Tháng Giêng Tháng By

Bun Như Nhau

Hoàng Nga

 

 

Tặng Thuần

 

Kỷ niệm cũ vẫn c̣n nguyên vẹn đó

Trời tháng Giêng tháng Bảy buồn như nhau

Nguyễn Đ́nh Toàn

 

Học với Thuần hơn mười ngày, tôi mới biết Thuần không phải người Đại Hàn, cũng không phải người Nhật. Tôị quê quá bảo Thuần:

- Anh ác. Bắt Nga nói tiếng Anh gần chết.

Thuần cười:

- Tại Nga không chịu hỏi “where are you from?”

Tôi lườm Thuần:

- Nga đi học trễ, ông Bob giới thiệu Nga người Việt Nam, lẽ ra anh phải hô lên đồng hương đồng khói mới phải chứ.

Thuần bật cười to, bảo để tôi thực tập thực tập tiếng Anh cho quen. Thuần nói và viết khá thông thạo,v́ có ba năm đi làm, một năm học dự bị đại học. Sở dĩ Thuần vào học cái khóa này là v́ ghi danh đại học trễ. “Thằng em xúi. Kể cũng không lỗ lă ǵ, nhưng hơi chán”. Thuần chán, c̣n tôi th́ không. V́ tôi được đi học trở lại. Và h́nh như, vi có Thuần.

Tôi, Rita và Thuần luôn luôn là người đến sớm trong lớp. Sáng sáng, Thuần ngang qua chỗ tôi ngồi, chào “good morning” rồi đi thẳng đến chỗ Rita chỉ cho nó học thêm. Rita bảo tôi nó chưa hề thấy người nào thông minh như Thuần.

Thuần tự nhiên với tất cả mọi người, trừ tôi. Mà tôi cũng vậy. Giờ cơm tôi hay ngồi chung với một anh chàng người Lào, tên Sari, một ông già  người Đài Loan và một ông nha sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lúc nào cũng giở giọng bất măn v́ chính phủ Úc không chịu công nhận cái bằng của ông. Nhiều lần Edith, hay đi chung nhóm với Thuần, vẫy tay gọi tôi sang nhập bọn, nhưng tôi cũng chỉ cười đáp rồi ngồi im, kề cả những lúc tôi ngồi một ḿnh. Edith thắc mắc lắm, có lần chở tôi về nó hỏi tại sao. Tôi không đáp. Edith tự trả ḷi:

- Hay là mày không ưa thằng Thuần.

Tôi, sao tôi không ưa Thuần được nhỉ, nếu không kể đến cái “tội” học giỏi của Thuần. Chiều thứ năm nào có giờ computer, Thuần ngồi sau lưng tôi, là tôi cũng bị cái máy “gian ác” tố cáo sự u mê của ḿnh. Ông thầy, sau này dạy toán tôi, bảo “hồi đó không có thằng Thuần giúp tụi mày học môn computer phụ tao, chắc tôi bỏ cái lớp đó mất”.

Thuần được ḷng thầy cô, được ḷng bạn bè. Ai cũng dễ dàng khen Thuần. Nhiều khi tôi cũng muốn tỏ một cử chỉ thân mật như thế, nhưng không hiểu sao chẳng bao giờ tôi dám thực hiện. Học càng lâu ngày, tôi càng thấy khoảng cách giữa chúng tôi càng xa. Có lần xe anh chàng Sari vẫn hay cho tôi quá giang bị hư, Sari rủ tôi đi chung với Thuần, anh chàng đă hết sức ngạc nhiên khi thấy chúng tôi chẳng nói chuyện ǵ với nhau. Sari luôn mồm “bộ tụi mày ngại nói tiếng Việt trước mặt tao hay sao?”.

 

 

Được nửa khóa học, trong giờ văn hóa-xă hội, tôi phải lên trước lớp nói về đề tài ly dị, bất chợt tôi bắt gặp ánh mắt vừa ngạc nhiên vừa xúc động của Thuần nh́n lên. Giờ nghỉ giải lao, Thuần ra sân cỏ t́m tôi. Anh đến ngồi bên cạnh tôi và nói khẽ, như chỉ muốn ḿnh tôi nghe dầu lúc ấy không có ai bên cạnh:

- Anh chia buồn cùng Nga. Không ngờ đời sống Nga buồn đến vậy.

