mềm c̣n. Thỉnh thoảng không may có bị lôi ra xài xễ v́ chuyện nầy hay chuyện khác th́ cũng chỉ cười x̣a, nhớ lại những đ̣n chân bất ngờ Trần B́nh dạy ḿnh ngày xưa, ê ẩm th́ có nhưng cũng vẫn đứng dậy được.

 

Về triết học, những cái thuộc về h́nh nhi thượng, h́nh nhi hạ, đại học chi đạo tại minh minh đức, tại chính tâm, tại thành ư … của cụ Khổng không phải là cái sôi nổi lúc ấy. Triết học thời bấy giờ phải là buồn nôn, buồn mửa của Sartre, Francois Sagan, phải là Hố thẳm tư tưởng của Phạm công Thiện; thơ văn phải là Thanh tâm Tuyền, Nguyễn sĩ Tế với Sáng tạo và Thế kỉ hai mươi. Bùi Văn Nam Sơn, em thầy Bùi Tấn, họ hàng với nhà thơ tài danh Bùi Giáng là tay cự phách trong văn học và triết học. Nam Sơn tóc cắt ngắn, tóc chĩa thẳng ra mười phương, sách kẹp trong tay, đầu hơi cúi xuống, lê đôi dép lẹc xẹc. Không biết ông ấy đang suy nghĩ ǵ về sự đời hay chỉ đơn giản đang hồi hộp xem có t́m lại được mấy đồng tiền lẻ ra định mua thuốc lá nhưng lại lỡ đánh rơi. Triết học ra phết. Ba chục năm sau, t́nh cờ gặp nhau ở phi trường Bang-cốc, tay bắt mặt mừng, nhưng chỉ nói được năm ba câu rồi mỗi đứa lại theo một nẻo riêng.

 

Văn đàn của chúng tôi thường có Đinh Văn Cho, người sinh ra đă có ngôi sao trưởng lớp chiếu mệnh, Quách Ẩn, Hồ Ngọc Phố, Nguyễn Như Ri, Hoàng Kim Long. Văn đàn nầy không họp định ḱ. Khi xoay được đủ tiền th́ họp, thường tụ năm tụ bảy ở cái quán cà phê nh́n ra đường Trần Hưng Đạo và Ty thông tin thành phố. Thỉnh thoảng h́nh như có Nguyễn Đề, Huỳnh Trọng Tín và tay lăo luyện Phan Văn Khôi, họa hoằn c̣n có thể có cả Đặng Công Cử, anh em với Đặng Công Bằng (Lẽ ra phải là Công Tử mới phải, công tử Túy loan ấy mà), và Lê Đại Phóng. Tôi không nhớ rơ là Lê Hữu Liêm, Đỗ Thiệp, Vơ Thiệu, Nguyễn Ngọc Hồi, Trần Cảnh An, Nguyễn Văn Hoà có dan díu với cái văn đàn nầy hay không. Cà phê là cà phê đen, thêm một vài giọt vàng óng ả. Thuốc lá ba đồng bốn điếu. Thuốc lá với tôi chả ngon lành ǵ nhưng không hút th́ ê với nhau quá, ho sặc sụa cũng ráng mà nuốt, y hệt như ráng nuốt Sartre, Sagan, Phạm Công Thiện. Cũng may chỉ sặc sụa chứ không có triết gia tỉnh lẻ nào bị nôn mửa hay bể bụng. Văn đàn họp không định ḱ, đề tài cũng không nhất định. Có khi đang bàn căi sôi nổi về h́nh nhi thượng, chợt có bóng ai thấp thoáng đi qua, chỉ cần một câu phá bĩnh (thường là của Phan văn Khôi) là biến ngay thành h́nh nhi hạ. Thật chả có kỉ luật ǵ. H́nh như ở cái văn đàn nầy, khi bàn về h́nh nhi hạ, có kẻ đă thầm th́ về những cái bất thường của Nguyễn Khoá với vẻ ngạc nhiên th́ ít mà ao ước thèm thuồng th́ nhiều. Nghe nói Nguyễn Khoá khi vào quân đội đă ấm ức v́ không chọn đúng ngành bắn súng cối.

 

Sau nầy tôi được biết nhiều hơn về mái trường cũ. Mái trường đó tạo ra những thế hệ học tṛ đầy những tài năng đa dạng trong nhiều lănh vực. Mái trường đó cũng là tụ điểm của hàng loạt những thầy giáo, cô giáo khả kính, yêu nghề.

