Áo Trắng Ngày Xưa

 

Nguyễn Thị Xuân Lộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thế rồi tôi trở về Đà Nẵng. Chiến tranh đă  gây nên sự mất mát lớn lao. Hai bàn tay trắng, về Đà Nẵng và làm lại từ đầu. Bạn bè mỗi người một ngă nhưng tôi th́ về Đà Nẵng v́ ở đó tôi c̣n có gia đ́nh, có kỷ niệm, có mảnh đất thân quen làm nơi nương tựa.

 

Tôi đă trải qua những năm tháng sống nhọc nhằn và kham khổ. Một người bạn cũ t́nh cờ gặp lại trong những ngày đầu đă đem đến cho tôi hai bộ quần áo cũ. Tôi cảm động đến nghẹn ngào v́ suốt cuộc đời, tôi chưa bao giờ trải qua t́nh cảnh cần sự giúp đỡ, cảm thông của người khác bằng vài bộ quần áo cũ. Có lẽ tôi nghẹn ngào một phần v́ tủi thân và tự ái. Tôi không từ chối món quà thân thiết đó. Tôi bắt đầu sống bằng nghề buôn bán lẻ trên vĩa hè, đan và thêu áo. Cuối cùng, tôi gặp lại thầy giáo cũ dạy   

 

Việt Văn thời tôi học trường tư thục.  Thầy đang làm trưởng pḥng giáo dục.  Gặp học tṛ cũ, thầy hỏi han ân cần và bảo tôi làm đơn xin trở lại nghề dạy học.  Cuộc sống đối với tôi thế là tạm ổn.

 

Hằng ngày, tôi đến trường bằng chiếc xe đạp mini, mỗi năm được mua năm mét vải. V́ không được quyền lựa chọn nên tôi phải mua loại vải không phù hợp với ḿnh. Tôi bán đi và mua lại chỉ được 3 mét. Như vậy tôi mới có được một cái chemise bằng vải kate và chiếc quần đen để  hàng ngày mặc tới trường.

 

Có th́ giờ rănh, tôi đạp xe khắp thành phố Đà Nẵng, qua những con đường quen thuộc. Tôi đă rời xa thành phố nhiều năm nhưng khi về gặp lại, tôi không hềù cảm xúc trước  cảnh cũ. Ngay cả khi đi ngang trường  Phan Châu Trinh, tôi cứ tưởng ḿnh sẽ xúc động mănh liệt, nhưng không ngờ tôi ngạc nhiên khi thấy đầu óc và trái tim ḿnh không hề gợn lên một rung động nhỏ nào. Trước mặt tôi, ngôi trường luôn ồn ào v́ tiếng nói liên tục trên loa phóng thanh. Trước cổng trường, trên hàng rào và cả trên băng droll của các dăy lầu, rất nhiều tấm băng droll nền đỏ rực, viết chữ vàng ghi những biểu ngữ, khẩu hiệu, lời hô. Màu sắc làm nhức mắt. Học sinh đông đúc nhốn nháo trên sân trường. Các em trai mặc áo màu sẫm, quần xanh hoặc nâu. Các em gái mặc áo xanh da trời hoặc áo trắng có kẻ sọc, quần đen ống hơi rộng và ngắn. Các em đều mang dép nhựa hoặc giày sandal làm bằng lốp xe. Có lẽ cách ăn mặc của các em làm cho tôi không t́m thấy sự sáng sủa, tươi tắn trên nét mặt. Hay v́ ăn uống kham khổ làm các em mất đi vẻ mượt mà, tươi tắn của làn da tuổi mười bảy ?

 

Ngày tháng dần trôi, tôi và mọi người đă quen và thích ứng với cuộc sống sau chiến tranh, với những năm tháng lao động cật lực vẫn kiếm được rất ít và không đủ ăn, không đủ mặc. Nhưng rồi mọi người bắt đầu nghe những từ "Đổi mới" "Mở cửa". Cuộc sống cũng nhờ đổi mới và mở cửa mà dần dần thoải mái hơn.

 

Cho đến một hôm, tôi đến một tiệm tạp hóa gần trường Phan Châu Trinh để mua vài món đồ, tôi nh́n ra đường và bỗng trông thấy những tà áo dài trắng.