Tôi quay lại nh́n Thuần, trên tay vẫn c̣n cầm một bông cúc dại, tôi đưa cho Thuần và cười:

- C̣n anh, anh có ǵ để Nga chia vui với anh không?

Thuần cười khẽ, giọng cười thật hiền ḥa. Và gương mặt anh nh́n gần trông âm áp lạ. Tôi nói:

- Cũng quen rồi anh, Giống như mỗi buổi sáng thức dậy tắm nước lạnh vậy. Chỉ sợ tia nước đầu tiên xối xuống thôi. C̣n sau đó có khi lại thấy thích thú v́ được đắm ḿnh dưới ṿi nước. Anh nên chúc mừng Nga, v́ nhờ vậy mà Nga mới có cơ hội đến trường trở lại.

Tôi muốn nói đùa “nhờ vậy mà mới quen được anh”, nhưng dĩ nhiên không dám. Chúng tôi ngồi im một lúc lâu. Đến khi Thuần định nói ǵ th́ ông già Đài Loan đến nhập bọn. Ông khen bài nói của tôi hay, và lên tiếng phê b́nh một số quan niệm phong kiến cổ hủ của Á châu. Ông già kỹ sư về hưu, xưa phải lấy một bà vợ kiểu môn đăng hộ đối, chắc tiếc rẻ đă không dám thay đổi số phận nên nhiều ưu . Toi nói với Thuần như vậy lúc hai đứa vào lớp. Thuần cười, giọng có vẻ ngạc nhiên v́ thấy sao lúc nào tôi cũng có thể đùa được.

Hôm sau giờ ăn trưa, trời mưa, Thuần mang dù tới rủ tôi xuống căng-tin ăn chung với Edith. Edith để ư tôi kỹ. Vừa đặt thức ăn xuống là nó đă la tôi:

- Mày gầy quá mà ăn toàn rau vậy sao?

Tôi cười:

- Ngày xưa tao c̣n chưa tới ba mươi tám kư lô.

Edith lắc đầu. Nó làm sao hiểu được tôi đă chưa tự tử là may lắm rồi chứ nói ǵ đến chuyện ăn uống. Nó làm sao hiểu được trong quăng đời mười mấy năm làm vợ của tôi đă có tám năm chia xa. Khi đoàn tụ chưa kịp kỷ niệm một năm bèo hợp đă vội hát câu mây tan. Edith người nam Mỹ. Nó cũng đă làm vợ như tôi. Nhưng không biết nó sẽ phản ứng như thế nào khi nghe chồng nói: “Nga muốn cái phần xác hay phần hồn của anh. Nếu cái phần xác, th́ đây anh sẽ ở lại. C̣n cái phần hồn của anh, t́nh yêu của anh đối với Nga thời đi học đă tàn tạ theo mười mấy năm cơm áo. Anh không làm sao sống b́nh thường được nữa, bởi mỗi ngày anh thấy anh tự lừa dối chính ḿnh, và lừa dối Nga bằng cái hạnh phúc tưởng tượng này. Anh chưa đủ già để chấp nhận sự tồn tại của một mái gia đ́nh chỉ có cái nghĩa mà không có cái t́nh”.

Tôi đă nằm im. Nước mắt chảy dài hai bên má. Tôi đă chỉ nằm im mà nghe mùi chăn gối, mùi mồ hôi thân quen của chồng bên cạnh. Tôi đă nằm im với thảng thốt, với bàng hoàng mà không biết phải phản ứng như thế nào. Người mà tôi đă thương yêu bao nhiêu năm, người mà tôi đă mặn nồng ân ái bao lần, người mà tôi đă có chung một đứa con, đang hát cái câu rất ư là cải lương, nhưng cũng rất ư là chân thật rằng “không, không, tôi không c̣n yêu em nữa!”.

Không biết nếu là tôi th́ Edith sẽ xử trí như thế nào. Nó có thổn thức hàng tháng trời? Nó có tự nguyền rủa, tự sỉ vả ḿnh? Nó có ỉ ôi năn nỉ đủ mọi lời? Nó có cố gắng thay đổi cách cư xử, cách suy nghĩ để hoán đổi t́nh thế hay không?

