MỘT THỜI PHAN CHÂU TRINH

                                                                                 

 

Hồi Kư TRẦN HOAN TRINH

 

 

 

1.    Nhập Thế :

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi đến tŕnh diện nhận việc tại trường Trung-học Phan Châu Trinh Đà-Nẵng vào một ngày đầu tháng 9 năm 1958. Đó là một buổi sáng thứ hai đẹp trời.Trận mưa ban đêm đă kéo mây xám mùa thu đi hết, để lại một bầu trời xanh lơ, cao ṿi vọi. Học sinh đang tập trung giữa sân trường, dự lễ chào cờ đầu tuần .Tiếng đồng ca nhịp nhàng, trầm bỗng theo gió bay xa, cuốn lấy tâm hồn tôi, một tâm hồn đang háo hức bỡi sự mới lạ, đang say sưa trước ngưỡng cửa vào đời. Tôi chờ buổi lễ chấm dứt, tiếng hô “thôi “ của vị  giám thị vang lên, mới mở cổng đi vào. Con đường từ cổng trường đến bậc thềm chỉ một đoạn mà thấy dài vô tận. Đi giữa hai hàng áo trắng lung linh , những đôi mắt đen nhánh , những tiếng th́ thầm, chân tôi như nhũn đi, như trôi trong một lớp sương khói  bồng bềnh ….Pḥng Hiệu-Trưởng nằm ngay giữa , sau bậc tam cấp lên xuống. Pḥng được  chia hai, ngăn bỡi  một tấm vách bằng ván mỏng sơn  Ta đến khi tóc xanh   màu thanh  thiên . Phía ngoài kê hai bàn dài làm pḥng Giáo sư , phía trong là bàn làm việc của Hiệu-trưởng. Hiệu-trưởng lúc bấy giờ là thầy Nguyễn Đăng Ngọc, đẹp trai, khi đó c̣n rất trẻ. Đây là vị Hiệu-trưởng chính thức đầu tiên của trường. Các vị Hiệu-trưởng tiền nhiệm thật ra chỉ là Quyền Hiệu-trưởng thôi: thầy Lê Khắc Giai, thầy Trương cảnh Ngôn, thầy Huỳnh văn Gi, thầy Bùi Tấn, v́ thời gian trước đây, trường chưa đủ cấp số về lớp để có thể hưởng qui chế của một trường Trung học hẳn hoi .Thầy Ngọc là một vị Hiệu-trưởng đáng kính, có tinh thần trách nhiệm cao, rất thương yêu và gần gũi với học sinh. Tôi học được rất nhiều điều sau này từ thầy.Thầy nhận lời tŕnh diện của tôi, hỏi qua về gia đ́nh, về sức khoẻ và cho tôi biết phân công giảng dạy. Thầy dẫn tôi ra pḥng Hội-đồng, giới thiệu với một số thầy cô có mặt hôm đó, đang ngồi chờ giờ lên  lớp. Tôi gặp lại  nhiều  bạn cũ hồi Trung học, các Anh Chị đỗ xong Tú Tài 1, Tú tài 2 là đă đến đây giảng dạy rồi. Sau này, khi trường Đại học Huế được mở ra, một số đông đă thôi dạy để đi học tiếp , hoàn thành tŕnh độ đại học của ḿnh . Trường Phan châu Trinh năm đó qui mô c̣n nhỏ , Hội đồng Sư Phạm chỉ có khoảng 20 vị, tôi c̣n nhớ tên: thầy Phạm hửu Khánh, thầy Trần Tấn, thầy Bùi Tấn, Trần Ngọc Quế, Đặng Minh Trai , Phan Đăng, Lư Châu, Nguyễn văn Đáo, Nguyễn Ṭng, Tôn thất Tạ, Nguyễn trung Hối, Phạm văn Ấm, Hoàng Bích Sơn, Lâm sĩ Hồng, Phan công Hân,  cô Kim Đính, cô Đặng Thị Liệu, cô Bội Hoàn, cô Ngọc Quỳnh, cô An Hà Châu , bà Trần Ngọc Liễn, cô Trương thị Thúy…Tổng giám thị là thầy Trần hửu Duận .Văn pḥng có bác Bửu Diêu, bác Nguyễn Kế, anh Nguyễn Đỗ Thuận, cô Trần Đ́nh Chín , anh Nguyễn Văn Thiên ,bà Nguyễn khoa Dánh . Bảo vệ có 2 bác Nguyễn Văn Nam và Nguyễn Văn Thôi : đây là 2 anh em ruột , lớn tuổi, làm việc tận tụy, xem các thầy cô trong trường như con ḿnh . Cơ ngơi của trường PCT năm tôi đến c̣n rất nhỏ, trường mới có 16 pḥng, vừa làm pḥng học, vừa làm văn pḥng: 8 pḥng trệt lợp ngói nh́n ra đường Lê Lợi, dịp hè vừa rồi xây thêm 8 pḥng 4 trệït 4 lầu, vuông góc với dăy pḥng cũ, lưng quay về đường Thống Nhất ( nay là Lê Duẫn) .Khi Pháp về nước, trường Tiểu  học của Pháp được trao cho trường PCT sử dụng .Cơ sở này có 4 pḥng , lưng sát với đường Lê Lợi, 1 pḥng làm tư gia của Hiệu trưởng, 3 pḥng c̣n lại dùng để dạy những giờ  ngoại khóa: vẽ, nhạc, nữ công gia chánh.

