Đêm Trắng

Hoàng Nga

 

 

Khoảng gần cuối thập niên 80, tôi thất t́nh nằm lên nằm xuống ở nhà một nhỏ bạn trong ngơ hẻm Long Vân Tự. Sáng sáng lê la ra đầu hẻm ăn bún riêu, bánh cuốn, xong về nằm rớt mắt trên cánh đồng vắng tênh tênh ở trước mặt, cay đắng mường tượng phần cuộc đời c̣n lại của ḿnh u buồn thê thiết không lối thoát, chiều chiều thờ thẩn vác ghế tọa trước hiên nhà nh́n nắng quái nhảy múa trên những mảng lục b́nh lờ đờ trôi trên con lạch chảy ra cầu Kiệu (?), mà niềm đau dẫu muốn chôn dấu cách mấy đi nữa cũng cứ sưng mọng lên một cách vô cùng khốn khổ.

Con nhỏ bạn chờ tôi b́nh tâm không được, khẽ khàng hỏi tôi có muốn ở lại lâu hơn dự tính không, rồi lôi tôi ra phường “đăng kư tạm trú”. Thất t́nh, tôi người như một con giun oằn thân trên mặt đất. Tứ chi rượi, đầu óc nhũn nhăo bần thần, không thiết cả sống chứ nói ǵ đến chung quanh. Con nhỏ bạn sốt ruột la oai oái, bắt tôi phải đi coi ciné, đi dạo phố, đi văn nghệ um sùm. Nhưng đi th́ đi, làm ǵ th́ làm, tai tôi vẫn cứ như vịt nghe sấm, ḷng vẫn cứ băng lạnh một cách hết sức cải lương. Lúc rảnh, con nhỏ bạn c̣n kéo tôi ra dợt nhảy đầm cho chân cẳng khỏi cuồng. Chung chung lại, nó tạo đủ niềm vui cho tôi khuây khỏa, mà rốt cuộc th́ tôi cũng chỉ cười được buổi chiều, khóc ngay vào buổi tối. Tôi sướt mướt sống y hệt như đang trủ ẻo cuộc đời.

Hôm Lăm đến thăm tôi, mặt mày tôi phờ xao xác, người ngợm đă bắt đầu có dấu hiệu mập ph́ ra sau những ngày nằm dài buồn đau thân phận. Lăm nhăn mặt:

- Trời, chưa bao giờ tôi thấy chị "ghê" như lúc này.

Con nhỏ bạn bảo:

- Ông coi có thằng nào mặt mũi tạm tạm làm mai cho nó một đứa.

Tôi chưa kịp dăy năy lên phản đối, Lăm đă ph́ cười:

- Chỗ tôi chó ăn đá gà ăn muối, đực rựa chỉ toàn những thứ gà rù, nuốt dây thun. Mai với mối cái ǵ bây giờ?

Nhưng tự dưng nghe Lăm nói như vậy, tôi bỗng nảy ra ư hay là tôi khăn gói đi với Lăm xuống cái chốn tang thương rầu ấy, chôn ḿnh vào tuyệt t́nh cốc quách cho xong đời. Con nhỏ bạn tôi chán ngán lắc đầu, nhưng coi bộ thấy cái điệu buồn vào hồn không tên của tôi khó ḷng đoạn tuyệt nổi, nỗi sầu đơn lẻ coi bộ quá xá nặng nề, bèn gia ơn đôi câu chúc lành, rồi đèo tôi xuống bến xe G̣ Vấp cho tôi viễn du với Lăm. Tôi "hù" nó không chừng chuyến này tôi sẽ lang bạt kỳ hồ, xa quê hương nhớ bạn hiền, không bao giờ trở lại thành phố nữa. Con nhỏ bạn xua tay. Ừ.

