Gịng Sông Vng Nưc

Hoàng Nga

 

 

Chẳng lẽ đám ma cậu, mà Huyên lại mang một bộ mặt hoan hỉ hay hớn hở vui mừng đến dự như đi ăn tân gia hay lễ thượng thọ, nhưng Huyên cảm thấy vui thật sự khi nghe anh Tiến và d́ Bấc cũng về nhà mợ. Chỉ tội nghiệp và uổng công cho me Huyên trước đó đă phải theo năn nỉ, "chẳng có mấy mống nơi đất khách quê người, cậu đi chuyến này là chuyến cuối cùng, con nên tiễn đưa cậu một đoạn đường".

Huyên nói với d́ Bấc:

- Tiễn cậu một đoạn, d́ từ Ả Rập qua, mà cũng chỉ đi có hai đoạn như cháu.

D́ Bấc cười:

- Huyên cũng đổi tàu ở Frankfurt hả?

Huyên gật đầu. D́ diễu Huyên bằng hai câu thơ của Nguyên Sa:

- Sao người không chọn sông vắng nước. Hay nước không nguồn cho sông đi quanh.

Huyên đáp:

- Ở đây làm ǵ có con nước nhiêu khê, phức tạp như con nước vùng vịnh của d́, làm thiên hạ phải đánh đấm, tranh giành nhau tơi bời khói lửa ấy!

D́ Bấc cười. Nụ cười vàng, nụ cười ngọc. Nụ cười khoe hàm răng sáng giá như mấy cái mỏ dầu hỏa xứ d́ đang nương náu. Huyên đứng thẳng người ngắm nghía d́ một lúc. Và hỏi:

- Mũ măo, handkerchief của d́ đâu hết rồi?

D́ Bấc đánh nhẹ vào tay Huyên. Hai d́ cháu cười khúc khích. Năm trước d́ sang, Huyên kể cho d́ nghe ngày xưa trong lớp Huyên có một đứa Thổ Nhĩ Kỳ, đi học ngày thường đội khăn trắng, nhưng đến lễ lộc, Tết nhất lại trùm khăn màu mè hoa lá, bị đám bạn trong trường gọi là "Miss Handkerchief".

Huyên và d́ Bấc được mợ nhường cho căn pḥng ngủ của bà. Di vật, h́nh ảnh của cậu Lễ c̣n để đầy trong pḥng khiến Huyên không thể nào có cảm tưởng cậu đă chết. Mới tháng trước ghé thăm, ông c̣n nạt nộ la lối chị em Huyên, "chúng mày th́ chẳng bao giờ đoái hoài đến chuyện tạt qua chỗ của cậu mợ xem cậu mợ sống chết ra sao!". Huyên liếc mắt nh́n lên tấm ảnh trắng đen của cậu treo trên tường trong đồng phục sĩ quan. Bất chợt Huyên nhận ra đôi mắt của d́ Bấc cũng giống hệt cậu. Sáng long lanh. Nghiêm nghị. Và cái nh́n rắn rỏi, sắc nét. Huyên tựa vào cửa, trêu d́:

- Chỗ d́ đang ngồi là chỗ của cậu. Tối nay thế nào cậu cũng về hỏi thăm d́.

D́ Bấc rùn vai:

- Người bên lương tin chừng nào chưa mở cửa mả, là người chết chưa thể hiện hồn về nhà được. D́ nghĩ họ tin đúng đấy.

Huyên hỏi lại:

- D́ nghĩ họ tin đúng hay d́ hy vọng họ tin đúng?

D́ Bấc ném gối lại phía Huyên. Huyên né, giả giọng cậu, đùa dai:

- Cô chờ cho đến lúc anh chết rồi mới về thăm anh đấy à?

D́ Bấc lại cười. Vẫn cái nụ cười khoe hàm răng ngà ngọc Huyên mê từ lúc nhỏ.

 

*

 

