Một Thời Để Nhớ

 

Trương Đức Thụy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mùa hè năm 1965, trước kỳ thi tú tài 2 khoảng hai tháng, tôi âm thầm, lặng lẽ rời khỏi lớp Đệ Nhất A, trường Phan Châu Trinh  ĐN, để vào Quân trường. Mối t́nh của tôi với trường  không trọn vẹn, tôi là kẻ đến muộn và chia tay hơi sớm. Cuộc t́nh dang-dỡ đó đă để lại trong tâm khảm tôi biết bao kỷ niệm êm đềm về Trường, về Thầy, Cô và bạn hữu.

 

Năm 1959, tôi theo gia đ́nh về Đà Nẵng, do đó phải chuyển trường về Phan Châu Trinh… Tôi c̣n nhớ rất rơ: một  buổi sáng mùa thu có nắng vàng ấm áp trải dài trên sân trường đầy cát, thằng học tṛ nhỏ nhoi, áo trắng quần xanh, rụt rè ôm cặp bước vào lớp Đệ Lục 1, trước bao cặp mắt  ṭ ṃ, quan sát của các bạn trong lớp … Là lính mới, tôi ngỡ ngàng, xao xuyến với bao câu hỏi trong đầu về học hành, về sinh hoạt  và nhất là bạn bè … Nhưng tuổi trẻ rất

 

dễ kết thân, sự ngỡ ngàng ban đầu qua rất nhanh, chỉ tuần lễ sau là chúng tôi quen mặt, biết tên nhau, đă cùng nhau  hàn huyên tâm sự  (chỉ đối với  bạn trai  thôi, bạn gái trong lớp th́ chưa dám nh́n thẳng mặt).

 

Lớp Đệ Lục 1 nằm ở pḥng cuối cùng của dăy nhà ngang, bên trái pḥng giáo sư, nh́n từ ngoài cổng vào, sau lưng là dăy nhà để xe  đạp, có hàng rào kẽm gai bao bọc. Ngay từ hôm đầu tiên bước chân vào lớp, anh Chung trưởng lớp  (anh Chung người Bắc, to con và lớn tuổi hơn bọn tôi, anh làm trưởng lớp suốt những năm Đệ Nhất cấp)  chỉ cho tôi ngồi vào bàn thứ hai bên trái, nh́n lên bảng đen, gần cửa sổ lớn, nh́n ra hàng cây kiền kiền  bên kia đường, thuộc khu  Tạo tác của Quân đội, buổi sáng thường có nhiều tiếng chim hót  trên cây … Từ ngoài bước vào lớp, bốn dăy bàn gần cửa chính là giang sơn của nữ- sinh. H́nh như tất cả Nữ sinh lớp Đệ lục đều tập trung vào lớp Đệ Lục 1. Dù thời gian đă phủ bụi và nhiều thăng trầm trong cuộc  sống, những khuôn mặt bạn bè nhất là các nàng  yêu bánh nậm của lớp Đệ Lục1, không thể nào phai mờ trong tâm trí tôi. Ngay bàn đầu là Nguyễn Thị Út - c̣n có tên  gọi là Lệ Hà- người thon thả, ở lớp học th́ tỏ ra trang nghiêm, nhưng về nhà th́  rất ưa chọc phá. Nhà Út ở Chợ Mới, mỗi lần tôi  lên nhà   Bùi Quảng B́nh chơi, phải đi ngang qua nhà của Út, tức th́ bị chị em Út ngồi trong nhà réo tên tôi, làm tôi chạy như có ma đuổi. Nguyễn thị Ngọc Ánh, cô nầy người Bắc, chúng tôi đặt cho cái tên là Cô Bắc Kỳ nho nhỏ. Những năm Đệ nhất cấp, Ánh hay tranh đua môn Việt văn với tôi, giữa năm Đệ Tứ th́  Ngọc Ánh theo gia đ́nh  vào Tam Kỳ, làm cho  nhiều người trong lớp  buồn  … Trần Thị Diệp, cô bé  ít nói, nhút nhát và hay khóc, có lần Trương Khả Quư tập cho Diệp đánh vũ cầu, không biết thầy  Qúy nói chi đó mà cô học tṛ  Trần Thị Diệp ngồi khóc.  Phạm Thị Ninh (em Phạm Thị An, cô con gái rượu của Thầy  Khánh dạy vẽ, chúng tôi thường gọi lén thầy là Pa Pa,  v́ thầy hay ngậm ống vố rất Tây), chúng tôi đặt cho Ninh cái tên Bà Chèng, v́  cô này tỏ ra không ngán nam sinh chúng tôi. Chị Tăng Như Hoa, khuôn mặt tṛn trịa, phúc hậu, có khi chúng tôi gọi chị là Thúy Vân. Phạm Thị Liên, nếu trên đời nầy có cô gái nào ít  nói, hay cười và hiền lành th́ người đó phải là Chị Liên, nhà chị  ở trong dăy nhà chính phủ, đường Hoàng Diệu, cùng khu với  Ngọc Ánh và Thầy Hoàng Bích Sơn dạy nhạc. Đoàn Thị Thu Nguyệt (con của Cụ Khánh, hội trưởng hội Phụ huynh hoc sinh PCT/ĐN) nhà ở bên cạnh Nguyễn Sĩ Tiệp. Nguyễn Thị Minh Phượng (c̣n gọi là Phượng Cao, không phăi chị cao ráo ǵ cho cam, gọi cao v́ chị đi đôi guốc gót hơi … cao), nhà cạnh trường  Phan Sào Nam, gần Chợ Mới. Hoàng Kim Sa, con búp bê của lớp Lục 1, người đă làm con tim non của Trương Khả Quư nhảy những khúc luân vũ yêu đầu đời. Nàng rời trường theo gia đ́nh rất sớm. Phạm Thị Quỳnh Cư, cô nầy thường đánh con rít và thắt nơ trong rất "dễ ghét". Phan Thị Diên. Hoàng Thị   H. Trâm. Dương Thị Lệ Xuân (tin mới nhất cho biết: Lệ Xuân hiện ở Bangkok, Thailand). Phạm Thị Yên, nhà ở gần chùa Phổ Đà   chùa Nguyên Thủy, đường Phan Châu Trinh. Phan Thị Lê nhà ở đường Triệu Nữ Vương. Năm 1977 giữa rừng núi heo hút, tôi t́nh cờ gặp Chị Lê tay xách, nách mang, lặn lội  đi thăm chồng cải tạo, tôi đă buông đùa trong sự ngậm ngùi: "Ai vẽ dại lấy chồng lính chi cho khổ". Chị Trần Thị Vinh, Nguyễn Thị Yến, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Tâm, Dương Thị Minh Châu, Dương Thị Mận (hai chị em) … có thể c̣n vài chị nữa, nhưng thời gian làm tôi không nhớ tên, mong các chị đó tha lỗi cho … Trong các chị th́  chị Trâm, Lệ Xuân và  Phạm Thị Yên là  lớn  hơn cả, nên ngồi ở bàn cuối, làm thành lớp hàng rào điện tử MacNamara, ngăn cách bọn con trai chúng tôi với các  nàng. Giờ ra chơi  các cô thường túm năm, túm ba dưới hành lang để tṛ chuyện, hoặc chia nhau cốc, ổi, xí muội, …

