Ch Em

Hoàng Nga

 

 

Nhà mấy chị em, cái ǵ cũng chộn rộn. Buổi sáng nội chuyện vệ sinh không đủ thành cái chợ rồi. Chỉ tội nghiệp thằng Hải con trai, lại áp út, chẳng ăn hiếp được ai ngoại trừ con Uyên, mà con này th́ dữ như bà chằn, miệng lúc nào cũng chực la làng um sùm. Mi thương thằng Hải nhất nhà, nếu “tha thứ” được cái tật nói quá ít của nó. Lần nào nhờ nó chở đi chợ, Mi cũng gợi đủ thứ chuyện mà thằng Hải chỉ ậm ư hay cười cười vẻ hiền lành rồi thôi. Mi biết thằng Hải không phải là đứa không biết nói chuyện, nhưng không hiểu sao nó ít lời đến như vậy.

Mi là Mi Thứ. V́ trong nhà c̣n có chị Mi. Mi lớn chứ không phải Mi trưởng. Thằng Hải ít nói bao nhiêu th́ chị Mi lớn ồn ào bấy nhiêu. Chuyện ǵ ngoài đường chị cũng đem về bàn tán, phân tích kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ. Nhiều lúc thấy chị và con Uyên hăng hái phê b́nh thằng đầu đường xấu hơn thằng cuối xóm, thằng ở ngă tư miệng hô hơn thằng ở ngă ba, Mi bực quá la lên th́ cả hai quay lại tấn công Mi liền. Hai người chê Mi chưa già đă khó tính, chỉ thích làm nhiệm vụ của mẹ, vân vân...

Mà Mi làm nhiệm vụ của mẹ thật. Không hiểu từ bao giờ, Mi quán xuyến thất cả mọi việc trong nhà, từ việc đứng xếp hàng kinh niên ngoài mấy cái hợp tác xă tiêu thụ chỉ để mua một kư đường, hay một g̣i thuốc lá cho ba và thằng Hải, đến cả đến việc mua đi bán lại những thứ hàng nhu yếu phẩm không được liệt vào hạng nhu yếu mà gia đ́nh Mi bị phân phối. Nhà Mi, trừ Mi ra th́ ai cũng có công ăn việc làm, v́ ai cũng chọn cái nghề nghèo đói nhất nước là dạy học. Sau 75, đến trường vài ngày, nuốt không trôi bài thơ Việt Nam Máu và Hoa của nhà thơ vĩ đại Tố Hữu, Mi nghỉ học luôn. Mi ở nhà xông pha khói lửa, đi chợ nấu cơm và nuôi hai con gà “sản xuất phụ”, chờ cho chúng vừa tơ là mang ra chợ bán, đổi hai con khác về. Mi kiêm luôn cả hai nhiệm vụ đi lao động xă hội chủ nghĩa, đào kinh vét mương, dẹp hố rác.

Chuyện này khởi từ việc người ta bắt mỗi nhà phải có một người “t́nh nguyện” đi ḍ ḿn, mà hầu như chẳng có ai trong nhà thích làm liệt sĩ bất đắc dĩ nên ba bị buộc phải “đăng kư”. Mi thương ba, sợ ba dăi nắng dầm mưa không nổi, tính mạng dễ bị đe dọa nên xugn phong đi thay. Nhưng ngay giữa lúc Mi đang chuẩn bị tinh thần Lê Lai cứu chúa, tinh thần Kinh Kha một đi không trở lại như vậy th́ nhỏ Thanh bạn Mi, đến lôi Mi theo nó ra phường. Con nhỏ không lanh như ma ấy cứ ơng a ơng ẹo với cán bộ phường một hồi th́ hai đứa được xung vào tổ hậu cần, khỏi phải ra “hậu trường”. Về sau, hễ thấy Mi cán bộ phường tự động phân Mi đi rửa chảo, nhặt rau. Lúc đầu Mi là người hùng của cả nhà v́ dám đảm nhận những công tác như vậy, dần dà vè sau nó nghiễm nhiên trở thành công việc của Mi, v́ Mi thất nghiệp, Mi thuộc thành phần kém tiên tiến của phường. Và gia đ́nh Mi th́ sau mỗi bận Mi đi công tác về, cứ nghe Mi kể toàn chuyện phụ nấu cơm, đun bếp tương tự như những việc Mi thường làm ở nhà, nên chẳng thấy có ǵ để áy náy cho thân gái dặm trường của Mi cả.