Hay là nó cũng chỉ ngậm ngùi chấp nhận cho người ấy ra đi như tôi?

Đêm trước ngày chồng tôi rời khỏi nhà, tôi ngâm mấy câu thơ tôi làm cho anh thời c̣n đi học, thời làm cô phụ bên nhà, và thời bị phụ rẫy nơi đây. Tôi đă nấu cho anh một bữa cơm chiều toàn những món anh thích, dưa cải, cá chiên, nước mắm gừng. Tôi bảo gừng cay mắm mặn xin đừng quên nhau và rồi tôi đọc hai câu thơ của Nguyễn Du “trăm năm dù có bao giờ. Đốt ḷ hương cũ so to phím này”. Chồng tôi sầu áo năo. Anh đă so gươm đọ giáo với tôi bao nhiêu ngày. Anh đă hết nước miếng để thuyết phục tôi hằng bao nhiêu tuần. Nhưng cuối cùng khi anh đánh trúng thằng quân tử tàu trong tôi, giáo gươm tôi rơi rụng, anh thắng trận, tôi đầu hàng. Tôi bằng ḷng chia tay với anh th́ kẻ chiến thắng hết c̣n sức để ca khúc khải hoàn. Anh hụt hẫng.

Sáng anh đi, tôi đứng bên hiên nhà nh́n những cụm hoa trắng bên nhà hàng xóm rơi tan tác. Nă Phá Luân của tôi mếu xệch xách valise ra cổng. Anh quay lại nh́n. Tôi cười. Cái nụ cười ai cũng bảo là tươi như một đóa hoa nở sớm trong vườn. Cái nụ cười lan huệ sầu đời mà chắc suốt đời tôi sẽ cưu mang.

 

 

Tôi nghỉ học hai hôm. Hôm đi học trở lại, tôi gặp Sari và Thuần đứng ngay trước cửa lớp. Sari bảo tôi đă đổi nhà và xin lỗi sẽ không thể cho tôi quá giang về học mỗi chiều nữa. Tôi , cười cám ơn Sari. Anh chàng hỏi tiếp chuyện đau ốm của con tôi, trong khi Thuần chỉ đứng nghe mà không góp chuyện. Măi đến lúc gần vào lớp anh mới dịu dàng bảo tôi:

 - Lúc này trông Nga xanh quá. Nga ốm? Hay lo?

Tôi ốm. Hay tôi lo. Tôi cũng không biết nữa. Chỉ biết tay chân tôi suưt va vào nhau lúc bước lên thềm tam cấp. Giọng nói ấm áp của Thuần làm cái nh́n của tôi không dám đọng lại lâu trên anh. Tôi cười. Lan huệ biến mất. Trái tim tôi không dưng cứ đập lên gấp gáp. Phải khó khăn lắm tôi mới trả lời được là tôi chỉ hơi lo nhưng mất ngủ.

Suốt buổi học, tôi loay hoay hoài mà không học được chữ nào. Tôi cũng chẳng dám quay lại phía sau lưng bởi tôi biết thế nào Thuần cũng nh́n tôi đôi khi. Ḷng tôi reo vui. Ở bất cứ tuổi nào, người ta cũng sẽ thành con nít nếu biết có người để ư ḿnh. Tôi viết lên tờ giấy câu thơ của ai đó đă không c̣n nhớ tên. Em mười sáu tuổi trăng mười sáu. Áo lụa phơi buồn sân gió xưa. Tôi suưt ph́ cười. Em ba mươi tuổi, trăng ba mươi ám khói, tối đen như lọ nồi.

Buổi chiều Thuần chờ tôi trước cửa lớp Anh bảo để đưa tôi về. Em trăng ba mươi kể chuyện ḷng cho Thuần nghe:

- Nga cứ ước ao ḿnh có một lối sống thật b́nh thường. B́nh thường như những người đàn bà Việt Nam b́nh thường của ḿnh ở những khu xóm lao động ngày xưa. Biết chồng có mèo là làm ầm ĩ lên liền, rồi sau đó đi chiêu mộ vài bà bạn cũng chịu “quậy” như ḿnh để kéo tới nhà địch thủ uưnh cho một trận tơi bời khói lửa. Thế là vừa được đánh đấm sướng tay, vừa được chủi mắng chí mạng, lại vừa được khán thính giả đứng bên ngoài ủng hộ tưng bừng, rồi lại vừa được đức ông chồng xách cờ trắng về quy phục nữa chứ.