 

Khi bị giáo sư gọi lên bảng trả bài th́  rụt rè, e lệ, nói rất nhỏ như sợ bọn con trai chúng tôi nghe. Chúng tôi biết các chị học bài rất thuộc, nhưng mất b́nh tỉnh trước đám con trai nên quên , ấp a, ấp úng không nói nên lời, được dịp chúng tôi càng làm già, trêu  : "Biết mà, hồi hôm gặp đi ciné với kép" .v. v…, do đó khi lên bảng các cô thường quay mặt vào bảng đen, chỉ trừ có chị Ninh là quay về phía chúng tôi như thách thức. Dù hay chọc ghẹo các chị, nhưng khi có dịp đối diện th́ chúng tôi cũng tỏ ra mất b́nh tỉnh như thường …

 

Về phía con trai chúng tôi, chiếm những dăy bàn c̣n lại, trước mặt tôi là Bùi Quảng B́nh, học lực trung b́nh, nhưng chọc phá th́ trên số 1. Năm 1971, sau cuộc hành quân Lam Sơn 719  Hạ Lào, có cuộc lễ mừng chiến thắng tại Phu Văn Lâu Huế, tôi có dịp gặp lại người bạn nầy trong quân phục Quân Cảnh. Nguyễn Sĩ Phú, cận thị,   sau nầy là Ông C̣ Quận 1 ĐN,  mấy chục năm sau mới gặp lại trong cuộc họp mặt tại  Little Sàig̣n, Nam Cali.

 

