Cao Mỡ Trong Máu 
(HIGH CHOLESTEROL)

 

Bác   Phạm Hoàng Trung

 

Lượng cholesterol trong máu là 200 mg/dl hoặc thấp hơn th́ được coi là trong mức độ an toàn. Nếu mức độ cholesterol trong máu hơn 200 th́ coi như bị cao mỡ trong máu. 

Mức độ từ 200 tới 239 là sát mí (borderline), và người nào có mức độ mỡ trong máu mà trên 240 th́ có rất nhiều nguy cơ bị bệnh về tim mạch.

Cao mỡ trong máu sẽ làm đường kính động mạch bị nhỏ hẹp lại do nguyên nhân mỡ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong động mạch, t́nh trạng này làm máu bị cản trở không dẫn được đầy đủ vào óc, thận, bộ phận sinh dục, tay chân và tim. 

Cao mỡ trong máu là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Cao mỡ trong máu cũng là nguyên nhân liên quan tới những bệnh khác như sạn mật, liệt dương, tâm trí suy nhược và cao máu. Bị bướu nhỏ trong ruột (colon polyps) và ung thư (cancer), đặc biệt là ung thư nhiếp hộ tuyến và ung thư ngực, cũng được biết là do nguyên nhân liên quan tới t́nh trạng cao mỡ trong máu. 

Mặc dầu có quá nhiều cholesterol trong máu th́ không tốt cho sức khỏe nhưng thật sự cholesterol cũng cần thiết cho cơ thể để tạo màng tế bào, tạo kích thích tố và giúp cho tiến tŕnh tiêu hóa.

Mặc dầu Hiệp Hội về tim ở Hoa Kỳ khuyến cáo thức ăn hàng ngày chúng ta chỉ cần có khoảng 300 mg cholesterol hoặc ít hơn, nhưng thật sự nếu chúng ta ăn những thức ăn hoàn toàn không có cholesterol cũng không sao hết v́ cơ thể chúng ta cũng đủ sức sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể. 

Vào khoảng 80% cholesterol có trong cơ thể chúng ta được sản xuất từ lá gan, 20% cholesterol c̣n lại là do nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn vào. 

Cholesterol di chuyển từ gan vào máu đến những cơ quan khác nhau của cơ thể bằng những phương tiện được gọi là phân tử mỡ đạm (lipoproteins). 

Những tế bào của cơ quan sẽ nhận đủ những cholesterol cần thiết, số cholesterol thặng dư sẽ ở lại trong máu chờ cho những phân tử mỡ đạm khác chuyên chở lại về gan. Có 2 loại mỡ đạm :

·  Mỡ đạm mật độ thấp, low-density lipoproteins gọi tắt là LDL là loại cholesterol xấu (bad cholesterol).

·  Mỡ đạm mật độ cao, high-density lipoproteins gọi tắt là HDL là loại cholesterol tốt (good cholesterol).
Phân tách khả năng hoạt động của từng loại mỡ đạm th́ chúng ta sẽ biết tại sao gọi là cholesterol xấu và cholesterol tốt. Mỡ đạm mật độ thấp (LDL) mang đầy cholesterol từ lá gan đến cung cấp cho những tế bào của cơ thể. Ngược lại mỡ đạm mật độ cao (HDL) di chuyển trong máu với nhiệm vụ chuyên chở những cholesterol thặng dư về lại lá gan để cất giữ. Nếu mọi sự tiến triển đúng th́ hệ thống điều ḥa cholesterol trong người sẽ được cân bằng tốt đẹp. Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu để HDL có thể chuyên chở lại về gan để cất giữ hoặc nếu không đủ HDL để làm công việc trên th́ hiện tượng cao mỡ trong máu sẽ xẩy ra, lúc đó cholesterol sẽ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong của động mạch làm nghẽn động mạch và từ đó có thể tạo nên cơn đau tim hoặc kích tim (heart attack). Hoặc có quá nhiều LDL cũng có nhiều nguy cơ bị đau tim như vừa kể trên.

Nếu chúng ta có mức độ cholesterol 200, trung b́nh với HDL là 80 và LDL là 120 th́ chúng ta ít có nguy cơ bị đau tim. Nói tóm lại nếu HDL càng cao, LDL càng thấp th́ tốt; c̣n nếu HDL thấp mà LDL cao th́ dễ có nguy cơ bị bệnh về tim mạch.