Thuần cười lúc nghe cái “hoài băo” của tôi. Anh hỏi:

- Giả sử bây giờ chàng xách cờ trắng về th́ Nga nghĩ làm sao?

Tôi biết nghĩ làm sao! Bởi v́ chồng tôi ra đi được vài tuần th́ đă về ca cẩm tơ cũ đă so, ḷ hương xưa đă đốt, nhưng tôi không tin. Tôi kiểm tra lại cái linh tính ḿnh th́ quả thật là xui cho tôi, và xui cả cho anh là tôi nhặt ra được cái biên lai trả tiền nhà mới nhất có để tên anh và tên cô bạn gái của anh. Chúng tôi căi nhau thêm một trận, rồi tôi ra ṭa làm đơn xin ly thân. Tôi viết “những tháng năm nằm chờ ly dị. Cứ cười buồn thời mới yêu nhau…”. Tôi đă hết khóc rồi lại cười. Cười buồn, nhưng không chỉ cho thời mới yêu nhau mà c̣n cho cả thời sắp hết yêu nhau.

 

 

Tôi hay theo Thuần ra biển. Trời đă sang tháng mười. Nắng mùa hè đă rực rỡ trên những ghềnh đá chúng tôi thường ngồi. Thuần đùa với tôi rằng đây không phải là biển Đông, nên tim măi mà không thấy dă tràng, chỉ thấy những con chim én bay liệng ngoài khơi xa làm Thuần nhớ Nha Trang. Tôi cũng nhớ Nha Trang. Nhưng Nha Trang của tôi chỉ có cô bạn học thân thật thân, chỉ có những lần đạp xe ra Thành, ra Ba Làng, Cầu Đá. C̣n Nha Trang của Thuần th́:

- Có một con đường, có một ngôi nhà, có một thánh tích, bởi có một người anh vẫn đón đưa về học mỗi ngày, vẫn ngập ngừng muốn nói một câu ǵ đó khác hơn chuyện lớp trường, sách vở.

Thuần bảo anh ghét mùa hè, ghét màu hoa phượng, ghét tiếng ve sầu kêu rả rich. Thuần kể:

- Có một lần đang ngồi trong lớp học, dưng không nh́n ra ngoài, thấy hoa phượng, thấy trời xanh, anh đă hoảng hốt v́ biết rằng sắp sửa phải chia tay với một người. Anh thức suốt mấy đêm liền, suy tư suốt mấy đêm liền, nhưng đến khi “sáng tác” ra được mấy câu thật hay th́ đă muộn.

Đă muộn v́ Tôn Nữ tiểu thư của Thuần di tản. Thuần ngơ ngác hết bao nhiêu năm trời. Thuần đi bao nhiêu là chốn. Đến cuối cùng khi dừng chân ở trại tị nạn Thái Lan th́ đă xa Tôn Nữ tiểu thư hơn một thập niên. Thuần đoán tiểu thư của anh đă sang ngang. Tôi đùa với Thuần:

- Anh đừng lo. Nga hay đọc báo, mai mốt nếu thấy tên của Tôn Nữ tiểu thư t́m trẻ lạc, Nga sẽ báo cho anh hay. C̣n ở cái xứ Úc này th́ anh tin chắc đi, không có… màu hoa phượng thắm như máu con tim đâu!

Thuần cười. Anh xoay ly cà phê trong tay:

- Từ chỗ Nga hay ngồi trên sân cỏ, nh́n ra phía tay trái là một cây họ điệp. Xứ Úc này vẫn có hoa phượng đấy, nhưng phượng tím, cái màu… buồn mưôn thuở phải không?

Anh ngưng một lát rồi hỏi tiếp:

- Nga có biết bây giờ đang là mùa ǵ ở đây không?