Bên cạnh tôi là Phan Văn Thương, sau lưng là Lê Tự Chẩn, hai tên nầy rất giỏi Toán và Lư Hóa (hai môn tôi rất kị rơ) do đó khi có bài tập tại lớp là tôi đợi hai bạn làm xong xin cop-pi, hai bạn nầy cũng tỏ ra rất hào phóng, không khi nào từ chối. Lê Tự Chẩn có đặc điểm là khi suy nghĩ cách giải tóan là mồ hôi,  nước mũi chảy dài, giống như lực sĩ đang thi đấu.  Nguyễn Văn Thọ (Thọ vào Thủ Đức năm 1964). Nguyễn Văn Diên, cao ráo, trầm tỉnh, nhưng hay căi, căi đến bến, đặc trưng cho thanh niên xứ Quảng (Quảng Nam hay căi, Quảng Ngăi hay co, Thừa Thiên lũm hết), sau nầy là Sĩ Quan Thiết giáp binh, tù tội, và nay ở Dallas (Texas). Trần Pḥ, Trần Văn Quư, Nguyễn Nam Cường (có người  anh em song sinh là Hùng, như hai giọt nước, nhà ở gần hăng xe Bảo Vân, hiền lành), Huỳnh Văn Nhất (vua đi học trễ, v́ nhà  ở bên kia An Hải, phải qua đ̣ sông Hàn). Nguyễn Hữu Để. Phan văn Cơ (Cơ đen, chơi bóng rổ). Lê Kim Ngân (Ngân cùng đá banh với tôi, năm 1964 Ngân cùng Thọ bỏ trường vào Thủ-Đức, hy sinh năm 1966 tại Đức dục QN), Nguyễn Sĩ Tiệp (cao, hiền lành, sau nầy học kiến trúc, 40 năm sau mới gặp lại tại Cali trong một lần họp mặt). Hồ Ngọc Phố. Nguyễn Ngọc Hồi. Nguyễn Cao Triết (Nguyễn Xin, bạn có tiếng cười rất gịn, giỏi toán). Phạm Xuân Thanh. Vũ Minh Chính (nghe nói bạn VM Chính đă hy sinh trong cuộc chiến? Ai biết xin  xác nhận). Nguyễn Tro (cây toán). Diêu Đức Châu (một buổi tối, Trương Khả Quư và tôi đi ciné về ngang qua nhà trọ của chị Cẩm Vân và mấy chị khác, thấy DĐ Châu đang ngồi            tán chuyện, chiếc xe đạp vất ở hàng rào, tôi bàn với Quư tháo bánh xe đem giấu, nhưng Quư nói : Xả x́ lốp thôi, cũng đủ cho Châu dắt xe cuốc bộ về trong đêm, bỏ cái tật hảo ngọt. Qúy luôn luôn biểu lộ ḷng nhân ái). Ngô Chí (Chí brillantine, v́ luôn luôn tóc láng mượt, ruồi đậu sẽ trượt ngă, Chí có chân trong đội bóng tṛn của Trường PCT, có lần dự Đại hội Thể thao ở Huế, và đánh lộn, ăn chè đút …). Trần Hữu Bé (cháu thầy Duận). Trần Ngoc Toàn (Toàn quậy, được bạn bè đặt cho tên Toàn quậy từ những ngày c̣n rất dại, đeo đẳng cho đến hôm nay, Toàn đẹp trai, cao ráo, thích thể thao, ưa oánh lộn, hay chọc ghẹo bạn bè, hay xúi dại người khác làm những chuyện mà Toàn không làm, ví dụ : chọc các nữ sinh chưởi …. Ngay những ngày tôi chân ướt, chân ráo, ngơ ngơ, ngáo ngáo bước vào lớp Lục 1, Toàn đă t́m đến tṛ chuyện với tôi, có lẽ thấy tôi c̣n rụt rè, cô đơn,  tội nghiệp, đôi lần đến nhà Toàn chơi, nhà ở Trẹm gần nhà bạn Trần Đ́nh B́nh (con bác Thái Đen). Một hôm trong giờ ra chơi, trời mưa, tôi đang đứng trên hành lang nh́n mưa (trời nắng, tạnh, học sinh không được đứng trên hành lang), Toàn đến bá vai tôi và gợi chuyện:

 

- Ở trường cũ, năm Đệ Thất, T. có bị đưa đi bác sĩ khám không?

 

Tôi ngạc nhiên: - Khám chi? khám chi mô !

 

Toàn vui vẻ nói:   - Ở đây, năm Đệ Thất, học sinh phải đến pḥng mạch của BS Thái Can để khám.

 

Tôi hỏi : - Khám chi rứa?

 

Toàn nói: - Khám đầu gối, lấy cái búa nhỏ gỏ gỏ vào đầu gối xem phản xạ, và khám  dế (d…) coi có bị thụng không 

 

Tôi hỏi: - Toàn bị khám chi? 

 

Toàn trả lời: - Khám dế, nhột ... ḿnh cười, Ổng la quá.

 

Tôi cắc cớ hỏi : - Rứa các bà Chèng có khám không?

 

Toàn xúi dại: - T  qua hỏi mất bả đi.

Cho kẹo tôi cũng không dám hỏi …

 

Trong lớp Toàn đặt cho  Huỳnh Trọng Tín, Huỳnh Chân, Nguyễn Phạm Kim Hùng và tôi là Bộ tứ Mă Tử (Mă Tử là viên đạn giả, dùng để thực tập, không phải là đạn thật nên ngắn hơn viên đạn thật, LÙN hơn) v́ bốn đứa tôi là dân lùn, khi sắp hàng vào lớp luôn luôn xếp hàng đầu. Có lẽ Huỳnh Trọng Tín lùn hơn cả, Tín trắng trẻo, chân tay nhỏ nhoi như con gái, Tín ít bạn bè, cô đơn, khép kín, đôi lúc rủ tôi đi bách bộ trong sân nói chuyện phiếm; dù c̣n nhỏ, Tín đôi lúc có những nhận xét đời sống như người lớn … Sau nầy Tín  theo bên kia vào Mật khu, trong khi tôi là lính chuyên nhảy vào Bưng, tôi cứ nghĩ, một ngày đẹp trời nào đó, nếu chúng tôi gặp nhau trong hoàn cảnh không thuận tiện cho hai người bạn một thời đă thân nhau dưới cùng lớp học, th́ chúng tôi sẽ đối xử với nhau như thế nào; riêng tôi, tôi vẫn xem Tín như người bạn thuở nào.

