Tạp Ghi

 

Nguyễn Doăn Kim

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau ngày thi tú tài 2, bạn bè chia tay mỗi đứa một nơi. Người vào Sài g̣n, kẻ đi Huế, một số ít được học bổng du học Úc, Nhật ... Số c̣n lại ngă nón từ giă bút nghiên để học nghề, về quê làm ruộng, đi lính ...

 

Kim đă hát bài ca này trong buổi liên hoan cuối năm:

...

Thi ơi là thi

Sinh mi làm chi

Bay nghẹn ngào

Bám ồn ào, buồn vui vấn vương

....

 

Ngày xướng danh đă đến, bảng vàng có tên.

....

 

Đây bao bộ mặt cười ra nước mắt

Than câu học tài thi phận!

Đây bao tiếng cười đắc ư khoe khoang

Phen này ông hỏng th́ ai đậu cho?

 

Tuổi thơ đẹp nhất thiển nghĩ đă được chấm hết từ nay. Bạn bè trôi giạt khắp nơi, liên lạc không c̣n. Có chăng cũng chỉ vài bạn chơi thân với nhau giữ được thư từ hoặc thăm viếng lúc thuận tiện. Những dịp về Đà Nẵng, Kim t́m đến với bạn bè, người xưa đâu chẳng thấy.

 

Đặng Công Cử đă thăm Kim nhiều lần, các anh chị em Kim coi Cử như người nhà. Kim rất mến Cử v́ Cử vui và thành thật. Cử rất yêu đời và thích làm chuyện bất ngờ. Anh lúc nào cũng cười, không phải để khoe chiếc răng vàng sáng chói. Kim vào Sài G̣n học, bẵng đi một thời gian dài Cử không ghé thăm Kim nữa. Một hôm Kim nhận được thư của bà chị ở Đà Nẵng cho biết có một người khách giữa trưa đến gơ cửa, tiếng gơ mạnh và dồn dập. Bà hé cửa nh́n, đối diện với bà là một tên lính biệt kích nguy hiểm, y mặc áo quần rằn ri, đội mũ tai bèo cùng màu che đến sống mũi, ngực và thắt lưng đeo lủng lẳng cả chục quả lựu đạn mini, khẩu súng ngắn đen ś kè kè bên hông, tay phải như muốn rút ra lẩy c̣, đôi giày đinh bóng loáng nấp dưới hai ống quần túm gọn. Hắn ta là ai, bà chưa kịp hỏi th́ hắn mở cửa xông vào, lớn tiếng: “Ông Kim, à ông N.D. Kim có nhà không?”. Chị tôi kể tiếp, hắn tiếp tục xông vào, chị tôi há hốc miệng định la lên, hắn lấy tay bụm miệng, cười nói: “Bộ chị không nhận ra em à? Cử đây!”

 

Tôi gặp Lê Văn Kim vào một ngày chúa nhật, tại một quán cà phê gần sở thông tin Đà Nẵng. Kim bỏ học, anh quyết định đi làm mặc dù anh là “cây toán” của lớp.

 

-  Mày đi làm thật à? Tôi hỏi Kim.

-  Ừ. Kim trả lời cộc lốc.

-  Làm ở đâu? Tôi hỏi.

-  Sở Mỹ. Kim trả lời.

Tiếng Anh mày bao nhiêu, tao biết quá mà.

Kim kể rằng Kim đă qua một bài trắc nghiệm và đă được nhận vào làm. Sau đó Kim cố gắng học tiếng Anh, suốt ngày nghiền ngẫm một quyển sách nhỏ gồm những câu đàm thoại tiếng Anh dành cho “me Mỹ”.

 

- Hiện mày làm ǵ? Tôi hỏi.

Gác điện thoại. Kim trả lời.

- Thế mày nghe được đầu kia nói không?

