KHÚC THÁNG HAI

Hoàng Nga

 

 

 

Nửa tôi với bóng chỉ

Bài thơ dang dở vào ra ngậm ngùi

Ngô Nguyên Dũng

 

 

Tháng hai, trời trở lạnh đột ngột. Cái lạnh cuối cùng của những ngày tàn đông, chuẩn bị chuyển ḿnh sang xuân với những đợt tuyết rét buốt đổ xuống như trút ngày tôi rời thành phố lên miền trung. Tôi điện thoại cho anh, bảo sẽ có một buổi chiều tôi đến chỗ anh. Gặp nhau ở trạm xe lửa chính.

Tháng hai. Mùa không dành cho những chuyến đi xa, nghỉ ngơi. Anh nói tôi đi chơi trái mùa. Tôi cười đáp chỉ nhân tiện lên miền trung, tôi ghé thăm anh. Nhân tiện, sẵn, đàng nào cũng đi. Phải đi. Anh lại cười. Tôi nói thêm, tôi lên đang lúc mùa trái khuấy, thời tiết lạnh lẽo, u ám, nên chắc chắn sẽ không dám đ̣i đi đây đi đó cho biết, anh càng đỡ mất công làm người hướng dẫn chứ có sao đâu. Đi công chuyện, có chút ít th́ giờ, ghé thăm một người bạn, rồi thêm lên ba mươi cây số thăm anh, "thắt chặt t́nh hữu nghị giữa hai nước anh em".

Tháng hai tôi lên anh, co ro trong năm bảy lớp len, lớp dạ, ngồi thu lu trong một toa tàu xuyên lănh thổ, chẳng biết làm cách nào để đong thời gian qua đi, ngoại trừ cách thỉnh thoảng đưa mắt nh́n ra ngoài trời mong manh vài tia nắng vàng nhạt, lấp lánh trên đám tuyết trắng toát chất ụ hai bên đường; hoặc chốc chốc nh́n lên thành tàu đối diện, đọc đi đọc lại câu, "bạn đang có mặt trên chuyến tàu mang bảng số...", cùng với đôi ba câu khác, có lẽ thuộc loại danh ngôn, hay hoa thơm cỏ lạ được gắn cạnh đó, "hăy biết tự chào lấy chính ḿnh khi bạn vừa thức giấc". Tôi lơ mơ nghĩ đến cuộc sống đang trôi trượt mỗi ngày trên đời một con người, tự hỏi không biết đă có lần nào tôi, bạn, người chung quanh chúng ta đă tự chào chính ḿnh vào đầu ngày như thế hay chưa.

Rồi tôi nghĩ đến anh, nghĩ đến những lần thức giấc, nh́n ra khoảng bầu trời xanh, đám mây trắng bay bên ngoài khung cửa tràn ngập nắng của anh, mà anh đă cười với b́nh minh, cười với ḿnh, để đúc kết lại, tạo thành những trang tiểu thuyết? Tôi nhớ có lần nào đó điện đàm với tôi, anh kể cho tôi nghe về nỗi cô đơn của anh. Những nỗi cô đơn chẳng dựa trên các tiêu chuẩn thường t́nh, công danh sự nghiệp, tiền bạc, vật chất, hay thậm chí các thứ t́nh cảm hệ lụy con người vẫn cưu mang, lứa đôi, hôn nhân...

Mà anh bảo với tôi, đó là những trống hoác, mơ hồ và tẻ lạnh của đời sống. Là những ám ảnh không rơ rệt, những thiếu vắng không có tên gọi, không được liệt kê vào những khắc khoải âu lo hằng ngày của một con người b́nh thường. Nó đă vượt lên trên tất cả mọi thứ, mọi điềụ Ngày ngày, hiện diện. Gắn liền vào anh như hơi thở không thể nào thiếu được, như nhịp tim không thể nào ngừng nghỉ, và bắt anh đánh trận mỗi ngày. Anh gọi đó là nỗi cô đơn của người đang tham dự vào tṛ chơi chữ nghĩa. Tôi hỏi anh:

- Anh đă lao vào, bằng sức lực của một dũng sĩ, hay bằng trái tim của thiên thần?