Tuy nhiên nếu như mọi việc chỉ ngừng lại ở chỗ không áy náy thôi th́ chẳng có ǵ đáng phàn nàn, đằng này mỗi lần Mi chuẩn bị đi lao động là ở nhà lại căi nhau ỏm tỏi lên, chỉ v́ không ai chịu nhận cái nhiệm vụ Mi vẫn làm. Ai chứ chị Mi lớn th́ đừng mong chị đụng đến nồi niêu bát đĩa, y hệt cái “phạm trù” nội trợ hoàn toàn không có mặt trong đời sống chị. C̣n chị Duyên mà không có duyên chiút nào chưa ǵ đă ca cẩm, cằn nhằn ngay từ lúc mới nghe phong thanh Mi sẽ phải đi vài ngày, nên chị luôn luôn là người đầu tiên phản đối dữ dội. Rồi cuối cùng là bà út Uyên chằn lửa, cái bà mà không cần quảng cáo cũng biết sau giờ đo dạy về là đến giờ tán dóc chuyện thiên hạ trước khi vào bàn ăn chứ chẳng bao giờ chịu “tư duy” làm cách nào mà gạo có thể biến thành cơm như vậy.

Lúc đầu Mi điên tiết lắm, v́ căi qua căi lại thế nào rồi mẹ cũng phải thay Mi rửa chén, nấu cơm giặt giũ, dầu mẹ cũng phải đi dạy một ngày mấy tiếng đồng hồ như mấy bà chị, bà em của Mi. Măi sau này, thằng Hải đứng ra nhận phần chở mẹ đi chợ và rửa chén, mấy bà tiểu thư nhà Mi mới chịu giúp mẹ một tay.

Không biết thằng Hải có cầu cho mấy bà chị đi lấy chồng hay không, chứ Mi th́ lúc nào cũng trông cho có người tới rước mấy bà. Kể cả con út Uyên chằn lửa, giờ mà có thằng nào nổi cơn điên đ̣i cưới nó, chắc Mi cũng hỉ hả lắm. Mi chán mấy bà chị, chán con em, chán cả thằng Hải. Rảnh, không có việc ǵ làm, là Mi lại cứ ngồi bên cửa sổ, đàn đi đàn lại mấy bài nhạc cổ điển. Con Uyên nhận xét:

- Ông Hải ít nói nhưng không có bộ mặt cấm cảu, nhăn nhó như mặt bà Mi thứ nhà ḿnh. Lẽ ra cái cung bậc mi thứ là phải ngọt ngào, đằm thắm lắm mới phải. Dằng này mặt bà Mi thứ y hệt mặt công an h́nh sự. May mà bả không đi dạy, chứ nếu có, chắc học tṛ lớp mười hai cũng văi đái trong quần mỗi lần cô Mi gọi lên bảng.

*

Mi thường cầu cho mấy bà chị có người tới rước, nhưng năm ngoái chị Duyên được bạn của ba mẹ giới thiệu cho một người th́ Mi lại phản đối kịch liệt. Mi chê:

-Người ti tí mắt lươn thấy xạo xạo làm sao ấy!

Chị Mi lớn nổi sùng:

-Đàn ông lớn tuổi mí mắt kéo sụp xuống vậy chứ ti hí ǵ. Mày chưa biết ǵ về người ta đă bảo người ta xạo.

Mi nh́n chị, khó chịu:

-Chị cũng chưa biết ǵ về người ta mà dám nói người ta không xạo.