Ôi! những tà áo dài trắng thướt tha trong buổi chiều nắng nhạt!

 

Đă hơn mười lăm năm sau chiến tranh, bây giờ tôi mới thấy lại h́nh ảnh mấy cô nữ sinh mặc áo dài trắng. Sự ngạc nhiên và cảm xúc làm tôi lặng người đi. Tôi đă bất chợt gặp lại h́nh ảnh của chính tôi và bạn bè tôi trong thời dĩ văng xa khuất. Tôi tưởng rằng tà áo trắng ngày xưa đă thật sự phai nhạt và đắm ch́m trong quá khứ. Tôi tưởng rằng nhưng năm tháng sống nhọc nhằn, kham khổ đă đè nặng lên tâm hồn tôi, đă che lấp và nhận ch́m bao nhiêu h́nh ảnh thời đi học, bao nhiêu kỷ niệm đẹp đẽ đă đi qua đời tôi.

 

Nhưng mà không phải thế. Bóng dáng mấy cô nữ sinh mặc áo dài trắng đi trên đường phố đă làm sống lại trong tôi tất cả.  Trong tâm trí tôi hiện ra một cách ham hố, lộn xộn trong cùng một lúc nhiều khuôn mặt, nhiều h́nh ảnh, nhiều bạn bè, nhiều thầy cô, nhiều buổi học, những hàng cây, những dăy lớp...

 

Không, không như thế. Hăy hồi tưởng lại từng cái một. Tuy không sắp xếp theo một bố cục nào nhưng đừng để cho các h́nh ảnh chen lấn nhau, chồng lên nhau. Đây rồi, những buổi sáng c̣n mờ sương, đường  Phan Châu Trinh nối với đườn Lê Lợi. Hai hàng phượng bên đường giao nhau thành một ṿm cây như một hang động kết bằng lá xanh, từng tốp học sinh đổ về trường . Bọn con trai đi nhanh hơn. Con gái th́ từng cặp hoặc ba đứa, vừa đi thong thả, vừa tṛ chuyện. Mùa thu, lá phượng vàng bay lả tả, những con sâu tḥng từ trên cao xuống, đu đưa vướng vào áo, vào tóc. Mấy đứa con gái run rẩy, tái mặt, hét lên  sợ...

 

Trên con đường ấy, b́nh yên và thanh thản, ngày tháng cứ trôi đi. Và h́nh như trong những ngày tháng ấy có chứa chất cả thơ, cả nhạc. Thơ của tuổi học tṛ và nhạc của thời thanh xuân.

 

Khi nắng đă lên, thầy cô rất đông trong pḥng giáo sư.  Trên sân cát, học sinh xếp hàng vào lớp. Hàng của lớp tôi sáng nào cũng đứng cạnh hàng của hai chị em Thu Liên, Thu Hà. Người đẹp thế mà lại c̣n học giỏi. Thầy Nhuận giám thị đi trên hành lang. Tôi chợt nh́n xuống chân con gái đều phải mang guốc thấp, quai nhựa.  Thầy Nhuận thường nói:

- Không mang guốc cao gót. Quai guốc không được thêu cườm.

 

Chẳng ai dám trái lời thầy. Con trai th́ phải mang giày sandal bằng da, có quai sau,  quần xanh áo chemise trắng và bảng tên trên ngực thêu bằng chỉ bleunoir.

Cô Kim Thành dạy Pháp văn, cô đi xe vélo solex. Vậy mà Bích Quân đi học bằng xe hơi nhà. Con gái được đi chung cổng trường với giáo sư, c̣n con trai đi cổng sau. Lớp Đệ Nhị C của tôi có nhiều nhân tài văn nghệ Phụng Hồng và Thu Phong là hai giọng hát nổi tiếng trong trường. Lớp Đệ Tam lại có nhiều người đẹp như Thái Thu, Lâm An, Phước Khánh ....

 

Khi lên Đệ Nhất mới là đặc biệt. Bọn  con gái học Đệ Nhị B chuyển hết lên Đệ Nhất A v́ sợ học toán không nỗi. Ấy vậy mà trong hai lớp Đệ Nhất B toàn con trai vẫn nổi bật một cô nữ sinh duy nhất là Phạm Thị An. Trong lớp học, tôi thường thấy An ngồi một ḿnh ở bàn đầu. Thỉnh thoảng vài đứa con trai ôm vở lên ngồi chung. Giờ chào cờ   sân trường, chỉ một ḿnh An đứng lẻ loi xếp hàng trên phía lớp B với con trai.