 

Sống quá nửa đời tôi càng cảm thêm được những ǵ ḿnh nhận được từ mái trường đó qua những bài giảng của các thầy, các cô. Tôi nhớ đến những giờ học vẽ với thầy Phạm Hữu Khánh. Những bài giảng của thầy ngày xưa, với điểm hội tụ vẫn là những nét cơ bản tôi dùng cho các bản vẽ của tôi trong nhiều năm qua. Thầy có vẻ đẹp của những họa sĩ Tây phương trong óc tưởng tượng của tôi. Thầy đẹp nên cô con gái của thầy cũng đẹp. Thành thử tôi không biết một số các anh lớn trong lớp tôi có ẩn ư ǵ không khi gọi thầy là papa. Dầu sao chung cuộc cũng chỉ có một người được gọi thầy là papa thật mà thôi, c̣n lại toàn là đám học tṛ được thầy thương mến.

 

Tôi cũng c̣n nhớ thầy Hoàng Bích Sơn. Thầy dạy đánh nhịp hai, nhịp ba và nhịp bốn. Ngày ấy thầy nghiêm khắc, tuyệt đối không được trễ giờ, không được xăn tay áo. Bây giờ tôi hiểu được cái nghiêm túc để thấm được cái đẹp và cái cần thiết của âm nhạc trong đời sống. Không biết tôi có làm buồn ḷng thầy không v́ suốt thời gian học thầy, cố gắng lắm tôi cũng chỉ có thể hát ngọng ngịu ba bài ca điển h́nh. Bài Quốc ca, bài Suy tôn Ngô tổng thống và bài Khoẻ v́ nước. Tôi may mắn được điểm trung b́nh. Sau nầy chẳng mấy ai nhân ái cho tôi điểm âm nhạc cao đến như thế. Nếu có dịp gặp lại thầy, tôi cũng chỉ dám khoe với thầy rằng, rời trường đă mấy chục năm rồi, tŕnh độ âm nhạc của tôi vẫn không thay đổi, dù tôi có biết thêm được một bài mới, bài Cái nhà. Bệnh Đông quách h́nh như không có thuốc chữa. Anh em xa gần, ai biết có cách nào xin chỉ bảo cho. Không chừng người ta sẽ t́m ra được thuốc chữa bệnh Sida trước khi t́m được thuốc chữa bệnh Đông quách …

 

Tôi nhớ cô Ngô thị Như Hà, cô thường thích cho học tṛ đọc “Đời phi công” của Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh trong giờ Việt văn phần Tân văn. Cổ văn th́ Nguyễn Văn Hưng nhắc tôi cô Hà đă lúng túng không biết giảng sao cho lũ học tṛ đệ lục hiểu câu "Cái đêm hôm ấy đêm ǵ …". Tay học thuật nầy có trí nhớ cực tốt, qua Hưng mà tôi nhớ lại được khá nhiều kỉ niệm xưa.

 

Cũng lại năm đệ ngũ đó, có lần làm luận tôi được thầy Hối cho một cây gậy, được đúng có 1 điểm. Bài luận kể lại trận bóng giữa Thầy và Tṛ Phan Châu Trinh. Tôi than thở với thằng bạn thân nhất. Nó hỏi nhỏ tôi : lúc đá bóng mầy có nhường Thầy không, hay mầy lại lỡ dại đá vào cây gậy của Thầy. Tôi không dám khẳng định v́ trí nhớ của tôi hay phản thùng. Chỉ biết tài đâu mà đá vào được những vị trí chiến lược như thế. Có lẽ tôi đă lạc đề trong bài luận lúc đó, cũng như tôi thỉnh thoảng vẫn lạc đề trong cuộc sống sau nầy.

 

Tiếng Pháp tôi được học với cô Ngọc Liễng, suốt cả một năm học chẳng bao giờ tranh được một ”bon point” v́ làm sao nhanh miệng bằng những tay sừng sơ từ các trường Tây đổi sang,   trong đó có cả "la maison noire" Nguyễn Thanh Phụng. Nghe nói hồi đó Trần Văn Đào đă học thuộc ḷng cả một cuốn "Langue et Civilisation Française" (?) mà cũng chẳng thấm ǵ với những tay trên … Cự phách Pháp văn nhất phải kể đến   Hà Văn Minh. Hắn giỏi tiếng Tây đến đỗi có lần quen miệng bảo mọi người:   tổ tiên ta là người Gô-Loa.

 

Tôi c̣n nhớ đến các thầy cô khác, với những kỷ niệm khác nhau. Mỗi người một cung cách riêng, nhưng tất cả đều chung một tấm ḷng, yêu thương và tận tụy chăm lo cho đám học tṛ.

