Chút T́nh Hiu  Ht

Hoàng Nga

 

 

 

Con đường từ nhà xuống phố mất mười lăm phút đi xe đạp. Nửa tiếng, đi bộ Hai bên đường xanh lá kiền kiền. Bóng cây tỏa xuống mát rượi. Đi xe đạp hay đi bộ cũng đều dễ chịu như nhau. Quen với Chấn, tôi chọn nửa tiếng đi bộ. Để được ngang qua ngôi nhà có cái hàng rào trồng hoa tầm xuân. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Chấn hay ra đứng cạnh cổng, mỉm cười chào tôi. Và tôi, ỏng a ỏng ẹo cho đến cuối đường. Nhỏ Lam bảo tà áo Văn Quân mỏng mảnh lụa nội hóa thấp thoáng dây áo ngực, mát rượi khoảng eo cao sẽ ở lại trong mắt Chấn. Lam hát trêu tôi. Từ lúc có anh, em yêu cuộc đời.

Con đường xuống phố, ngang qua nhà Chấn, cây dài bóng mát. Chẳng phải con đường Duy Tân của nhạc Phạm Duy, nhưng là con đường ḥ hẹn mỗi ngày tôi qua lại hai bận, mỏi mệt từng cơ bắp, đau rục từng mắc cá chân. Con đường tưởng có thể đi măi hoài từ đầu đời đến cuối đời, với nụ cười ngọt lịm như nước mía, và với tay trong tay ấm nồng.

Bỗng đùng một cái, Chấn lấy vợ, tín hỷ gửi đến tận nhà. Thiệp cưới cũng có h́nh vẽ tay trong tay bên cạnh hai chữ cái viết tắt hai cái họ, mà không cái họ nào của tôi. Tôi không thể sửa ca dao, ba đồng một mớ trầu cay, sao em không hỏi những ngày anh c̣n không. Con nhỏ Lam sẽ ph́ cười. Tôi dấu mặt trong thư viện, khóc sưng mắt hết một ngày. Nhào vô rạp xi nê coi liền hai ba xuất phim t́nh cảm sướt mướt để có cớ đổ thừa cho hai tṛng mắt đỏ ửng như tṛng mắt cá. Thời gian sau xuống phố, tôi phải đi ṿng thêm một khoảng, mất thêm năm, mười phút tùy theo đi xe đạp hay đi bộ. Đôi bàn chân tôi vốn đă mỏi, lại mỏi thêm. Con đường nhà Chấn vốn đă mát, lại mát thêm. Mát đến lạnh, lạnh vai, lạnh ḷng. Dấu con nhỏ Lam, bảo ḿnh không có sao hoài không được, tôi đành phải kể lể và lại bùi ngùi khóc lóc. Nhỏ Lam sửa lời bài hát. Từ lúc vắng anh, em hay cà chớn.

Bỏ con đường cây xanh bóng mát, hay nói đúng ra là sợ, không dám ngang qua con đường cây xanh bóng mát có ngôi nhà trồng hoa tầm xuân, tôi tránh được cái nạn đụng mặt Chấn. Nhỏ Lam cười, giễu bằng một đống bài hát t́nh phụ. Và dọa tôi, hễ gặp Chấn sẽ giọt ngắn giọt dài than thân trách phận giùm tôi. Lâu lâu nghịch ngợm, đi đâu một ḿnh về, con nhỏ c̣n hái mớ tầm xuân bỏ trên bàn viết của tôi, kèm thêm mấy câu chọc quê. Vài ba năm sau chúng tôi bỏ phố, xa quê hương nhớ mẹ hiền, cái tên Chấn chỉ được nhắc đến như nhắc chuyện đời xưa. Con nhỏ Lam lại cà rỡn. Dầu sao cũng mối duyên đầu. Dầu sao anh cũng đi cầu là xong!