Tôi im. Thuần làm tôi bối rối. Tôi không hiểu người ta bỏ chồng và tái giá dễ dàng như thế nào. Con nhỏ bạn tôi viết “Tuyền nó ly dị và sắp sửa lên xe hoa lần nữa. Thằng bé này nhỏ thua nó mười tuổi, ở bên kia lục địa về cưới. Cậu có h́nh dung ra nổi hai đứa nó t́nh như một cặp mới biết yêu lần đầu không?”.

Tất nhiên là tôi không thể tưởng tượng ra được điều đó rồi. Tôi đọc ở đâu đó một nhà văn có viết, đàn bà Việt Nam chỉ bỏ được chồng khi có một người đàn ông khác t́m đến. Thuần không t́m đến. Anh sừng sững khi tôi và chồng tôi đă chia tay. Nhưng chúng tôi chia tay mà anh vẫn về nhà mỗi cuối tuần để thăm con, vẫn đóng góp ư kiến cho tôi trong nhiều công việc, vẫn hút bụi cái nhà, vẫnđóng cho tôi cái giá sách, cái bàn học… Nên có phải v́ thế mà tôi không dám nghĩ rằng ḿnh có quyền được tự do nghĩ đến người khác hay chăng?

 

 

Buổi lien hoan cuối năm được tổ chức tại nhà ông thầy dạy Anh văn. Thuàn được phân công chở tôi. Tôi đến sớm, hchờ Thuần ở cửa lớp. Ḷng tôi buồn rười rượi khi thấy Thuần đi vào. Chúng tôi chào nhau. Thuần mang kính cận màu xanh sẫm. Tôi mắc áo đầm hở vai nhiều bong hoa rực rỡ hai đứa mới đi lựa mua tuần trước. Tôi không biết được trong mắt Thuần có điều ǵ muốn nói hay không. Nhưng anh chẳng nói với tôi một câu nào suốt gần hai mươi phut đồng hồ lái xe. Trước đó vài hôm tôi và Thuần đi uống cà phê với nhau. Tôi nói cho Thuần nghe về quan niệm sống, về gia đ́nh, về xă hội và về những ưu tư trong đời sống tôi. Thuần không có ư kiến ǵ. Anh chỉ tỏ ra lặng lẽ hơn khi tôi bảo tôi không thể chịu đựng nổi đôi mắt u buồn của con tôi mỗi khi Thuần đến nhà. Nó như trách móc, như xót xa, như sợ hăi rằng sẽ mất tôi khiến tôi thu ḿnh lại. Tôi như ông già Đài Loan, cứ loay hoay, loay hoay mà không dám thay đổi số phận ḿnh.

Suốt buổi picnic, tôi chỉ đi theo bà già người Chi-lê nói chuyện bá láp. Thuần ngồi một ḿnh trên sận cỏ nướng thịt. Lâu lâu ông già Đài Loan ra phụ với anh. Tôi nghe tiếng anh nói, tiếng anh cười, mà ḷng đau tái tê. Cái bước lỡ của cuộc đời đă ngăn không cho tôi cái hạnh phúc dung dị mà mà nhiều người đang có. Tôi đă suy nghĩ mệt nhoài trước khi bảo Thuần hăy để cho tôi bước đi một ḿnh, để tôi không phải oằn cái gánh nặng mặc cảm mỗi khi nh́n ngắm con tôi. Và tôi cũng nói cả với Thuần rằng để anh không phải nhọc nhằn tranh chấp với gia đ́nh chỉ v́ tôi.

Thuần nướng hết thịt. Anh bỏ đi đâu thật lâu. Tôi có ư chờ và đưa mắt t́m, nhưng chẳng biết anh ở đâu. Măi gần hơn hai mươi phút sau Thuần mới trở vào, trên tay cầm theo một giỏ dâu đỏ thắm. Bất chợt anh đến thẳng chỗ tôi, đưa cho tôi và mỉm cười. Cái nụ cười buồn bă, héo hắt làm tôi nghẹn ngào. Thuần rủ tôi đi dạo với Edith, Anna, Rita và bà già người Chi-lê. Chúng tôi băng ngang qua sân tennis, thả bộ dọc xuống bờ suối vào rừng. Căn nhà của ông thầy chúng tôi được xây ở giữa một khoảnh đất rừng rộng mênh mông, có nhiều cây cổ thụ và những bụi gai xanh. Thỉnh thoảng vài chú sóc, một con thỏ rừng lao ngang qua đường ṃn. Thuần chỉ cho tôi thấy đám chim Kookabarus ḿnh đầy màu sắc rực rỡ đang chuẩn bị bay lên. Anh đùa bảo tôi nên bay theo đi, rồi anh chụp cho tôi mấy tấm h́nh tôi đang lội dưới gịng nước suối trong veo. Thuần hát suối mơ bên bờ thu vắng và cười.