 

Ngô Văn Khương, Khương cũng thuộc loại dân Mă Tử (không hiểu tại sao Toàn quậy không ghép vào nhóm?). Khương lùn hơn tôi, nói giọng Quảng hơi nặng, học hành  chăm chỉ, có biệt tài viết tay trái, khi được giáo sư gọi lên bảng giải h́nh học, Khương dùng tay trái vung một ṿng tṛn, tṛn như mặt trăng rằm, các bạn đều phục. Sau khi rời trường PCT/ĐN, Khương theo học Y-khoa tại Huế. Những lần về Huế, tôi thường đến Cư xá đón Khương đi uống nước hay ăn bún ḅ Mụ Rớt, nhắc lại kỷ niệm một thời không thể nào quên. Năm 1973, Khương tốt nghiệp Y-khoa Bác sĩ. Lúc bấy giờ Hiệp định đ́nh chiến Paris vừa được kư kết, nhưng chiến sự leo thang khóc liệt, Khương bị gọi vào quân đội. Phục vụ trong binh chủng Hải Quân. Nhưng chỉ năm tháng sau, trong một lần di chuyển trên sông, rạch Vùng Bốn Chiến thuật, tàu Khương bị phục kích và  BS Ngô Văn Khương đền nợ nước giữa tuổi thanh xuân, mộng ước  c̣n đầy và ơn nghiă sinh thành dưỡng dục chưa đền đáp. Tôi nhận được tin bạn mất, không sao cầm được nước mắt. Lần về ĐN, tôi phải đợi cho Mẹ Khương ra khỏi nhà mới dám vào thắp hương cho Khương, tôi rất sợ những giọt nước mắt Mẹ khóc con, tre khóc măng trong thời chiến. … Nguyễn Bá Trắc (đẹp trai, tóc xoăn bồng bềnh gợn sóng đại dương, một hôm trong giờ Việt Văn của Thầy Tiến, thầy đọc hai câu thơ :

 

Mai sau dù có bao giờ ,

Đốt Ṇ (ḷ) hương ấy so tơ phiếm nầy.

(Thầy Tiến người Bắc).

 

Nguyễn Bá Trắc nhà ta đưa tay xin hỏi:        - Thưa thầy Ṇ là ǵ ạ? 

 

Thầy Tiến mặt biến sắc, thầy giận run tay, gọi Trắc lên bảng …. Tôi biết Trắc không hiểu thật sự, chứ Trắc không hề có ư nhái giọng của Thầy. Sau nầy Trắc ra Huế học Cao đẳng Mỹ Thuật … Người bạn gắn bó suốt cuộc đời tôi, kể từ năm Đệ Lục 1 trường PCT/ĐN có lẽ là Trương Khả Quư, cùng có họ Trương, nhưng không chút dây mơ rễ má nào cả, và hai đứa  lại có sở thích trái ngược nhau : Qúy thích ca nhạc, tôi thích thể thao. Quư trầm tỉnh, tôi hiếu động,     liều lĩnh, Quư giàu, tôi nghèo, nhưng chúng tôi gắn bó và chia sẻ cho nhau những vui buồn trong cuộc sống, một cách chân t́nh và bền vững.

 

Trong lớp học, chắc các bạn không bao giờ quên tiếng nói to như lệnh vỡ của Quư, mỗi khi GS muốn nhắc lại lời đọc cho các bạn khác viết, th́ người nhắc là Qúy. Nhà Quư ở 152 Trưng Nữ Vương ĐN. Nhà tôi ngă ba Trưng Nữ Vương / Phan Châu Trinh, gần nhau nên tôi ở nhà Qúy nhiều hơn nhà tôi.  Lúc bấy giờ ĐN có khu giải trí nằm trên khu đất trống, ngả ba  Hùng Vương và Phan Chu Trinh, quanh có tường bao bọc, nơi thường có tổ chức Đại nhạc hội. Biết Qúy muốn đi xem nhưng không dám đi v́ Ông Bô của Qúy rất nghiêm, tôi thương bạn, nên đề nghị:

- Tối nay ḿnh đi xem Đại nhạc hội, tau đi mua vé bây giờ. Tối nay, hai đứa ra hàng hiên học bài, đợi đến 8 giờ Ông Bà Bô vào pḥng nghe đài BBC, th́ chạy qua nhà tau lấy xe đạp đi xem.

 

Thấy Qúy c̣n ngần ngại, tôi bồi thêm:

- Cứ đi đừng sợ, có ǵ tau chịu hết.

 

Ngồi trong rạp mà Quư cứ phập phồng lo lắng, nhưng khi Ca sĩ giọng mũi Lệ Thanh xuất hiện, với bản Nha Trang Ngày Về, th́ Qúy như thoát tục. Số là trong lớp có cô bạn Kim Sa rất dễ thương, đă làm cho trái tim non dại của Qúy rung động, và Qúy luôn luôn hát bản Nha Trang Ngày Về. T́nh yêu con nít, vụng dại đó rồi cũng bị cát vàng cuốn trôi đi. Sau khi hạ màn, hai đứa tức tốc đèo nhau về, vất xe đạp ở nhà tôi và chạy qua nhà Qúy. Tôi leo tường vào trước,  không thấy động tĩnh, tôi huưt sáo nho nhỏ cho Qúy nhảy vào, chân vưà chạm đất,  bỗng một bóng  đen xuất hiện, quết vào lưng Qúy mấy cái chổi lông gà và quát :

- Hai thằng bụi đời! Vào quỳ ở gốc kia cho tới sáng (Ba Quư xem tôi như con cái trong nhà).

 

Quỳ được một lúc, Mẹ Qúy thương con xin cho vào ngủ để mai đi học. Sau nầy Qúy về Saig̣n học kiến trúc, c̣n tôi vào Quân đội, t́nh thân không thay đổi, có dịp là chúng tôi t́m về với nhau.   Năm 1985, tôi đi tù về, hai bàn tay trắng  và một thân thể suy nhược, bịnh hoạn,   ở nước ngoài, Qúy đă kịp thời giúp đỡ tôi  ….