 

Mặt trước là một sân rộng, cây cối sum sê, nắng im gió mát quanh năm, dùng để tập Thể dục, hoặc cấm trại  Thầy Tăng, thầy Quế, thầy Tịng, thầy Đẩu    trong những dịp hè, dịp  lễ, …..Khuôn viên trường PCT hồi đó rộng bao la, trăi dài từ đường Thống Nhất đếän tận hông trường Phan Thanh Giản , giờ chơi học sinh tản ra bốn phía đùa vui thoải mái. Sân trường c̣n trải cát, chỗ cao chỗ thấp, bao quanh bằng một hàng kẽm gai quân đội thấp lè tè, đứng bên ngoài có thể nh́n thấy hết mọi sinh hoạt bên trong. Cây cối trên sân chính chỉ có  Thầy Hối, thầy Tạ, thầy Dự, thầy Tăng  mấy hàng dương liễu, hàng phượng mới trồng, lơ thơ, ẻo lả trước gió. Năm sau, các hàng cây này được nhổ bỏ đi, trường có kế hoạch trồng các cây sao, cây xà cừ thay vào, bây giờ  lên cao vút. Thời gian này học tṛ chưa đông, thầy cô chưa nhiều, nên thầy tṛ gắn bó thương yêu nhau vô cùng. Sau này tôi vẫn nghĩ lại: chưa có thời gian nào tôi được sống giữa đồng nghiệp, giữa học sinh một cách thân t́nh, vô tư và trong sáng như vậy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

 

 

 

 

 

 

 

     Thầy Tăng, thầy Quế, thầy Tịng, thầy Đẩu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Thầy Hối, thầy Tạ, thầy Dự, thầy Tăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                      

 

 

                    Lớp Đệ Nhị B (1959-1960)

 

 

 

2.  Lớp Dạy Đầu Đời:                                                 

 

Năm học 1958-1959 trường PCT được phép mở lớp Đệ nhị cấp (cấp 3). Những năm học trước, xong lớp Đệ Tứ (lớp 9), đậu xong Trung học Đệ nhất cấp, muốn học lên nữa, học sinh phải khăn gói ra Huế, vào Sài g̣n, hoặc Nha Trang. Các lớp Đệ nhị cấp đầu tiên của trường gồm 3 lớp: 1 Đệ Tam A (Khoa học Thực nghiệm), 1 ĐệTam B (Toán), 1 Đệ Tam C (Văn Chương). Tôi được phân công giảng dạy vừa Lớp Đệ Nhị B (1959-1960). Hàng đứng từ trái :thầy Lâm sĩ Hồng, thầy Trần đại Tăng (g.s cố vấn) , thầy Trần Tấn dạy  Toán, vừa Lư, vừa Hoá tại cả 3 lớp đó. Toán th́ đệ nhất lục cá nguyệt tôi chỉ dạy môn H́nh Học, môn Đại số thầy Bùi Tấn dạy, đến Đệ nhị lục cá nguyệt tôi mới dạy hoàn toàn .Trường phân công tôi làm Giáo sư Cố vấn ( Chủ Nhiệm) lớp Đệ Tam B, lớp lớn nhất, lớp đầu đàn của trường. Năm học sau tôi tiếp tục là thầy dạy Toán và Cố vấn của lớp ấy. Đây là lớp qui tụ tất cả tinh hoa, tất cả ǵ là tài là giỏi của trường, của Quảng nam ĐN lúc bấy giờ. Lớp có khoảng 50 học sinh, toanø nam, chỉ có 2 nữ : Vơ thị Thương, Phan thị Xuân Nguyệt. Đó là lớp dạy nhớ đời của tôi. Đó là lớp dạy để đời của tôi! Ngồi nhẩm lại, suốt 40 năm tại PCT,tôi đă dạy nhiều lớp học sinh rất giỏi ,  nhưng  chưa lần nào tôi gặp một lớp như thế. Học sinh học giỏi đều, thông minh, hoang, nghịch nhưng dễ thương vô cùng. Đây là lớp tôi vừa dạy vừa học. Đây la ølớp tôi vừa là thầy vừa là bạn. Tôi c̣n nhớ: Nguyễn Hửu Hùng, Lê Tự Hỷ,   Mai Chánh Trí, Vơ Thị Thương, Xuân Nguyệt, Tôn Thất Hải, Tôn Thất Tuấân ,Vĩnh Khôi,Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thanh Thừa,Trương Công Nghệ,Ngô văn Mạnh, Nguyễn thu Giao, Bùi ngọc Tô, Phạm Văn Đồng, Hồ Công Lộ, Phan Bái, Chế văn Thức ,Nguyễn hoàng Be, Phạm hửu Phụng ,Phan bá Sáu, Nguyễn trác Diễm, Vơ văn Hải ,Giang lư Đương, Tôn thất Chơn Tu,.,…..người nào cũng xuất sắc. Lớp lại có lắm tài:đàn có Đỗ Toàn, trống có Vĩnh Lai, báo chí có Nguyễn Bá Trạc, Phan Nhật Nam, Hà Nguyên Thạch, Nguyễn Thu Giao…..Trưởng lớp là Vơ Ư đẹp trai, ăn nói nhỏ nhẹ, Đỗ Viết Tính thơ hay vẽ đẹp, mỗi người mỗi vẻ, dễ mến vô cùng. Thầy tṛ tuổi sàn sàn nhau, có nhiều em c̣n lớn tuổi hơn tôi nữa, như Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Văn Nam,Giang lư Đương , Toàn, Diễm,…nên cảm thông nhau rất dễ. Đến năm Đệ Nhị, lớp có thêm 3 nữ sinh từ Huế vào học, nâng tổng số nữ lên 5 . Tôi c̣n nhớ: Đoan Trang, Mộâng Hiền, Kiều Nữ. Ba cô nữ sinh mới này thuỳ mị, nhút nhát, nên bị ch́m hẳn trong cái năng động ồn ào của lớp. Dầu vậy, có một nam sinh đa cảm của lớp đă ghép tên 3 người lại làm biệt hiệu của ḿnh , kư dưới những bài thơ t́nh ướt át : Trang-Hiền-Nữ . Kỳ thi Tú Tài 1 năm 1960, lớp đỗơ hết, nhiều em đỗ ở hạng cao.Thuở ấy kỳ thi Tú Tài 1 thường rất khó, c̣n khó hơn Tú Tài 2 nữa, tỷ lệ đỗ 20% hoặc 30% là nhiều.Năm học đó PCT chưa có Đệ Nhất (lớp 12), tất cả phải khăn gói ra Huế học. Các em được chia đều vào 3 lớp Đệ Nhất B trong số 8 lớp Đệ Nhất B của trường Quốc Học năm ấy . Tại lớp nào các em từ PCT ra cũng đứng đầu cả: Nhất B1 th́ Lê tự Hỷ, Nhất B2 th́ Nguyễn Hửu Hùng, Vơ Thị Thương, Nhất B3 th́ Tôn Thất Hải, Tôn Thất Tuấân. Trường tổ chức một đêm Văn nghệ cuối năm để tiễn học sinh rời trường, lớp Đệ Nhị B của tôi có tham gia một vở kịch tự biên tự diễn, đặt tên là BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI. Những Vơ Ư, Đỗ Viết Tính,Nguyễn Bá Trạc, Phan Nhật Nam, Đỗ Toàn….., lần lượt xuất hiện trên sân khấu, kéo theo sự cổ vũ nồng nhiệt của các lớp đàn em, kể cả của thầy cô giáo.Các em diễn tả tâm trạng của một  học sinh , v́ hoàn cảnh , phải rời bỏ ngôi trường thân yêu ḿnh theo học từ thời thơ ấu mà ra đi…..Tôi ngồi bên dưới, nghe từng lời, nuốt từng chữ, theo từng cử động của các em, bâng khuâng, ngậm ngùi vô tả…Vở kịch thành công ngoài cả sự mong đợi. Tôi thấy thầy Ngọc mấy lần đưa tay lên chùi mắt, má cô Liệu, cô Đính, cô Ngọc Quỳnh ướt nhoè. Chẳng lạ ǵ: các em này sau đă trở thành những nhà văn, nhà thơ, nhà báo nỗi tiếng một thời .Tôi ra về trong đêm, hồn vẫn trôi theo tiếng hát, tiếng ca, tiếng trống bập bềnh của các em:

 

                “Xa cô rồi cũng xa thầy

                Thầy ơi thầy!

                Tuy xa ngàn dặm nhưng ḷng này không xa……”

 

Lời ca nhại theo một bài hát thịnh hành hồi đó, nhưng tôi nghe tha thiết, mặn nồng chi lạ! Đó là vở kịch duy nhất mà tôi theo dơi từ đầu đến cuối trong đời ḿnh. Bây giờ các anh các chị đă thành danh thành tài.Kẻ Tiến  sĩ, kẻ Bác sĩ, Kỹ sư, công tác khắp năm châu bốn biển, lănh trọng trách lớn tại các Trung tâm khoa học thế giới, giảng dạy tại các trường Đại học danh tiếng trong, ngoài nước, nhưng hễ gặp nhau, ngồi lại với nhau là cứ nhắc lại kỷ niệm về những năm tháng học tại PCT, nhắc đến thầy cô với tất cả ḷng tŕu mến thiết tha.Nghe các Anh Chị tham dự về kể, tôi thấy ḷng ḿnh như ấm lại. Hiện giờ, năm nào các Anh Chị lớp đó cũng đều có tổ chức họp mặt , năm nào tôi cũng được mời tham dự. Nh́n các anh, các chị tóc muối tiêu, răng hom má hóp, nhưng vẫn nhỏ nhẹ “thưa thầy xưng em “với ḿnh một cách lễ độ như xưa, ḷng tôi bâng khuâng và xúc động vô tả.Bao nhiêu tủi hờn, nhọc nhằn, bạc bẽo trong nghề nghiệp như tan biến đi hết!C̣n lại đó một t́nh thầy tṛ trong sáng, yêu thương, bền bĩ và cao ṿi vọi . Tôi ru ḿnh trong t́nh cảm ấy mỗi khi buồn phiền, hôm nay và măi măi….

 

 

 

3. Một Đời Thầy:                                                                

 