D́ Bấc là thần tượng chưa bao giờ sụp đổ của Huyên. D́ hoàn toàn chẳng giống như cậu Nhuận, ba anh Tiến, chẳng như me Huyên, và càng không như cậu Lễ. Lúc nào gặp d́, cũng có thể thấy d́ cười, và tỏ ra rất thân thiện với cháu. D́ hơn Huyên bốn tuổi, hơn anh Tiến vài tháng. Cái khoảng cách có thể nói là không lớn lắm, nhưng Huyên không nghĩ v́ tuổi tác xấp xỉ mà cái ranh giới thứ bậc gần như không có giữa d́, anh Tiến và Huyên. Bởi v́ d́ sinh ra trong gia đ́nh ông Huyên là một người luôn luôn coi trọng chuyện vai vế, chiếu trên chiếu dưới, là người lúc nào cũng sẵn sàng phô trương cái cốt cách gia phong một cách hết sức ồn ào, huyên náo. Huyên không biết có phải v́ cái lon cấp tá ông mang trên vai, hay do ảnh hưởng nặng nề tinh thần gia trưởng, quan quyền từ cố Huyên, mà bao giờ ông cũng tỏ ra rất nghiêm khắc. Có lần Huyên theo cô bạn ngoại đạo vào chùa Tàu, về nhà, Huyên đă nhỏ to và ph́ cười với anh Tiến, bảo trông ông Huyên giống hệt tượng Quan Công phi xích thố. Nghiêm trang. Dữ tợn. Đằng đằng sát khí như sắp sửa đi giết người.

Ông Huyên không phi xích thố. Trong nhà ông có vài ba người lính kiểng chuyên lái xe cho ông và chở d́ Bấc đi học. D́ học Lyceé Pascal, một trường Tây nổi tiếng của thị xă, toàn dân nhà giàu, con ông cháu cha. Bạn d́, nhiều người như Tây con, hay học đ̣i thói Tây con, thường cố tạo ra vẻ cách biệt với người chung quanh. Nhưng d́ Bấc của Huyên th́ lại khác hẳn. Trông d́ lúc nào cũng có vẻ như cô đơn, như lạc loài giữa những con người kiểu cách ấy. Huyên có cảm tưởng d́ chẳng thể nào ḥa nhập được với cái thế giới mà d́ đang sống.

D́ Bấc có người yêu năm Huyên vừa lên trung học. Huyên không hiểu do đâu mà d́ lại quen với một người con trai nhà nghèo, không có cùng một môi trường sống với d́ như vậy. Huyên biết anh, v́ anh học cùng trường, trên Huyên nhiều lớp. Hơn thế một chút, v́ Huyên lănh một "sứ mạng" rất quan trọng, là làm "cánh nhạn trao thư" cho anh và d́. Mỗi lá thư, bất kể "from" hay "to", Huyên đều được d́ Bấc dấm dúi cho một món quà nào đó. Măi cho đến lúc bắt đầu bước vào tuổi biết điệu, Tết biết mặc áo dài vàng hoa cúc để có chàng về yêu thơ Nguyên Sa, th́ d́ Bấc mới chấm dứt cái t́nh trạng... đút lót, tham nhũng lộ liễu ấy với Huyên. Thỉnh thoảng d́ đến nhà, xin ba me cho Huyên coi xi nê, hay đi ăn chè với d́ và anh Tiến.

Người yêu của d́ Bấc nhập ngũ năm d́ đang học thi Bac II. Huyên hết làm nhiệm vụ trao thư, nhưng vẫn được d́ cho đi uống cà phê chung. Lâu lâu ghé lại thăm Huyên, d́ rủ Huyên ra sau vườn, trải chiếu nằm dưới gốc khế nói chuyện. D́ hay khe khẽ đọc thơ và thả mắt rộng lên bầu trời xanh biếc, kể cho Huyên nghe về một ước mơ bé bỏng có hai người yêu nhau muốn thành vợ thành chồng, muốn được sống yên b́nh ở một vùng đất hiền ḥa, với bà mẹ già nghèo khổ và một gịng sông êm đềm. Những lúc ấy, giọng d́ Bấc nhẹ như thơ, dịu dàng như ngọn gió trưa mơn man những sợi lông măng trên cánh tay để trần. Anh Tiến bảo Huyên, d́ Bấc học trường Tây, được giáo dục theo kiểu Tây, nhưng tâm hồn d́ lăng mạn, mát rượi như một con đường làng rợp bóng tre Việt Nam.

Ông Huyên có rất nhiều vợ lẽ và đào "nhí". Nhưng ông chỉ tỏ ra dễ dăi với chính ḿnh, mà không bao giờ có một thái độ dễ dăi, hay thông cảm nào đối với những người chung quanh ông, thuộc vai vế con cháu ông. Ba Huyên thỉnh thoảng vẫn hay thở dài lúc nhắc đến những ngày miệt mài đi ở rể tại nhà ông Huyên. Những tiếng thở dài, thường là rất nhẹ nhàng nhưng Huyên nghe như có vô vàn nỗi chua chát, buồn tủi ứ lên trong ông. Những cái tiếng thở dài âu sầu, ngậm ngùi đă vất vưởng đi theo Huyên, từ thời ấu thơ cho đến ngày Huyên khôn lớn, trưởng thành. Mà càng buồn, càng xót xa cho ba, Huyên càng có cái nh́n bất kính hơn đối với ông Huyên.