 

Trường tôi đă đào tạo ra nhiều nhà thơ, nhà văn, những nhạc sĩ tài hoa. Lúc c̣n đi học, tôi chỉ biết một cách mơ hồ về những tài hoa ấy, xuất hiện không những trong các thế hệ học tṛ mà c̣n là chính các thầy cô. Sau giờ giảng, cái nghiêm khắc đă nhường chỗ cho cái trữ t́nh, lăng mạn. Tôi đă thắc mắc chẳng hiểu sao các thầy cô của ḿnh lại có thể hoà lẫn một cách hài ḥa cái khô cằn của toán học, cộc lốc vật lư, xương xẩu của sinh vật trong giờ giảng, với những cái ướt át nhễ nhại thơ nhạc trong đời riêng. Bây giờ th́ hiểu. Để làm nhiệm vụ đào tạo những con người trẻ, các thầy và cô phải nghiêm khắc ở nhà trường, nhưng trong đời thường họ có rất nhiều lăng mạn. Không lăng mạn làm sao biết yêu, không biết yêu con người làm sao có thể hiểu và kiên tŕ rèn luyện lớp người sau.

 

Thời ấy người ta hay nhắc đến  Ṿng tay học tṛ” của Nguyễn Thị Hoàng. Nếu có một thầy một cô nào đó đă phải ngẩn ngơ v́ một đôi mắt học tṛ, th́ âu cũng là một sự thường t́nh. Cô thầy cũng chỉ mới trên hai mươi tuổi thôi. Cái khô cằn toán học hay xương xẩu sinh vật làm sao trói chặt tim người. Vả lại không thiếu ǵ thầy đẹp trai và cô th́ xinh gái. Chẳng hạn như thầy Viên với cái xe b́nh bịch khổng lồ, nh́n xa cứ ngỡ như là James Dean; thầy Tốt ph́ phèo cái tẩu đúng là người đi Tây về. Thầy Đức th́ cũng lại đẹp y như con gái. Nói như thế để quư trọng thêm những người đôi khi hay rất nhiều khi, v́ tận tụy với nghề nghiệp mà phải quên đi một phần đời riêng.

 

Đặc điểm của mái trường Việt nam là không những chỉ dạy cho học tṛ kiến thức mà c̣n dạy cho học tṛ những t́nh cảm, đạo nghĩa thâm quư mà một mái trường thuần kĩ thuật không mấy để ư đến. Trường Phan châu Trinh cũng vậy. Đó là nơi giúp cho học tṛ thấy được cái đẹp và quư của t́nh thầy tṛ, nghĩa sư đệ.

 

Ở nước ngoài, tôi đă được gặp lại Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đăng Ngọc. Vậy mà đă bốn mươi năm. Người thầy ngày xưa, ngày qua ngày, đếm từng bước trong dải hàng lang dài, kiên tŕ, dơi theo từng bước tiến của nhiều thế hệ học tṛ ưu tú. Gặp Thầy Ngọc lại nhớ đến Thầy Giám Thị Trần Hữu Duận. Dáng Thầy cao, hơi gầy, gương mặt nghiêm khắc chức vụ. Có lẽ v́ vậy tụi tôi gọi Thầy bằng cái tên rất hách, tên của vị Tổng Thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ John F. Kennedy. Có lần Thầy Kennedy Duận tóm được tôi với một đôi giày da có viền màu. Thầy độ lượng không phạt chỉ bắt tôi ra kéo cờ thôi. Ngoài Thầy Ngọc, tôi chỉ có may mắn được gặp lại một thầy cũ. Giáo sư Trần Đ́nh Đàm. Lúc đầu, thầy tṛ không nhận ra nhau. Gặp lại nhau sau gần bốn chục năm, thầy không phải là vị giáo sư vật lư nghiêm khắc ngày xưa nhưng là một nghệ sĩ trong những bước nhảy lả luớt điêu luyện. Thầy bây giờ "múa đôi" rất "cực ḱ". Thầy tṛ có dịp ôn chuyện ngày xưa. Thầy gần bảy mươi, tṛ cũng quá nửa đời. Thầy bảo ”giờ ta hăy gọi nhau bằng anh em cho thân mật”. Tôi nể thầy nhưng phải từ chối.  Tôi vẫn là học tṛ của các thầy và cô ngày xưa.

 

Kinh nghiệm cho thấy, nếu ḿnh không phải là một người nổi tiếng tài hoa như anh Đinh văn Cho, hay nổi tiếng hoa khôi một thời như … (Ôi nhiều quá kể sao cho hết bây giờ), khi gặp lại thầy cô cũ, chớ dại hỏi thầy cô c̣n nhớ ḿnh không. Học tṛ cả trăm cả ngàn, thầy cô nhớ làm sao nổi. Nhớ đến ḿnh họa hoằn có mấy thằng xóm nhà lá nghịch phá với nhau, có khi lại đánh nhau đến đổ máu mũi. Ngày xưa là máu mũi, bây giờ máu thâm thẩm đó trở thành sợi dây thân ái thắt chặt nhau lại với tuổi trẻ đáng yêu. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, quên béng những lời chửi tục và những cú thụi đau thấu trời xanh.