Anh cười. Im hồi lâu rồi mới nói, như thể không muốn tôi biết nhiều về anh, hoặc "đánh giá" anh:

- Chắc chỉ là một h́nh thức tiêu khiển, một thú vui, một cách để làm mất bớt đi những khoảng trống chung quanh ḿnh.

Tôi cười lại với anh. Bảo, nếu thú vị như thế, th́ cho tôi nhập cuộc, kéo tôi theo với. Có bạn đồng hành cho vuị Và tôi dặn anh, nhớ kiếm cho tôi tấm giấy vào cửa. Anh ngó tôi, nửa đùa nửa thật:

- Trong tṛ chơi này, kẻ tham dự, thuần túy yêu thích chữ nghĩa, th́ phải tự "identifizieren", tự khẳng định ḿnh. Hoàn toàn không có tiến cử. Không có hội nhà văn. Cũng không có... thẻ bài, căn cước. Vé vào cửa, phải tự xoay xở lấy.

Một loại tṛ chơi mất th́ giờ, hao hơi phí sức. Hoàn toàn chẳng được cái giải ǵ mới khổ. Nên trong khi chờ đợi thời gian tự khẳng định, kiếm tấm vé vào cửa cho biết; tháng hai, tôi lên thăm anh, coi có... dựa hơi được chút nào không!

Lên anh, càng xa miền nam, khí hậu càng ấm áp, dễ chịụ Tôi ngồi trong toa tàu, lẩn quẩn ngó ra ngoài, lơ mơ thả mắt trên bầu trời quê người, bỗng dưng lại nhớ đến cái ước mơ, cái hạnh phúc nhỏ nhoi của anh, rằng một mai nào đó, sẽ được về sống lại ở quê nhà, được an nhàn trải đời ḿnh trong một khu vườn nhiều tiếng chim hót, được thẩn thơ dưới những tàn cây rợp bóng mát buổi trưa hè. Đời sống ở chốn này, anh hay nói với tôi, chẳng bao giờ dành cho anh, của anh, dẫu anh đi xa rất sớm, rời khỏi quê hương rất sớm, ngay từ những năm ở tuổi vừa mới lớn.

Nhưng hơn ba mươi năm xa quê ấy, nói chuyện với anh, tôi luôn cảm giác, như anh chưa rời chốn cũ.  Từ khung cảnh, bầu trời, cho đến hơi thở, không khí..., thời thơ trẻ cứ quấn quít lấy anh, hiện diện chung quanh anh. Anh nâng niu, ǵn giữ mọi thứ, cẩn thận như giữ gia bảo, sản nghiệp. Chỉ thỉnh thoảng mới lấy ra một chút ít dùng vào bài viết ḿnh. Đọc anh, rất nhiều khi, người ta bỗng h́nh dung lại được vô số điều tưởng đă quên mất từ lâu. Rất nhiều kư ức đẹp, bỗng dưng như được hồi sinh lạị Cả một thời đă qua bỗng dưng như bừng sống lại.

oOo

Tháng hai, nơi chốn tôi gặp gỡ anh, bắt đầu ở chỗ anh đứng chờ tôi dưới mái hiên nhà ga lố nhố người. Tôi đă nh́n thấy anh ở đó, bằng linh cảm, và bằng cả sự ṭ ṃ. Có dăm ba người châu Á loanh quanh chỗ anh đứng, nhưng không hiểu sao tôi vẫn đoán ra được anh ngay. Trước, chúng tôi chưa biết mặt nhaụ Tôi chỉ "thấy" anh qua tấm chân dung vẽ bằng đôi nét bút rất mỏng, rất tài tử, đăng trên b́a sau một cuốn sách của anh. Anh chẳng hề tả ǵ về anh, mà cũng không bảo tôi tả về ḿnh khi nghe tôi nói tôi lên anh. Anh trêu tôi, chỉ cần thấy một kẻ ngơ ngơ ngác ngác trên sân ga, mắt láo liên nh́n mọi ngă, như không biết đường đời rẽ về đâu, là biết chắc chắn, người đó hẳn là tôi. Tôi ph́ cười. Dĩnhiên, tôi cũng nghĩ ḿnh láo ngáo lắm. Vậy mà lúc bước từ trên toa tàu xuống, tôi đă làm anh ngạc nhiên; v́ bằng một vẻ hết sức tự tin, tôi xách va ly, đi xăm xăm, tiến thẳng về phía người đàn ông mang kính cận tṛn, trong vắt, trên môi loáng thoáng một nụ cười hiền lành, đang bước rất chậm, tách khỏi  ḍng người ngược về phía con tàu. Anh chắc không nghĩ ra, " địa chỉ"  của anh nằm một chỗ hoàn toàn đơn giản như mưa nắng, rơ ràng như ban ngày. Nụ cười, vẻ mặt, chân dung... Hiền ơi là hiền!