Ông Huyên phác giác ra chuyện d́ Bấc có người yêu không biết do đâu. Ông giận dữ quát tháo ầm ĩ như thể d́ Bấc đă làm một chuyện ǵ đó điếm nhục đến nề nếp gia phong. Ông gọi d́ ra khảo đủ mọi chuyện và đă đánh d́ một trận tựa như d́ chỉ vừa lên bảy, lên ba. Cuối cùng ông cấm tiệt d́ không được đi ra đường sau giờ học và cắt đặt người canh d́ như canh tù. Lúc Huyên lại nhà thăm, d́ Bấc cười buồn:

- Anh ấy không về phép, th́ d́ cũng đâu cần ra đường.

Và không ra đường, d́ Bấc nằm nhà đọc sách đến xanh xao cả người. Có nhiều hôm lấy cớ học bài thi, d́ c̣n không thèm ra khỏi cửa pḥng để ăn cơm với gia đ́nh. Nhưng về phía ông Huyên, th́ ông chẳng lấy đó làm khó chịu, trái lại c̣n tỏ ra yên tâm hơn, v́ ông chỉ cần nghe báo cáo "cô Bấc đang ở trong pḥng" là đủ. Huyên thường hay nhăn mặt rên rỉ:

- Sao d́ có thể chịu được cảnh tù túng thế này hở d́?

D́ Bấc ph́ cười:

- Chứ không th́ làm sao? Bộ Huyên xúi d́ bỏ nhà đi à?

D́ Bấc nói như thế, nhưng d́ bỏ nhà đi thật. D́ đi năm mười chín tuổi như câu thơ của Nhă Ca mà d́ rất thích, "Tôi bỏ nhà đi năm mười chín tuổi, đêm trước ngày đi, nằm đợi tiếng chuông". Và không ở Huế, nên d́ Bấc của Huyên không thể nằm đợi tiếng chuông chùa Thiên Mụ như nữ sĩ, mà d́ nằm đợi tiếng chuông từ nhà thờ chính ṭa của thị xă gióng lên, tiếng chuông hẹn ḥ đưa d́ rẻ qua một đoạn đời hoàn toàn khác với đoạn đời d́ đă trải qua...

Huyên không biết chính anh Tiến là người đă chờ d́ ở một góc ngă tư sau lưng nhà thờ chính ṭa của thị xă, để chở dùm d́ vào phi trường. Một tuần lễ sau, gặp nhau ở nhà anh, anh mới nói cho Huyên nghe. Huyên lặng người bởi cái cảm tưởng ḿnh bị bỏ rơi ra ngoài cuộc. Huyên giận anh Tiến hết mấy ngày. Anh phân trần:

- Không phải anh và d́ không tin em, nhưng anh không muốn thấy em phải chịu đ̣n nếu ông khám phá ra chuyện này.

Và rồi anh tiếp:

- D́ bảo ông đánh con đánh cháu giống như đánh kẻ thù. Không nương tay, không xót thương máu mủ ǵ cả.

D́ Bấc bỏ đi, với sự tiếp tay của anh Tiến, nhưng chính anh Tiến cũng không biết d́ đi đâu, và ở phương trời nào. Anh bảo chỉ nghe d́ nói d́ đi Nha Trang, t́m một chỗ trọ gần Đồng Đế, nơi người yêu d́ đang trải qua sáu tháng huấn nhục ở quân trường. Ông Huyên, với sự suy đoán, cộng thêm sự mách nước của vài ba quân sư, cũng đă nghĩ ngay đến cái nơi d́ sẽ tới. Ông cho người đi lục soạn khắp thành phố Nha Trang, và theo dơi từng đường đi, nước bước của người yêu d́ Bấc. Ông dọa nếu tóm được d́ về kỳ ấy, ông sẽ giết d́ như giết một con chó, con mèo.

Vậy mà cuối cùng, chẳng có ai t́m ra được dấu vết của d́. Cũng không hề có tin tức, hay có ai đó bảo thấy thấp thoáng bóng d́. Ông Huyên, con hùm dữ từng tuyên bố sẽ ăn thịt con, lồng lộn lên như Trương Phi không bắt được Tào tháo, cuối cùng đă ra một đ̣n quyết định với cái hy vọng là d́ Bấc sẽ xuất đầu lộ diện. Ông dùng thế lực quen biết của ḿnh, nhờ vây cánh điều động người yêu d́ ra mặt trận Gio Linh. Chưa đầy hai tháng sau, bia đá ghi thêm tên người con trai này vào danh sách những người đă hy sinh cho tổ quốc. Cái ước mơ xây nhà bên một gịng sông nhỏ của d́ Bấc vĩnh viễn đi vào hư vô. Và d́, th́ vẫn bặt tăm.