Tưởng bỏ con đường, tưởng bỏ đất trời quê hương, tưởng mười năm không gặp, t́nh đă cũ x́ ám khói, ḷng đă như áo nhuộm hoàng hôn phai màu. Không ngờ mười năm sau ngồi trong văn pḥng, ngước mắt ngó lên, thấy Chấn đang ngập ngừng cầm tờ đơn mướn nhà đứng trước mặt, trái tim, vốn vẫn đ̣i tẩy chay bóng h́nh của Chấn, vốn đă bị đem đi phá lấu từ một thập niên trước, bỗng bào bọt sống dậy, bỗng nổi loạn đập đùng đùng trong lồng ngực. Nhỏ Lam hay mở cái CD có bài hát nghe buồn muốn đứt ruột. “Mười năm chân bước trên đường dài. Gặp nhau không nói không nụ cười. Chút t́nh dường như hiu hắt bay...” Nh́n thấy Chấn, cái khối t́nh đă là đà hiu hắt bay như diều hết gió, như máy bay hết xăng, cái khối t́nh đă không c̣n có thể vẫy cánh, rớt xuống đất cái bịch, không cựa quậy, không đành đạch dẫy đă mười năm nay, bỗng chốc chẳng khác ǵ sao xẹt, xẹt qua bầu trời sáng rực, chẳng khác ǵ cái xác chết bị mèo mun nhập hồn, vùng đứng dậy chạy ra ngoài đuổi ông thầy pháp như câu chuyện ma được nghe kể hồi bé tí tẹo.

Tôi mở căng cả hai mắt lên để nh́n Chấn. Hai đồng tử nở ph́ to ra hơn cả hai hạt bắp, mà cứ tưởng chiêm bao. Cứ tưởng có cuộc hội ngộ kỳ bí ở Bích Câu của chàng Tú Uyên và nàng Giáng Kiều. Chấn ra nước ngoài hồi nào tôi không hay. Tôi ra nước ngoài hồi nào Chấn không biết. Cả thế giới có nhiều nước cho dân tị nạn xin định cư, tôi không nộp đơn đi nước nào, lại nộp ngay cái nước này! Cả tỉnh có hàng trăm cái văn pḥng địa ốc, Chấn không đi mướn ở cái nào, lại mướn ngay ở cái này! Tôi muốn kêu trời. Trăm năm vô duyên, gặp nhau chỉ thêm sượng sùng, tẻ lạnh. Chấn sững sờ ngó tôi. Tôi sững sờ ngó măi bàn tay Chấn cuộn tṛn tờ đơn. Không biết có cái ǵ quen thuộc, không biết có cái ǵ xa lạ trên bàn tay ấy, trên khuôn mặt này. Chấn kêu lên:

- Trời ơi, Nguyên!

Nguyên, chứ c̣n ai vô đây! Nguyễn Thị Định Nguyên, cái tên anh tự tay viết trên thiệp cưới ngày nào! Cái tên anh từng có lần nói sao giống tên con trai. Đọc lên thấy ngỗ ngáo, là lạ. Nguyên đây! Tôi đây! Em đây! Cặp mắt Chấn xoe tṛn, có vẻ không tin tôi đang ngồi trước mặt. Tôi cũng đâu có tin chuyện trùng phùng quái gỡ và bất ngờ này. Giống cải lương chứ đâu có giống "ngoài đời"!

Chấn chớp mắt. Tôi đẩy cặp kính lên cao trên sống mũi. Câu hát buồn đứt ruột tan ra trong ḷng tôi. Gặp nhau không nói không nụ cười. Chút t́nh dường như hiu hắt bay... Không tránh được tia nh́n của Chấn, tôi không biết phải ngó đi đâu để khỏi đáp lại. Hai bàn tay cứ bối rối giao vào nhau trên mặt bàn. Lam hay trêu tôi hèn, không dám đối diện với Chấn đă đành, mà với cả chính ḿnh cũng vậy. Con nhỏ bảo:

- Vừa thua cuộc là Nguyên đă đâm đầu bỏ chạy thục mạng mà không chịu quay lại xem thằng địch có đủ sức đuổi ḿnh hay không! Ngó vậy, chứ biết đâu đôi khi đang lúc ḿnh chết lên chết xuống, th́ thiên hạ cũng ngoắc ngoải muốn... ngủm phía sau lưng ḿnh, Nguyên ạ.