Chúng tôi đă gặp nhau ở khoảng lưng chừng. Tôi gọi tên anh. Rút bàn tay ướt đẫm mồ hôi ra khỏi găng, bắt tay anh. Trước đấy, tôi cứ tưởng ḿnh không hồi hộp khi sẽ được đối diện với một nhà văn. Anh thân quen quá, hàng tuần trong điện thoại. Như một người anh. Như một người trong gia đ́nh.

Anh cười tươi với tôi. Gọi lại tên tôi. Và chạm khẽ bàn tay lên vai tôi. Hết sức thân ái. Cái cách anh chào tôi, xem chừng cũng "hiền". Tôi đi theo anh, gửi hành lư trong pḥng đợi rồi ra ngoài. Tháng hai, thành phố anh cũng có vũ hội hóa trang như ở thành phố tôi, nhưng không tưng bừng rộn ră bằng. Số người tham dự có vẻ ít hơn. Dĩ nhiên, cũng không rồng rắn mấy. Tuy nhiên lúc băng qua một đoàn người vẽ mặt vẽ mày, trang phục đầy màu sắc vui nhộn rực rỡ, tôi với anh cũng bật cười hân hoan như trẻ con. Tôi kể cho anh nghe chuyện ngày xưa lúc c̣n ở nam bán cầu, mỗi năm đến mùa lễ hội của những người đồng tính luyến ái, là tôi lại mũ măo theo mấy cô bạn bản xứ, ra đường xem đến cháy cả da.

Tôi kể toàn chuyện tào lao, lăng quăng, nhưng xem ra anh có vẻ rất ân cần lắng nghe. Măi đến lúc tôi kể sang chuyện dọc đường đi tôi đă cố không để đầu óc ḿnh đóng băng, đă cố làm một bài thơ, định đề tặng anh, mà cuối cùng chỉ viết được vài lời thật ngô nghê, chữ dùng xưa rích, cũ kỹ, quê mùa, c̣n âm hưởng, hẳn nhiên, như chép lại của một người nào đó - một bài thơ dở chưa từng thấy trong cuộc đời tôi - và bảo nếu bài thơ cho anh coi, chắc anh sẽ ph́ cười; anh mới hóm hỉnh trêu tôi:

- Nếu như có lúc nào đó làm cho người khác cười được,th́ cũng hạnh phúc lắm chứ bộ. Coi như ḿnh là diễn viên hài kịch đại tài vậy!

Tôi lườm anh. Vậy mà tôi đă tưởng anh "hiền"! Thời tiết hôm tôi lên anh, lạnh, nhưng hanh suốt quăng đường sáu trăm cây số, bỗng dưng mưa khi không lại đổ xuống như con nít làm nư, rả rích từ lúc chúng tôi bước ra khỏi nhà ga măi đến phố. Cả tôi lẫn anh đều không có nón che đầu. Tôi hỏi anh biết thơ của Nhă Ca,"khi về tay nhỏ che trời rét", mà lại không để ư nghe anh trả lời. Đến lúc nuốt lời hứa, lằng nhằng bắt anh dẫn đi  cho biết thành phố, cũng lại không thả mắt "xem" quang cảnh thành phố anh đang sống như thế nào, về nhà, nghĩ lại, tôi mới thấy ḿnh thuộc loại hời hợt không thể tả.