D́ Bấc kể cho Huyên nghe có một chiều d́ về thị xă, ngồi bên mộ người yêu, nh́n những con chim lẻ bạn bay về núi, cái ư nghĩ tự tử lởn vởn trong đầu óc d́, cái ư nghĩ trút bỏ phần xác đi theo người bạn t́nh quấy động trong d́ rất lâu. Nhưng rồi d́ không dám chết. D́ đă ngồi lặng ở nơi đó như người cô phụ hóa thạch măi cho đến khi đêm về. D́ Bấc bảo con cáo có hang, con chim trời có tổ, nên d́ đă quay về đứng ở bên kia đường, đối diện nhà ông Huyên, ḷng thôi thúc bởi câu chuyện trong Kinh Thánh, kể về người con trai hoang đàng được cha hân hoan đón tiếp và tha thứ hết mọi tội khi trở lại nhà. Đă nhiều lần d́ dợm bước, định băng sang đường, gơ cửa gọi ông Huyên. Vậy mà sau cùng d́ lại chùn bước, chỉ v́ cái ánh mắt sáng quắc giận dữ của ông và những ngọn roi mưa trên thân thể d́ hiện ra trong trí. Cả cái chết của người con trai, cũng như một vết chém bồi lên cái ước muốn quay về của d́. D́ Bấc bảo d́ đă đứng lặng ở góc ngă tư ấy hàng giờ đồng hồ, hết nh́n lên gác chuông nhà thờ, lại nh́n đến những khung cửa sổ vàng ánh đèn nhà ông Huyên.

Cuối cùng, d́ Bấc đă lần nữa, rời thị xă, như rời cái ước mơ hiền ḥa, dễ thương của ḿnh. Đoạn đành. Ĺa hẳn. Không bao giờ c̣n trở lại.

 

*

 

Buổi chiều cả nhà vào nhà quàn để nh́n mặt cậu Lễ lần cuối trước khi đóng nắp quan. Anh Tiến điện thoại cho biết anh không thể về kịp trước tám giờ tối v́ công vụ bất ngờ. Huyên hơi thất vọng và lo sợ vẩn bởi không biết sẽ giúp d́ Bấc như thế nào. D́ Bấc nắm chặt lấy tay Huyên. Mồ hôi đổ ra đầy trong tay d́. Từ nhỏ, d́ đă nổi tiếng nhút nhát, sợ ma và sợ máu. D́ hay nói với Huyên, d́ sẽ không bao giờ theo nghề y khoa hay có chồng bác sĩ. D́ rùn vai:

- Ôi, tưởng tượng bàn tay mổ ngực, mổ tim, đầy máu me mà lại đặt lên lồng ngực hay nắm lấy bàn tay ḿnh! Eo ơi, thấy mà ghê!

Huyên ph́ cười:

- Cháu lại thấy nhiều ông bác sĩ đẹp trai đă đành, mà tay chân lại mịn màng, mềm mại như tay chân con gái. Tưởng tượng cái bàn tay dịu dàng ấy mà đặt lên lồng ngực ḿnh nhỉ. Chao ơi, thấy mà...khoái.

D́ Bấc đă cào Huyên mấy cái đau điếng. Trưa nay, lúc mợ Lễ gọi điện thoại cho nhà quàn hẹn giờ, d́ Bấc có vẻ bồn chồn. Đôi mắt d́ long lanh, ẩn hiện một tia nh́n nửa hồi hộp, nửa lo âu, sợ hăi. Huyên biết chắc là d́ chả thấy thích thú ǵ trong việc đi nh́n mặt người chết, cho dù người đó là cậu Huyên, anh ruột d́ chăng nữa. Huyên nói nhỏ với d́:

- Nếu d́ không an, th́ cháu sẽ kéo d́ đi nhanh qua quan tài của cậu.

D́ Bấc không trả lời. Bàn tay d́ ngọ ngoạy trong ḷng bàn tay Huyên. Dễ thường đă hơn hai mươi năm nay d́ chưa thấy lại mặt cậu Lễ. Trong bữa ăn gia đ́nh đầu tiên tại nhà mợ, Huyên để ư thấy d́ ngồi lặng không chớp mắt nghe mợ kể về cái chết đột ngột của cậu. Lúc về pḥng, d́ thở dài bảo Huyên:

- Cậu Lễ chết, không trăn trối được, không biết cậu ấy có c̣n giận d́ hay không.