 

Những giờ ra chơi, chúng tôi đứng ở hành lang trên lầu, nh́n nắng chiều trên những tán lá phượng xanh um, gió rung những cành phượng và làm lay động hàng dương liễu sát bờ rào. Bóng cô Gia Lai hiền thục, mặc áo lụa hồng hoa, đi bộ trên mảnh sân tràn ngập ánh nắng. Cô nghiêng đầu và che mặt bằng quyển sách. Bọn học tṛ nh́n theo cho đến lúc bóng cô khuất vào pḥng giáo sư.  Hồi đo vào những mùa thi, chúng tôi măi mê chăm chú học Anh văn và Pháp văn.  V́ chọn ban C  nên mỗi tuần tôi chỉ học một giờ toán. Tôi nghe bọn con trai học ban toán kể cho nhau nghe:

- Thầy Thanh dạy toán nói mấy đứa bên lớp C dốt đến nỗi hai cộng với một mà tụi nó không nói được.

 

Hôm sau, ở lớp tôi, vào giờ toán, cậu học tṛ Trần Thanh Ẩn giơ tay xin nói, được thầy Thanh cho phép, Ẩn đứng lên lễ phép:

- Thưa thầy hai cọng với một là ba.

Thầy Thanh đang dạy về h́nh học không gian nên cả lớp ngẩn ngơ không hiểu ǵ. Thầy cũng không hiểu, chỉ có tôi và mấy đứa nghe chuyện mới hiểu. Nhưng rồi thầy cho qua v́ Thanh Ẩn hay có những việc làm gàn gàn, bài vở cũng ít khi đầy đủ.

 

Giờ Pháp văn, cô Kim Thành gọi Ẩn lên, cô cầm vở và nói:

- Vở em thiếu nhiều quá ! Em hăy đặt một câu với verbe parler.

Ẩn đứng im lặng, cúi mặt hồi lâu, anh bạn này vẫn thường bí trước những câu hỏi của giáo sư. Thời gian đó ở rạp ciné LiDo đang chiếu phim của ca sỹ pháp Dalida, người ta đang quảng cáo phim "Parlez moi d' amour". Trần Thanh Ẩn bỗng ngẩng đầu lên, ánh mắt nhanh nhẹn và nói to:

- Mademoiselle, parlez moi d'amour.

Cô Kim Thành đang cúi đầu chăm chú vào sổ điểm bỗng ngẩng phắt lên, cô nh́n về phía cậu học tṛ, hơi thảng thốt, rồi cô b́nh tĩnh gật đầu, nhẹ nhàng trả vở cho Ẩn và cho phép về chỗ ngồi. Nét mặt cô Kim Thành cố làm ra vẻ tự nhiên, rồi giờ học lại tiếp tục.

 

Thầy Trần Đ́nh Quân làm cố vấn lớp tôi. Bọn con gái hay bàn tán về thầy, về bản nhạc "Khúc t́nh ca xứ Huế" rất nổi tiếng do thầy sáng tác, về chuyện năm

ngoái thầy nói giọng Bắc, vậy mà năm nay vào lớp, bỗng dưng thầy lại nói giọng Huế.

 

Màu áo trắng bây giờ đă gợi lên trong tôi h́nh ảnh tà áo trắng ngày xưa và nối tiếp nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học tṛ, của mái trường thân thương. Và hôm đó, khi đi ngang trường Phan Châu Trinh, tôi đă thật sự cảm xúc. Bóng dáng tà áo trắng xuất hiện trong trường nhẹ nhàng bay trong gió, thấp thoáng ngoài sân, bên gốc cây, trên hành lang, trong lớp học... Tôi nghe con tim ḿnh xao xuyến như sự hồi hộp, rụt rè năm xưa trong ngày đầu tôi bước vào trường, và cũng từ ngày đó, tôi thực sự trở thành một học sinh của trường Phan Châu Trinh.

 

Nguyễn Thị Xuân Lộc

 

2002