HOÀNG HU

Hoàng Nga

 

 

 

Từ chỗ tôi ngồi trong văn pḥng nh́n ra ngoài, là hai cây bă đậu với những tàn lá lớn, xanh mượt và xum xuê. Tôi không rơ cây ra hoa vào mùa nào, nhưng thỉnh thoảng lại thấy những đóa rất lớn, rực rỡ trong nắng gió, với màu tím dịu, điểm chút nhụy đậm sắc như sim chín, tương phản hoàn toàn với cánh, nên thay v́ đơn sơ, sắc hoa bỗng trở thành hết sức sang trọng và quí phái. Đọc sách cỏ cây của Phạm Hoàng Hộ, thấy gọi đó là hoa hoàng hậu, tôi lên khoe với Hiển. Quí ngồi ở bàn bên kia, nghe lỏm chuyện, ngó sang bĩu môi:

- Ở cái cơ quan này, hoàng hậu hay quân vương ǵ cũng biến thành t́ nữ, quân sĩ hết. Do đó phải gọi nó là cây bă đậu như thiên hạ mới đỡ tức.

Tôi ph́ cười:

- Ai tức, cứ gọi cây bă đậu. Đây, bắt đầu từ ngày mai, nó là cây hoàng hậu.

Quí vừa lườm, vừa càu nhàu một câu ǵ đó không rơ. Hiển trêu, bạn ơi, chấp nhất ǵ nhau cho mệt vậy, chuyện nhỏ cứ đem xé ra lớn, rảnh, xin mời ra ngoài sân đánh nhau u đầu sứt trán một trận đi, vui hơn. Tôi cười. Nhưng Quí không thèm cười. Từ phía đối diện tôi, chỉ nghe phát ra thêm vài ba tiếng hừ hừ rồi im bặt. Lúc nh́n sang, thấy Quí đă cắm mắt xuống đống giấy, tính tính, toán toán, y hệt như tôi và Hiển không có mặt trên cơi đời.

Quí hay tuyên bố khơi khơi, cơ quan này trồng nhiều cổ thụ xanh lá nhưng không hề có bóng râm, mà chỉ có bóng “dâm”. Nên ngay hôm mới nh́n thấy tôi ở ngưỡng cửa pḥng hành chánh, nhận ra tôi là cô bạn nhỏ học chung trường, Quí vội vàng chạy đến, và chỉ sau dăm điều ba chuyện xă giao thông thường, Quí đă ân cần dặn ḍ tôi nên cẩn thận. Bảo, không khí chỗ làm tạp nhạp, hoàn toàn khác hẳn không khí sân trường, v́ vậy tôi phải khôn ngoan để đề pḥng mọi điều. Quí nói, cẩn tắc vô áy náy.

Về sau, không biết nhân chuyện tôi thở than ǵ đó, Quí la tôi:

- Bộ hết chỗ làm rồi hay sao mà đâm đầu vô cái cơ quan này?

Thật t́nh th́ tôi cũng cảm động v́ sự lo lắng của Quí, nhưng nghe tới nghe lui nhiều lần cái điệp khúc kiểu đàn anh như vậy, một hôm tôi bỗng nổi khùng, la lại:

- Cái huyện nhỏ xíu như cái lỗ mũi, bộ có nhiều chỗ để xin được việc làm lắm hay sao mà không vô đây? Lư lịch cỡ vậy, có mặt ở đây, là đă may mắn hơn bao nhiêu người rồi, không thấy sao c̣n hỏi!

Rồi tôi đanh đá, nanh nọc hỏi lại chứ không lẽ tôi nạp đơn xin đi làm cầu đường công chánh, xúc đá đổ dầu hắc, đi cạo mủ cao su, hay đi làm công nhân khuân vác! Quí im. Sau đó lâu lắm, lựa lúc tôi đă hạ hỏa, Quí căn dặn tôi như mẹ già căn dặn con gái trước ngày lên xe hoa về nhà chồng. Rằng tôi không được ngồi nán lại một ḿnh trong văn pḥng sau giờ làm việc nếu thấy cả Quí lẫn Hiển đều về nhà, rằng không được đơn thân độc mă lên pḥng thủ trưởng xin mua đồ ngoài tem phiếu, rằng lúc không thấy ai vảng lai gần đâu đó cạnh chỗ trưởng pḥng kế toán th́ phải đằng giá hành vân đi chỗ khác. Vân vân và vân vân. Quí c̣n kể thêm nhiều chuyện, và nêu tên những cô bị thủ trưởng sờ đùi sờ ngực nhân lúc đi xin duyệt hàng một ḿnh như vậy.