Huyên nhăn mặt:

- Cháu nghĩ người giận phải là d́ chứ làm sao là cậu ấy được.

D́ Bấc lắc đầu:

- D́ đâu có giận cậu.

Huyên ngạc nhiên nh́n d́. D́ Bấc thở dài:

- D́ làm hoen ố cả gịng họ.

Huyên rên lên:

- Giá như ông thông cảm cho d́, giá như cậu Lễ không về hùa với ông, th́ mọi sự đă không ra đến nông nỗi ấy.

D́ Bấc khe khẽ thở dài. Huyên không hiểu d́ nghĩ ǵ, nhưng Huyên tin ḿnh đă nói đúng. V́ cậu Lễ là người đă triệt đễ ủng hộ ông Huyên trong việc phản đối mối t́nh của d́ và người thanh niên con nhà nghèo kia. Cậu đă lồng lộng như một con hỗ dữ khi khám ra chuyện có một người làm trong nhà, giúp d́ Bấc lừa ông Huyên để đi gặp người yêu. Cậu đă xông tới tát tai cả d́ lẫn cô người làm và buộc ông Huyên đuổi người ấy đi ngay mà không trả đồng bạc lương nào.

Huyên đă không có mặt tại nhà ông ngày hôm ấy, nên không chứng kiến được toàn bộ diễn tiến của câu chuyện, nhưng đấy là lần đầu tiên Huyên nghe kể lại d́ Bấc đă lớn tiếng với cả ông lẫn cậu, một điều mà Huyên nghĩ là không bao giờ xảy ra đối với d́. D́ Bấc bảo cậu Lễ tàn nhẫn và thiếu tư cách của một con người có học. Và d́ đă phản đối và chống trả mănh liệt, đến độ khi ông Huyên đuổi người đầy tớ này ra khỏi nhà, đă phải trả ba tháng tiền lương, và cho cô mang theo tất cả áo quần, tiền bạc của d́ Bấc tặng.

Sau vụ xô xát ấy, ông Huyên càng nhốt kín d́ Bấc trong nhà hơn nữa. Ai cũng bị ông Huyên nghi ngờ là cố t́nh giúp đỡ d́ liên lạc với người yêu d́. Thỉnh thoảng có dịp họp mặt gia đ́nh, d́ Bấc thường tỏ ra rất lạnh lùng, mặt d́ nghiêm trang và sắc lạnh như một phiến đá. D́ chỉ đọc sách và đọc sách. Cho đến ngày d́ bỏ đi.

Chưa lần nào d́ Bấc kể cho Huyên nghe lư do nào đă đưa d́ vào con đường lẽ ra d́ không bao giờ bước chân vào. Bởi v́ d́ đẹp. Và có học. D́ có thể xin đi dạy tiếng Pháp, đi kèm trẻ tư gia, hay đi bán thuốc tây quảng cáo như những người cùng thời với d́ đă làm. Vậy mà d́ Bấc đă không theo những bước chân b́nh thường như nhiều người đă đi, mà d́ dấn thân vào một con đường khác, khổ ải hơn, truân chuyên hơn. Có người bảo d́ v́ hoàn cảnh. Tuy nhiên chính Huyên, th́ Huyên lại thấy dường như d́ đă tự chọn cái kiếp hoa đào bạc mệnh cho ḿnh. Như một cách trả thù. Sau này có lần d́ nói với Huyên:

- Nếu năm ấy d́ ba mươi, hay bốn mươi tuổi, có lẽ là d́ đă làm khác.

Và d́ nhỏ giọng:

- Hoặc nếu anh ấy không chết thảm, chắc d́ đă không suy nghĩ như vậy.

Huyên nghĩ d́ giận ông Huyên. Bởi v́ suy ra cho cùng, chính bản thân Huyên, mà cho đến giờ này, Huyên vẫn khốn khó lắm mới không thấy nóng mặt lên mỗi bận nhớ lại bàn tay ông vung lên mạnh bạo, đôi môi ông mím lại, và hai hàng chân mày chau vào nhau dữ tợn khi ông nhắc đến d́ Bấc. Ông gọi người yêu của d́ là thằng chó đẻ. Huyên nghĩ chó chẳng thể đẻ ra người. Mà chỉ có con người giận quá mất khôn, nên ứng xử không c̣n t́nh người. Nhiều lúc nhớ đến ông, Huyên tự cảm thấy ḿnh hỗn, nhưng chẳng thể nào Huyên ngăn được những ư nghĩ coi thường, bực bội dấy lên trong ḷng.