Hai chị em căi nhau làm ba mẹ phải la cho một trận mới chịu im. Ông Quyền, người muốn cầu hôn với chị Duyên, tới lui nhà Mi cứ bảo ớn cậu em út và cô Mi thứ. Không biết cậu em út nghĩ về ông Quyền như thế nào, nhưng cậu không bao giờ hút một điếu thuốc ông Quyền mời. C̣n cô Mi thứ th́ mặt lạnh như tiền, cái gật đầu lịch sự chào khách nếu không có, chắc khách đỡ thấy nặng ḷng hơn. Cô Mi cũng không bao giờ ăn bánh kẹo ông Quyền đưa tới. Cô tự ái... dồn cục:

-Tui với thằng Hải làm ǵ mà ổng bảo ớn? Bộ tui cơm nếp nát hay thịt mỡ sao ớn? Quang minh chính đại đi cưới vợ th́ việc quái ǵ ớn hai đứa con nít ranh?

Chị Mi lớn lại bênh ông Quyền, lườm Mi:

-Nh́n cái kiểu mày đi ra, với tay lấy cái đàn trên vách đem vào nhà, cỡ tuổi ông ấy mà không đoán được mày muốn đuổi khách th́ có lẽ ông ấy mù đấy mày ạ.

Dĩ nhiên ông Quyền không mù. Chị Mi lớn nh́n thấy thâm ư của Mi th́ chắc chắn ông Quyền cũng nhin thấy. Nhưng ông vẫn tới lui nhà Mi cho đến lúc ông gặp một bà góa lớn hơn ông vài tuổi, hai người dắt díu nhau vưoơt biên. Chị Duyên cười kh́ bảo xém tí nữa trao thân nhầm tướng cướp. Chị chả buồn khổ ǵ hết nhưng Mi và chị Mi lớn lại hục hặc căi nhau thêm một trận. Chị Mi lớn nói:

-Thiên hạ nh́n vào nhà này, thấy một bà em vợ cỡ bà Mi thứ là lạnh gáy liền, chỉ muốn mau mau dội trở ra cho rồi.

Mi khộng thèm căi thêm với chị Mi lớn. Chỉ thấy chị Duyên không lên xe hoa về nhà ông Quyền ti hí mắt lươn là “đă” rồi. Chị Duyên xinh, trắng trẻo,dáng dấp quí phái nhưng chắc là chị cao số lắm. Ngày trước có người thích chị, vừa dạm hỏi th́ chết trận. Người thứ hai là hàng xóm. Anh đi lính Không Quân, có bà mẹ già hiền như bụt, ngày loạn lạc nhất định không chịu di tản nên giờ cứ phải thân c̣ lặn lội đi thăm nuôi ông con trai học măi mà không thuộc mấy điều bác dạy. Chả biết chị Duyên có thương anh không nhưng thỉnh thoảng bà cụ đi thăm anh, là chị lại sang gửi tặng mấy gói thuốc, hộp kẹo mè xửng. Lâu lâu chị bảo Mi đàn bài Cô Láng Giềng cho chị hát, cái bài hát mà ngày xưa chắc đă làm chân chị va vấp bao lần khi nhà đối diện có người về phép ư ử ngân nga. Nhà Mi ai cũng thích anh hàng xóm, ai cũng có chút kỷ niệm nho nhỏ với anh. Mi c̣n giữ cái kẹp tóc anh mua tặng chị Duyên, lúc nhờ Mi đưa lại, anh lóng ngóng làm rơi xuống chân rồi lại dẵm lên đến bung cả ốc vít. Mi đă cười một phen muốn vỡ bụng. Mi nhặt cái kẹp đem về làm kỷ niệm rồi rỉ tai ảo anh mua cho chị Duyên tập thơ của Phạm Thiên Thư, chị Duyên cảm động đến rưng rưng.