Anh đưa tôi đi một ṿng, ngang qua quán nước, rủ tôi vào uống nước chanh. Ngồi một hồi, lại rủ tôi ăn kem. Trời lạnh. Tôi hỏi, anh muốn ăn cà lem để biết rơ cái cảm giác của con nít mà viết truyện nhi đồng hay sao. Anh cười. Th́a kem lạnh cứng trên răng tôị Về sau, chẳng biết anh có "nhân dịp được dẫn một người bạn đi ăn kem"  mà viết nên thiên truyện nào hay không, nhưng tôi, th́ đă hí hửng khuân cả cái cảm giác tê điếng này vào trong một bài viết của ḿnh.

Tói nói với anh, truyện nhi đồng của anh, tôi chấm mười điểm trên mười. Truyện nào cũng dễ thương như phim hoạt họa của Watt Disney tôi vẫn thường xem với con tôi. Tôi kể, tôi đă đọc hết tất cả những ǵ anh viết về con nít, rồi khệ nệ đem quảng cáo với những  bà mẹ có con nhỏ quanh chỗ tôi ở. Anh chép miệng, nếu tôi cứ khen anh như vậy, mất công anh phải t́m cách nào đó khen lại, cho huề. (Mà h́nh như anh không t́m rađược câu nào th́ phải!).

Chúng tôi ngồi lỳ ở quán nước ấy rất lâu, đối đáp với nhau những câu, đại loại... bá láp như thế. Trời vẫn mưa rả rích, sợi ngắn sợi dài. Lúc ra khỏi quán, ngang qua một ngôi nhà thờ, anh rủ tôi vào trú mưa, kể, có lần anh đi dự đám tang một ông cụ quen biết ở ngôi nhà thờ này với giọng bùi ngùi khi nhắc đến cái chết. Tôi bảo anh, chết, đối với những người theo các tôn giáo tin vào đấng cứu thế không phải là điều ghê gớm, mà là phước, bởi v́ linh hồn sẽ được chuẩn bị để hưởng an nhàn nơi miền vĩnh hằng cho đến đời đời. Mắt anh có vẻ không tin điều tôi nói. Hoặc có lẽ, ớn nghe những điều đại loại, tương tự. Tôi ngứa miệng căi nhau với anh chuyện tôn giáo tín ngưỡng. Lúc hết căi nhau, anh bảo trong đời anh, anh chưa bao giờ gặp một người không phải là linh mục, hay là một nhà tu hành, mà lúc nào cũng sẵn sàng gieo rắc lời Chúa, truyền bá phúc âm như tôi! Tôi ph́ cười.

Chuyện tṛ, căi cọ vớ vẩn về quan niệm sống, về những suy tư thường ngày với anh, tôi nhận ra một điều, trong văn chương, anh nô nức, anh hăm hở đi t́m cái mới, đưa ra những điều mà người khác không muốn nói, hay không dám nói đến; th́ trong đời sống thật, anh lại lặng lẽ, hiền ḥa và dường như không hề muốn thay đổi những trật tự anh đă thiết lập lâu naỵ Anh kể, một tuần, anh đi làm đều đặn từ thứ hai đến thứ sáu; tối thứ sáu, tụ tập với bạn bè ngoài quán, chỗ đánh bi da, sáng thứ bảy, xuống phố mua sắm, đi chợ cho cả tuần. Và Chúa nhật, giặt giũ, nấu ăn. (Anh khoe anh nấu ăn "được"). Thỉnh thoảng lắm, có ǵ đặc biệt lắm, mới nghe anh kể chuyện tham dự tiệc tùng, hay chung bữa ở nhà một người bè bạn nào đó. Bao giờ gọi cho anh, sau vài lần chuông reng, là tôi cũng được nghe giọng anh trả lời ở bên kia đầu giây. Xẻ chia, thân ái, chí t́nh.

 

oOo

 

Một hai năm trước, tôi nằn ń xúi anh đi nhuộm tóc. Nhưng anh bảo anh không thích phí th́ giờ để chăm sóc cái vỏ bề ngoài. Những sợi tóc, anh nói với tôi, ngày càng ngả màu theo thời gian. Tôi "hù" anh không đi nhuộm tóc, chắc chắc muối sẽ nhiều mà tiêu lại ít, chẳng sớm th́ muộn, người đó cũng sẽ bị "tiêu" luôn. Anh bật cười:

- Nhiều muối đỡ lạt lẽo, và bớt tiêu th́ đỡ cay chứ có sao đâu.