Trong đơn chọn nhiệm sở khi tốt nghiệp, tôi ghi 3 nguyện vọng: 1. Sài g̣n, 2. Huế, 3. Nha Trang. Cả 3 đều không được đáp ứng, Bộ Giáo Dục lại cử tôi về Đà Nẵng. Chắc là định mệnh. Âu là duyên số. Tôi vẫn đinh ninh: thôi th́ ráng vài năm ở đây, sẽ t́m đất lành để đậu sau. Thế mà lần lữa tôi đă ở đó 40 năm đăng đẳng! Tôi lớn lên cùng ngôi trường PCT, tôi chứng kiến bao nhiêu thay đổi. Năm 1958, cơ ngơi nhỏ chỉ có 16 pḥng; năm 1960 xây thêm 4 pḥng tiếp nối vào dăy giữa; năm 1962 thêm 10 pḥng cho dăy lầu bên phải; năm 1967-1968, dưới thời Hiệu trưởng Thái Doăn Ngà , trường được đúc móng dựng trụ lên lầu, hành lang dài ngút mắt, Thư viện, pḥng Thí nghiệm, Hội trường, Văn-pḥng…..Sân trường được đỗ đátráng nhựa,cổng trường được xây mới bề thế uy nghi .Cơ sở  trường lầu ngang dăy dọc, trở thành một ngôi trường lớn nhất nh́ của miền Trung, của đất nước. Sau này  trường mở mang lớn, đón tiếp nhiều thầy cô giáo học giỏi, bằng cấp cao về giảng dạy, nhưng thú thật, những thập niên 60,70 tôi được phụ huynh học sinh trọng vọng, được học sinh ngưỡng mộ vô cùng.Tôi đă được mời dạy thêm tại các trường tư : Bán Công, Sao Mai, Bồ Đề, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản,Thánh Tâm, Tây Hồ, Ánh Sáng, Nguyễn Hiền, Vinh Sơn, Thành Nhân,Diên Hồng, Hồng Đức, ….Có trường tôi dạy nhiều năm, có trường tôi chỉ dạy 1 năm hoặc 1 học kỳ. Tại PCT , tôi đă công tác dưới 10 trào Hiệu trưởng : thầy Nguyễn đăng Ngọc, Ngô văn Chương, thầy Châu Trọng Ngô,Trần Vinh Anh, Thái Doăn Ngà, Huỳnh Mai Trác, thầy Lê phú Lộc ,Trương Đ́nh Nam, Đoàn Khải, Nguyễn Tiến Hành.Đó là chưa kể một thời gian dài trường không có Hiệu trưởng , anh Trần hửu Duận , Tổng Giám Thị phải xử lư Thường vụ . . Tôi đă mang quan tài của Hiệu trưởng Trần Vinh Anh, học tṛ cũ của PCT, từ Nha Trang về trường, khi Anh bị học sinh sát hại trong một lần coi thi Tú Tài 1; tôi đă theo sau linh cửu của 3 vị Hiệu-trưởng của ḿnh để đưa quí vị về nơi an nghỉ cuối cùng. Một số anh em đồng nghiệp của tôi đă nằm xuống khi tôi có mặt tại trường:thầy Phạm Hửu Khánh, thầy Trần Tấn, thầy Bùi Tấn, Hoàng Toại, Trần Ngọc Quế, Đặng Minh Trai, Nguyễn Giai, Trương Thị Thúy, Đặng Xuân Nhi, Ngô Hửu Ngọc, Cát Văn Uẩn, Trương Đ́nh Đức,Trần ngọc Thành, Nguyễn Lương Hiền, Trần Công Kiểm, Bùi Đ́nh Nhuận, Đặng Thiết, Nguyễn Ngọc Định,Vơ Thị Bốn, Nguyễn Văn Thảo, Phan Đ́nh Vy, Huỳnh Ấn, Đỗ Toàn,………Tôi đă vào dạy tại bao nhiêu lớp ? Tôi đă có bao nhiêu học sinh chính thức học với ḿnh? Bao nhiêu học sinh của tôi đă ra trường, đă thành, đă bại? Số học sinh “thành “rất nhiều nhưng số học sinh “bại “ cũng không nhỏ. Người đời có thói quen chỉ nhắc đến những học sinh thành chẳng mấy khi nhắc đến những học sinh bại. Đó là một điều đáng trách! Các em diện này thường  âm thầm, gặp thầy th́ cúi mặt im lặng,không tự tin để đến thăm thầy đàng hoàng như các em “thành”. Các em tự ti mặc cảm nên thường không đến tham dự những lần bạn bè cùng lớp tổ chức họp mặt. Một chiều thứ bảy tôi đang lang thang trên đường Trần Quốc Toản Sài g̣n , một người đàn bà vụt xô đến ôm chầm lấy tôi, mừng rỡ đến khóc nức nở. Th́ ra đó là một học sinh cũ của tôi cách nay đă hơn 30 năm, một thời nỗi tiếng là đẹp.Người học tṛ cũ cứ mừng vui hỏi thăm đủ chuyện trường xưa , lớp cũ, quên cả thời gian chiều đă vào đêm, thành phố đă lên đèn ! Có lần tôi đi xe ôm, khi xuống người chở xe nhất định không lấy tiền, cứ bảo em là học tṛ xưa của thầy, thầy quên đó thôi, nhưng hỏi tên th́ không nói. Có lần chiếc xe gắn máy cà tàng 32 năm của tôi dở chứng đạp măi không nỗ, một người đàn ông lớn tuổi lem luốt ngồi vá xe ở ngă tư đường chạy ra giúp: thầy ngồi lên xe đi, em đẩy cho; xe nổ, tôi cám ơn th́ được bảo: em là Tham đây, Tham c̣m học lớp 12A, thầy không nhớ sao? Giữa thành phố Đà nẵng này có 2 người điên hay đi lang thang, 2 người ấy là học tṛ cũ của tôi cả. Không biết những ai c̣n nhớ thầy? Và chắc thầy cũng chẳng nhớ mặt mấy ai!Nhiều học sinh đă học trực tiếp với tôi, sau trở về làm đồng nghiệp của tôi tại trường PCT này. Nh́n danh sách Thầy Cô trong Đặc San kỷ niệm 45 năm, tôi đếm thầm: có đến hơn 80 vị .Tôi đâu có nhớ hết được, các anh các chị nhắc lại đấy thôi. Dạy tại các trường khác th́ chắc c̣n nhiều hơn nữa. Cũng có người không nh́n thầy, ngó lơ khi gặp, nhưng phần lớn đều dành cho tôi những cảm t́nh đặc biệt, thiết tha. Các dịp Lễ, dịp Tết, ngày Nhà Giáo, ngày Truyền Thống, v.v…, có bao giờ tôi rănh rang đâu ! Một chiều ngày 20-11 mưa gió tưng bừng, anh Lê Phú Kỳ, một hiệu trưởng uy tín, hiện là Hiệu Trưởng trường T.H. Phan Châu Trinh ĐN, đội gió dầm mưa, một tay ôm hoa, một tay níu vạt áo mưa để ngăn mưa ướt, đến kêu cổng nhà tôi. Nh́n mưa rơi trên những cánh hoa hồng hoa cúc, mưa rơi trên tóc trên má anh, chợt thấy ḷng ḿnh cũng mưa rơi lai láng! Trong tiệc cưới ở nhà một người bạn, bất ngờ có một đôi vợ chồng lớn tuổi, tóc đă muối tiêu,măi đến bây giờ tôi cũng không nhớ  tên, chạy đến ôm choàng lấy tôi, ríu ra ríu rít: “thầy đây sao, thầy Tăng đây sao, bây giờ tóc thầy bạc đến thế này sao?” Chắc 2 người vẫn c̣n giữ trong ḷng h́nh dáng trai trẻ của tôi thuở nào! Rồi chồng hôn  lên má trái, vợ hôn lên má phải, làm tôi quá ư cảm động và ngượng ngùng trước mặt quan khách. Những kỷ niệm đẹp, t́nh cảm dào dạt như vậy cứ làm ḷng tôi xao xuyến bâng khuâng măi .