 

Thời gian nầy, chúng tôi hay nghịch ngợm, nhưng c̣n rất ngây thơ vô (số) … tội. Một hôm giờ ra chơi, thấy Cô bé Quỳnh Cư ôm cặp vội vă ra về, tôi đến hỏi chị Trâm:

- Quỳnh Cư  đau  chi mà về gấp rứa chị Trâm ?

-  Tu-bi (to-be)

-  Tu-bi là bệnh chi ?

-  Là tu-bi, đồ ngu.

 

Học Pháp văn mà tu-bi với tu-beo, tôi đành chịu ngu, mấy năm sau khi tôi có bạn gái mới biết được căn bệnh trời gầm nầy.

 

Năm Đệ Ngũ, chị Trâm và chị Lệ Xuân bỏ lớp, h́nh như bỏ cuộc chơi luôn. Năm Đệ Ngũ và Đệ Tứ, lớp có vài khuôn mặt mớí: Mai Thị Quỳnh (sau nầy là        phu-nhân thầy Kính), Trịnh Thị Huyền, Lê Thị Thu (Thu viết chữ rất bay bướm, làm thơ rất hay), chị Ngô Kim Oanh. Bên nam sinh có khuôn mặt nổi bật là Đỗ Văn Chới quần áo tươm tất, tóc tai chải chuốt, đặc biệt có giọng hát rất truyền cảm. Các bạn chắc hăy c̣n nhớ, thập niên 50, 60, mỗi tối thứ Bảy, tại ty Thông Tin ĐN, gần nhà Vương Ngọc Long, có ca nhạc sống. Bọn tôi thường xúi Chới lên hát, ở dưới chúng tôi cổ vơ khan cả tiếng. Năm 1964, Chới bỏ trường vào Thủ Đức. Đêm cuối cùng chúng tôi từ giă nhau trong quán cóc trên đường  Lê Đ́nh Dương, Chới nói: Tau đi, bỏ trường, bỏ bạn bè, tau buồn lắm, mầy ở lại ráng học, tau nhờ mầy để mắt đến Nguyệt T …. giúp tau. Th́ ra Đồ Văn Chới gởi trái tim lại cho cô bạn cùng lớp là  Nguyệt T...  Không ngờ thời gian sau, v́ nghịch tôi làm mực vấy áo chị Nguyệt Tần, tôi cứ sợ bạn Chới biết được sẽ phiền trách tôi, làm tôi cứ năn nỉ xin lỗi măi ... Mùa hè 1972, giữa trận địa mịt mù khói lửa, tôi gặp lại Đỗ văn Chới, lúc đó Chới là Tiểu đoàn Phó TĐ 37 Biệt động Quân. Từ đó đến nay không gặp lại, không biết bạn sống chết hay lưu  lạc phương nào!

Phong trào thể thao và văn nghệ lên cao. Hoàng Phúc được bầu làm trưởng ban Văn nghệ, tôi làm trưởng ban Báo chí,  nhưng mọi chuyên báo chí tôi đều bán cái cho Trương Khả Quư, để lo cho đội bóng đá của lớp. Đội bóng tṛn của một lớp có nhiều nữ sinh, dĩ nhiên là không mạnh bằng lớp hoàn toàn Nam sinh, nhưng đội bóng chúng tôi đá đâu thắng đó cũng nhờ các Nữ sinh như: Diệp, Thu, Út, Ánh, … cùng ra sân cổ vơ nồng nhiệt ... Đặc biệt chị Diệp c̣n thêu tặng đội bóng một lá cờ to bằng … bàn tay.

 

Giữa năm học, Thầy Hiệu Trưởng Nguyễn Đăng Ngọc bị đổi đi và GS Ngô Văn Chương về thay thế. Thường ngày chúng tôi rất sợ thầy HT Ngọc, sợ gặp mặt thầy, và lớp nhỏ chúng tôi cũng chưa được hân hạnh được thầy dạy, nhưng hôm  tập trung trước sân để nghe lời thầy từ giă, khi thầy nói đến câu: Khi thầy đến đây, sân truờng c̣n trống trơn, đầy cát, hôm nay thầy từ giă các em thầy đi, th́ sân trường phượng đă vươn cao, cho các em bóng mát, dù rất khiêm nhượng. Cuộc chia tay nào cũng buồn và quyến luyến, Thầy chúc các em ở lại học hành tấn tới …Tôi đă quay mặt đi giấu hàng nước mắt.

 

Năm Đệ  Tứ, gạo bài như điên, để lo thi, nhưng cũng là năm viết lưu  bút ngày xanh mệt nghĩ, v́ biết sang năm có nhiều thay đổi. Đầu niên học Nguyễn Ngọc Ánh theo gia đ́nh vào Tam Kỳ. Lần đầu tiên trong đời tôi có bài thơ đăng báo, cảm giác sướng rợn người.