Chị Duyên giờ đă thôi không để tóc dài. Đi dạy, chị mặc quần tây ống túm màu nâu hay màu xanh đen để dễ dẫn học tṛ đi lao động. Nhắc đến anh láng giềng, , chọ hay ngâm rằng xưa có gă từ quan, lên non t́m động hoa vàng ngủ say, rồi cười, giọng phảng phất buồn bảo anh chưa kịp từ quan đă bị lên non ngủ say v́ bịnh sốt rét. Mi nh́n đuôi mắt chị Duyên đă bắt đầu có nếp, nụ cười đă bắt đầu có thoáng xót xa, cứ hỏi thầm không biết chị nghĩ suy, toan tính điều ǵ cho tương lai, và không biết có dám lấy anh láng giềng khi anh được thả về hay không.

Mi c̣n có một bà chị nữa, chị Trầm. Chị lấy chồng tuốt ngoài Cam Ranh, lâu lâu mới về thăm nhà một lần. Mi thương chị Trầm như thương thằng Hải, cứ ước ao được ra thăm chị, thăm cái tỉnh lỵ đầy cát trắng của chị một lần nhưng chẳng bao giờ thực hiện nổi. Trong nhà, chỉ có ḿnh Mi là có quà ngoại quốc do một đứa bạn thân trong bộ ba của Mi gửi về. Nhưng lần nào cũng như lần nấy, hễ lănh tiền hay quà ra là Mi tất tưởi chạy đi mua chai dầu ăn, can nước mắm, mấy lít dầu hôi, cho người này cái nón, người kia đôi dép, mua cho ba và thằng Hải gói thuốc hay bê về một cái ǵ đó ngon ngon nấu cho cả nhà ăn là vừa vặn hết tiền. Nhiều lần chị Trầm về cũng để dành cho Mi đủ tiền mua hai cái vé đi và về, nhưng cuối cùng hai chị em lại không dám thực hiện cái ước mơ ấy của Mi. Thường nhữn g lần như vậy, Mi đèo chị Trầm ra bến xe đ̣ miền Đông, hít hà cái mùi bụi, mùi śnh lầy ở đó một chút rồi ṿng về chợ Bà Chiểu, lại vào hàng nước mắm, dầu ăn.

Mới đây chị theo chồng đi Tân Tây Lan. Chị viết cho Mi: “Ở đây Mi ơi, có những sáng thức giấc chị năàm nghe tiéng chim hót ngoài vườn, gnhe cái thanh b́nh của quê người mơn man trên từng thớ da thịt mà nhớ nhà, nhớ mấy nhỏ quá đi thôi. Những kỷ niệm vặt vănh nhất, nhỏ bé nhất cũng về gần gụi, rơ mồn một trong trí năo chị, cơ hồ chị có thể sờ mó, nắm bắt chúng được. Chị có một cái thẹo dài nằm nơi ngực trái là do Mi lớn cào chị lúc c̣n bé, v́ có lần chị đè cổ nó xuống bắt chí trong khi con bé chỉ muốn chạy đi chơi. Cái móng tay cáu bẩn, đầy đất cát của Mi lớn làm vết rách không lành nổi. Nó tấy mủ Mi ạ. Nước vàng cứ ri rỉ chảy thấm ướt cả một mảng áo chị khiến Mi lớn rơm rớm nước mắt mỗi khi thấy chị xuưt xoa đau đớn. Nó hối hận măi, lẽo đẽo chạy theo năn nỉ chị đừng kể ai nghe cho đến lúc vết thương thành thẹo. Chị giữ lời hứa với Mi lớn, lâu, cũng chẳng nhớ mà nhắc đến nữa... Rồi chị có một vết thẹo khác nơi bắp chuối chân. Đây là bí mật giữa chị với con nhỏ Duyên. Cái hàng rào nhà ông Doánh cào chị đấy, lúc chị dẫn nhỏ Duyên đi hái trộm ổi bị con con chó phát giác đuổi theo. May mà cổng nhà ông Doánh khóa, cái hàng rào lại cao, chứ không th́ chị và con nhỏ Duyên vừa bị chó cắn, vừa bị ba đánh cho một trận nhừ tử rồi. Cái hàng rào cào chị có tí ti mà vết sướt lại cũng ung mủ, cũng ri rỉ chảy nước vàng. Chỉ khác là chị không nhăn nhó rên rỉ tiếng nào mà thỉnh thoảng lúc không có ai, chị và nhỏ Duyên c̣n cười khúc khích với nhau nhữa. Bởi hai chị em cứ nhớ lại lúc... tang gia bối rối như vậy, mà chị nhất định không chịu vất cái chiến lợi phẩm là bốn quả ổi ấy đi.