Hễ điện thoại reo tao nhấc ống nghe, khi bên kia hết nói, tao chỉ việc “sorry, hold on”, tao đi một ṿng rồi đặt lại ống nghe lên máy. Xong.

 

Kim thật liều, được th́ lănh lương Mỹ, không th́ mất việc. Về sau, Kim rất phát tài, phát tướng, có nhà, có tủ lạnh, TV...

 

Kim gặp lại Nguyễn Đề trên đường Trần Hưng Đạo năm 1985, vẫn mái tóc quăn quăn, nụ cười tinh nghịch. Hai đứa mừng ôm chầm lấy nhau, hỏi đủ thứ chuyện sau nhiều năm xa cách. Đề mập hơn, già dặn hơn nhưng nét vui và cử chỉ nhanh lẹ vẫn chưa mất.

 

Cũng vào năm đó, Kim t́m được Đoàn Trung Tín, gương mặt đầy đặn, nước da ngăm ngăm đen không thay đổi. Tín nổi tiếng viết chữ phóng túng, nay Tín là mục sư Tin Lành, nhà ở gần chợ An Đông, quận 5.

 

Tín, Đề và Kim năm nào cũng ngồi gần nhau. Tín học giỏi, chơi thể thao cũng xuất sắc. Anh là thủ môn của đội banh lớp. Anh và Đề chuyền banh tennis rất giỏi. T́m được ra Đề và Tín là một niềm vui lớn. Rồi chúng tôi gặp nhau tại nhà Tín để hỏi thăm nhau nhiều hơn. Chúng tôi nhắc lại kỷ niệm cũ, kể lại hành tŕnh mấy năm qua. Chúng tôi gọi nhau bằng “mày, tao” như hồi c̣n đi học. Mục sư Đoàn Trung Tín đang du hành ngược thời gian 21 năm về trước. Tiện đây Kim xin phép các bạn được cảm ơn bạn Nguyễn Đề đă chụp h́nh ngày cưới Kim năm 1986. Cảm ơn mục sư Đoàn Trung Tín đă gởi quà cưới là quyển Thánh Kinh.

 

Thân gởi các bạn trong ban chủ trương và biên tập tờ báo “lá cải” Ư Thức đă hoạt động cuối niên học 1964-1965, đứa con tinh thần này chỉ ra đời được hai số là chết một cách tức tưởi. Kim không nhớ hết những người tham gia viết và in báo nhưng chắc mẫm là có T.V. Hùng, P.V. Thịnh, Đ.V. Cho, những người này là ṇng cốt của tờ báo Ư Thức.

 

Tờ Ư Thức ra đời do các cuộc biểu t́nh năm 1965 và trước đó. Học sinh trong thành phố phải nghỉ học nhiều ngày. Chính trị chen vào học đường, ảnh hưởng đến việc học hành, nhất là kỳ thi tú tài 2 sắp đến.

 

Ư Thức ra đời được sự ủng hộ của thầy Duận và các nhân viên văn pḥng trong việc in ấn và phát hành. Báo được in bằng giấy màu vàng, loại rẻ tiền, khổ 260mm x 279 mm (8”1/2 x 11”). Bài vở được nhân viên văn pḥng đánh máy rồi in bằng máy quay ronéo. Báo gồm 2 trang ra lúc 6 giờ chiều, chừng 80 đến 100 số, bán đắt như tôm tươi. Giá ủng hộ là 2 đồng 1 tờ nhưng hầu hết độc giả đưa tờ 5 đồng mà không lấy tiền thối lại. Các bậc cha mẹ thông cảm nỗi bứt rứt của con trẻ. Báo phát hành ngày thứ nhất, ngày hôm sau được phát thanh tại trường. Loa phóng thanh và micro thầy Duận cho sử dụng. Phát thanh được mươi phút th́ lập tức có một chiếc xe lam chĩa loa vào trường la hét át cả tiếng phóng thanh của chúng tôi. T́nh h́nh là thế. Số báo thứ hai tiếp tục phát hành, nhiều người đứng đợi mua, họ muốn biết lập trường của con em họ, chúng muốn nói những ǵ.