 

Trong số những tài hoa Phan Châu Trinh, tôi được gặp nhà văn Lệ Hằng. Chị có nhiều tác phẩm nổi tiếng, gây nhiều bàn căi một thời. Thời đó, tôi không có duyên may để đọc Tóc Mây, hay Bản Tango Cuối Cùng. Gặp chị ở Phong Trang trên vùng Núi Xanh –Blue Mountains, chị và phu quân, anh Hoàng văn Giàu, vẫn tiếp tục viết, tâm đầu ư hợp, hạnh phúc như đôi bướm trắng nhởn nhơ bên hàng dậu tre xanh mướt ở Phong Trang của anh chị. Tôi cũng có duyên may gặp lại một tài năng trong kĩ nghệ điện tử Việt nam là Nguyễn Đức Thống. Thống có những sản phẩm khá độc đáo, cạnh tranh được với hàng nước ngoài. Tôi có nhờ Thống chế ra cái máy siêu-karaoke chữa bệnh cho những tay Đông quách nặng. Cho đến bây giờ không nghe Thống nói đến sản phẩm nầy. Có thể do không có thị trường. Bây giờ, người Phan châu Trinh cũng như người cả nước, ai cũng hay hát và hát hay như Ngô Thị Phước Khánh hay cô Kim Thành, nên ai dại ǵ bỏ công chế máy chỉ để bán được cho vài ba tên Đông quách cực nặng, trong đó có tôi.

 

Phương tiện thông tin ngày càng nhiều, quả đất như nhỏ hẳn lại và chúng ta có được nhiều cơ hội dễ dàng để trao đổi với nhau. Nhờ công khó của một số anh em đă tạo ra những mạng thông tin, tôi được biết đến một số anh chị, bè bạn cũ. Xa mái trường xưa đă quá lâu, có lẽ mọi người trong chúng ta đều có những hoàn cảnh riêng, kinh nghiệm riêng, những c̣n mất riêng. Cuộc sống đa dạng. Thời gian và không gian thật ngút ngàn. Những khác biệt cũng thật mênh mông. Vậy mà vẫn có những cố gắng để t́m lại nhau, gần nhau và chia xẻ với nhau. Thật quư.

 

Ngồi viết những ḍng nầy là một khoảng ngắn được trở về với đời sống ḿnh mấy chục năm trước. Có qua đi mới cảm nhận được giá trị cái ǵ ḿnh có. Những năm Phan châu Trinh thật đáng yêu đáng nhớ với các thầy cô kính quư và bạn bè thân thương. Ở mái trường đó, tôi đă được nhận những kiến thức cần thiết cho tương lai của ḿnh, những t́nh bạn bền chặt làm ấm ḷng trong những năm tháng dài trôi nổi nơi xứ người. Tôi không thể nhớ hết được các khuôn mặt của thầy cô, bạn bè ngày xưa nhưng tất cả đều là những h́nh ảnh đẹp trong đời sống của ḿnh. Tôi nhớ đến cảnh sắc của xứ Quảng, phố Hàn của tôi, nơi đó cùng với đất nước Việt nam yêu quư đă cho tôi nhiều thứ, kể cả khả năng biết yêu và biết ghét.

 

Tôi không biết bao giờ c̣n cơ hội viết thêm một lần nữa cho đặc san Phan châu Trinh. Và v́ vậy những ḍng nầy là lời thăm hỏi và cảm ơn chân t́nh của tôi đến tất cả bè bạn xa gần và thầy cô của tôi ở mái trường Phan Châu Trinh. Tôi cũng nghĩ như anh trưởng lớp Đinh Văn Cho, cuộc đời nầy chẳng ǵ quư bằng "có t́nh", có t́nh với anh em, với bè bạn và với nhau. Ḿnh hăy nghĩ đến nhau, cho nhau một chút t́nh. Cuối cùng, tôi muốn dành những suy niệm của ḿnh cho những người bạn rất gần gũi nhưng không bao giờ được gặp lại. Đó là Lê Hữu Đức, Quách Ẩn, Nguyễn Như Ri, Vũ Văn Bang, và có thể c̣n những bè bạn khác mà tôi chưa được biết.

 

Kensington 25.4.2004

Trần Việt Hùng