Thủ trưởng cao nhất cơ quan, tuổi đời chắc có lẽ bằng cả tuổi tôi lẫn Quí cộng lại, lần đầu tiên nghe tôi chào hỏi, đă lườm tôi:

- Bộ tao già lắm hay sao mà mày kêu tao bằng chú? “Anh”, không được sao?

Tôi không dám trả lời không. Nhưng nghĩ bụng ngày “anh” hai mươi, tôi c̣n chưa ra đời, cái cách xưng hô chú cháu với người lớn tuổi hơn ḿnh như vậy, là do cha mẹ, thầy cô giáo đă giáo dục, dạy dỗ tôi nhiều năm, và tôi hoàn toàn tin tưởng rằng nó đúng, nó hợp lẽ mọi bề, nên làm sao tôi có thể “anh” cho được. Kể cho Quí nghe, Quí nói tại tôi chưa quán triệt nếp sống mới, văn hóa mới, chưa nhận ra sống dưới chế độ ưu việt như vậy, người người, nhà nhà đều được hưởng tất cả mọi quyền lợi giống như nhau, trong đó quyền b́nh đẳng, được phép san bằng tuổi tác, được coi thiên hạ ai ai cũng ngang vai phải lứa với ḿnh trong cương vị đồng chí, chẳng hạn như cả nước, từ già cho đến trẻ, từ lớn cho đến bé, ai ai cũng được quyền gọi ông Hồ bằng bác!

Tôi lạc hậu như vậy, u mê ngu xuẩn như vậy, không chịu cho ḿnh hưởng những đặc quyền đặc lợi có tính cách pháp quyền pháp lư ấy, nên dẫu làm ở cơ quan thương nghiệp, nơi nắm quyền sinh sát, nơi gần như tất cả những ông đầy tớ của nhân dân đều được phép phân phối nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm, từ cây kim sợi chỉ đến thịt thà cá mắm, từ cục gôm tấm giấy pelure đến vải vóc quan tài, và giả sử nếu có cả phi thuyền, chắc chắn cũng được quyền muốn cho ai mua th́ mua, bán cho ai th́ bán; tôi lại là đứa chẳng bao giờ được duyệt bất cứ thứ ǵ đáng giá. Nhiều lắm, than thở lắm, năn nỉ lắm,  “trên” mới nhỏ ḷng từ bi, hạ bút xuống rót cho tôi vài ba lố pin, dăm quyển vở, hoặc đôi cây bút bic chẳng ra ǵ. Những mặt hàng quí hiếm khác như lốp, tăm xe đạp, áo đơn áo kép, dép da, vân vân, khi mang ra chợ trời, một vốn mười lời, có thể “cải thiện đời sống” được, th́ đơn xin mua hàng của tôi, luôn luôn bị trả lời là hết!

 

Thuở ấy tôi mới lớn ấy, thời trang áo bà ba, quần sa teng thịnh hành, hợp phong trào cách mạng, tôi cũng thích lắm, nhưng có một lần t́nh cờ nghe đám con trai trong cơ quan tán dóc với nhau, con gái ngực tṛn eo nhỏ, mặc áo bà ba mỏng, ngó hấp dẫn gấp trăm lần mặc áo thun, tôi bỗng đâm ra sợ. Đi làm, tôi áo sơ mi, quần tây, thủ trưởng trực tiếp, trưởng pḥng hành chánh của tôi ngứa mắt, bèn hăm dọa:

- Không theo trào lưu cách mạng, không giác ngộ, không gột bỏ tư tưởng tiểu tư sản, thể nào cũng bị bánh xe lịch sử nghiền nát.

Bánh xe lịch sử, chẳng biết to cỡ nào, nghiền nát tôi ra sao, nhưng đi làm rồi, điều tôi thấy rơ ràng nhất là ngoài việc bị đẩy vào một xó rất lạ không giống ai, tôi c̣n ngộ ra rằng chỉ có cơm cha cơm mẹ mới dễ nuốt mà thôi. Mỗi bận lănh lương, cho dẫu hết sức cầm ḷng, hết sức nén xúc cảm, nhưng rồi tôi vẫn ứa nước mắt. Tuy nhiên khóc, trong hoàn cảnh ấy với tôi, hoàn toàn không có nghĩa v́ tôi cảm động, không v́ chuyện đă đổ mồ hôi ra và được trả công xứng đáng hay không xứng đáng, mà tôi khóc, chỉ v́ tủi nhục.