 

 

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Một đời thơ :

                                                       

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một sung sướng vô biên của tôi là, trong những lần họp mặt, những học sinh cũ của tôi, nay tóc đă muối tiêu, đă là cha, là ông  bà nội, ông bà ngoại, đứng dậy đọc lại những bài thơ tôi đă làm lúc c̣n trẻ, đă đăng trong các báo hoặc Đặc san, những bài thơ mà chính tôi cũng không c̣n nhớ trọn vẹn nữa!Các anh các chị đă đọc lại trơn tru, say sưa, thiết tha, kể kèm theo những kỷ niệm học sinh của ḿnh, làm ḷng tôi ngây ngất. Đă đành tôi hằng nhủ ḷng: ḿnh làm thơ cho vui thôi, để ghi lại những cảm xúc của ḿnh , để giữ lại những kỷ niệm của ḿnh ,để có dịp nh́n lại ḿnh ,để giải toả một chút ḷng, để quên đi những ẩn ức, mong ǵ ai khen ai nhắc, chung quanh ḿnh nhiều tài năng lớn quá, nhiều nhân tài quá. Dầu vậy, nghe các anh chị học tṛ cũ của ḿnh đọc lại thơ ḿnh, ḷng cũng thấy sung sướng vô biên, vô cùng hạnh phúc: “th́ ra cũng có người biết đến thơ ta!” Tôi ghi ra đây vài hạnh ngộ mới nhất, gần nhất, để kỷ niệm, để nhớ.                               

 

Huỳnh Đăng Hổ, Giám đốc Khách sạn Cựu Kim Sơn, đă đọc tặng lại tôi bài thơ DẠY TOÁN và bảo:trong các vở học của em hồi đó, vở nào em cũng có chép đoạn thơ:

 

               “Ṿng tṛn! Ờ! Ṿng tṛn….

                Tṛn như đôi môi em

                Tṛn như đôi mắt em

                Tṛn như t́nh yêu em!....

 

Huỳnh Văn Khánh, hiện nay là Chủ Tịch Hội Aùi hửu Cựu Học sinh PCT th/p HCM, trong một lần đến thăm, đă đọc lại bài BAN SƠ, bài thơ tôi đăng trong Đặc san  cuối năm 1959-1960:

       

        “Nắng kinh kỳ tim tím sớm mùa xuân

        Lời sơ giao để buông lững mơ hồ

        Ngắm người qua nghiêng chiếc nón bài thơ

        Giải nón hồng thẹn thẹn che bờ môi

        Tôi thấy tim reo thương mến lâu rồi……”

 

Anh  c̣n bảo: bài thơ của thầy đưa em vào đời đó, thầy ơi ! Tôi nhủ ḷng sẽ hỏi anh cặn kẻ hơn, nhưng chưa có dịp.

 

Lê Cao Quư, mục sư, đại diện Hội Thánh Tin Lành Trung nguyên Trung phần, cảm động rơm rớm nước mắt, khi đọc bài thơ TIẾNG SÓNG  của tôi:

 

                “Sao chẳng về đây thăm cửa lớp

                Nh́n ta tóc trắng cố nhân ơi

                Tặng cho ta đoá hoa hồng nhỏ

                Và tiễn ta bước xuống cuộc đời”

 

                       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong một lần đến thăm tôi, Anh đă đọc bài Xác Định với một giọng cảm xúc vô biên, và bảo: bài thơ này một hôm thầy tặng em trên hành lang trường; anh  đưa tôi xem trang thơ tôi chép hồi đó, anh đă giữ một cách trang trọng, kỹ lưỡng, dù tờ giấy qua năm tháng thời gian đă úa vàng.

 

Nguyễn Tăng Miên, bác sĩ trưởng pḥng ngoại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng:

               

“Hôm ấy đọc bài thầy im nửa chừng

Cả lớp ngẩn ngơ trông lên bục giảng

Thầy đang lặng nh́n ngoài cưả mưaxuân…….”

 

Nhà báo trẻ Trương điện Thắng, trong một lần họp mặt thầy xưa bạn cũ tại Seamen’s  Club ĐN, đă đến chào tôi và bảo: Thầy ơi ! Bài thơ THỎ THẺ của thầy dễ thương quá, em c̣n nhớ măi đến bây giờ, rồi anh  cao gịong ngâm:

 

        “Ḿnh kể chuyện Hồ Tây  gió mưa

        Quê ḿnh những buổi nắng lưa thưa

        Những đêm Hà Nội đầy  trăng sáng

        Trời với trăng in xuống đáy hồ

 

        Quê tôi cũng có nắng rưng buồn

        Những buồi mây và tơ vấn vương

        Ḿnh về tôi chỉ cho ḿnh thấy

        Huế áo hoa bay ngập phố phường……”

 

Tôi đă được học sinh ḿnh 4 lần in thơ cho. Bốn lần trong một đời thơ bé nhỏ, thật cảm động.