*

Tây Ninh đón tôi bằng cái nắng vàng, héo úa, xác xơ trên những đọt cây thốt nốt cao ngất, bằng bộ mặt nhếch nhác tiêu điều như những chuyến xe lôi vắng khách đậu chơng trơ bên lề đường, th́ Dương Minh Châu lại ŕ rào ngọn gió mát, len lỏi từ các rẫy mía thổi vào tận những lán nhà tranh của công nhân nông trường. Mía bạt ngàn. Hàng hàng lớp lớp. Rẫy nọ kế rẫy kia. Không cần con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô, vẫn nghe tiếng xạc xào như rừng thu đang trở ḿnh ở đâu đây. Tôi nói với Lăm tôi "chịu" cái khung cảnh ở nông trường rồi, đ̣i hôm nào rảnh, Lăm phải dẫn tôi đi xem cái nhà máy đường lớn nhất nh́ đất nước do Cuba tài trợ và xây dựng, mà báo chí hay nhắc đến mỗi bận có dịp tán dương, ca ngợi t́nh hữu nghị thắm thiết giữa các nước xă hội chủ nghĩa anh em,  đ̣i không chừng sẽ đăng kư một chân vác mía, ép đường.

Lăm ậm ừ không đáp, rồi dẫn thẳng tôi sang nhà cô bạn ở bên cạnh, giới thiệu tôi với Mẫn, xin cho tôi "ở nhờ". Mẫn đón tôi bằng nụ cười dễ chịu, chỉ chỗ cho tôi cất hành lư với thái độ không quá vồn vă, cũng chẳng thờ ơ, lănh đạm. Tôi ngập ngừng cám ơn. Lúng túng chưa biết xưng hô thế nào cho phải. Trông Mẫn có vẻ khá lớn tuổi hơn tôi, nước da sạm đen, mập, người thấp, nét mặt gần như chẳng có chút ǵ hấp dẫn ngoại trừ đôi con ngươi sáng long lanh và hàng mi đen dài. Trước khi ra ngoài, Mẫn chỉ thêm chỗ cho tôi rửa mặt, và nói:

- Tôi hay hút thuốc, không biết chị có chịu nổi hay không, nên có lẽ lát nữa tôi sẽ nhờ Lăm phụ với tôi kê cái giường ra đằng trước cho chị.

Cái thái độ hết sức tự nhiên, không dấu diếm của Mẫn làm tôi thấy vừa thoải mái, vừa ngạc nhiên, bối rối. Lúc Mẫn đă ra hẳn bên ngoài, tôi càng ngạc nhiên hơn khi thả mắt nh́n lên những đồ vật bày biện trong gian nhà sau của Mẫn. Cái cách trang trí khác thường, lạ lùng với những sợi cói thắt thành bím, những đoạn thừng đan lại với nhau tạo nên h́nh trái tim, và xơ dừa khô cắt vuông vức kết thành những chuỗi h́nh thoi dài ngắn khác nhau treo trên bốn bức vách dựng bằng thân cây bo bo khô, tạo cho tôi cái cảm giác không phải tôi đang đứng ở một lán nhà công nhân nghèo nàn, mà trong một pḥng triển lăm mỹ thuật nào đó. Tôi gần như bị thu hút hoàn toàn. Giữa thời buổi áo cơm phải chạy vạy từng ngày, chuyện nghệ thuật chừng như cũng có lúc đă bị lăng quên ngay ở những người làm việc chuyên nghiệp, nơi cái nông trường hẻo lánh gần biên giới miền đông của đất nước như thế này, một lán nhà gọn gàng sạch sẽ đă hiếm hoi khó thấy, huống ǵ một trái tim, một đoạn thừng...

Tôi không hiểu ḿnh đă đứng lặng trong gian nhà sau ấy bao lâu, mà lúc ra đến bên ngoài th́ Lăm đă trở qua lại nhà Mẫn. Chiếc giường tre đă được mang ra đặt bên cạnh khuôn cửa sổ nhỏ, bên trên trải một chiếc chiếu đơn giản không sơn phết màu mè, xếp gọn một tấm chăn màu nhà binh, và một cái gối màu hồng nhạt. Mẫn và Lăm đang nói với nhau điều ǵ đó tôi không nghe rơ nhưng Lăm "thông dịch" lại là thế nào đêm nay tôi cũng sẽ được đăi ăn chim mía rô ti. Mẫn cười cười, hỏi:

- Chị có sợ tội sát sanh không?