Người nào có mức độ cholesterol sát mí (200-239) th́ nên theo một chế độ ăn uống kiêng cử để làm giảm cholesterol và nên đi thử lại một năm ít nhất là một lần để xem mức độ cholesterol có giảm xuống không. C̣n người nào có mức độ cholesterol mà trên 240 th́ phải kiêng cữ và theo dơi kỹ hơn nữa. Nếu một thời gian mà mức độ cholesterol không xuống th́ bệnh nhân thường được khuyên nên dùng thuốc để làm giảm cholesterol.

Nói chung những loại thuốc làm giảm cholesterol được kê toa trên thị trường như Provastatin, Mevacor... được làm bằng những hóa chất để ép buộc lá gan ngưng bài tiết một chất enzyme đặc biệt có khả năng giúp sản xuất cholesterol. Sự ép buộc lá gan trái thiên nhiên này dần dà sẽ làm hư hại đến lá gan.

 

Khái niệm tổng quát về bệnh cao cholesterol

Cholesterol là một loại mỡ trong cơ thể. V́ mỡ lưu chuyển trong ḍng máu (plasma) của chúng ta, nó có thể bám vào bên trong của mạch máu và làm nghẽn những mạch máu nhất là mạch vành tim (coronary arteries).

Cholesterol có trong đồ ăn nhưng cũng được chế tạo ra từ gan (liver) của chúng ta.

Cholesterol được dùng để làm vỏ của tế bào (cells walls), chất kích thích tố (hormones), vitamin D, mật xanh (bile acids) v.v.. Nếu lượng cholesterol trong máu lên cao v́ gan chế tạo quá nhiều cholesterol th́ bệnh nhân sẽ bị cao lượng cholesterol trong máu. 

 

Từ đó những mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. V́ chỉ có động vật mới có cholesterol bệnh nhân ăn thịt sẽ bị lên cholesterol nhiều hơn thực vật. Tuy nhiên, mỡ từ thực vật sẽ biến chế trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra cholesterol. V́ thế ăn nhiều dầu (tức là mỡ thực vật), sẽ dẫn đến bệnh cao cholesterol.

 

Những loại mỡ cholesterol

Khi đi thử máu, pḥng thử nghiệm sẽ đo lượng cholesterol tổng cộng, lượng cholesterol HDL (mỡ tốt), và lượng Triglycerides. Từ đó họ sẽ tính ra lượng cholesterol (LDL) xấu. Pḥng thí nghiệm máu có thể đo lượng cholesterol LDL xấu nhưng ít khi bác sĩ cần đo như vậy.

Cholesterol LDL xấu v́ nó làm nghẽn những mạch máu dẫn đến bệnh. Cholesterol HDL tốt v́ nó giúp cholesterol xấu ra khỏi mạch máu và làm mạch máu bớt bị nghẽn.

 

Sơ lược lịch sử của bệnh cholesterol

Vào đầu thế kỷ 20, khoa học gia khám phá được chất Nicotinic acid (Niacin) và Nicotinamide (vitamin B3) là một loại Vitamins B cần thiết trong đồ ăn. Vào năm 1955, ông Altschul khám phá được tính chất giảm Cholesterol của Niacin. 

Năm 1961, bác sĩ Parsons trị cho 50 bệnh nhân bị bệnh cao Cholesterol và cho biết Cholesterol xấu LDL và Triglyceride giảm 23-29%, và Cholesterol tốt HDL lại tăng. Ông cũng diễn tả chính xác những ảnh hưởng xấu của thuốc này (xin xem bài Thuốc Dùng Trị Bệnh Cao Cholesterol).

Vào thập niên 1960, cơ quan Y Tế Thế Giới (World Health Organization, gọi tắt là WHO) dùng thuốc Clofibrate để thử trị bệnh cao Cholesterol. Đến bây giờ, cuộc nghiên cứu này vẫn là cuộc nghiên cứu lớn nhất. 

Hơn 10 ngàn người đă tham dự chương tŕnh thử nghiệm này. Kết quả vào năm 1978 cho thấy thuốc Clofibrate làm giảm Cholesterol 8%. Tuy nhiên chương tŕnh khảo cứu này có nhiều khuyết điểm, và thêm vào đó v́ tỉ lệ những người tham gia chương tŕnh khảo cứu này chết v́ các bệnh khác không phải v́ bệnh tim mạch khá cao, bác sĩ đă không xem trọng cuộc khảo cứu lớn này.