 

Năm 1997 , khi biết tôi sắp nghỉ hưu , anh Nguyễn sanh Nguyên , lúc bấy giờ là Phó Hiệu Trưởng trường chuyên Lê Quư Đôn ,ĐN đă ngồi cặm cụi ngay giữa văn pḥng Hiệu Phó của ḿnh, ngày này qua ngày nọ, đánh vi tính hết tập thơ BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI của tôi . Anh đă cùng một số bạn bè trước là học tṛ cũ của tôi : Lê Phú Kỳ, Nguyễn Tro, Hoàng Dục, Hồ Phúc, Huỳnh Khải, Nguyễn Tuận,….. in ấn , đóng xén , tŕnh bày đẹp đẽ tập thơ ấy rồi tổ chức một ĐÊM THƠ  đậm đà t́nh nghĩa  tại trường chuyên LÊ QUƯ ĐÔN, để giới thiệu . Tôi c̣n nhớ giọng ngâm thơ thiết tha t́nh cảm của cô giáo dạy văn  nổi tiếng Đoàn thị Nhỏ bài thơ Bỏ Trường Mà Đi. Tôi cũng nhớ tiếng hát của thầy giáo nhạc sĩ trẻ đa t́nh hào hoa HỒ PHÚC ,  bài  BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI  do chính anh phổ nhạc. Tiếng thơ, tiếng nhạc cứ quấn quít, vấn vương theo tôi măi trên đường về đêm ấy và c̣n âm vọng măi đến tận bây giờ !

 

Cuối năm học 96-97,  các anh Trần Minh Thuấn, Nguyễn thành Năng, đă cùng với một số bạn xuất bản cho tôi một tập thơ để kỷ niệm ngày tôi sắp nghỉ hưu : tập Tóc Trắng Sân Trường (Nhà Xuất Bản Trẻ 1997)….                                                   

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2002, khi biết tôi muốn xuất bản một tập thơ nữa để kỷ niệm ngày bẻ phấn hẳn , đồng thời để kỷ niệm 50 năm thành lập trường PCT, tập TIẾNG CHIM NGOÀI CỬA LỚP, cô học tṛ cũ TRẦN THỊ VI HIẾN, ngày xưa học rất giỏi, rất đẹp, rất dễ thương , bây giờ  là Phó Giám Đốc nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Miền Trung, đă hăng hái cáng đáng hết mọi công việc, từ A đến Z, với một vẻ niềm nở tận t́nh tha thiết vô cùng. Lần thứ  tư cảm động và bất ngờ nhất: nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thành lập trường PHAN CHÂU TRINH  ĐN, một số các anh chị học sinh cũ PCT  tại hải ngoại, nhóm TR̉ XƯA, xuất bản cho tôi một TUYỂN TẬP THƠ TRẦN HOAN TRINH, cũng lấy tên là BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI. Các anh chị đă chọn 122 bài thơ trong suốt MỘT ĐỜI THẦY MỘT ĐỜI THƠ, in ấn rất đẹp. Tŕnh bày b́a trước b́a sau rất trang nhă , kèm một số bài viết rất t́nh cảm , rất cảm động. Tôi được biết nhóm TR̉ XƯA này, chủ xướng là vợ chồng Phan thiện Aùi & Đoàn thị Đa,  Phan thị Thu Hà, cùng với một số anh chị khác. Người ở Mỹ, người ở Canada, người ở Pháp, người ở Bỉ, người ở VN,……Đây là một ân t́nh rất nặng đối với tôi. Đây là một hạnh phúc hiếm hoi quá lớn lao đối với một đời cầm phấn. Biết nói ǵ hơn , tôi chỉ xin đón nhận thân t́nh.

 

                Bỗng thấy ân t́nh nặng tựa non

                Tang thương dâu bể cũng vuông tṛn

                Có em trường lớp thành hư ảo

                Nghe ấm trong ḷng một sắt son

                                                          ( Đá vàng )                                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           KỶ NIỆM PHAN CHÂU TRINH 45 NĂM

 

 

 

Cảm động hơn nữa:  NGUYỄN HỮU VIỆN, cư trú tại Paris (Pháp), LƯU VĂN HOÀNG , cư trú tại London (Anh), đem lốt tất cả các bài thơ trong tập BỎ TRƯỜNG MÀ ĐI  đó lên một trang WEB, (www32.brinkster.com/trandaitang), kèm theo những h́nh ảnh minh họa rất công phu , rất đẹp , với lời kêu gọi  các học sinh cũ PCT hăy phổ biến rộng răi trang thơ đó, để nhớ một người thầy đă xa …                                 

 

Cũng thời gian tôi về hưu, trường có tổ chức một Đêm Thơ Nhạc để đưa tiễn ,nh́n thầy Mai Chánh Trí , một học sinh cũ thuộc lớp Đệ nhị cấp đầu tiên của PCT , đứng dậy nghiêm trang đọc bài thơ Thoáng Buồn của ḿnh, lời run run , mắt kiếng rơi trễ trên sống mũi, tôi thấy cảm động và thương chi lạ !Bấy giờ Anh cũng đă 60, sắp về hưu, là một người thầy dạy giỏi, lăo thành của thành phố .. Là một thầy dạy Toán, nhưng có năm tôi làm Trưởng Ban Báo-chí, một năm khác, tôi nhớ là 72-73, KỶ NIỆM PHAN CHÂU TRINH 45 NĂM  tôi  làm Trưởng-ban Văn-nghệ. Lần đó, dịp cuối năm, 3 đêm văn-nghệ của trường được tổ chức.Trong vở kịch  Người Chép Sử, do thầy Trần Thông đạo diễn, h́nh ảnh Trần Ngọc Châu, trong vai Kinh-Kha, múa kiếm đọc thơ vẫn theo ám ảnh tôi măi đến bây giờ:

 

“Áo xiêm khanh tướng trong thiên hạ

Đựng chửa đầy đôi mắt mỹ nhân !”