Tiếng con nhỏ Josephine tằng hắng làm tôi sực nhớ đến sự hiện diện của nó ở bàn bên kia. Lúc năy Chấn kêu lên hơi to làm con nhỏ đă chằm chằm ngó qua. Tôi nghĩ ngay tới chuyện nó sẽ báo cáo lại với xếp, "con Đinh không biết niềm nở với khách hàng, nó tiếp người tới mướn nhà bằng bộ mặt của một đứa hải tặc!". Câu hát tắt nghẽn trong đầu óc tôi. Tôi nở một nụ cười ruồi cười muỗi với con Jo. Gặp nhau ở đâu mới không nói không cười, chứ ở đây, trong cái hoàn cảnh như vầy, không nói không nụ cười coi bộ khó tổn thọ. Tôi nở tiếp một nụ xă giao với Chấn. Nụ cười thân thiện vừa phải, để khách có cảm t́nh. Xa lạ vừa phải, để khách cảm thấy may mắn lắm ḿnh mới mướn được nhà do cái văn pḥng này giới thiệu. Thao tác nghề nghiệp và bài bản đúng y chang như xếp căn dặn. Người đàn ông trước mặt tôi  ngọt ngào đáp trả. Trời ơi, tôi suưt kêu lên, cái nụ cười đường phèn, mía lau ngày xưa! Once upon a time...

Tôi cố gắng nhủ ḷng b́nh tĩnh, tuy nhiên cái giọng nói vẫn có vẻ hơi run hơn tiếng kêu của Chấn lúc năy nhiều:

- Không ngờ gặp anh ở đây!

Đời, mà nói mấy chữ không ngờ th́ quê mười cục. Có nghĩa là ḿnh không tri kỷ tri bỉ, không biết học theo gương của Tào Tháo. Cũng không chịu đọc danh ngôn, giết lầm hơn bỏ sót! Nhưng có điều không nói hai cái chữ không ngờ, th́ chẳng biết nói cái chữ nào cho hợp với hoàn cảnh này. Chấn vồn vă:

- Anh cũng không ngờ gặp Nguyên ở đây!

Tôi chớp mắt. Nếu anh biết cái người sẽ làm hợp đồng thuê nhà cho anh, là kẻ đă bỏ công dă tràng yểu điệu áo dài guốc gỗ ngang qua nhà anh ngày xưa, có chắc là anh sẽ chọn cái văn pḥng này hay không nhỉ? Tự dưng tôi lại nhớ tới lần xí xọn mua được đôi guốc mới, không chịu lường trước hậu quả là cái quai nhựa trong trẻo, chưa kịp dăn nở ấy sẽ cắt đứt bên hông bàn chân của ḿnh một cách không thương tiếc. Nên cứ nhắm mắt nhắm mũi tương vào, hớn hở lọc cọc đi bộ đến trường. Hớn hở đi ngang qua nhà Chấn, cứ như thể Chấn sẽ thấy ḿnh duyên dáng hơn, ngon lành hơn vậy! Ai dè chỉ mới được nửa con đường t́nh ta đi, cái lớp da dưới đôi quai guốc nhựa đă quằn quại không chịu thấu cảnh tra tấn. Đến chiều, một cái mụn nước trương phồng lên. Và qua ngày hôm sau, dập ra, đau vỡ mặt. Báo hại những lúc sau đó, đi đâu cũng phải nhờ Lam chở đi...

Tôi buông hai bàn tay. Một đoạn quá khứ chớp nhoáng hiện ra, rồi chớp nhoáng bị mớ tự ái dập đi ngay tức khắc. Ngày xưa có cái ǵ đẹp nhất, hay nhất cũng muốn khoe, cũng muốn phô trương, tŕnh diện trước mặt Chấn, mà không cần biết Chấn có xúc động hay không. Ôi. Cái ngày xưa đă ngh́n thu yên nghỉ, đă chẳng được tổ quốc nào ghi công, cũng chẳng có cái nhà nước nào phát cho mảnh bằng liệt sĩ treo lên tường cho vui cửa vui nhà! Ôi. Cái ngày xửa ngày xưa có bà bán dưa...