Đi làm, như Quí từng hỏi hết chỗ sao xin vào cái cơ quan ấy, tôi cảm thấy ḿnh đă tự hạ giá trị xuống chỉ c̣n một phần ba, thêm nỗi đắng cay vào ra phải đụng mặt lũ đàn ông, đàn bà tôi vừa ghét vừa coi thường, tôi như con gà nuốt dây thun. Có thể nói là tôi căm ghét hết thảy tất cả các thằng “lănh đạo” tôi thuở ấy. Trong số đó cụ thể hơn hết, là cái thằng tính ra chỉ là đồng nghiệp, nhưng mày vênh mặt váo chẳng khác ǵ lănh đạo; thằng kế toán tiền lương!

Hằng ngày tôi làm việc với thằng này. Cùng ở chung pḥng hành chánh dưới sự chỉ huy trực tiếp của hai vị trưởng, phó pḥng. Nhân sự pḥng hành chánh vỏn vẹn năm mạng, tôi giữ “chức vụ” thư kư đánh máy, Hường, công văn, thằng khốn tiền lương, và hai vị lănh đạo. Ít người, nhưng v́ đă có pḥng, có ban ngành, nên phải có trên có dưới. Có ta có địch. Có quan có lính. Tôi và Hường, một đứa “kẻ sĩ lỡ vận”, một đứa cả đời chỉ ước mơ được trở thành đào cải lương, tự nhận ḿnh khi sơn nữ Phà Ca, khi người yêu Áo Vũ cơ hàn, danh chính ngôn thuận trên lư lịch đă thành thật khai báo, được chủ tịch huyện chứng nhận, rằng chẳng đứa nào có chút gốc gác cách mạng để làm hương hoa, đă vậy, bản thân c̣n không tham gia bất cứ phong trào nào trước bảy lăm, nên hậu quả nghiêm trọng nhất khi nhận chịu ơn mưa móc vào làm nhân viên cái công ty thương nghiệp này, là chẳng cách ǵ chạy ra khỏi thân phận nữ t́ quân sĩ!

Pḥng hành chánh năm người, khi ban ngành đă ổn định đâu ra đó rồi, tôi không c̣n được ngồi chung với Quí và Hiển của pḥng kế toán nữa, mà phải dọn xuống cái văn pḥng nằm gần dăy nhà tập thể và nhà ăn. Pḥng gồm hai quan, hai lính, kẻ thứ năm là thằng kế toán tiền lương. Tôi nói với Hường, nếu tính theo thân thể đầu ḿnh và chân tay cho bộ năm pḥng hành chánh, th́ vị trí của thằng tiền lương nằm ở khúc giữa, dưới lỗ rốn vài chục xăng ti mét. C̣n Hiển bảo, trong đời anh, nếu anh t́m ra được một thằng ngu hơn thằng này, anh sẽ qú xuống, sấp ḿnh sát mặt đất mà đầu phục, bái làm sư phụ.

Thằng này, lẽ ra mang danh kế toán, th́ phải trực thuộc pḥng kế toán, nhưng không hiểu cơ chế làm việc của nhà nước dân chủ hay cộng hoà xă hội chủ nghĩa như thế nào, mà nó lại là nhân viên của pḥng hành chánh. Mỗi tháng, tôi có bổn phận chờ nó đưa cho tôi một bản lương, và một bản báo cáo để tôi đánh máy nộp lên “trên”. Bản lương, hoàn toàn tháng nào cũng như tháng nào, bất di bất dịch. Suốt thời gian đi làm ở cái cơ quan thương nghiệp ấy, bao giờ tôi cũng chỉ lănh được ba mươi ba đồng năm mươi xu. Ba mươi ba đồng là tiền lương chính thức, năm mươi xu là tiền mua bông băng vệ sinh phụ nữ. Tôi c̣n nhớ rất rơ, chưa bao giờ có dịp thấy bất cứ người nào được lên lương trong khoảng thời gian ấy. Cho nên cái bản lương của thằng khốn này khi phải đưa cho tôi, nếu có khác chăng -họa hoằn khác- chỉ là “sự cố” một người nào đó bị đuổi việc hay di chuyển đi nơi khác mà ngay lập tức ngày hôm sau cái tên của người ấy sẽ được thay thế bằng tên một người nào đó. Có nghĩa con số nhân sự luôn luôn giống nhau, bằng nhau. V́ vậy, tính tới tính lui, xét qua xét lại, cái bản lương muôn đời cũng chỉ chừng ấy con người, chừng ấy tiền, và vị trí của kẻ được lĩnh lương một hai ba bốn..., sẽ nằm chính xác ở một chỗ, không hề đổi dời. Người tiền nhiệm, kẻ thế v́, có muốn, có ước ao được kư tên ḿnh vào nơi nào đó, không giống “như tháng trước” đi chăng nữa, cũng không được!