                         (thơ Mặc Thu )

 

Trần Ngọc Châu bây giờ là Tổng biên tập báo Saigon Times, một tờ báo lớn của VN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi nghỉ hưu tại PCT, tôi có đến dạy tại 2 trường tư thục vừa được phép thành lập tại Đà Nẵng: DIÊN HỒNG và HỒNG ĐỨC . Dạy để t́m vui, được gặp gỡ bạn bè và để được gần gũi với đối tượng học sinh ḿnh yêu thích . Nhưng dạy được  4 năm tôi đành xin nghỉ hẳn: tôi muốn giữ lại h́nh ảnh đẹp của học sinh một thời trong ḷng , dạy ở các trường này nhiều khi làm tôi choáng váng , thấy h́nh ảnh thần tượng của ḿnh như bị bôi đen. Thôi nghỉ để t́m chút an b́nh thư thản cho tâm hồn. Với lại, tôi đă chiếm bục giảng lâu quá rồi , nhường lại cho lớp trẻ thôi. Những ngày tháng lang thang tại SàiG̣n cũng đem lại cho tôi một kỷ niệm đẹp khó quên: một lần , anh Lê Trọng Hoà, một học sinh cũ từ những năm 60-61, dẫn tôi đến 1 Nhà hàng tại đường Nguyễn Văn Thủ, Q I, nhà hàng CAO NGUYÊN QUÁN. Nhà hàng này do NGÔ THỊ PHƯỚC KHÁNH, NGÔ VĂN TẤN, PHẠM NGỌC LÂM, NGUYỄN VĂN PHƯỚC,  học sinh cũ PCT thành lập ,để làm nơi hội ngộ bạn bè . Tôi bắt gặp một h́nh ảnh cảm động, khó quên : trong tiền sảnh của quán , trên bức tường chính diện , ảnh trường PCT được vẽ lớn đẹp vô cùng , bên trái là huy hiệu trường, bên phải là bài Hiệu Đoàn Ca của thầy HOÀNG BÍCH SƠN , và ngay bên dưới là bức tranh  hoạ rất lớn , ghi đậm nét một đoạn thơ của tôi , trong bài MỘT THỜI PCT:

 

        Ngôi trường ấy là trong anh nỗi nhớ

        Là trong em cả tuổi trẻ thiên thần

        Là của em  mộng mơ và sách vở

        Là của anh những giờ dạy thiên đường ….

 

 

Thú thật , hôm ấy ḷng tôi hồn tôi bàng hoàng cảm động, chai bia Heineiken các anh chị mời hôm ấy sao  ngọt ngào ngây ngất  đến thế …..

 

Bốn mươi năm ở PCT tôi có bao nhiêu hạnh ngộ, bao nhiêu chia ly, bao nhiêu ân t́nh, bao nhiêu kỷ niệm! Kỷ niệm nào nhớ lại cũng làm tôi xao xuyến cả ḷng !

 

 

5. Bỏ Trường Mà Đi:   

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                 

 

                     KỶ NIỆM PHAN CHÂU TRINH 50 NĂM THÀNH LẬP

 

 

Tôi chính thức rớø trường PCT nghỉ hưu ngày 1.3.1998 (Quyết định số 986/QĐ-US ngày 20.2.1998 của UBND Đà-nẵng). Bốn mươi năm.Một thời gian rất dài nhưng sao tôi vẫn thấy quá ngắn! Khi đến, tôi là một gă con trai trẻ măng, má c̣n búng ra sữa, yêu đời, yêu người ,ḷng bao nhiêu ước vọng .Khi về, tôi là một ông già đầu tóc bạc phơ, tâm suy trí cạn. Những năm cuối đi dạy, 1996, 1997, tôi thường có những lúc buồn bất chợt,  buồn da diết. Những giờ nghỉ, tôi hay đi lang thang trên hành lang, từ lớp này qua lớp khác. Nh́n các em học sinh nô đùa, tinh nghịch, nghe tiếng cười tiếng nói xôn xao,nh́n những tà áo trắng theo gió bay vào cổng, nh́n những mái tóc đen mượt theo gió bay vào sân, ḷng cảm thấy có cái ǵ rất thân thiết, rất thương yêu, sắp bỏ ḿnh mà đi! Tôi hay đứng ngơ ngẩn bên gốc cây xà cừ già giữa sân, cây xà cừ này do lớp tôi làm cố vấn trồng  năm 1959, bây giờ cành lá xum xê, chĩa ra bốn phía, che kín cả một khoảng không gian của sân trường. Gió thổi hiu hiu làm lá cây giao động, và làm ḷng tôi cũng giao động theo. Rất nhiều lần tôi có cảm tưởng như có tiếng ai đang th́ thầm bên tai ḿnh. Tiếng th́ thầm KỶ NIỆM PHAN CHÂU TRINH 50 NĂM THÀNH LẬP  của tuổi thanh xuân!Tiếng th́ thầm của kỷ niệm !Tiếng th́ thầm của hàng hàng lớp lớp học tṛ đă học ở đây và đă ra đi .Tiếng giảng bài. Tiếng trả bài. Tiếng hát. Tiếng ca.Tiếng cười khúc khích. Nhiều khi tôi mê mẫn đi. Thất thần. Mỗi viên gạch, mỗi vuông sân đều như muốn tâm sự. Mỗi lần lên lớp, nh́n học tṛ từ bục giảng, tôi có cảm tưởng đang đứng trong một biển sương mờ. Cuối giờ học, tôi c̣n đứng nh́n quanh nh́n quẩn, như đang t́m một cái ǵ đó mà chính tôi cũng không biết.