Vào năm 1984, kết quả của cuộc nghiên cứu từ Trung Tâm Khảo Cứu Mỡ (Lipid Research Clinics) được phổ biến. Hơn 3,8 ngàn người bệnh cao Cholesterol được trị bệnh bằng thuốc Cholestyramine (Questran). Kết quả cho thấy thuốc Cholestyramine làm giảm lượng LDL Cholesterol và tăng HDL Cholesterol, và đồng thời tỉ lệ bệnh tim mạch cũng giảm xuống. 

Năm 1987, kết quả của cuộc nghiên cứu thuốc Gemfibrozil (Lopid) từ nhiều trung tâm thuộc Helsinki Study được phát hành. Hơn 4 ngàn bệnh nhân bị cao Cholesterol được uống thuốc Gemfibrozil. Thuốc này làm giảm Cholesterol xấu LDL (11%), giảm mỡ Triglyceride (35%), và làm tăng lượng Cholesterol tốt HDL được 11%. Tỉ lệ chết v́ bệnh tim mạch cũng được giảm xuống.

Vào năm 1987, cơ quan Food and Drug Administration (FDA) chấp thuận cho thuốc Lovastatin (Mevacor) được bán ra ở Hoa Kỳ. Thuốc này được bào chế ra từ một loại thuốc tương tự là Mevastatin (xuất phát ra từ con nắm Penicillium citrinum). 

Lovastatin là một khám phá lớn trong lịch sử thuốc trị bệnh cao Cholesterol, v́ đây là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc Statins mà hiện nay đang được thông dụng v́ có rất ít ảnh hưởng phụ xấu mà lại có nhiều hiệu quả.

Từ lúc có Lovastatin, những thuốc Statins tương tự khác như Pravastatin, Simvastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Cerivastatin đă được cơ quan FDA chấp thuận bán ra thị trường. 

Những cuộc nghiên cứu lớn gần đây như WOSCOPS (Pravastatin), AFCAPS/TexCAPS (Lovastatin), 4S Study (Simvastatin), CARE (Pravastatin), LIPID (Pravastatin) chứng minh chắc chắn rằng dùng thuốc Statins để trị bệnh cao Cholesterol sẽ giúp cho bệnh nhân ít bệnh tim mạch, tai biến mạch máu năo, và sống khỏe, sống lâu hơn.

 

Cao lượng cholesterol sẽ dẫn đến triệu chứng ǵ?

Lượng Cholesterol cao sẽ không gây ra triệu chứng ǵ cả nhưng cao cholesterol sẽ đưa đến những biến chứng làm ra triệu chứng bệnh. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng cao lượng Cholesterol sẽ gây ra nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu trong người. 

Những điều này không đúng. Nếu chúng ta bị cao lượng Cholesterol nhưng chưa bị tai biến mạch máu năo, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch máu chân, v.v... th́ sẽ không có triệu chứng ǵ cả tuy nhiên một khi bị rồi th́ thường hay quá trễ. Một trường hợp ngoại lệ là những bệnh nhân có lượng Triglyceride trên 1.000 (ngàn) th́ dễ bị sưng tụy tạng (acute pancreatitis).

 

Tại sao ta phải trị bệnh cao cholesterol?

Như đă đề cập ở trên, lượng Cholesterol cao trong máu sẽ dễ dẫn đến những bệnh tim mạch như nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim (Coronary Heart Disease), tai biến mạch máu năo, nghẽn mạch chân. V́ vậy, làm giảm lượng Cholesterol trong máu sẽ giúp bệnh nhân tránh hay ít bị những bệnh này.

 

Bệnh nhân có phải uống thuốc giảm cholesterol suốt đời hay không?

V́ gan là bộ phận chế tạo Cholesterol trong người của chúng ta, nếu không có thuốc mỗi ngày th́ lượng Cholesterol sẽ từ từ tăng lên. V́ vậy chúng ta phải uống thuốc giảm Cholesterol măi măi. 

Thế nhưng những bệnh nhân chịu tập thể dục thường xuyên và cữ ăn theo đúng tiêu chuẩn để lượng Cholesterol thấp xuống th́ có hy vọng bỏ thuốc được. 