 

Cũng trong ngày, nhà Kim “được” hai người đàn ông đến “hỏi thăm sức khỏe”. Gia đ́nh Kim kể lại đó là hai người thanh niên to con, tay cầm mă tấu, mặt đầy sát khí xông vào nhà Kim điểm mặt: “Các ông các bà phải dạy thằng Kim nếu không th́ đừng hối hận.” Tám giờ tối Kim về nhà, ba má và các anh chị Kim hỏi tíu tít: “Kim, con đă làm ǵ? Kim, em đă làm ǵ? Sao dại thế!”. Tờ Ư Thức chết không kịp ngáp.

 

T.V. Hùng, P.V. Thịnh, Đ.V. Cho và các bạn khác cũng bị điểm mặt chứ?

 

Họ Trương lượm cục đá, không phải T.Đ. Thủy, cũng chẳng phải T.T.N. Hoa mà là T.K. Quư.

 

Hôm đó chúng tôi học trên lầu, pḥng thứ hai, dăy song song với đường Thống Nhất. Chẳng nhớ giờ đầu của giáo sư nào nhưng khi lớp đă ổn định, thầy hiệu trưởng N.Đ.Ngọc bước vào. Trưởng lớp họ Đinh nhanh như chớp hô nghiêm. Cả lớp đứng dậy. Thầy Ngọc đến là có chuyện. Ai sẽ bị khiển trách và bị phạt cấm túc.

 

Thầy không cho lớp ngồi xuống như thường lệ, tay trái thầy vẫn đút vào túi quần, gương mặt nghiêm nghị lạnh lùng. Thầy rướn người lên, đảo mắt như t́m kiếm tên tội phạm. Thầy dơng dạc hỏi: “Tṛ nào là Trương Khả Quư?”. Trời, thầy thuộc cả tên họ và chữ lót! (Thầy đă đọc bảng tên trên áo Quư trước khi vào lớp).

 

-  Dạ thưa thầy con đây. Quư vừa trả lời vừa đưa tay lên, có lẽ Quư cho rằng minh hơi thấp thầy không thấy được. Tôi nghĩ: “Thôi rồi, hôm nay Quư bị sao quả tạ chiếu.”

 

Thầy cho cả lớp ngồi xuống rồi nói: “Thầy khen thưởng tṛ T.K. Quư trước lớp, tṛ Quư đăï tự giác nhặt ḥn đá trên bậc thang bỏ qua một bên, nhiều tṛ khác thấy nhưng không làm cử chỉ đẹp đó.”

 

Suốt 40 năm qua, V.N. Long, P.V. Thịnh và N.V. Hưng là ba h́nh ảnh Kim không bao giờ quên mặc dù không chơi, không chuyện tṛ nhiều với các bạn trong các năm học; nhưng những kết quả hàng tháng, hàng năm, những bài luận văn được đọc trước lớp đă tô đậm h́nh ảnh ba bạn trong tâm trí Kim.

 

Sau năm 1954 nhiều cô cậu học tṛ vào đệ thất to cao, khỏe mạnh. Dân ta mà có những lớp người như vậy th́ ắt đất nước tiến nhanh. Không biết cha mẹ các cô cậu đă nuôi các cô cậu bằng thức ăn ǵ, bơ sữa loại nào mà có được con em tốt như thế? Lớp ta có rất nhiều bạn cao to, ngược lại cũng không thiếu các bạn “mén”, vừa nhỏ con, vừa thiếu kích thước, mặt non choẹt tưởng chừng không thể theo nổi chương tŕnh lớp đệ thất. Thế mà các bạn này đă thi đậu với hạng ưu, b́nh, b́nh thứ mới lạ chứ. Khen thay các bạn học tṛ “mén”, cha mẹ nghèo, thiếu kinh nghiệm nuôi dưỡng mà các bạn học tập tốt. Lớp ta có bao nhiêu “mén” nhỉ? Xin kể: bạn P.V. Thịnh, bạn N.P. Duyên, bạn L.M. Trùy, Bạn N.Đ. Thống, bạn L. Hân … “Mén” gái th́ có T.N.C. Lan. Về sau các bạn này làm mưa làm gió, đoạt các thứ bậc cao trong lớp, các bạn to con tốt bụng lúc nào cũng nhường nhịn giữ các thứ vị khiêm nhường.