Tôi cúi xuống rồi ngó lên. Gương mặt Chấn bỗng như xa như gần trước mặt. Mấy câu hát lại lẩn quẩn đến mệt cả trí. Mười năm khi phố khi vùng đồi. Nh́n nhau, ôi cũng như mọi người. Có một gịng sông đă qua đời... Ngón tay trỏ tôi trên đầu cây viết nguyên tử bồn chồn đóng mở, làm kêu lên những tiếng lạch cạch không ngừng. Tôi nhủ ḷng. Nguyên ơi, có một con đường đă tự tử, đă bị ám sát, đă bị an táng ở tận bên kia chân trời. Có một khối t́nh đă bị vùi chôn vĩnh viễn như cửa nhà bị vùi chôn sau trận động đất. Như Lan Điệp hát câu lỡ một cung đàn. Nh́n nhau mà không như mọi người, chắc thế nào cũng không trường thọ!

Hai đứa im một hồi, rồi đột ngột Chấn hỏi tôi, một câu hỏi thừa thải không tưởng tượng được:

- Nguyên làm việc ở đây hả?

Người nào đó khác, mà hỏi tôi câu này, chắc chắn không thể nào tránh được câu trả lời với chút gắt gỏng kèm theo: Chứ chẳng lẽ ngồi chơi ở đây sao? Bộ mù sao không thấy tui làm việc ở đây? Nhưng không, tôi gật đầu với Chấn, giọng nhăo nhoẹt:

- Dạ, anh thấy đó.

- Lâu chưa Nguyên?

- Dạ lâu, anh.

Chao ơi là đời, cái giọng ngọt như sô cô la. Dẻo quẹo như chewingum. Nhỏ Lam hay bảo dân làm nghề địa ốc cũng ác đức không kém ǵ làm luật sư, hay chủ hụi. Hót líu lo cả ngày. Hót bùi tai. Hót mùi mẫn. Hót sao cho khách quên khuấy cái nhà khách đang trả giá, nằm cách xa trạm xe bus cả chục cây số. Hót sao cho khách không nhận ra mảnh đất khách đang ngắm nghía, trước kia tọa lạc ch́nh ́nh trên một nghĩa địa... Lâu lâu vo gạo, nhặt được sâu hay thóc, con nhỏ cứ nói để dành cho tôi. Bảo, là họa mi, là chim th́ đâu có biết ăn ǵ ngoài sâu và thóc!

Tiếng chuông điện thoại reo lên và tiếng con nhỏ Josephine léo nhéo lại làm tôi khẽ giật ḿnh. Tôi sực nhớ ra xếp mướn tôi ngồi đây đâu phải để chơi, hay bấm bút nguyên tử! Tôi hỏi Chấn:

- Anh Chấn cần mua hay mướn nhà?

Phận sự của tôi là làm hợp đồng cho mướn nhà. Khách được giới thiệu vào gặp tôi, hẳn tôi phải biết khách muốn ǵ. Quả nhiên Chấn đáp:

- Anh muốn mướn nhà.

Tôi làm bộ "à" lên, rồi chớp mắt:

- Anh có chọn được cái nào mà văn pḥng này quảng cáo trên báo không?

Chấn gật đầu, tiếp, giọng hơi ngập ngừng như mọi người đi thuê nhà khác vẫn sợ làm mích ḷng kẻ ngồi sau cái bàn giấy có khả năng định đoạt "số mạng" ḿnh:

- Nhưng nếu được th́ Nguyên xem dùm có c̣n cái nào khác nữa hay không.

Tôi cúi xuống, gơ lóc cóc vào máy điện toán, đọc lướt qua:

- Anh muốn ở gần hay xa phố? Vùng trung tâm hay nhích ra ngoài ngoại ô?

Chấn hẳn thích ngoại ô. Đường có bóng cây. Nhà có bờ dậu. Hoa tầm xuân óng ả và lá kiền kiền xanh mượt! Tôi kêu thầm. Nguyên ơi là Nguyên! Nhớ làm chi cái ngày xưa năo ruột ấy cơ chứ. Tôi cố không nh́n Chấn bằng cách ngó chăm chăm vào cái màn ảnh chi chít chữ, với mớ danh sách nhà cửa, appartment, flat, unit, đầy đủ mọi chi tiết giá cả, rồi nói với Chấn một điều cũ x́ mà không ai là không biết:

- Nhà ở ngoại ô, giá cả dễ chịu, nhưng đi lại th́ hơi bất tiện anh Chấn ạ.

