Quá Kh Trưc Mt

Ngô Kim Bng

 

 

NKB thời thơ ấu                                           Vơ Minh Lư & NKB: Giáng Sinh 2016

 

 

Anh Lê Hân muốn bạn bè tự viết vài ḍng về …ḿnh. Ở tuổi này chuyện gần th́ memory hạn chế nên delete mất mà chuyện xưa lắc th́ nhớ như in, v́ thế chuyện tôi sắp nôn ra chỉ là chuyện ngày xưa c̣n bé . Nếu các bác thấy là "Thừa giấy làm ǵ chả vẽ voi. Voi lớn, voi nhỏ các thứ voi" th́ tôi xin góp vui vài phút.

 

Một buổi sáng tháng 7 năm 1971 tôi rụt rè bước vào Bộ Giáo dục ở Sài Gòn, tay cầm mảnh bằng và văn thư của bộ số BGD-xxxxxx, đại khái mời ông về nước gấp gấp để c̣n có dịp phục vụ đất nước, đất nước cần ông v.v…v.v.  Một tuần trước đó thì đang lái xe vi vút ở Hollywood Freeway, bây giờ trước mắt tôi là một văn pḥng vắng tanh, chỉ có một bà chị thư kư đang dũa móng tay, vừa dũa vừa thổi thổi. Tôi đợi chị ấy thổi xong cú chót mới lắp bắp ...Dạ…thưa… Chị ngước lên hỏi anh cần ǵ, tôi thú thật là vừa "du học" về, đến tŕnh diện bộ giáo dục theo văn thư triệu hồi.  Bà chị hơi ngạc nhiên, chắc từ trước đến nay chưa thấy chuyện khôi hài này. Mợ phán, các ông có trách nhiệm (​!) chưa đến, c̣n đi ăn sáng, lát anh quay lại . Th́ ra cái trách nhiệm ăn sáng nó to hơn việc đến sở lúc 8 giờ. Một lúc sau tôi trở lại gặp một ông công chức già (!) khoảng 40, ông hỏi anh muốn ǵ, tôi lại lải nhải cái màn tŕnh diện​. ​Ông nh́n tôi như con vật lạ ở thảo cầm viên rồi cười h́ h́: "Sao anh về đây làm ǵ, ngu thế !!! tŕnh với thưa ǵ, lo đi t́m việc đi, đi lính  bây giờ !!!"  

 

          Bước đầu "em tan trường về" mà như thế làm cho cái "nóng ḷng phục vụ" của tôi nó cũng cùn mất khá nhiều .

 

          Đon đả mấy tháng tôi mới xin được làm "kỹ sư dự án" ở Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ do ông Khương hữu Điểu làm Tổng Giám đốc. Ông có một ê kíp hầu hết ở Mỹ về. Ông quyết tâm làm việc theo kiểu Mỹ: đúng giờ, làm liền tù t́ không có ngủ nghê buổi trưa gì cả, và họp hành kiểm thảo tiến triển mỗi tuần.

 

Một thằng bé hăm mấy tuổi như tôi được giao cho việc nghiên cứu để mở một nhà máy làm ván ép đầu tiên ở VN!!!  Một bà mệnh phụ, đại gia lúc ấy, tuyên bố sẽ đầu tư làm dự án này nên tôi có nhiệm vụ viết dự án từ A đến Z để giúp bà vay ngoại tệ của ngân hàng, mua máy , xây xưởng, ước tính sản lượng , sản phẩm,  lời lỗ v.v… v.v.  Từ thuở bé tôi chỉ mới vay tiền thằng bạn một lần mua cái xe đạp cũ, bây giờ phải giúp mợ này vay cả triệu đô la mua những cái máy mà tôi không biết đọc tên! Thật ra phần lớn các mợ này buôn đô la, chỉ muốn ngân hàng tháo khoán cho một khoản ngoại tệ theo giá chính thức, sau đó bán lại chợ đen, lời gấp mấy lần khuân mấy tấm ván ép đi bán chợ giời.  

 

          Ngồi viết “dự án” tưởng tượng vài tháng. Tôi đi "thanh tra kinh tế" một thời gian. Tôi​ được chỉ định đi cùng mấy bác già ở bộ kinh hăi, tṛ này chỉ là dịp cho họ ṿi tiền trà nước của chệt trong Chợ Lớn. Như một em gái nhà lành, lúc ấy tôi cứ nhai nhải em chả… em chả, vài tháng sau họ tống cổ tôi về ngồi lau bàn, phủi bụi. Bao nhiêu năm học máy, học móc, tính toán, vi phân, tích phân cuối cùng chỉ để ngồi nh́n cốc nước trà, trên có đậy cái nắp nhựa của ông lao công rót cho mỗi sáng.