 

Trong những năm Đệ Nhất cấp, những thầy cô ghi đậm nét trong kư ức tôi là Thầy Tiến (Bắc), thầy Dật (chúng tôi lén đăt tên thầy là Thầy Xà pḥng DOVE, v́ trán thầy luôn luôn láng bóng, như người ta xài savon Dove), Thầy Nguyễn Trung Hối (có nụ cười rất buồn), Thầy Hoàng Thế Diệm (thầy dạy Lư Hóa , môn tôi rất sợ). Một buổi sáng,  Tết Mậu Thân, mưa phùn và gió bấc, rét căm căm, những chiếc tàu đổ bộ cặp bến ṭa Khâm Huế, dưới làn mưa đạn, tôi khoát tay cho tất cả chạy uà vào nép ḿnh bên bờ tường trường Kiểu-Mẫu, trong sân trường la liệt đồng bào tị nạn, kiếm một góc khuất, vưà trải tấm bản đồ ra th́ có tiếng goị   thảng thốt trong đám đông : T …. Tôi giật ḿnh ngẩng lên, và như cơn lốc, tôi chạy lại ôm chầm lấy người đàn ông cao 1m 90, và hỏi rối rít : Thưa Thầy, gia đ́nh thầy có răng không? thầy có răng không?  Mưa phùn    bay bay bám trên tóc thầy, nước mưa hay nước mắt lăn trên má thầy. Tôi cũng đưa tay áo quệt ḍng nước mắt. Không có nhiều  th́ giờ, tôi nói nhanh : Thầy cứ để gia đ́nh ở đây, em t́m cách đưa Thầy về Phú Bài, ở đó mấy thằng đệ tử em sẽ t́m cách đưa thầy về ĐN.

 

Năm 1975, tan đàn, sẩy nghé, Thầy tṛ lại gặp nhau trong lao tù, nhưng chỉ thời gian ngắn, lại bị lưu đày hai phương khác nhau. Từ đó không gặp lại, nghe một vài người  nói lại, Thầy đă nằm lại trên mảnh đất lưu-đày  miền Bắc.

 

Về các Cô th́ có cô Bạch Vân dạy Pháp Văn, cô Hiền Viên, vạn vật,  cô Như Hà với chiếc răng khểnh, đẹp quư phái  (về sau có vụ Án Lăng Hà Hổ).        

 

Lên Đệ Nhị cấp có thầy Lê Quang Mai,   sau 75 có gặp lại thầy trong trại cải tạo,  thầy Trần đ́nh  Quân  … cô  Trương Thị Thúy (luật sư, dạy Pháp Văn). Và nhớ nhất là cô Mộng Liên, dạy Vạn vật …..

Niên khoá 62-63, Lớp Đệ Tam, có nhiều thay đổi nhân sự trong lớp, v́ có sự chọn lựa ban ABC. Trương Khả Qúy ban B, tôi ban A, nhờ đó tôi biếtù thêm vài bạn mới ban B như Nguyễn Doăn Kim, Quách Ẩn (đăø hy sinh tại chiến trường QN năm 1973), Vương Ngọc Long, Phạm Vũ Thịnh, …. Lớp Đệ Tam A có vài bóng hồng mới  là : Mai Thi Thu Thảo, Mai Thị Hạnh (hai chị em, nhà ở đường Nguyễn Hoàng, nhà làm nem tré nổi tiếng), Hồ Thị Trúc, Q. Chi, …… Bên nam sinh th́ có Trần Việt Hùng, Nguyễn Văn Hưng, Hà Văn Minh, Hoàng Cao Khải (em chị Bích Quân PCT64). Năm Đệ Tam là năm dưỡng sức sau khi thi trung học Đệ Nhất cấp và lấy hơi thi tú tài 1 nên rất nhàn hạ. Năm nầy diễn ra Đại hội Thể thao học sinh Miền Bắc Trung nguyên Trung phần tại Huế (cứ hai năm th́ ĐH/TTHS diễn ra một lần cho các trường trung học từ Quảng ngăi cho đến Quảng Trị, nhưng thường diển ra tại Huế hoặc ĐN).  Thầy Châu Trọng Ngô, vừa về làm Hiệu trưởng thay thế thầy Ngô văn Chương. GS Châu Trọng Ngô là một nhà  mô phạm nổi tiếng, và là một thể tháo gia. Thầy cho tuyển chọn một đội ngũ lực sĩ hùng hậu và có nhiều thành tích thi đấu cao để phó hội. Tôi được hân hạnh tham gia vào hai bộ môn: bóng tṛn và vũ cầu. Trên sân cỏ Tự Do, Huế, đội bóng tṛn trường Phan Châu Trinh ĐN, trong một buổi chiều xui xẻo, đă bị một đội bóng vô danh tiểu tốt là Trường Trung học tư thục nhỏ bé   Nguyễn Dục của Quảng Tín hạ gục với tỉ số 1-0, đă làm cho thầy Hiệu trưởng và chúng tôi vô cùng thất vọng và buồn rầu. Khi về lại nơi tạm trú là Trường Quốc Học, tôi cùng Hải (em cô K. Thành) vào pḥng tắm chung của trường, không ngờ ở đây đă có các anh trường Nguyễn Dục ngồi sẵn, thấy tôi và Hải là cầu thủ trường PCT/ĐN nhỏ con nên buông lời trêu chọc, khích bác chạm đến danh dự của Trường, tôi đă không kềm đươc nóng giận nên nhào vào đấm đá, Hải thấy vậy chạy ra sân la lên: PCT  bị đánh …  Thế là các anh PCT từ các pḥng nhào ra hỗn chiến. Khi cảnh sát Huế vào th́ đă có  5/6 anh của Trường Nguyễn Dục nằm trên sân, không biết giả đ̣ hay bị thương thật.   Chúng tôi bị đưa về đồn cảnh sát Ga Huế. Sau khi làm biên bản, thầy HT  Châu Trọng Ngô đến nhận chúng tôi về. Tôi đợi sự khiển trách của Thầy, nhưng không  thấy …   Chiều hôm sau ra quân thi đấu môn vũ cầu với trường Hàm  Nghi, tôi đă chuộc lỗi bằng cách hạ anh bạn trường Hàm Nghi trong sec quyết định, mang chiếc huy chương vàng về cho Trường PCT/ĐN. Có một kỷ niêm đáng nhớ trong kỳ ĐH/TTHS nầy là anh Cách, học sinh lớp Đệ Ngũ, trong một chiều thi bơi lội tại hồ bơi Câu lạc Bộ Thể thao  Huế, đă oanh liệt mang về cho trường 3 huy chương vàng và 1 huy chương bạc, sau khi lấy được tấm huy chương bạc,  anh đă ngất đi v́ quá mệt … Hôm đoàn lực sĩ trở về trường, cờ Hiệu đoàn PCT gắn đầy huy chương và những chiếc CUP  để đầy bàn.