Chấn im vài ba phút mới trả lời tôi:

- Anh sao cũng được Nguyên à.

Và một giọng cười giă lă kèm theo:

- Miễn rẻ đẹp bền thôi Nguyên...

Tôi ph́ cười. Nhưng không phải cười theo giọng cười của Chấn. Mà cười một ḿnh. Anh sao cũng được th́ ngày xưa làm ǵ có chuyện có người khóc lóc hết nước mắt! Tôi đặt cây bút vào giữa hai hàm răng, cắn chặt lại. Tôi cố nén một tiếng thở dài. Cây bút lại được lấy ra giữa hai hàm răng và lại vang lên những tiếng lách cách. Miễn rẻ đẹp bền. Mười năm đă trôi đi, và tôi đă đủ khôn để biết ḿnh chỉ "rẻ" và "bền", không đẹp!

Tôi ngước lên ngó Chấn, cố nói bằng cái giọng nghề nghiệp b́nh thản:

- Mấy pḥng hả anh Chấn?

Tôi nghĩ chắc Chấn sẽ đáp ba, bốn. Nhưng không, Chấn nói:

- Một thôi, Nguyên.

Cái cổ tôi, bỗng đột ngột như có ai kéo cao hơn lên để ngó người đàn ông cho kỹ lần nữa. Câu trả lời của Chấn thật nhỏ nhẹ, và thật b́nh thường, vậy mà làm cả bàn tay tôi suưt giật lên. Một? Tại sao chỉ là một mà không là hai, ba, bốn? Một thôi, Nguyên. Không lẽ mười năm mà Chấn không có đứa con nào? Một! Một! Một là cái con số đơn độc nhất, lẻ loi nhất. Một, là tôi ngày Chấn lấy vợ. Là tôi, ngày bỏ con đường xanh bóng lá cây...

Tôi cố làm ra vẻ tự nhiên bằng cách đưa tay vuốt mấy cọng tóc rũ trước trán:

- Một pḥng đủ ở không hả anh Chấn?

Chấn đáp:

- Đủ, Nguyên.

Và rồi Chấn tiếp, như để khẳng định thêm:

- Anh ở một ḿnh.

Từ hai điểm trên một mặt phẳng, ta chỉ có thể kẻ được một đường thẳng. Và chỉ một mà thôi! Từ một cuộc hôn nhân, người ta chỉ có thể trở thành đơn lẻ khi đă bị đổ vỡ. Và chỉ v́ bị đổ vỡ mà thôi! Tôi làm bộ ngó xuống quyển sổ trước mặt. Nếu Chấn không vượt biên một ḿnh, không ra đi một ḿnh, th́ tôi có thể nói như thế với Chấn không nhỉ...

Mấy cọng tóc lại ḷa x̣a rớt xuống trước trán. Tôi lại đưa tay lên vuốt như thể để che đậy cái cảm giác hỉ hả, khoái trá đang dâng lên, tràn ra lai láng trong ḷng tôi. Cái chất tiểu nhân b́nh thường vẫn được dấu kín như bưng bỗng nở rộ ra. Cái miệng thơm kem đánh răng, ngọt kẹo cao su tưởng gặp nhau không nói không nụ cười, bỗng tí toét, bỗng líu lo như một con sơn ca đang nhởn nhơ hót vui trên cành buổi sáng.

 

 

Dạo mới sang bên này, có lần tán gẫu, Lam hỏi nếu được đi lại từ đầu, tôi sẽ sống như thế nào. Tôi cười:

- Chắc sẽ sống giống hệt như đă sống.

Lam kêu lên:

- Sao thế? B Nguyên không định thay đổi cái ǵ à?

Tôi rùn vai:

- Hoàn cảnh cá nhân và xă hội có thể thay đổi, nhưng bản chất một con người th́ khó thay đổi, nhỏ ạ. Nên chỉ được đi lại từ đầu mà vẫn giữ nguyên cái bản chất như thế này, chắc có muốn thay đổi, cũng không được.