Anh nói như vậy, nhưng trông ra trong đời sống anh, chừng như không mấy ai nỡ làm anh chua chát, đắng cay (chỉ trừ những người cố t́nh lợi dụng sự hiền lành của anh mà gieo rắc điều buồn phiền cho anh). Tháng hai năm xửa năm xưa khăn gói lên anh, dọc đường đi, lẩn quẩn, loanh quanh trong đầu tôi, không hiểu sao mấy câu thơ của Du Tử Lê,"tôi đă buồn hơn chiếc bóng tôi. Mai kia tôi sẽ bỏ xa đờ. Tuổi, tên, thôi cũng đi về ...đất. Riêng ở nơi này vẫn tháng hai", cứ khiến tôi phải liên tưởng tới nỗi cô đơn mà hầu như người nghệ sĩ chân chính nào cũng chịu đựng, cưu mang. Hẳn nhiên, tôi đă nghĩ đến anh rất nhiều. Về sau, thân anh hơn, biết rơ hơn về anh, nh́n thấy sự yên ắng, bề ngoài có vẻ như thiếu vắng những nổi sôi, "làm loạn" trong đời sống anh, nhớ đến anh, là tôi lại bận ḷng suy ngẫm măi về phần hồn, bề trong sâu hun hút trong anh. Có lần, đọc xong một tác phẩm mới nhất của anh, tôi gọi điện thoại lên hỏi:

- Cái câu chuyện nhân vật nữ, một độc giả nữ, vượt đại dương đi thăm một nhà văn nam, chỉ biết nhau bằng thư từ qua lại nhiều năm của anh, có bao nhiêu phần trăm sự thật?

Giọng anh cười vỡ ở bên kia giây nói:

- Hiền muội ơi, hiền muội định điều tra cái ǵ?

Tôi không đáp, chỉ đọc một đoạn văn của anh:

- Một gương mặt, một dáng dấp chưa hề gặp mà mềm mại, êm chân như đôi giày cũ (*).

Và tôi tiếp, bằng một cái chép miệng:

- Cái cô này, là ai vậy, mà "đă" quá chừng!

Anh lại bật cười, hỏi. "Đă" như thế nàọ Tôi đáp:

- Th́ đi t́m cái đẹp của văn chương, đi t́m sự đồng cảm, lại được đáp đền bằng một thứ t́nh cảm ngọt ngào, ấm áp như vậy, mà không "đă" chứ c̣n ǵ nữa?

Phía bên kia anh vẫn tiếp tục cười. Chắc có lẽ, bằng cái nụ cười lành như nắng, pha thêm chút hóm hỉnh thường t́nh của anh, nên tôi không nghe anh trả lời. Tôi chậc lưỡi:

-  Hồn tôi như giọt sương theo nắng tan ră vào ḷng trời, mất dấụ Tâm tư tôi vắng tênh như khoảng trắng giữa những hàng chữ, trắng nhưng chứa đầy màu sắc bên trong. Cảm hứng tôi ào ạt như đê vỡ, làm sông ruộng thân thể Ngàn thêm màu mỡ bằng những vần thơ c̣n ẩm phù sa thi tứ...(*). T́nh cảm lai láng như nước sông Cửu Long.

Tôi nói với anh:

- Nhưng mà trời ơi, anh ác dễ sợ. Trong cái truyện, anh viết, "Em tin tôi đi, mang nghiệp văn vào thân là một bất hạnh". Ngàn xoay nghiêng, ngón tay vẽ chờn vờn trên môi tôị"Cũng nhờ văn chương mà em t́m đến anh là một bất hạnh hay saỏ". Tôi nhắm mắt, tưởng ra những mai kia không c̣n ai kề vai ấp má trong những tối tha hương quạnh quẽ. Sống lưng tôi lạnh buốt niềm cô đơn móng sắc. Một thoáng, hai mắt tôi đă cay xè. Tôi giữ chặt tay Ngàn, hôn tới tấp lên đó, giọng đứt quăng. "Em là... là một... bất hạnh lớn"(*). Anh coi, chỉ trừ truyện con nít, chứ c̣n lại, là nhân vật của anh, h́nh như chẳng có ai, chẳng mấy khi được hưởng hạnh phúc, chẳng... sống chung ḥa b́nh ǵ hết trơn!