 

          Đùng một cái, Bộ Quốc Pḥng chiếu cố​,​ gửi cho miếng giấy vàng vàng, quay roneo mang ba chữ "Lệnh nhập ngũ". Thế là tôi "hồ hởi" tuân thủ:  

 

Gió đưa bụi chuối sau hè,

Anh đi quân dịch bạn bè mến thương.

 

          Lưng mang ba lô, mũ sắt hai lớp, súng M16, poncho​,​ cuốc xẻng và hai cấp số đạn, tôi cùng các em giai rớt Tú tài hai ​ḅ lê bò càng ỏ Thủ Đức để “Cư An Tư Nguy” (châm ngôn của Trường Bộ Binh Thủ Đức). Qua mùa hè đỏ lửa 1972, khóa đàn anh ra trường một tuần là đã có người leo lên bàn thờ. Tết đầu tiên sau 5 năm xa xứ, tôi ôm M16, ngồi trong giao thông hào, nh́n người ta đi tảo mộ trước Tết ngoài ṿng đai, ḷng tôi nao nao buồn chưa biết tương lai ḿnh đi về đâu. Rồi những đêm VC pháo kích, lăn ra giao thông hào ngủ, nằm phải ổ kiến lửa, cởi hết quần áo nhẩy cỡn như hóa dại. Có đêm thì nằm trong connex gác khẩu đại bác 105 ly bên cạnh. Gặp lúc xúi quẩy bị đề lô nằm vùng cho tọa độ, sơn pháo 130 ly rót vào gần, connex tung lên như cái hộp quẹt.  Hành quân dă trại thì bị một anh du kích hặng bét giựt cho một quả mìn claymore làm một tiểu đội lăn lộn ..vv…vv..  Sau này một ông bạn lính tác chiến bảo tôi, cái kinh nghiệm đi lính của cậu không bằng một tuần tớ bị bịnh lậu!!!

Đúng thật, nhưng cũng là chút ǵ để nhớ và rồi chuyện ǵ cũng qua đi.

 

          Ngày c̣n bé,tôi không được học ở Chu Văn An, Trần Lục  hay Nguyễn Trăi mà thi đỗ vào trường làng Hồ ngọc Cẩn, Gia Định.  Lần đầu tiên phải mặc quần tây dài xanh, áo sơ mi trắng đi học, tôi vấn đầu soi gương cứ tưởng ḿnh là khỉ mặc quần, chân tay vướng víu, v́ từ bé chỉ mặc cái quần tà lỏong, chân đất chạy ra đường tắm mưa. Thêm vào đó, nhà tôi lúc ấy nghèo phát cáu lên, tiền đâu mà đi may, đi mua quần dài. Mẹ tôi bèn may lấy quần cho tôi mặc. Khổ nỗi bà chỉ biết may quần đàn bà, lưng th́ có thun, đằng trước th́ không có phéc ma tuya, hoặc khuy để tháo ra làm chuyện cần thiết. Chẳng nhẽ lại ngồi chồm hổm, tụt ra… Đi học về tôi than phiền, bà bèn xẻ một rănh nhỏ, khâu cho một cái khuy bấm vào đấy. Thế là khi hữu sự, tôi ṃ mẫm t́m cái khuy bấm, loay hoay, cuống quít ​kéo nó ra khỏi rănh, nhiều khi bị accident!!!

 

          Thế mà mới nứt mắt, còn mặc quần khuy bấm, tôi cũng đã ṃ mẫm tán tỉnh một em bé 11 tuổi trong xóm. Tôi nhớ là em trắng như bông, da mềm như tơ. Một chiều mưa, hai đứa trốn nhà, dắt tay nhau đi xem cine C​a​o ​Đ​ồng H​ư​ng ở chợ Bà Chiểu, ḍm Jerry Lewis méo mồm, lác mắt trong phim "Chàng ngốc mê đào hát". Hai đứa cứ cười  ra, quên cả yêu nhau, mặc dầu ngồi hàng ghế ghỗ đằng sau, thỉnh thoảng một con chuột chạy vù qua, đâm xầm vào chân. Lúc về mưa to, tôi làm anh hùng, kéo tay em chạy trong mưa cho nó thơ mộng. Về nhà em ốm, mặt xanh xao. Tôi đến thăm, ngồi cạnh giường cầm tay em​,​mắt r​ư​ng r​ư​ng.  Không hiểu tại sao lúc ấy mẹ em không bợp cho thằng con nít​ hư​ mấy cái...