Tôi cười theo. Lắc đầu. Hôm ở Sài G̣n đi “đăng kư tạm trú”, đang ngồi cuồng chân, chán ngán ở trụ sở công an phường, con nhỏ bạn tôi bỗng nhận ra, và chỉ cho tôi thấy bà ca sĩ chuyên hát dân ca trước 75, đang bị công an phường chất vấn tại sao không ngủ đêm ở nhà. Con hẻm Long Vân Tự lớn, chia ra làm hai ngả, một bên toàn nhà tôn lụp xụp, hoặc nhà sàn èo ọp, chạy dọc theo con lạch nước lên xuống mỗi ngày, nhưng ở phía bên kia, chỉ toàn là biệt thự. Bà ca sĩ, vốn ở phía có nhiều nhà rào cổng, vườn tược, cây cối đầy đủ, mát rượi mắt và hoàn toàn không nghe được mùi bùn non, mùi phèn chua loét mỗi khi nước triều rút xuống, vậy mà không biết cắc cớ ǵ lại đi ngủ lang cho gặp rắc rối. Tôi và con nhỏ bạn hôm ấy đă mở to mắt lên chiêm ngưỡng người có giọng hát mang đầy âm hưởng t́nh tứ của dân cố đô, đang ỏng a ỏng ẹo giải thích, phân trần với đồng chí đầy tớ của nhân dân mặt vẫn c̣n búng ra sữa. Một lát con nhỏ bạn tôi bỗng trầm giọng hỏi:

- Ê, nếu như được làm ca sĩ, th́ mày có cái kiểu "mỗi bước ta đi" chỉ bằng một ô gạch bông như bà này không?

Tôi ph́ cười. Con nhỏ chặc lưỡi:

- Thấy khó chịu ghê! Nhưng nếu tao mà được trời cho một giọng hát trong như vành khuyên, mát như xi rô đá nhận, ngọt như nước mía tinh khiết cỡ đó, th́ chắc chắn tao cũng sẽ đổi tướng đi yểu điệu giống như bả.

Tôi lại ph́ cười. Con nhỏ nghiêng mặt ngó bà ca sĩ lần nữa, lẩm bẩm, làm cái nghề xướng ca vô loại này thời nào cũng sướng. Một lát, bà ca sĩ đă được cho về sau khi để "quên" lại trên bàn mớ giấy mời đi coi văn nghệ, con nhỏ bạn tôi lại lèm bèm, khi người ta được nổi tiếng th́ thường tự cho phép ḿnh làm nhiều thứ kỳ quặc, chướng tai gai mắt.

Thứ kỳ quặc, chướng tai gai mắt, bước đi như sợ đau mặt đất, như bà già Tàu bó chân, điệu rơi điệu rụng, chẳng hiểu nguyên cớ ǵ mà khi Mẫn và Lăm dẫn tôi đi ăn chim mía, đi nhậu th́ đúng hơn, ở một cái lán cách nơi tôi "tạm trú" khá xa, tôi cứ lẩn quẩn nhớ tới. Vừa chân thấp chân cao, hụt hẫng bước trên con đường đất gập ghềnh, tôi cứ vừa bận trí so sánh sự tương phản rơ rệt giữa hai người đàn bà như hai mặt phải trái của cuộc đời, lại vừa bận ḷng ṭ ṃ, đoán già đoán non cái quan hệ thật sự của Mẫn và Lăm.

Lăm đi phía trước chúng tôi, tay cầm đèn băo, vui vẻ kể cho tôi nghe những sinh hoạt thường ngày của Lăm ở nơi này. Mẫn im lặng đều bước bên cạnh tôi. Thỉnh thoảng, chẳng hiểu v́ sao, Lăm bỗng ngưng ngang câu chuyện, hỏi với lại phía sau dăm câu về công việc của nông trường, của đội sản xuất Mẫn đang chịu trách nhiệm bằng một giọng hết sức cụt ngủn, xa lạ và lạnh lẽo. Ngược lại, Mẫn cũng trả lời như không muốn trả lời. Nhát gừng. Uể oải.

- Chi bộ họp chưa?

- Rồi.

- Hồi nào thu hoạch?

- Chắc tuần sau.