Anh căi, cũng có khi đó chứ. Tôi lườm một cái tưởng tượng với anh:

- Bộ anh thấy những loại hạnh phúc đơn giản dễ t́m thấy trong nhân gian như thế này tầm thường quá, hay tại anh... bi quan quá, anh lắt lay bởi nỗi khổ tâm của kẻ mang nghiệp dĩ, lỡ dấn thân vào tṛ chơi chữ nghĩa, luôn luôn thấy ḿnh đơn độc với chung quanh, nên cứ muốn ràng buộc sự bất hạnh đó vào nhân vật? Em là một bất hạnh v́ em mang tới cho tôi điều bất hạnh, hay tôi vốn đă cưu mang bất hạnh, sự xuất hiện của em, càng làm bất hạnh đó tăng lên, hay quen biết với tôi, em phải chuốc lấy sự bất hạnh cho chính ḿnh; th́ cũng đâu có ǵ khác nhau.

Anh bật cười. Tôi nhăn nhó:

- Nói một cách... cải lương, th́ trong cuộc sống, hạnh phúc lúc nào lại không hiếm hoi và ngắn ngủi, c̣n bất hạnh, dẫu không muốn, vẫn ê hề, tràn đầy và luôn luôn, sẵn sàng lao tới với con người; tuy nhiên, phải nh́n nhận một điều, là khi niềm vui mà có nằm trong thiên tai đi chăng nữa, rốt cuộc, nó vẫn cứ là một niềm vui, vẫn cứ là hạnh phúc! Chỉ một vài trang sau đó, anh có cho một nhân vật bảo "cảm thấy hạnh phúc là đủ, đâu cần phải hiểu nó là cái ǵ". Anh viết vậy, nói vậy, nhưng thật sự, dường như phải khó khăn lắm, miễn cưỡng lắm, thỉnh thoảng lắm, anh mới để cho nhân vật của anh được nếm qua, chút chút, cái hạnh phúc "cảm thấy" này.

Tôi đùa với anh, làm nhân vật tiểu thuyết hư cấu mà cũng có "số phần", mà cũng phải nhận chịu một thể thức định mệnh nào đó - những thứ định mệnh tùy thuộc vào sự buồn vui của các "ông chủ", "bà chủ" sáng tạo ra ḿnh. Tôi bảo làm nhân vật của tôi... sướng hơn làm nhân vật của anh! Bởi nh́n lại, các nhân vật tôi từ hư cấu, đến lấy trong đời sống thật, th́ dầu cho có phải chịu đựng nhiều cảnh đời ngang trái, phũ phàng, cải luơng hay hồ quảng, hay dẫu có đau đớn, bịnh tật trăm bề đi chăng nữa; tất cả mọi nỗi khổ ải mà tôi bắt nhân vật ḿnh cơng trên vai ấy, cũng đều có tên gọi đàng hoàng; những khúc mắc tâm t́nh rầu rĩ ấy đều có thể t́m ra lối giải quyết. Nếu không viết thơ xin... gỡ rối tơ ḷng, không t́m ra người đồng cảm, th́ ít nhất, cũng kiếm được chút nước mắt thông cảm của người đọc.

Tôi nói:

- Nhân vật anh đánh trận khổ dễ sợ! Đơn độc, lẻ loi dễ sợ! Mà toàn là những cuộc chiến khó hiểu, với một kẻ địch, chẳng ai khác hơn là chính bản thân của hắn mớị.. chán. Phe ta đánh phe ḿnh mới kịch liệt, mới... nồi da xáo thịt.

Ở anh, hiếm hoi lắm mới thấy một đôi đối tượng có lối nghĩ suy, có tâm tư ít rắm rối phức tạp. Mà khi có, th́ sự xuất hiện của họ, chỉ lờ mờ, ở phía xa xa, tựa như một vệt màu làm nền, hiện diện đằng sau để làm chân dung chính nổi lên cách rơ ràng hơn. Nhân vật của anh, anh bắt họ đi t́m, miệt mài t́m, nhọc nhằn t́m, nhưng không phải để thấy ra một-con- người, một phần xương thịt c̣n thiếu nào đó, mà t́m những điều chính anh cũng trăn trở, thao thức. Thiên hạ có thể gọi là tâm thức, hay bản ngă. Anh, anh đặt tên, âm bản. Và văn chương, dương bản.