Cái thứ bản lương, cái bản báo cáo sông có thể cạn đá có thể ṃn nhưng chân lư không bao giờ thay đổi mà thằng tiền lương luôn luôn làm ra vẻ vô cùng quan trọng ấy, lẽ ra nếu vào thời điểm đă có computer, hẳn tôi chỉ cần đánh máy một lần duy nhất, rồi sau đó tháng tháng đổi ngày và in ra cho thằng tiền lương nguệch ngoạc kư tên vào là có thể mang đi nộp được rồi.

Chỉ vậy, chỉ vậy thôi, nhưng ngược lại điều đơn giản ấy, bởi tại bị, lư do lư trấu, một khi giống hệt hai khi, tôi, tháng nào cũng như tháng nấy, chỉ v́ cái bản lương và bản báo cáo chết tiệt của thằng khốn này, mà cũng bị mắng ít nhất là hai lần. Một, từ thủ trưởng trực tiếp, hai, từ thủ trưởng cơ quan. Và thỉnh thoảng c̣n điền thêm vào chỗ trống, từ một vài nhân viên, đồng nghiệp khác nữa. Chỉ bởi v́ một nguyên nhân, một căn cớ, duy nhất, là tôi đă không nộp bản lương đúng thời hạn, nên cả cơ quan phải lănh lương trễ...

Thằng khốn nạn tiền lương, hằng ngày đi tới đi lui trong cơ quan, không bao giờ có việc ǵ để làm, thường chỉ đáo qua pḥng hành chánh, chỗ đúng ra nó phải có mặt, phải tọa ở đó cho đủ quân số, trông thật giống hệt như kẻ cưỡi ngựa xem hoa. Thằng này vốn là cựu du kích. Trước bảy lăm không biết nó làm cái quái ǵ, giao liên, chỉ điểm, hay khuân đạn, tiếp tế trong cái mà nó gọi là hàng ngũ cách mạng, nhưng đến khi miền nam mất, th́ giống hệt như những đứa trở về từ phía bên kia chiến tuyến, nó bỗng dưng được trở thành cha thiên hạ. Bỗng dưng được vác mặt lên, được nạt nộ hăm dọa, được trả thù đời. Thật t́nh mà nói, nếu như thằng này không thể lên chức cha với ai, không thể tỏ quyền sinh sát với ai, trong thời gian đó ít nhất là nó cũng có thể sừng sộ, lên giọng với những đứa có gốc gác không đỏ, như tôi và Hường, chẳng hạn.

Hường bị thằng này ghét cay ghét đắng, ghét thậm ghét tệ. Khi nói về cô thư kư công văn này, nó thường hay bảo “chỉ cần ngó thấy cái bộ mặt láu cá là muốn chửi rồi”. Ban đầu, tôi tưởng chắc Hường giở tṛ láu cá ǵ đó với nó, nhưng măi đến về sau mới biết nguyên do. Sau mới rơ trắng đen rằng ngay ngày đầu khi vừa vào tŕnh diện để được phân công làm việc, cô thư kư công văn đă bị nó tán tỉnh, nhưng có lẽ Cát Mộng Thùy Dương thuở ấy ngu cũng không kém ǵ tôi, nên ngoài việc phản đối dữ dội, cô c̣n chửi nó cà chớn, vô duyên trước mặt nhiều người. Bị quê độ, thằng này mới đâm ra thù cô. Nó theo dơi từng hành vi cử chỉ của cô. Mỗi bận họp kiểm điểm là nó kiểm điểm cô không c̣n chỗ ẩn núp, và khi phê b́nh th́ nó phê rát da, b́nh tan nát cuộc đời. Về sau, chính nó là đứa phát giác ra chuyện Hường “quan hệ bất chính” với anh chàng thủ kho vật liệu. Chuyện đời tư, chuyện t́nh của cô thư kư công văn và chàng thủ kho bị ầm ĩ đưa lên đoạn đầu đài, bị phân tích mổ xẻ liên tiếp suốt mấy tuần họp kiểm điểm của cơ quan.