Có nhiều bệnh nhân bỏ uống thuốc sau khi đă dùng vài tháng v́ họ đo lại lượng Cholesterol và thấy xuống thấp. Điều này rất sai lầm v́ chỉ trong một thời gian ngắn th́ lượng Cholesterol của họ sẽ bị lên cao trở lại.

Làm thế nào để tránh bị bệnh cao cholesterol?

V́ cholesterol có trong đồ ăn có nguồn gốc động vật, chúng ta phải ăn ít những loại đồ ăn như mỡ, thịt, trứng. Nếu uống sữa tươi th́ dùng loại low fat hay nonfat. 

V́ dầu là loại mỡ có nguồn gốc thực vật và giúp cho cơ thể chế tạo ra nhiều cholesterol, nên chúng ta cần nên ăn ít những loại dầu. Những loại dầu dừa hay đậu phộng hay vegetables làm nghẽn mạch máu nhiều hơn dầu granola hay dầu olive. Chúng ta nên ăn ít lại nếu bị nặng cân hay bị mập v́ giảm cân th́ cholesterol cũng giảm.

Chúng ta cũng đừng quên tập thể dục v́ thể dục cũng giúp giảm lượng cholesterol LDL xấu và làm tăng lượng cholesterol HDL tốt.

 

Có khám phá mới ǵ trong vấn đề trị bệnh Cholesterol gần đây hay không?

Gần đây bác sĩ đă nghiên cứu được rằng những người đă có bệnh nghẽn mạch vành tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu năo, hay bệnh tiểu đường th́ cần có lượng Cholesterol thấp hơn những bệnh nhân khác. V́ thế, những bệnh nhân này nên để ư đến lượng Cholesterol và sức khỏe của ḿnh kỹ hơn.

 

Vậy lượng Cholesterol bao nhiêu mới được xem là tốt?

Khi bác sĩ nói đến Cholesterol của bệnh nhân, họ thường đề cập đến lượng Cholesterol tổng cộng (total Cholesterol). Con số được coi là "trung b́nh" nằm vào khoảng 200. 

Nếu thấp hơn 200 th́ được xem là "tốt". Nếu nằm trong khoảng 200 đến 240 th́ được xem là "hơi cao" hay borderline. Và nếu trên 240 th́ xem là cao nhiều. Tuy nhiên, lượng Cholesterol tổng cộng gồm có Cholesterol xấu LDL, Cholesterol tốt HDL, một phần của mỡ Triglyceride. 

Pḥng thí nghiệm máu thường chỉ đo lượng Cholesterol tổng cộng, Cholesterol HDL, lượng Triglyceride và từ đó họ tính ra lượng Cholesterol LDL. V́ vậy, dùng số lượng Cholesterol cá nhân LDL, HDL, và lượng Triglyceride sẽ chính xác hơn. 

Chương tŕnh Quốc Huấn (National Cholesterol Education Program) khuyên ta nên đo Cholesterol tổng cộng, lượng Triglyceride và Cholesterol tốt HDL ít nhất 5 năm một lần. Bệnh nhân cần nhịn ăn sáng trước khi thử. Bắt đầu từ tuổi 20 bệnh nhân cần thử ít nhất một lần mỗi 5 năm. Nếu lượng cholesterol bị cao th́ cần thử lại thường hơn.

 

CHOLESTEROL !!! MI LÀ AI ?

Cholesterol là một chất mỡ cần thiết cho cơ thể, một phần do GAN chế tạo ra một phần do thức ăn động vật (hột gà, mỡ, bơm thịt, sữa v.v..) đem vàọ Chất mỡ cholesterol được mạch máu chuyển đi các nơi nuôi dưỡng cơ thể, nếu c̣n dư th́ lại được chuyển về gan để loại bỏ đị Nhưng nếu quá dư (cơ thể có quá nhiều mỡ) th́ cholesterol không được loại đi kịp và đọng vào vách mạch máu, làm bít mạch máu gây ra nhiều bệnh tim mạch, có thể chết bất ngờ. 