Thường khi, anh vẫn hay phủ nhận, vẫn tự rằng anh không hề nặng ḷng ǵ cả với văn chương. Trong tác phẩm anh, anh cũng đă từng cho nhân vật anh đối đáp về vấn đề này. "Có bao giờ anh nghĩ anh đang bị lệ thuộc vào văn chương?". Tôi ngần ngừ giây lát, hỏi ngược lại: "tại sao chị hỏi tôi câu nàỷ ". "Em đọc văn anh, thấy ra tính đam mê vôbiên và ḷng ưu ái gần như qui lụy của anh đối với văn chương". Tôi cười x̣a: "Trí tưởng tượng của chị phong phú quá. Đời nào tôi lại qui lụy vào văn chương. Tôi xem đó như một tṛ chơi". (*).

 

Một tṛ chơi, chẳng hiểu, với anh, là lớn hay nhỏ. Cũng không biết anh nhận được bao nhiêu niềm vui khi lao vào tṛ chơi nàỵ Nhưng riêng tôi, mỗi bận tôi đọc anh - từ tác phẩm lớn, tác phẩm nhỏ, đến truyện ngắn, truyện dàị.., dẫu vẫn cố gắng tin điều anh nói, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nh́n thấy anh ngă ḿnh, ch́m xuống cái cơi có dính dángđến chữ nghĩa một cách hết sức rơ rệt. Sự buộc ràng, đắm đuối một cách lạ lùng như vậy với văn chương, gần như tôi chưa hề trông thấy ở người khác. Gần như chưa bao giờ tôi nghĩ đến anh, mà lại tách văn chương ra khỏi anh.

Tôi luôn luôn có cảm giác, văn chương là một hệ lụy không dứt bỏ được với anh. Một cưu mang, nghiệp chướng (nếu như anh phủ nhận sự đam mê của ḿnh). Nhưng mà chao ơi, nếu vậy, nếu vậy th́ anh nặng nợ quá chừng. Nặng hơn tôi là cái chắc rồi, mà không chừng c̣n nặng hơn cả những kẻ đ̣i mang trên vai những sứ mạng to lớn, lịch sử cho văn chương.

Nhiều lần trao đổi tṛ chuyện với anh, có lúc tôi đă giật ḿnh v́ sự không cẩn trọng của chính ḿnh đối với chữ nghĩa. Thật t́nh chưa bao giờ tôi dám nghĩ, dám nhận ḿnh "làm văn chương", nhưng rơ ràng, sự tham dự vào tṛ chơi một cách tử tế, đảm nhận vai ḿnh trong cuộc chơi một cách nghiêm chỉnh, giống như anh, ở tôi, có lẽ, chừng như, mà đúng vậy, đă chẳng hề có.

oOo

Quen với anh sắp sửa đủ một thập niên, nhiều bận hứa ghé lại thăm anh lần nữa, có khi chỉ rán thêm vài chục cây số ngắn ngủi thôi, mà măi, tôi cũng chẳng đặt chân tới nổi thành phố anh ở. Đến nỗi, tự dưng, lần gặp gỡ hồi tháng hai năm nào với anh, bỗng trở thành kỷ niệm đáng nhớ. Anh có hai câu thơ, tôi rất thích. Nửa tôi với bóng chỉ là. Bài thơ dang dở vào ra ngậm ngùi. Tôi gọi đùa cái hẹn thăm nhau của tôi và anh là bài thơ dang dở. Tôi có nói với anh, t́nh dang dở th́ đẹp, bạn bè đi thăm nhau mà dang dở, e coi bộ không khá! Nhưng biết sao bây giờ! Tôi nhớ h́nh như anh có trả lời như vậy.

Và thiệt t́nh, th́ tôi cũng... chẳng biết sao! Chẳng lẽ đành phải an ủi, thôi th́ đôi lúc "gặp" anh trong văn chương, cũng thú vị vậy ...

                                                                                                        

Hoàng Nga

(*) Âm Bản, Ngô Nguyên Dũng, Minh Văn xuất bản 1994.