 

Niên khoá 63-64. Mùa thi cử lại về.  Lớp nam sinh chúng tôi bị ám ảnh bởi câu hát dí dỏm: Rớt tú tài anh đi Trung Sĩ, em ở nhà lấy Mỹ (làm đ…) nuôi con, nên học bài thí mạng, trên tay luôn luôn có quyển Vạn Vật của GS Nguyễn Cửu Triệp. Vườn ổi chanh của Trương Khả Quư là sào huyệt của chúng tôi trong suốt muà thi. May sao cuối năm hai đứa đều có tên dù đậu với thứ hạng sau ḿnh không c̣n tên ai nữa cả.

 

Năm nầy chúng  tôi thấy ḿnh có thay đổi trong tâm hồn và thể xác. Không dám nói chuyện với các chị trong lớp. Thường hay ḍm ngó các mầm non lớp dưới. Trong lớp có hai chị để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp - đó là Chị Hồ thị Trúc, học giỏi, đứng đắn. Trong mắt tôi, chị Trúc người chị  mẫu mực, có lẽ trong mắt chị, tôi là thằng em hay nghịch, phá và hay trả lời các câu hỏi dù trúng, dù trật, nhưng luôn luôn có ngụ ư khôi hài. Và Chị Q. Chi (chị của cô bé to-be Quỳnh Cư). Q. Chi nổi tiếng là người đẹp của trường, đẹp, hiền, nhất là không tỏ ra kiêu ngạo như những người đẹp khác .…..

 

Trong thời điểm đó, các Trường TH ở ĐN có rất nhiều người đẹp, mỗi trường đều có người đẹp tiêu biểu, ví dụ: Trường Sao Mai có chị Quynh Hoa, sau nầy là Phu nhân của Thầy Kỳ GS Anh Văn. Phan Thanh Giản  có cô A muối Tàu (quên tên ? ). Collège Francaise có Hồ Thị Thanh Tâm    Riêng trường Phan Châu Trinh th́ có người đẹp trong mỗi lớp, ví  dụ : lớp đàn chị th́ có   Thu  Liên, Thu Hà, Phạm Thị Duyệt, …. lớp tôi th́ có Q. Chi, lớp dưới th́ có Thái Thu, Minh Chỉnh, Minh Chi, Cẩm Lai, Tiểu Hương, Diễm, …. Xin trở lại chi  Quỳnh Chi lớp tôi, sắc đẹp dịu dàng và nét tươi trẻ của chị đă làm nhiều chàng trai ĐN  ngơ ngẩn tâm hồn, chị có nhiều ngướ ái mộ, có nhiều fans  muốn dâng hiến trái tim, nhưng có một điều trở ngại, là nhà chị có tường cao và trên tường lại có giằng dây thép gai, nên không ai dám liều thân nhảy vào, v́  …. sợ … thép gai móc rách …quần. Nhớ lại thời gian cuối năm 1966, tôi bị thương lần đầu tại Lang Veiy (Khe sanh) được trực thăng Mỹ đưa về điều trị tại  Tàu Bệnh viện HOPE, neo ngoài khơi ĐN. Sau hai tháng nằm trên tàu, dù vết thương chưa lành hẳn, nhưng qúa thèm  cơm VN,  tôi xin vào đất liền. Một buổi chiều lang thang trên phố Đồng khánh, khi đi ngang tiệm kim hoàn nhà chị Trúc, tôi bỗng có ư nghĩ ghé vào thăm chị , gây cho chị sự ngạc nhiên trong bộ đồ Lính. Sau tủ kính bày la liệt vàng, bạc, đồ trang sức là Bà cụ ngồi, đầu quấn khăn nhung kiểu các bà Miền Bắc, tôi lễ phép thưa :

-Thưa cụ, cháu là bạn học của chị Trúc, nhân đi ngang, cháu ghé lại thăm chị ạ!

Bà cụ nh́n tôi từ đầu đến chân, rồi lắc đầu :

- Tiếc quá, cái Trúc đă đi lấy chồng xa … xa … lắm rồi.