Hường có nhan sắc kha khá mặn ṃi, có giọng ca rất truyền cảm, trưa trưa nằm nghe cô rót giọng xuống nam ai than văn, tôi nghĩ lúc đó đă tha huơng, chắc đứt cả ruột. Cô công văn không nhiều th́ ít cũng có giá như vậy, nên khi thằng tiền lương đem ḷng yêu mà không được yêu lại, nó thù hận cô, kể ra cũng gọi là có cớ. C̣n riêng về phần tôi, tôi chẳng chim sa cá lặn cho nó mơ màng, tôi chẳng yến oanh thỏ thẻ cho nó bùi tai, lại càng không quan hệ với bất cứ đứa nào trong cơ quan cho nó chướng tai gai mắt, vậy mà thằng tiền lương cũng vẫn thù ghét tôi ra mặt. Nó nhỏ thua tôi một tuổi, tôi lịch sự kêu nó bằng anh, nó cũng không vừa ḷng. Tôi là trái bồ ḥn méo mó trong mắt nó. Là tông chi họ hàng thù nghịch với nó.

Tôi bị nó cấm cẩu, khó chịu hoài, nên phải để tâm thử xem ḿnh đă làm ǵ để nó không ưa. Về sau, khi biết ra thằng chết tiệt căm phẫn tôi chỉ v́ tôi... đeo kính cận, th́ tôi ngỡ ngàng. Tôi đớ lưỡi không biết nghĩ như thế nào về cái điều mà kể cho thiên hạ nghe, chắc ai cũng tưởng tôi nói chuyện giỡn chơi, mai mỉa và buồn cười. Chắc hẳn, cũng chẳng có mấy người tin, nhưng thật t́nh nếu như tôi nói láo, thêm thắt, tôi đành phải thề rằng tôi sẽ là người không bao giờ có chân đứng được trên mặt đất!

Một lần, có lẽ chịu không nổi ấm ức trong bụng, thằng khốn tiền lương này đă chửi thẳng vào mặt tôi, bảo bản thân tôi tiểu tư sản, c̣n cha mẹ tôi bóc lột uống máu nhân dân. Sau đó nó tuyên bố nó ghét người có học. Tôi đáp lời nó, tôi thi rớt đại học hai lần, nên tôi không được tính là người có học. Nó lườm lườm, không trả lời. Một hôm, nó tự tiện lôi lư lịch của tôi ra đọc, rồi kết luận:

- Nhà có người du học ở nước ngoài, cấu kết với tư bản như vầy là thuộc thành phần phản động, không được vào đại học th́ hoàn toàn hợp chính sách của nhà nước, đă không giác ngộ mà c̣n có ư định căm thù cách mạng!

Nghe, tôi bàng hoàng. Nghe, tôi lắng lo suy nghĩ. Tôi tự hỏi, thật tôi đă có ư định hay nuôi ư định căm thù cách mạng lồ lộ ra ngoài mặt đến nỗi thiên hạ có thể nh́n thấy ngay như vậy sao! Và như vậy, th́ chắc thế nào rồi cũng có ngày tôi làm khốn đốn gia đ́nh tôi, cha mẹ anh em tôi! Tuy nhiên gẫm tới gẫm lui một hồi, tôi nhận ra tôi mới là đứa bị căm thù. Thằng tiền lương căm thù giai cấp! Nó “ghim” tôi v́ tôi từng được đến trường, tôi không thuộc con em giai cấp công nông cần được giải phóng. Thật ḷng mà nói, lúc nghe thằng tiền lương phun những lời cà chớn như vậy vào mặt, lẽ ra tôi phải có thái độ, có phản ứng chống cự lại, nhưng giống hệt mọi người thuở đó, hèn, vừa sợ bị đuổi việc, vừa sợ bị chụp mũ phản động, tôi đă ngồi im thin thít, ngậm miệng không dám thốt ra lời nào.