Một lần Huyên và anh Tiến đi ăn trưa với nhau, hai anh em đă mất hết gần cả mấy tiếng đồng hồ tranh căi với nhau về chuyện của d́ Bấc. Anh Tiến bảo:

- Anh không nghĩ d́ Bấc làm như vậy đúng.

Huyên căi lại:

- D́ bị dồn vào con đường cùng.

Anh Tiến so vai:

- Đấy chưa phải là đường cùng. Mà chỉ v́ lúc ấy d́ c̣n non nớt quá. Anh nghĩ lẽ ra anh nên cản d́, và nói chuyện với ba anh để t́m ra biện pháp nào đó giúp d́.

Huyên lắc đầu:

- Chắc ǵ lúc chuyện chưa đổ vỡ, chưa có ǵ đáng tiếc xảy ra, cậu Hai đă bằng ḷng nghe anh nói?

Anh Tiến xoay xoay ly nước trong tay, ngó Huyên, nhưng không nói ǵ. Huyên cắn môi:

- Anh hiểu tính t́nh ông như vậy, nhưng anh vẫn nghĩ là ông có thể chấp nhận một giải pháp nào đó hay sao?

Anh Tiến ngập ngừng một giây lâu mới nói:

- Anh hy vọng vậy, v́ ngày xưa ông đă từng chấp nhận me anh, cũng như đă từng chấp nhận ba Huyên.

Huyên đưa mắt nh́n lại anh Tiến. Huyên nhận ra khi thốt lên câu nói ấy, thấp thoáng trong mắt anh, dường như cũng có nỗi xót xa, đau đớn hiện lên. Hệt như chính Huyên đă từng xót xa, đau đớn cho ba Huyên. Huyên cười buồn:

- Có bao giờ anh mường tượng đến thuở ba anh muốn đi cưới me anh, hay thuở me em muốn lấy ba em, mà ông đă có địa vị, đă là đại tá như lúc d́ Bấc có người yêu hay không?

Anh Tiến lặng người ngồi im. Huyên hiểu là đối với anh Tiến, d́ Bấc không chỉ là một người cô b́nh thường, mà anh c̣n coi d́ như một người bạn, như một người chị, nên anh đau xót cho hoàn cảnh của d́ c̣n nhiều hơn Huyên gấp bội. Huyên c̣n nhớ trước ngày anh đi du học, hai anh em đă đi lang thang qua nhiều hàng quán mà anh và Huyên đă từng đi với d́ Bấc, đă nhắc đến hàng trăm kỷ niệm với d́. Đến cuối ngày, anh và Huyên c̣n ngồi lặng lẽ hàng giờ trước sân Hội Việt Pháp, nơi d́ Bấc vẫn thường hay đến để mượn sách hay hẹn ḥ với người yêu d́ mà chính anh Tiến là người đă chở giúp d́ đi...

Huyên cũng nhớ cả cái thư đầu tiên anh Tiến viết về cho Huyên, từ một cái vương quốc mà Huyên đă tưởng sẽ chẳng bao giờ có dịp đặt chân tới. Thư anh kể về mùa thu và ngôi nhà trọ nằm trên đỉnh dốc cuối con đường có những cội phong năm cánh già cỗi ở hai bên lề. Anh Tiến bảo anh nhớ quay quắt gốc khế sau nhà Huyên, nhớ cây me già trước cửa nhà d́ Bấc đến muốn khóc. Khoảng một nửa cái thư, anh chỉ viết về thời thơ ấu của anh và d́, và phần tư c̣n lại, anh hỏi Huyên có quên chuyện này chuyện nọ hay không. Sau này gặp lại anh, Huyên bảo:

- Dạo ấy em mới là người buồn hơn cả. D́ Bấc đi rồi, anh đi rồi, mỗi bận đến nhà anh, đến nhà ông, em cứ ngẩn ngơ như Thạch Sùng mất của. Em hay chạy vào pḥng anh, ngồi trên cái bục cửa sổ em vẫn hay ngồi đấu láo với anh và d́, hết nh́n ra vườn lại nh́n lên tấm ảnh của anh treo trên tường. Em không tưởng tượng được anh và d́ đă không c̣n ở đâu đó, cạnh em.

Anh Tiến gặp lại d́ Bấc cuối năm bảy sáu. Anh kể anh đă sững người khi cầm cái điện thoại trong tay, nghe bên kia có giọng nói thật quen, thật gần gũi, cận kề:

- Cô đây! Cô Bấc đây!

Anh Tiến chớp mắt ngó Huyên:

- Anh đă ú ớ hoài mà không thể nào nói với d́ được đôi câu. Hai bàn tay anh lạnh ngắt như thể anh đang đi giữa trời tuyết rơi mà không có găng tay, hay áo khoác...