“Những vết thẹo thời thơ ấu theo chị, từ Sài G̣n ra Cam Ranh, rồi qua tận nơi đây. Và chúng sẽ c̣n theo chị suốt đời. Có nhiều hôm chị ngồi ngắm chúng mà cười một ḿnh. Chị có kể cho anh Hoán nghe, anh Hoán cũng cười, nhưng chị chắc là anh ấy sẽ không thể ḥa nhập vào cái thế giới mà chị đă qua đi với mấy nhỏ. Hồi ở Cam Ranh, nhiều lần chị tất tưởi chạy ngược chạy xuôi về thăm nhà cũng chỉ chị nhớ ba mẹ, nhớ mấy nhỏ không chịu được. Chao ơi la nhớ! Mi ơi, giờ ở đây, chị có dủ tiền để mua một lúc mười cái vé xe đ̣ Sàig̣n- Cam Ranh, nhưng làm sao chị có thể ngồi trên những chuyến xe ấy, lắc lư một ngày với cá mắm mà về nghe nhỏ Mi lớn tán nhảm chuyện thiên hạ, chuyện ngoài đường, để nghe nhỏ Duyên than thở về các chuyện trên đời, nghe giọng chanh chua của nhỏ Uyên, nghe tiếng chân đặc biệt của thằng Hải khẽ khàng đi lên gác, nghe tiếng đàn trong vắt của Mi và đến gần ngày về th́ lại nghe Mi thở dài bởi cái ước mơ trầm kha không bao giờ thực hiện nổi của Mi. Nhỏ ơi, cái góc giường nơi chị vẫn hay nằm giờ này đứa nào đang nằm? Cái chăn thùng hai ba lỗ chị vẫn hay đắp giờ này đứa nào đang đắp hỏ nhỏ, mà sao chị nhớ chúng quá đi thôi...”

 

 Một hôm thằng Hải làm Mi ngạc nhiên đến tột độ khi nó rủ Mi đi uống cà phê. Mi định hỏi “thật không?” nhưng với cái thằng không biết đùa này th́ chỉ nên gật đầu. Hai chị em đèo nhau ra cái quán cà phê ở ngă tư Phú Nhuận. Từ lúc đi cho đến lúc vào ngồi trong quán rất lâu mà thằng Hải chẳng nói câu nào. Nó làm Mi cũng im luôn. Hai chị em cứ lặng yên nghe nhạc. Thằng Hải dạy ở một trường trung cấp chuyên nghiệp, môn toán và kỹ thuật. Không biết tính t́nh của nó như vậy có ai ưa hay không nhưng khoa sư phạm và chuyên môn th́ khó có ai qua mặt nó nổi, bởi nó kinh qua nhiều năm... kèm trẻ tại gia ngay từ lúc c̣n đi học. Tết năm nào thằng Hải cũng nhận được tiền thưởng, quà tặng. Nó thường đưa thêm tiền chợ cho Mi với câu “lương tháng mười ba chứ không khoe ầm ĩ như con Uyên từ lúc chưa được bầu bán ǵ cả.

Mi hỏi em sau một hồi làm thinh:

-Trường lớp sao rồi Hải?

Hải cười không nói. Lát sau nó nhỏ giọng:

-Trường lớp th́ cũng thường. Nhưng tháng sau em hết đi dạy rồi.

Mi giật ḿnh:

-Cái ǵ? Hết đi dạy là sao?

Hải trầm ngâm một lát rồi cười hiền:

-Em bị kêu đi bộ đội.

Mi há hốc mồm trước cái ti n kinh khủng đó.

 

HOÀNG NGA