Ngày ngày, không nhiều th́ ít, phải ngồi chung với trưởng phó pḥng, vào ra chạm mặt với thằng tiền lương như vậy, có dốt đến cách nào đi chăng nữa, tôi cũng biết được một điều, rằng chính hai vị có chức tước, phẩm trật này c̣n ngán nó, th́ tôi là cái thá ǵ mà trả treo, căi cọ lại với nó chứ! Hơn nữa phần nào đó, khi bị thằng tiền lương chửi như vậy, không trả lời trả lăi như vậy, trong bụng tôi lại có chút ǵ khoái tỉ đưa lên. Tôi hả dạ v́ nhận ra ḿnh không bị xếp chung vào hàng ngũ với thứ hạ cấp! Tôi sung sướng v́ biết ḿnh không đồng chí đồng rận với bất cứ thằng nào trong tổ chức của thằng này!

 

Thằng cựu du kích, thật ra không chỉ ghét dân xám ngoét, tối ám như tôi và Hường, mà hai vị lănh đạo, tuổi đảng xấp xỉ tuổi đời, hồng rực rỡ như mặt trời mới dậy, cũng bị nó bỏ vào hồ sơ đen. Nó ghét đồng chí, ghét cả hai vị trưởng phó này ra mặt. Lúc ấy, tôi c̣n ngây thơ chưa thấu hiểu sự đời, hoàn toàn không biết thằng khốn tự ti mặc cảm trước đồng chí của nó bởi v́ nó đă không được đào tạo chính qui. Tôi càng không biết ǵ về sự xung đột giữa mặt trận giải phóng miền nam và phe cánh miền bắc, nên càng không hiểu tại sao cùng một chiến tuyến với nhau mà thằng cựu du kích lại gườm nhị vị trưởng phó pḥng đến vậy. Tuy nhiên, cưu mang th́ cưu mang, thắc mắc th́ thắc mắc như vậy đó, mà tôi cóc thèm hỏi ai, bởi v́ tôi ghét cay ghét đắng cái bản mặt choắt như mặt chuột, hàm răng hô vẫu như trên đời này không c̣n ai có thể vẫu có thể hô hơn, cùng đôi con mắt ti hí như thể đă được thượng đế cấp giấy phéo độc quyền đại diện cho những thứ gian xảo bậc nhất trần gian ấy!

Tôi vừa khinh vừa tởm thằng tiền lương. C̣n thằng tiền lương tự ti mặc cảm. Thằng tiền lương buồn. Và thằng tiền lương không làm ǵ được ai, nó bèn xoay sang đ́ hai con tiện t́, nô lệ của xă hội chủ nghĩa là tôi và Hường!

Tôi đi làm, tháng tháng nhục nhă lănh lương mang về cho mẹ thường hơn số lương nhà nước qui định, do rớt nước miếng năn nỉ thủ trưởng kư duyệt mua hàng nằm trong diện phân phối để mang ra chợ trời bán lại, nhưng thật sự chẳng đủ thiếu ǵ cho bản thân tôi, huống ǵ giúp đỡ mẹ. Nên tôi đi làm, mỗi bận cầm những đồng tiền thảm năo ấy về, chứng kiến cảnh mẹ tôi ngậm ngùi thở dài, cảnh ba tôi rưng rưng chảy nước mắt tủi thân v́ không c̣n nuôi nổi con, tôi đau đớn chỉ chực ̣a ra khóc. Sau này, khi đă thoát ra khỏi nước, tôi nghiệm ra một điều, rằng sống trong chế độ ấy, con người, ngoài sự bị đày ải tinh thần về những đe dọa chính trị kinh tế, sẽ c̣n bị đày ải v́ những nỗi tự ti thua sút, mặc cảm thấp hèn.

Cơ quan tôi, thằng tiền lương là thằng đại diện cho những kẻ sống triền miên trong sự đày ải đó. Nó mặc cảm thua sút về dung nhan tướng mạo, về tŕnh độ học vấn trước những con người nó kể không có vị trí ngang hàng với nó, bằng nó. Rồi nó mặc cảm cả về chiến công, thành quả cách mạng trước đồng chí của nó. Thằng tiền lương đau khổ v́ sự thua sút trong quá khứ, trong hiện tại, và có lẽ cả tương lai.