Anh khe khẽ lắc đầu:

- Huyên thử nhớ xem ḿnh đă nổ lực đi t́m d́ như thế nào trước đó? Huyên có nhớ là ḿnh đă khổ nhọc đến mức nào không? Cả lúc ông đă bỏ cuộc mà anh và Huyên vẫn c̣n kiếm t́m... Vậy mà d́ biến mất, như d́ thoát thành hơi bay lên không trung. Có nhiều lúc anh đă nghĩ gỡ là d́ đă không c̣n ở trên cơi đời này nữa rồi. Nhưng bỗng đùng một cái d́ lại xuất hiện. Đột ngột như một tia chớp, một ánh lứa nhá lên trong đêm. Bao năm trời không hề biết d́ ở phương trời nào, sống hay chết, hỏi sao anh không sững cả người cho được khi nghe lại giọng nói của d́?

D́ Bấc cũng kể cho Huyên nghe:

- Lúc ấy d́ cũng lúng túng, bối rối ghê lắm. Chỉ bởi cái giọng của Tiến nó đàn ông quá, nó chững chạc già dặn quá. Chưa đầy sáu năm không gặp lại nhau mà d́ có cảm tưởng như cả thế kỷ qua đi rồi vậy. D́ đă không thể nào tin được người đàn ông có giọng nói ấm áp phía bên kia đầu dây là nó, nên chần chừ măi một lúc, d́ khẽ hỏi nó, "Tiến có nhớ cái mộ con chim hoàng oanh cô với Tiến chôn ở đâu không?". Bấy giờ nó mới chịu cười và bảo "trước ngày cháu đi du học, cháu c̣n đặt ở đấy một nhánh trắc bá nữa cô ạ".

D́ Bấc cười tươi:

- Lúc d́ với Tiến mới chôn con chim hoàng oanh, cứ vài ba ngày là d́ lại ra mộ của nó, cắm lên đó một nhánh trắc bá.

D́ Bấc kể sau khi vào thanh lâu được hơn nửa năm, th́ d́ gặp một người lính Đại Hàn, làm kỹ sư công chánh cho quân đội Mỹ. Tới lui, nói chuyện với d́ nhiều lần, người này đem ḷng yêu thương nên điều đ́nh với chủ bar rồi đưa d́ về Sài G̣n. Cuối năm ấy, lính viễn chinh trở về nước, người kỹ sư Đại Hàn năn nỉ d́ đi theo. Rồi hai người làm đám cưới ở Hán thành, và sau đó d́ theo chồng sang Ả Rập.

Chồng d́ Bấc, v́ cuộc hôn nhân dị chủng, đă mất hẳn mối liên hệ với gia đ́nh bên ông. Ông đă chọn Ả Rập, tương tự d́ Bấc từng chọn thanh lâu, như thể ông vung lên một lưỡi gươm định mệnh, tự đoạn tuyệt với quá khứ ở phía sau lưng ḿnh. D́ Bấc kể suốt ngày ông chỉ ở ngoài công trường với những người bạn đồng nghiệp Ả Rập bịt mặt của ông, và tối về nhà, với vợ. D́ Bấc nói với Huyên:

- Những năm đầu, d́ ngỡ d́ đă bằng ḷng, đă yên phận với cuộc sống thầm lặng bên cạnh người bạn đời đă v́ d́ mà thân thế trở thành đơn côi, độc mă. Và sống ở một cái đất nước không những xa lạ, mà c̣n có những tập tục không b́nh thường ấy, d́ ngỡ sẽ chẳng có ǵ làm thay đổi được cái ư định suốt đời chôn thân nơi ấy, suốt đời không bao giờ liên lạc lại với người thân.

D́ Bấc thở dài:

- Vậy mà không ngờ cái cuộc di tản của hàng vạn người Việt năm 75 lại ảnh hưởng đến d́, lại làm đảo loạn mọi dự định ban đầu của d́... D́ đă gần như phát khùng lên khi bắt gặp những khuôn mặt đồng hương trong cơn hoảng hốt hiện trên màn ảnh đài truyền h́nh. Đất trời tựa như đă sụp đổ chung quanh d́. Mọi thứ t́nh cảm giận ghét, thù hận tan biến đi trong d́ như các dấu vết trên đường đă bị xóa sạch sau một cơn mưa dữ dội, chỉ c̣n trơ lại nỗi xót thương, lẫn sự đau đớn đến tột cùng. D́ đă ngồi lặng trong một chiếc ghế bành từ sáng sớm cho đến chiều tối, cho đến khi chú ấy về đến nhà...Chân tay d́ đă gần như cóng lại, tê dại. D́ giống như người đi lạc một ḿnh vào đảo hoang, đến cuối đời mới t́nh cờ nghe lại được một tiếng nói của loài người.