 

Có những chiều không có giờ dạy,  tôi vẫn lang thang đi bộ đến trường chơi. Đứng một ḿnh trên hành lang, nh́n nắng chiều xen qua các tàng cây, rơi những giọt lung linh trên sân.Gió thổi dăm chiếc lá chao ḿnh, rơi lặng lẻ bên thềm, bên chân tôi.Tiếng giảng bài từ các pḥng học gần đó vang bên tai, như mơ hồ, như vời vợi. Nhớ ngày nào  tôi bước chân vào lớp dạy, ngỡ ngàng, rụt rè, không dám ngững mặt nh́n thẳng vào học tṛ, hết giờ đi như chạy về pḥng Hội Đồng, tim c̣n đập liên hồi.Mới đó mà đă 40 năm !Bao nhiêu vật đổi sao dời! Bao nhiêu người ra đi!Bao nhiêu người trở lại ? Bao nhiêu người nhớ. Bao nhiêu người quên.C̣n lại ḿnh tôi ở đây với một trời kỷ niệm!

 

Tôi chờ  chiều tàn dần trên sân trường, màu nắng nhạt đi,ï g iờ học  vào giờ cuối rồi mới lặng lẻ ra về. Lê Lợi, Quang Trung, Đống Đa , Cao Thắng…Vẫn những con đường tôi đă đi bao nhiêu năm .Ngă tư. Ngă ba. Hàng cây. Bờ cỏ. Tôi ngâm khe khẻ:                                    

 

Ta đến khi tóc xanh                                                                               

Ta về khi tóc bạc………

 

Thấy buồn và cô đơn chi lạ !

       

Khi cầm giấy báo nghỉ hưu do Hiệu-trưởng trao lại, tôi cố nặn ra một nụ cười để nói tiếng cám ơn, rồi hấp tấp chạy ra nhà xe, sợ ḿnh sẽ oà ra khóc mất.Chạy một mạch về nhà, gục đầu xuống gối, thấy ḷng trống trải hoang vu vô cùngï! Trưa đó, lên phi trường, bay vào Sài g̣n. Sài g̣n ồn ào, náo nhiệt không làm vơi được nỗi buồn chan chứa trong ḷng. Đi một ḿnh lang thang qua các phố đông người, tiếng cười, tiếng nói, tiếng xe cộ inh ỏi, sao nghe xa vời, như từ đâu vọng lại….Chai bia chiều đắng ngắt ở cuối một ngă tư, ngồi cho đến khi bóng tối chập choạng thành phố. Nghe như ḿnh đang tan đi, đang biến thành khói thành  sương. Bước nghiêng ngă trở về, áo mỏng phong phanh lạnh.Thấy  cuộc đời sao xa lạ, người đời sao dửng dưng. Trời về đêm đổ mưa.Vào trốn mưa dưới ṿm hiên  một ṭa cao ốc.Nh́n những cột mưa hối hả, xiên xiên dưới ánh đèn, nhớ lại một đêm xa, rất xa, giă từ thành phố này để “ Đi Xuống Cuộc Đời “. Ờ ! Cũng một đêm Sài G̣n mưa như thế này tôi đă lên chuyến tàu suốt Sài g̣n –Đà Nẵng  đến PCT nhận việc !Mới đó mà đă 40 năm. Thấy thời gian xa lăn lắc mà sao như mới đâu đây .Tạnh mưa, bước từng bước nhỏ trên mặt đường loang loáng nước, nghe tâm hồn dịu lại, lặng đi. Con đường Lê văn Duyệt (CMT 8 ) dài vô cùng, đêm nay càng thấy dài vô tận. Khu Bàu Cát mờ mờ trong đêm, đèn không đủ sáng. Đưa tay vuốt mái tóc sũng nước, bước vội lên cầu thang chung cư, nghe ḷng ḿnh sao điêu tàn quá đổi ! Ghi vội mấy câu thơ vừa đến trong hồn:

 

                Xin khép lại một trang đời mộng ảo

                Vẫy tay chào năm tháng đă đi qua

                Mai anh về như con chim trốn băo

                Đứng co ḿnh nhớ biển rộng trời xa

               

Tảng sáng hômsau, túi xách trên vai, trở  về lại Đà-nẵng.

 

Đêm đó, một ḿnh đến trường, lách vào cánh  cổng khép hờ, đứng tựa người vào tượng cụ Phan, nh́n sân trường lá rụng, nghe sân trường lá rụng. Gió lao  xao.Cây lao xao.Cảnh vật như chia sẻ nỗi ḷng với tôi.Tôi nh́n quanh. Sân trường vắng ngắt. Hành lang vắng ngắt.Học tṛ lớp này lớp khác đến đây rồi ra đi biền biệt, mê măi với những chân trời góc bể mù tăm!Tôi dạy thế hệ cha mẹ, rồi dạy đến thế hệ con cái của họ. Hai thế hệ. Bao nhiêu cuộc đời! Bốn mươi năm mê măi! C̣n lại ḿnh tôi ở đây với một tâm hồn trĩu nặng ưu tư, tóc bạc trắng phau phau và nỗi nhớ nhung dằn vặt . Tôi gọi thầm: Trường ơi! Phan Châu Trinh ơi! H́nh như có hai hàng nước mắt đang lăn dài trên má !

 

Đêm đó, trong giấc ngủ, thấy ḿnh đứng bên bục giảng, bẻ phấn đề thơ :

 

                “Ḿnh về chẻ mộng chia mơ

                Xoă tung tóc trắng đợi chờ lai sinh

                Trường xưa nắng cứ lung linh

                Đến thiên thu vẫn đậm t́nh dó em!”

                                               

Đà-Nẵng, 2002

(trích  Hồi kư: Một Đời Thầy Một Đời Thơ )

 

Trần Hoan Trinh

 

Ghi Chú:  Khi đăng bài này trên Đặc San Kỷ Niệm 50 năm ngày thành lập PCT, tác giả đă tự cắt bỏ một số đoạn, nhà trường cũng cắt bỏ thêm một sô đoạn nữa. Nay ghi lại cho đầy đủ để kỷ niệm.được trọn vẹn.