Lam nheo mắt, hỏi khích:

- Kể cả việc yêu anh Chấn?

Tôi gật:

- Ừ. V́ con tim ta vốn lăng mạn, nên dẫu có được đi lại từ khúc nào chăng nữa, chắc cũng không ai dám bảo đảm ta sẽ không bị cái bờ dậu xanh hoa tầm xuân ấy làm mờ mắt, không bị "ngoại cảnh chi phối" rồi đem ḷng yêu thương anh chàng vẫn hay thẩn thơ ngoài bờ dậu tán tỉnh... khách qua đường ấy, nhỏ à!

Lam ph́ cười:

- Có nghĩa là nhất định thương, rồi sau đó nhất định... thất t́nh?

Tôi cũng cười:

- Nếu không muốn thất t́nh th́ chỉ có nước làm vợ bé!

Làm vợ bé ai th́ được, chứ làm vợ bé Chấn, coi b không xong. Chiều vừa bước vào tới nhà, tôi nói liền với Lam:

- Tưởng tượng ra không, ông Chấn qua bên này rồi đó nhỏ!

Lam ngó tôi:

- Nguyên lượm ở đâu ra cái tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển đó vậy?

Tôi kể cho Lam nghe chuyện tôi gặp Chấn. Mắt Lam xoe tṛn khi nh́n tôi để xem tôi có đùa hay không. Cuối cùng, thấy tôi có vẻ thành thật nghiêm chỉnh, con nhỏ mỉm cười:

- Chẳng hay tóc chàng vẫn c̣n đen hay đă phai màu sương gió? Tơ liễu có c̣n lơ thơ trước trán hay đă rụng hói hết rồi?

Tôi cười:

- Đại khái chàng cũng cỏ vẻ hơi già đi, nhưng chưa đến nỗi nào đâu. Gió có tung bay sợi tóc th́ vẫn thấy tiêu nhiều hơn muối.

Lam nheo nheo mắt:

- Sao, run dữ không?

Tôi so vai:

- Run ǵ!

Lam cười. Làm một cử chỉ không tin. Giọng xôn xao. Nguyên nói thật không vậy Nguyên? Có hát thầm "mơ khúc tương phùng" không đấy? Và rồi con nhỏ nh́n tôi tinh nghịch:

- Già rồi! Dấu ḷng chi hỡi cố nhân ơi! Có muốn châu về hợp phố th́ nói đại một tiếng, em không có cười đâu mà sợ.

Tôi lườm. Lam bày chén bát lên bàn ăn xong đứng tựa cửa sổ ngó tôi:

- Nè, nè. Nguyên có biết cái bài hát mới đây của Toni Braxton không? Bài "Unbreak my heart" đó, có câu bring back the joy to my life. Hỏi thiệt nhen, Nguyên có muốn chàng "mang niềm vui trở lại đời tui" như vậy không?

Tôi nhăn mặt:

- Xưa như trái đất! Như truyện cổ nước Nam của Nguyễn Văn Ngọc! Ta giờ có muốn t́m niềm vui th́ t́m cái mới, chứ ai dại ǵ mà bắt chước ông Nguyễn Tất Nhiên ca cẩm "ta sẽ về thương lại nhánh sông xưa, thương lại bóng h́nh người... mười năm trước".

Lam chặc lưỡi:

- Biết đâu đấy. Xưa nay Nguyên vẫn hay khoe yêu ai yêu cả một đời mà!

Tôi không biết trả lời sao, đành cười:

- Nói vậy thôi. Tại chưa kiếm ra người vừa ư.

Giọng cười của Lam vỡ ra:

- Xưa giờ mới thấy bà chị nói một câu nghe được. Đúng vậy, khi chưa kiếm ra được một người thế chân ngon lành hơn người xưa, ta sẽ nói thương hoài... mười năm cho nó lăng mạn. Nhưng có rồi th́ phải gài số de ngay đấy nhé!