 

          Thuở ấy tôi ở với ông bà ngoại, hai cụ thương tôi lắm. Ông ngoại lúc nào cũng ở bên cạnh kèm học, nhất là Pháp văn mà cụ cho là quan trọng nhất. Có lẽ cụ nghĩ một ngày nào Tây sẽ vác cờ tam tài trở lại.  Buổi tối cụ đi ngủ lúc 9 giờ, tôi bèn ḷ ṃ đi thăm em bé. Đang tâm sự vụn th́ cụ tỉnh giậy, nh́n sang ghế bố bên cạnh không thấy cháu cưng, cụ đi guốc vào, cầm quạt phe phẩy ra đầu ngơ hét: " Vinh đâu, về rửa chân, đi đái​,​đi ngủ !!!" Thật là mất nhẵn cả mặt mũi. Tôi cười bẽn lẽn với em, bịn rịn đi về làm những thủ tục mà cụ đă liệt kê chi tiết.

 

          Cụ rất lạc quan về hậu vận của tôi. Cụ bảo số tử vi của tôi có “tử phủ vũ tướng” có thể làm vua!! Nhưng (quái ác) có tuần và triệt đóng cung Mệnh nên sau này không đi ăn mày là may!

 

          Ngày ấy tôi theo đúng lời giậy dỗ của Quốc văn giáo khoa thư lớp đồng ấu:

 

Hỡi các cậu bé con

Khi lúc tuổi c̣n non

Các cậu phải chăm học

Chăm học mới có vợ

Có vợ mới có con

 

Sợ hụt vợ, tôi cong đ...  học, giỏi không tả được , cô giáo khen là nó học giỏi mà c̣n ...xinh, bạn kêu là thợ gạo tại vựa gạo Bà Chiểu (trường HNC ở rất gần chợ Bà Chiểu). Cho đến bây giờ các cô vẫn c̣n nhớ​...nhưng chắc không khen xinh nữa​.  Tông Tông Diệm cho phần thưởng mấy năm liền, ông ngoại tôi hănh diện khoe cháu tùm lum .  Đi dâu ông cũng đi theo, ảnh lănh thưởng có mấy thằng con nít ôm phần thưởng toe toét th́ cũng có ​ô​ng cụ đứng cười cười ở đằng sau. 

 

          Lúc đ​i​ thi Tú tài, tôi ngồi cạnh hai em xinh đáo để thì cụ cũng đứng ở cửa pḥng thi, phe phẩy cái quạt. Thỉnh thoảng cụ vẫy vẫy làm ḿnh xấu mặt quá , cho là người nhớn rồi mà c̣n phải ông đưa đi thi!!!

 

          Ấy thế mà trong học bạ tôi vưỡn được một thầy phê:  "Nghịch ngầm !!!" Số là tôi với một thằng con nít ngồi cạnh chơi bấu, hai đứa cứ bấu vào đùi nhau, rồi mặt vênh ra kêu : “không đau”, thế là lại thêm một phùa bấu nữa. Sau ba lần thằng bé í lấy hết sức b́nh sinh cho tôi một cái bấu để đời. Tôi hét lên như cái c̣i, thầy Q​u​ế đang cầm cục phấn, rơi cả xuống bục. Chúng mày làm ǵ thế, dạ tụi con thi bấu​ (nhéo đấy quí cụ nam kỳ ạ)!!!

 

          Tôi có cái sở đoản thời ấy là mê cờ bịch, chúng bạn rủ chơi "lật sách", lấy quyển Cua Xào Lăn "Cours de langue et civilization Francaises" dầy cộm ra, mỗi đứa lật một trang, cộng số trang lại theo kiểu bài cào, rồi lột túi nhau. Có nhiều thằng sau này quen trang, cứ 9 nút hoài, tụi tui chế ra trước khi chơi giao hẹn cộng 6 nhỏ ăn, hay trừ 7 lớn ăn ..vv...vv ​cho nó không lật được chín nút.  Thế mà có một thằng nó vẫn lột tụi tôi trụi thùi lụi, everytime. Một hôm, gần Tết, nó vênh váo bảo: Nhờ tụi mày tao mua được áo Montagu, quần Dacron rồi, chỉ c̣n ​thiếu ​đôi giầy, đứa nào muốn "cúp" 5 đồng không. Tôi nh́n nó với đôi mắt căm ​hờn​, nhưng rồi ​cuối cùng cũng cung cúc đưa tiền lạc quyên cho nó mua giầy.