Có hai loại Cholesterol. Một loại tốt và một loại xấu

1.- CHOLESTEROL XẤU do các mở động vật tạo nên. Loại mỡ xấu này, ăn nhiều quá sẽ làm bít động mạch. Cholesterol được vận chuyển trong mạch máu bằng loại "xe vận tải" LDL (Low Density Lipoprotein) tới các nơi trong cơ thể. LDL có khi chở nhiều quá mỡ vào làm bít mạch máu, sinh bệnh cho nên người ta gọi LDL là loại cholesterol xấu. 

2.- CHOLETEROL TỐT c̣n dư trong cơ thể được các "xe xúc" HDL (High Density Lipoprotein) xúc đi đem trở về gan hoặc tiêu hủy đi, để mạch máu sạch sẽ, lưu th"ng dễ dàng. HDL như thế được gọi là cholesterol tốt có thể giúp pḥng được bệnh tim mạch. 

3.- Mạch máu tốt không bị bít. Nếu ăn mỡ vừa phải, xe vận tải LDL chở Cholesterol đến và xe xúc HDL xúc cholesterol dư đi, cả hai quân b́nh, làm việc điều ḥa và nếu không có yếu tố tác hại khác (thuốc lá, áp huyết cao, quá mập, thiếu thể thao, bệnh đái đường v.v...) th́ mỡ không đọng lại mạch máu. Thể thao có thể làm giảm loại mỡ xấu và tăng mỡ tốt. 

4.- Các thứ bệnh bít mạch máu

Ăn quá nhiều mỡ súc vật có thể gây nên nhiều chứng bệnh: 

a.Bệnh nhói tim : Tim bị nhói, đè lên ngực, đau lan sang hàm trái và tay tráị Nếu bị tắc hẳn bởi một cục máu th́ phần tim không được nuôi dưỡng bị chết đó là bịnh hủy hoại cơ tim, chết một phần tim (heart attack) rất bất ngờ, phải được chở vào nhà thương cấp cứu ngay.

b. Mạch máu óc hay cổ bị bít: bệnh thường âm thầm trong nhiều năm, rồi một ngày nào đó máu hết lưu thông, có chỗ c̣n bị rách tung ra, làm tê liệt một phần cơ thể: Mắt và cổ bị tê cứng, méo mồm, choáng váng, nhức đầu như búa bổ. Có khi bị tê nửa người, bán thân bất toại kéo dài hàng năm. 

c. Mạch máu chân bị bít: Làm đau chân, đi cà nhắc, ngưng đi th́ lại đỡ. Có khi thối chân làm độc (gangrene) phải cưa chân v́ mạch máu bị nghẽn không nuôi dưỡng được chân. 

 

5. Các cách chữa Cholesterol quá cao

·  a.  Phải kiêng mỡ, tập thể thao, bỏ thuốc lá để giảm xuống.

·  b. Có thể dùng các loại thuốc LIPANTHYL, LIPANOR BEFIZAL, LIPUR v.v..

·  c. Nếu có quá nhiều cholesterol (trên 2.50 gr), lại thêm bệnh máu cao th́ phải dùng Vastatine (Zocor lodales, elisor, vasten ) mạnh hơn, có thể chất cholesterol xấu xuống cỡ 40%.

·  d. Dinh dưỡng thể thao làm cho ta bớt mập và giảm nhiều cholesterol xấu trong máu.

·  e.  Ăn uống các loại dầu thảo mộc nhẹ (corn, soja v.v...) và dùng margarine thay v́ bơ. Cá rất tốt nên ăn nhiều nhưng không nên chiên với với .

·  f. Tránh ăn nhiều các loại xúc xích, paté, hột gà, khoai tây chiên, các loại bánh kem, bánh ngọt có sữa nguyên chất. Nên ăn thịt nạc, loại bỏ mỡ, bỏ da gà, da vịt v́ nhiều mỡ xấu. Trong thịt ḅ nạc cũng có khoảng 20% mỡ.

·  h. Nên ăn đậu phụ, rau, nhất là rau xanh, trái cây v́ có nhiều chất xơ (fiber) làm bớt cholesterol xấu, lại ngừa được táo bón và hút được vi trùng và chất độc ở ruột già đi.