Tôi ph́ cười. Lúc ngồi vào bàn ăn, Lam háo hức kể lại cho chồng nghe chuyện tôi gặp lại Chấn và chuyện... đời xưa của tôi. Giọng Lam ngọt ngào, và reo vui như một con sáo sậu. Thỉnh thoảng chen vào giữa bằng đôi ba câu hát, nhưng không phải kiểu hát cà rỡn vẫn hay hát để trêu tôi. Và chen cả thơ. Nồng nàn. Khi câu chuyện kết thúc, cậu em rể tôi nhận xét:

 - Dễ thương, nhưng hơi buồn.

Tôi mỉm cười, không đáp. Không phải v́ bùi ngùi khi nghe Lam nhắc lại nỗi đau xưa, mà v́ mơ hồ nhận ra dường như Lam đă bị lây cái thói... "chim oanh học hót" của tôi rồi th́ phải. Cái thói líu lo, lọt tới tận xương người nghe như Lam vẫn hay nói. Tôi có cảm tưởng không phải chỉ ḿnh cậu em rể của tôi bị cuốn hút theo câu chuyện kể của Lam, mà chính cả tôi cũng bị con nhỏ dẫn dắt, đi lạc vào một cái thế giới thật xa lạ. Cái nhân vật "nàng" có vẻ giống một nhân vật tiểu thuyết, không giống "tôi" ở ngoài đời thật. Và cái nhân vật "chàng", lại càng khác, khác hẳn với Chấn.

Lam đùa với tôi:

- Coi bộ kỳ này sự hiện diện của chàng sẽ làm mấy ông già của Nguyên khốn khó thêm rồi, phải không?

Tôi rùn vai. Ngao ngán nghĩ tới các đấng nam nhân đang theo đuổi tôi. Rầu thấy đấng nào cũng "phiền phiền" như nhau. Cũng không thể nào làm cho trái tim tôi đập lên một nhịp yêu thương b́nh thường, nói ǵ đến một nhịp sôi nổi nào đó.

Lam nói thêm ǵ đó nhưng tôi không nghe. Tôi cứ bận ḷng nghĩ đến h́nh ảnh của người đàn ông vừa tao ngộ lúc ban chiều. Đầu óc tôi lao xao cái dáng đi nhanh và hấp tấp của Chấn. Cái dáng đi với đôi vai nhô cao, cái lưng khá cong, và cái đầu cúi xuống đất. Một cái dáng đi bị Nguyễn Nhược Pháp chê số gian nan không giàu, mà không biết là ngày xưa tôi đă không để ư, hay Chấn bị thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên có một điều tôi biết chắc là chẳng phải v́ thế mà tôi đă ngẩn ngơ tự hỏi, đâu mất rồi, Chấn của mười năm xưa đứng bên bờ dậu đầy hoa tầm xuân thơ mộng. Nhưng lẩn quẩn trong tôi chỉ là một Chấn, loay hoay xem xét tỉ mỉ từng cái góc bàn, từng cái cánh cửa tủ đựng quần áo, vạch ra từng ly từng tí chỗ hư hao của nhà bếp, nhà vệ sinh. Một Chấn, chẳng phải "sao cũng được" như đă tự giới thiệu, mà một Chấn, thấy tôi là người quen, bèn nhờ tôi kỳ kèo với chủ nhà một vài chi tiết trong hợp đồng thuê nhà...

Tôi không muốn thở dài trước mặt vợ chồng Lam, nên đứng dậy dọn bàn ăn sớm hơn thường lệ. Lam có đâu biết, tôi chưa kịp kể cho nó nghe, là Chấn hiện vẫn c̣n đang sống với vợ con đề huề, chỉ xuống cái thành phố này một ḿnh, v́ vừa nhận được một việc làm ǵ đó. Con nhỏ đâu có biết, cái kiểu cắc ca cắc củm của Chấn, nếu tôi có nhă ư đ̣i làm vợ bé, chắc Chấn cũng không dám nhận lời.

Và con nhỏ lại càng không biết tôi đă khó chịu suốt cả một buổi chiều, chỉ v́ Chấn, khi đi thuê nhà, mà không nghĩ đến việc mặc một bộ quần áo trông có vẻ bảnh bao hơn, sạch sẽ hơn, để dễ gây tin tưởng cho người đại diện kư hợp đồng của văn pḥng địa ốc.

HOÀNG NGA