 

          Thời trung học thật là ngây ngô, vô tư, chả đứa nào biết hay định bụng ḿnh sẽ làm ǵ, chỉ biết học, nếu không sẽ bị đ̣n.  Riêng có một thằng nó biết nó muốn và sẽ làm ǵ. Nó bảo tôi là thể nào nó cũng làm BS, chữa đàn bà từ rốn trở xuống. N​ó ​thuộc ḷng cái câu ca dao vớ vẩn:

 

Cô kia mặc yếm có bùa

Cha mẹ có bán anh mua nửa người

A​n​h mua từ rốn đến đùi

Từ bụng đến mặt, kệ giời với em

 

          Quả nhiên, sau này nó làm lang tây, chữa đàn bà, từ rốn trở xuống. Bao lần tôi dụ dỗ nó, xin làm thợ vịn một chuyến mà có được đâu. Bây giờ nó quẳng cái mỏ vịt về hiu rồi. Thế là cái giấc mộng con thợ vịn của tôi cũng không thành. Thế rồi

 

Non nước trời ơi tàn một cuộc

Bể dâu tàn nhẫn bóng xuân qua

 

28 tháng tư, một chín bẩy nhăm, trong một khúc quẹo của định mệnh, đầy những bất ngờ và ngẫu nhiên ở giờ thứ 25, tôi dắt vợ​, ôm con chạy, và chạy được trong đường tơ kẻ tóc. S​á​ng hôm ấy ông ngoại tôi- người đă phá buổi tâm sự vụn của tôi với người y​ê​u đầu đời bằng cách liệt kê những chi tiết vệ sinh thường thức trước khi đi ngủ- ông đi xe đạp , đeo t​̣​ong teng một túi tă cho con gái tôi mà bà ngoại vừa giặt xong.  Ông đi t́m tôi để... trao tă trước khi phân kỳ. Ông không bao giờ gặp tôi, và ngậm ngùi nhớ thương đứa cháu cho đến ​khi về ​cơi bên kia sau đó ít lâu!!!  Cho đến bây giờ, trước khi đi ngủ bao giờ tôi cũng rửa chân và đi đ... Theo đúng lời ông dặn.

 

          Bao năm qua​,​ mộng và thật vèo như lá, cũng như bao vạn người di tản buồn, tôi trải qua bao thăng trầm, làm một vạn thứ công việc từ đưa báo đến làm store clerk cho Tiệm 7-11 bị gangsters da đen dí súng vào mặt giữa đêm khuya. Rồi đi làm thợ vẽ, bán xe cũ, sửa máy lạnh v.v.. v.v... Bây giờ th́ làm....thinh khi nghe vợ mè nheo và vặc lên.

 

          Nh́n lại những chặng đường, tôi thấy mình được Thượng đế sủng ái quá, và trong ḷng vô vàn cám ơn cá​c​ bác đồng lứa hay các niên trưởng đă hy sinh quá nhiều, ​quá nhiều,​ trong và sau cuộc chiến này​. Để có một ngày, có một ngày tôi c̣n được ngồi đây bép xép

 

​          Thưa quí bác, chúng ta quá may mắn, hậu vận đỏ choét, cuối đời được ở một chốn ao ước của bao người. Chúng ta được ăn, được nó​i​ vung xích chó mà không bị công an khu vực mời ​đi ​"làm việc” Ăn uống không đến nỗi chết từ từ v́ độc dược của chệ​t. Con cái của chúng ta học hành tử tế, có công ăn việc làm để nuôi thân dù không mong nó nuôi ḿnh​ và bao ân sủng khác nữa​​. 

 

Chiều nay quá khứ trôi về lớp lớp, tôi chỉ biết​ Đa tạ Trời Phật và Thượng đế​.

 

Ngô Kim Bảng

 

 

 

Ngô Kim Bảng và hai con gái