Tôi chào Bà Cụ đi ra, mà cứ suy nghĩ măi. Chị Trúc học giỏi, con nhà giàu, tại sao bỏ học mà lấy chồng sớm zậy, mà lấy chồng xa ... xa lắm là ở đâu. Xa th́ Saig̣n là cùng, chẳng lẽ ra Hà nội …

 

Cũng trong lần về ĐN đó tôi nghe tin chị Quỳnh Chi từ bỏ thời con gái, tự nhiên tôi buồn buồn và nghĩ đến anh TBN, không biết lúc đó anh đang ở đâu trên bốn Vùng Chiến thuật, khi được tin nầy anh có mang nỗi buồn ngày tháng cũ ... không ??? Anh TBN là người âm thầm yêu chị Q. Chi, si mê và mănh liệt (không bao giờ chi Q. Chi biết). Anh học trước tôi vài lớp. Chúng tôi quen nhau trong vơ đường VOVINAM. Tại vơ đường,sư phụ dạy sư huynh và sư huynh dạy sư đệ. Anh là sư huynh và tôi là Sư đệ. Từ khi biết tôi cùng học lớp với Q. Chi, anh tỏ ra săn sóc tôi đặc biệt và chỉ dẫn tôi tận t́nh hơn. Anh thường hỏi tôi về  Q. Chi như : Hôm nay Q. Chi có đi học không? vui không? v..v..   Một hôm sau buổi tập, anh rủ tôi về nhà anh chơi. Đường Hoàng Diệu, lên Chợ Mới qua dăy nhà Chính-phủ đến ngơ hẽm bên tay trái, goi là Hẽm Huỳnh Sơn, v́ đầu ngơ có quán sách cùng tên, đi  sâu vào bên trong, qua các lũy tre xanh, khoảng 500 mét là nhà anh, nhà tôn vách ván, đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch-sẽ …. Anh ở với Mẹ và cô em gái đang học Đệ Lục trường Nguyễn Công Trứ. Anh nói bố anh tử trận khi cô em c̣n ẳm ngửa. Bước vào pḥng ngủ cũng là pḥng học của anh, tôi thấy trên bàn bức chân dung hoạ rất khéo h́nh cô gái có hai con rít thắt nơ xanh buông xuống  bờ vai. Tôi buột miệng : Q. Chi !. Anh mỉm cười, không nói. Năm 1971, khi tôi đang nằm ở đèo An Khê chờ  công tác th́ nhận được tin anh ngă gục trên chiến trường    Đắc Tô Tân cảnh. Tôi đă không cầm được nước mắt. Anh mang mặc cảm nghèo, nhưng anh có tâm hồn trong sáng, anh sống có lư tưởng. Lời anh khuyên tôi măi măi  c̣n nhớ:

T… à  ḿnh học vơ là để tự vệ, bênh vực kẻ yếu, không phăi để đánh lộn ….

 

Niên học 64/65. Tôi bước vào lớp học với một tâm hồn trống trải, cô đơn … Các bạn Nguyễn Văn Thọ, Đỗ Văn Chới, Lê Kim Ngân, đă bỏ trường mà đi. Các lớp đàn anh như Trần Trí Dũng, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Lư, TBN, … đang ra chiến trường. Sở dĩ tôi c̣n cắp sách đến trường là v́ những giọt nước mắt người thân níu kéo bước chân tôi, nhưng tôi biết sớm muộn ǵ tôi cũng phải dứt áo ra đi. Không c̣n tâm trí nào nữa để lo đèn sách, khi bên ngoài     biến động liên miên. Tiếng súng vọng về càng lúc càng gần hơn.  Bà Mộng Liên, cô Thúy tỏ ra ái ngại cho tôi v́ sự lơ là sách vở. Các Thầy Cô có biết đâu tôi đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa … thật xa  ..

 

Giờ cuối cùng của đời học sinh của tôi là hai giờ Việt Văn của Thầy Trần Đ́nh Quân. Hôm đó anh Nguyễn Văn Hưng đang thuyết tŕnh, phê b́nh một tác phẩm văn học. Tôi ngồi yên lặng, cố thâu hết h́nh ảnh lớp học, Thầy, bạn … một lần cuối …

 

Tâm hồn tôi đang dậy sóng, tôi cố kềm hăm gịng  nước mắt, v́ chốc nữa đây, khi tan  giờ học, là tôi vĩnh viễn rời bỏ cuộc đời    học sinh, để quăng thân vào đường gió bụi.  Xin giă từ … giă từ tất cả ….

 

Nhà thơ xứ Quảng Bùi Giáng có hai câu thơ được truyền bá rộng răi trong nhân gian:

 

            “Cứ ngỡ xuống trần chơi chốc lát

               Nào ngờ ở măi đến hôm nay”

 

Ngàn lần tôi xin cảm tạ Thượng Đế đă cho tôi c̣n ở măi đến hôm nay, dù trải qua biết bao hiểm nguy trong đời lính chiến, bao đọa đày gian khổ trong lao tù, cho tôi c̣n có dịp ngồi ôn lại những kỷ niệm thân thương của một thời cắp sách, nhớ lại từng khuôn mặt bạn bè của một thời hoa mộng ……

                                                                     

 

Trương Đức Thủy