Nên v́ vậy nó nghĩ ra cách đày ải kẻ khác để thấy sự đày ải tinh thần, mặc cảm thua sút của ḿnh có cơ hội giảm đi. Nó cố đạp người khác rơi xuống tận cùng để giá trị ḿnh được nâng lên. Và tôi, tôi t́nh cờ lọt vào đôi con mắt ti hí của nó. Tôi là nạn nhân thứ nh́ của nó, sau Hường.

 

Trưởng, phó pḥng của tôi xuất thân từ bộ đội chính qui, ngày ngày cũng chẳng có việc ǵ để làm, khi nh́n thấy cả cơ quan lè phè bê trễ, đi đứng không đúng giờ giấc qui định, thế là bèn nảy sinh ra cái ư định khép mọi người vào kỷ kuật. Cái tṛ đánh kẻng y như trong quân đội bỗng được nhớ tới, được đem ra bàn. Thằng tiền lương, tôi nghĩ, đúng ra cũng không ủng hộ chuyện này, v́ thứ nhất nó luôn luôn là đứa bê trễ, thứ hai là cái “ư kiến sáng tạo” đó xuất phát từ kẻ nó ghét, nhưng rơ ràng nó bỗng phát hiện ra được cách trả thù đời, cách làm trần làm khổ kẻ đă khiến nó rơi vào mặc cảm thua sút, nên nó đă nhất trí, tán thành tinh thần của trưởng pḥng liền lập tức. Nó hồ hởi phấn khởi đề nghị trưởng pḥng giao cho tôi làm nhiệm vụ đánh kẻng quái gỡ đó ngay. Nó nêu lư do buổi sáng nó phải đi họp giao ban, Hường, thư kư công văn phải chạy đi giao công văn, và trưởng phó pḥng phải... ngồi uống nước trà, cho nên cả pḥng hành chánh chỉ c̣n lại ḿnh tôi là thích hợp nhất cho công việc ấy mà thôi.

Tôi làm việc cho nhà nước, tôi ăn lương nhà nước, nên tôi cam phận làm nô t́ cho nhà nước! Tôi nhục nhă, mỗi sáng, mỗi trưa vác một thanh sắt ngăn ngắn không biết trưởng pḥng kiếm ở đâu ra, gơ lên cái kẻng “sáng tạo” từ một niền xe hơi nhỏ, treo trên cây bă đậu bé hơn cây bă đậu trước cơ quan, được trồng gần ở nhà ăn tập thể, nơi thiên hạ thường hay tụ tập tán dóc hằng ngày. Tôi phải gơ ba tiếng. Rồi thêm ba tiếng. Và sau đó là một tràng dài. Trưởng pḥng bắt tôi phải đánh thật mạnh, thật to, tiếng kẻng pbải vang thật rơ. Để mọi người cùng... ù tai!

Tuy nhiên tôi ê chề đau đớn làm cái công việc khốn nạn ấy chỉ được dăm bảy hôm, th́ cái thanh sắt biến mất. Sáng vào giờ giao ca, tôi đi t́m cái thanh sắt muốn nín thở, toát mồ hôi vẫn không có, chạy vào báo cáo trưởng pḥng, bị mắng cho một trận không biết giữ ǵn tài sản của nhân dân. Trưa, đụng mặt thắng tiền lương, liền bị nó xài xể, mắng mỏ thêm một hồi. Và cuối cùng th́ nó xúi trưởng, phó pḥng bắt tôi phải làm báo cáo. Tức quá, lúc xuống pḥng ăn, vừa ngồi vào bàn với Hiển và Quí, chưa kịp kể lể, tôi đă ̣a khóc lên như con nít. Khi nghe ra chuyện, Hiển an ủi tôi chắc có lẽ v́ đứa nào đó gai mắt cái tṛ đánh kẻng, đă nổi sùng lên vất nó đi. Và Hiển vỗ về, hứa, nếu tôi phải nhận thêm một thứ tài sản nhân dân đó lần nữa, Hiển sẽ cùng Quí để mắt, “bảo vệ” giùm.

Một cái thanh sắt ngắn ngủn, chỉ dài hơn chiếc đũa ăn vài xăng ti mét, trưởng pḥng của tôi không biết nhặt ở đâu ra từ đống sắt thép, đồ phế thải, nhưng khi trân trọng bàn giao cho tôi thêm lần nữa, đă nâng lên thành tài sản quốc gia. Lần này, v́ thanh sắt có một lỗ nhỏ ở trên đầu, nên trưởng pḥng đính kèm thêm một sợi giây kẽm. Trưởng pḥng đưa cho tôi xem, sau đó đích thân mang ra cột vào cái kẻng niền xe. Đâu vào đó rồi, trưởng pḥng hạ lịnh, truyền chiếu chỉ gọi tôi ra gốc cây bă đậu làm lễ bàn giao và nhậm chức.