 

Nhớ lại pḥng học hồi đó (pḥng chừng 10m x 8m), lối vào là hai cửa lớn bằng nhau, phía bên kia là hai cửa sổ khá rộng. Từ cửa chính lớp đi vào là gặp ngay bục giảng và bàn của giáo sư. Bục giảng kéo dài đến cuối bảng đen. Lớp có 12 bàn chia ra hai dăy, chỗ ngồi là băng ghế dài. Mỗi bàn có 5 học sinh không phân biệt lớp lớn lớp nhỏ. Các bạn gái thường ngồi hai bàn trước gần cửa chính đi vào, trước mặt giáo sư. Điều này tối kỵ với các bạn không thuộc bài. C̣n lại dành cho nam, “mén” ngồi trước, lớn sau. Kể ra một lớp học như thế quá đông, tội cho các bạn đội sổ. Nặng quá phải không bạn? Thường trong lúc học cũng có những điều cấm kỵ, xin kể ra để nhớ cho vui: có khi giáo sư gọi học sinh lên trả bài, lên bảng làm toán hay viết chính tả. Thường th́ những giáo sư này xem tên trong sổ trước rồi đi xuống cuối lớp mới gọi tên. Sau này mới nghiệm ra v́ tṛ cao hơn thầy.

 

Lớp ḿnh trai gái học chung, nhiều bạn gái đẹp, học giỏi. Tốt số mới được học trong một lớp như vậy. Các bạn nhỏ có chị ở trong lớp cũng đỡ buồn. Điều bất công là các bạn lớn không dám gọi các bạn nhỏ bằng em, nhất là các bạn gái. Bọn ḿnh chỉ quen xưng tên, cho C. mượn cây bút, cho A. mượn quyển sử, quyển toán v.v… Xưng như vậy nghe cũng dễ thương quá rồi. Về sau, lên đệ tam B, đệ nhị B lớp ḿnh bị “âm suy”.

 

Suốt 7 năm học tại trường Phan Chu Trinh nhiều vị giáo sư đă dạy chúng ta. Nhiều giáo sư có tuổi như thầy P.H. Khánh, thầy H.B. Sơn, thầy B. Tấn, cô Liễng, cô Mộng Liên …cũng có nhiều giáo sư trung niên như thầy N.N. Thanh, thầy Tiến, thầy Hối, thầy Dật, cô Như Hà …cũng có một số giáo sư trẻ tuổi mới ra trường về dạy như thầy Việt, thầy Kính …

 

Nhiều thầy cô sau năm 1975 không c̣n đi dạy. Những thầy cô “mất dạy” này phải làm đủ nghề để sống.

 

Một hôm Kim uống cà phê ở La Pagode, Kim gặp một giáo sư cũ. Kim chào hỏi thầy với sự mừng rỡ, cung kính. Thầy bảo đừng gọi bằng thầy.

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, sao thầy nói vậy?

 

Cho đến nay, nhiều thầy cô, bạn bè lưu lạc khắp năm châu, phần đông c̣n ở lại trong nước hăy nối ṿng tay lại, hà hơi ấm cho nhau. Xin gởi nỗi ḷng thương tiếc vô vàn đến những bạn sớm vĩnh viễn ra đi.

 

Nguyễn Doăn Kim

San Jose, 22 tháng 6, 2005