D́ Bấc nh́n ra ngoài khung cửa đang có những tia nắng vàng lấp lánh:

- Ban ngày chú ấy đi làm, d́ cứ chống cằm ngó ra ngoài. Hàng hiên nhà d́ bên ấy có trồng một chậu xương rồng lớn, loại lá , mỗi năm chỉ ra hoa một lần, nhưng hương thơm ngát như hoa lài của xứ ḿnh. Ngày nào cũng như ngày ấy, d́ cứ ngồi lặng lẽ như thế, đầu óc rối loạn lên bởi những dằn vặt, trở trăn. Thật sự d́ đă không biết ḿnh nên làm ǵ, suy nghĩ như thế nào, chỉ v́ d́ nhớ nhà, nhớ ông, nhớ mọi người Huyên ạ. Trời ơi, d́ thèm đến ứa nước mắt một câu đối thoại bằng tiếng mẹ đẻ. Thậm chí có đôi khi d́ chỉ ước ao có người gọi thật đúng cái tên của d́. Không phải là "Buk" như chú ấy vẫn gọi. Dường như ngày nào d́ cũng khóc lóc v́ cảm sự tù túng hiện diện ở chung quanh... Măi cho đến một hôm, bất chợt d́ trông thấy những đóa hoa trắng đầu tiên trên nhánh cây xương rồng hé nhụy, ḷng d́ cũng bỗng như đang hé nhụy theo. D́ sáng mắt, sáng ḷng tự nghĩ tại sao d́ không thử t́m lại một vài người thân nào đó, tại sao không thử để cho cái cánh cửa ngục tù trong d́ biến mất đi.

D́ Bấc chớp mắt:

- Huyên ạ, d́ nghĩ, con người không thể nào tự dứt ḿnh ra khỏi cội rễ được. Dẫu có trốn tránh, chối từ đến cách mấy đi nữa, thế nào cũng có ngày phải quay trở lại, thế nào cũng có ngày phải nghe thấy cái mầm nằm sâu thẳm ở trong ta quẫy đạp, đ̣i đơm hoa nở nụ.

 

*

 

Huyên dẫn d́ Bấc ngang qua mặt nhiều người, lúc tiến lên vừa gần chạm đến chiếc quan tài gọn gàng như một cái rương lớn đựng quần áo, sơn màu gụ trông rất đẹp mắt, Huyên khẽ đẩy d́ ra phía ngoài, khéo léo nghiêng người nh́n vào xác cậu Lễ như thể chỉ vô t́nh che khuất d́. Huyên nghĩ thầm, chắc chắn tất cả mọi người, kể cả quen lẫn lạ, đang đứng ngồi lố nhố ở phía dưới, dẫu có cố để ư kỹ hai d́ cháu Huyên đi nữa, cũng không thể nhận ra được cái màn "thao diễn" do Huyên bày ra. Bàn tay d́ Bấc trong tay Huyên giần giật lên mấy cái. Huyên nghe rơ tiếng nấc của d́. Và tiếng thút thít. Khe khẽ. Nghẹn ngào. Huyên đứng yên một lát, rồi nghĩ đến việc nên đưa d́ xuống phía dưới kia.

Nhưng chính ngay lúc Huyên vừa dợm quay người đi, th́ cánh tay Huyên bỗng bị giật mạnh xuống. Huyên chưa kịp nghĩ tại sao bàn tay d́ Bấc vuột ra khỏi tay ḿnh th́ đă bị đẩy sang một bên. Huyên mở mắt thật to ra nh́n. Bên tai Huyên chợt vang lên một tiếng gọi uất nghẹn, "anh Lễ ơi", trước khi tiếng khóc bật ra nức nở, bồi hồi. Huyên chới với buông thơng hai bàn tay của ḿnh xuống, sững người trên chỗ đứng, đăm đăm nh́n d́ Bấc đang nhào cả nửa ḿnh vào trong quan tài. Huyên thấy d́ níu lấy hai bàn tay giá lạnh của cậu đă được kéo đặt trên ngực. Như thể d́ đang níu lại hơi thở, nhịp tim đập, sự sống cho cậu. Nhiều tiếng "ực ực" ̣a vỡ theo, cùng tiếng than khóc nỉ non sầu năo vang lên ở chung quanh Huyên, không khác ǵ một điệu ca ai oán giữa cơn mưa chiều đang rơi xuống buồn bă...

                                                                                                           HOÀNG NGA

(Trích Ừ thôi kiếp sau em nhỏ)