Trưởng pḥng, bự con hơn thằng tiền lương, cao chừng một mét bảy, mặt và bụng sau thời gian về hưu, bất đắc dĩ phải xử dụng sản phẩm bia rượu, thịt thà của tư bản tháo chạy để lại, nhận chức trưởng pḥng của cái cơ quan dễ kiếm ăn này, đang bắt đầu trở nên mập phệ ra. Nh́n dung nhan tướng mạo cũng có thể kể vào loại oai phong lẫm liệt, nhưng chắc có lẽ trong đầu, cái chỉ số trí thông minh được chứa đựng không hơn số không, và óc th́ chắc nhỏ bằng hột tiêu, tương tự cái đầu, cái óc thằng tiền lương, nên thật đă hoàn thành một công tŕnh hết sức vĩ đại. Một tác phẩm vượt thế kỷ, vượt không gian, vượt thời gian! Nhiều khi ngẫm nghĩ lại chuyện đă qua, tôi thuờng tiếc, ḿnh là người không chức phận, hay thẩm quyền lúc đó, chứ nếu có, chắc thể nào tôi cũng đă tŕnh bày đề án, dâng công sức của vị cựu thượng úy quân đội nhân dân này lên ủy ban khoa học, xin cấp bằng sáng chế! Hoặc có thể hơn như vậy nữa, tôi đă đề nghị hội đồng nộp đơn xin giải Nobel vật lư cho người luôn luôn hoàn tất mọi nhiệm vụ cách mạng giao cho ḿnh như thế.

Trưởng pḥng, sau khi gọi tôi ra, ngắm tới ngắm lui công tŕnh của ḿnh một hồi, đă hể hả tuyên bố:

- Chắc chắn như đinh đóng cột nhé. Thế này th́ bố thằng nào có thể gỡ ra!

Lẽ ra lúc ấy, tôi phải làm một điều mà sống trong xă hội chủ nghĩa, con người ta thường làm, là cúi rạp ḿnh xuống đất tỏ ư ngưỡng phục thủ trưởng của ḿnh mới đúng.. Nhưng đằng này, tôi lại thể hiện ra ngoài mặt một thứ u mê ám chướng, lại cứ đứng ngẩn ṭ te, giương mắt nh́n cái kẻng phục chế một lúc rất lâu, rồi bèn xuống giọng:

- Nhưng chú cột sát hai thứ vào với nhau như vậy, làm sao cháu có thể kéo được cái thanh sắt ra mà đánh vào cái kẻng?

Trưởng pḥng trợn mắt, hỏi lại, tại sao không. Và rồi để chứng minh kẻ thù nào cũng đánh thắng, trưởng pḥng cầm cái thanh sắt giơ lên, chắc có lẽ với ư định sẽ dạy cho tôi một bài học. Tuy nhiên, với hai thứ đồ vật bị cột chặt, sát cứng vào với nhau, không hề có khoảng cách nào như vậy, tôi không hiểu... bố thằng nào sẽ lấy cái nọ đánh vào được cái kia! Cuối cùng loay hoay măi một lúc, vẫn không cách ǵ cho tôi biết thế nào là lễ độ, trưởng pḥng bèn nổi xung thiên, chửi:

- Mẹ, mất th́ giờ!

Và rồi trưởng pḥng quay lưng bỏ đi, để tôi đứng lại dưới gốc cây bă đậu như quan bỏ lính trơ vơ giữa trận mạc. Tôi đứng lặng nh́n cái thanh sắt cứng c̣ng cột vào với cái niền, đang chĩa xuống đất giống hệt h́nh chữ “q”, treo ṭng teng trên cây bă đậu một hồi, sau đó bỗng không nín được nữa, tôi bật ra một tràng cười. Và tôi thật đă cười như con điên lúc nhớ thêm lời của Quí nói hôm nào:

- Ngày ngày mặt đối mặt với thứ cóc đi guốc, chó mang giày, chỉ cần nghĩ tới hoàng hậu với quân vương là đă thấy chóng cả mặt!

 

HOÀNG NGA