·  i.  Nên ăn thành nhiều bữa, không nên quá ít hoặc nhịn ăn buổi sáng, (v́ ban ngày cơ thể cần hoạt động nhiều, cần đốt nhiều calories, cần nhiều chất dinh dưỡng) và ăn nhiều buổi tối (cơ thể ngủ, cần ít chất bổ) sáng đói, tối no: cơ thể th"ng minh biết tích trữ chất béo dư trong bữa tối để pḥng lúc đóị Tích trữ ở đâu? Cơ thể tạo ra hàng tỷ "tủ đồ ăn" là những tế bào đựng mỡ, để chứa chất mỡ, làm cho ta mập.

Mập làm tim phải làm việc nhiều nên mệt mỏi. Mập làm cho mỡ đông vào mạch máu gây bệnh tim mạch. Sau này dù có nhịn ăn cho ốm đi th́ hằng hà sa số cái "tủ đồ ăn" cái tế bào dùng để chứa mỡ kia dù dốc vợi mỡ đi rồi, nhưng tủ vẫn c̣n đó, c̣n mỡ mở toang cửa, chờ sẵn để đón mỡ đến, làm ta lại mập trở lại.

Hơn nữa cơ thể thông minh lại có trí nhớ. Nếu đă có lần nặng lên tới 100 kí-lô chẳng hạn th́ luôn luôn lấy số đó làm chỉ tiêu, dễ mập trở lại 100 kí-lô nếu có cơ hộị V́ vậy đă mập không dễ ốm trở lạị Muốn đỡ mập, không nên ăn đường, ăn ít mỡ, ăn nhiều rau, và năng tập thể thao.

 

Thuốc trị cholesterol không nên dùng với bưởi (grapefruit)

London.-(Reuters).- Uống một số loại thuốc trị cholesterol cùng với nước bưởi (grapefruit juice) có thể gây nguy hiểm làm nhiễm độc bắp thịt, Bộ Y Tế Anh Quốc khuyến cáo hôm nay 2-11-04.

Cơ quan Kiểm Soát Thuốc Men và Những Sản Phẩm Săn Sóc Sức Khoẻ nói thêm nguy hiểm nhất là đói với loại thuốc của hăng Merk & Co "Zocor" hay là "simbastatin" là một loại thuốc được bầy bán tại thị trường bên Anh Quốc không cần toa bác sĩ, và thuốc "Lipitor" của hăng Pfizer. 

Nguy hiểm xẩy ra khi nước trái bưởi có chứa một dược chất làm bất động một chất men trong lá gan. V́ vậy dùng nhiều nước trái bưởi quá sẽ đưa đến hậu quả là cớ thể có qua nhiều dược chất trong máu. Nguy cơ làm giảm hoạt động của bắp thịt cũng sẽ tăng nếu bệnh nhân dùng thuốc trị Cholesterol chung với một vài thuốc khác như HIV protease inhibitors. 

Tuy nhiên nước bưởi không có hại nhiều với các laọi statins khác như "Lescol" của hăng Novartis AG., "Prvacol" của hăng Bristol-Myers và "Crestor" của hăng AstraXenaca Plc. 

Sự nhiễm độc bắp thịt hiện đang là một đe doạ rơ ràng đối với những người dùng quá nhiều chất "statins", có thể đưa đến chứng bệnh "rhabdomyolysis" - một t́nh trạng mà tế bào của bắp thịt tan ră chuyển "myoglobin" vào máu sẽ làm hư hại thận. Một vài triệu chứng là nước tiểu đen và mầu đỏ, bắp thịt mềm xèo, mệt mỏi và đau khớp xương. 

Những đe doạ về bệnh "rhabdomyolysis" cũng là một vấn đề với thuốc Crestor, là loại thuốc được dùng nhiều nhất tại Mỹ để trị cholesterol mà nhóm bảo vệ người tiêu thụ đ̣i phải lấy ra khỏi thị trường. 

Hiện nay Cơ quan Kiểm Soát Thuốc Men và Những Sản Phẩm Săn Sóc Sức Khoẻ đă nhận được 10 báo cáo về bệnh "rhabdomyolysis". Hăng AstraZeneca mới đây đă khuyến cáo các bệnh nhân nên giảm lượng thuốc "Crestor" xuống 10mg mỗi ngày 1 lần và chỉ dùng luợng cao hơn sau khi 4 tuần thử lượng 10 mg. Nhiều bệnh nhân đang nhờ luật sư truy cứu nội vụ và truy tố đ̣i bồi thường.

 

Bác   Phạm Hoàng Trung