Anh cứ cười những nụ cười buồn tênh, cay đắng như thế. Lúc ra về, tôi bảo Thuần nếu không thể cùng tôi song hành hết đoạn đường đời c̣n lại, th́ nên cho tôi lẽo đẽo phía sau. Thuần trêu tôi cải lương, và bảo đâu có muốn chia tay với tôi. Never want to say googbye. Thuần nói. Anh hôn tôi thắm thiết mặn nồng trước cửa nhà tôi sau khi hẹn sẽ đến đón tôi đi lănh bằng tốt nghiệp khóa học vào thứ năm tuần sau.

Thứ năm tuần sau Thuần không đến. Tôi chờ anh khoảng hơn một giờ đồng hồ, dầu tôi đă đoán trước được điều ấy. Tôi ngẩn ngơ bước vào văn pḥng gặp bạn bè, gặp thầy cô. Ai cũng có mặt, trừ Thuần. Ai cũng hỏi tôi Thuần đâu. Tôi không biết Thuần ở đâu. Tôi nhớ lần đầu rủ Thuần đi uống cà phê để “trả nợ” những hôm Thuần đón đưa tôi, tôi giành trả tiền th́ Thuần không cho, bảo để khi khác. Tôi đă hỏi Thuần nhỡ như không có dịp th́ sao, anh mỉm cuời đùa lại “nếu như định mệnh th́ đành chịu vậy”. Nếu như định mệnh mà Thuần có mặt và mất hút trong đời sống tôi như Tôn Nữ tiểu thư đă có mặt và mất hút trong đời sống Thuần. Tôi không c̣n mười lăm, mười bảy để hoảng hốt như Thuần lúc nhận ra mùa hè đến. Nhưng ḷng tôi chùng xuống, chùng xuống đến tận cùng.

 

 

Tôi đi học trở lại. Cuối tháng Giêng, đầu mùa thu ở Úc vẫn c̣n nắng chói chang rực rỡ trên những nhành phượng màu tím lác đác mấy bông hoa. Vài con ve sầu vẫn c̣n rả rich ở đâu đó. Tôi bước ngang qua lớp học cũ nh́n vào. Nhiều người nói cười xôn xao. Tôi cố nhướn mắt như t́m chút thân quen nào c̣n sót lại. Chẳng có ai quen. Cũng chẳng có ngay cả một mái tóc đen, một cặp kính cận trắng để tôi tưởng tượng ra nụ cười Thuần hiền ḥa và câu chào “good  morning” quen thuộc. Tôi thở dài. Khi tôi sắp sửa quay đi th́ ông thầy cũ nh́n ra vẫy tay chào. Tôi mỉm cười chào lại. Lan huệ đang trở về trong tôi se sắt. Tôi bước xuống bậc thềm. Năm nay tôi sẽ học ở dăy bên kia, gần cây phượng tím bông của anh. Tôi chắc chắn sẽ thấy được hoa phượng nở bói đầu mùa hè, tôi chắc chắn sẽ nghe được tiếng ve sầu kêu rả rich. Không biết sách vở bài thi rồi có làm tôi c̣n đủ th́ giờ để nhớ Thuần hay không, nhưng tôi chắc chắn sẽ thấy được mùa hè về.

Trong trí tôi hai câu thơ của Nguyễn Đ́nh Toàn chợt đến. Tôi đọc. Kỷ niệm cũ vẫn c̣n nguyên vẹn đó. Trời tháng Giêng tháng Bảy buồn như nhau. Tôi ra đến sân, chuẩn bị băng ngang cây phượng tím. Tôi nhớ ḿnh quen Thuần hồi tháng bảy năm ngoái.

 

HOÀNG NGA