Trời tối sẫm, ánh đèn soi đường phía trước của Lăm tù mù như đom đóm, lắt lay hắt lại sau lưng một vệt sáng nhờ nhờ, chỉ đủ để chúng tôi không va vấp trên đường, nên dẫu rất muốn quan sát gương mặt của Mẫn lúc tṛ chuyện với Lăm mà tôi đành chịu. Chẳng hiểu sao tôi lại không thể dễ dàng tin được giữa hai người chỉ là đồng nghiệp, đồng chí ǵ đó. Cái giọng cụt của Lăm, cái cách trả lời càng cụt hơn của Mẫn, hoàn toàn thiếu hẳn đại danh từ xưng hô, cứ làm cái giác quan thứ bảy của tôi chộn rộn một cách lạ kỳ. Tôi nhủ thầm trong bụng thế nào rồi tôi cũng sẽ t́m được bằng chứng cụ thể cho xem.

*

Bàn nhậu chừng tám người. Tám người đều ngồi trên tấm nylon dày trải dưới đất th́ đúng hơn. Lăm giới thiệu tôi vừa là chị họ vừa là bạn học khiến nhiều ông cứ đ̣i "dô" với tôi. Thối thoát muốn găy cả lưỡi, mà măi sau Mẫn phải hứa "rước" giùm, tôi mới được... tạm tha. Tôi ngồi đối diện với Mẫn, trước hai đĩa chim mía rô ti to tướng và một đĩa ḷng heo luộc thơm lừng. Không uống, tôi tha hồ phá mồi.

Chim mía, theo như lời các ông là "cây nhà lá vườn", một giống chim cùng loại với chim én, nhưng bé hơn, thường bay thành đàn, và lẩn quẩn t́m mồi ở các rẫy mía. Lăm bảo phải lưới chứ không được bẫy, và phải quay khéo lắm mới không bị dai thịt. Người đàn ông ngồi bên cạnh tôi giải thích tiếp, vào tháng nào th́ thịt chim ngon nhất trong năm, và tháng nào không nên bắt để chim có cơ hội đẻ trứng. Tôi ậm ừ, nghiêng đầu nghe một cách lịch sự nhưng thật sự chẳng để ư ǵ. Tôi bận ḷng suy nghĩ tôi mà ở lỳ dưới cái nông trường sát biên giới này nhiều ngày, chắc thế nào cũng uống rượu như hũ ch́m giống Mẫn cho xem. Tôi đế ư thấy mỗi bận cái ly được chuyền về phía Mẫn, người đàn bà đều đưa bàn tay lên đón lấy. Uống nhẹ nhàng. Dễ như bỡn. Và chưa xin "qua tua" lần nào.

Phía tôi, không phải chiến đấu mệt nghỉ như mọi người, vừa tỉnh như sáo, vừa khá nhiều chuyện, tôi cứ ngồi thắc mắc hỏi thầm chẳng biết Mẫn thuộc thành phần nào trong xă hội, và tại sao lại lưu lạc xuống nơi này. Hơn mười năm sống dưới chế độ mới, tôi nửa tin nửa ngờ điều được xem trên sân khấu, phim ảnh, cũng như trên sách vở, tiểu thuyết. Kiểu cô con gái có bố đi lính cộng ḥa, xấu hổ v́ tội ác đối với nhân dân của ông bố, bèn đem những giọt mồ hôi của ḿnh đổ trên một mảnh đất cằn khô nào đó của tổ quốc để làm của lễ chuộc tội. Hoặc chuyện một cô Kiều thời đại, sau khi đă được giáo dục cách sống mới, con người mới, bèn hối hận và muốn dứt khoát hẳn với quá khứ để xây dựng lại cuộc đời, phục hồi lại nhân phẩm bằng bàn tay lao động của chính ḿnh. v.v và v.v... Thật t́nh mà nói, nếu bỏ qua cái cách đóng nhiều khi quá xá là gượng gạo, đầy kịch tính của những diễn viên vốn chỉ chuyên thủ vai đào lẳng hay kép mùi, hoặc những đoạn diễn tả tâm trạng nhân vật vô cùng cường điệu của các cây viết tay mơ hay những ng̣i bút cũng muốn "làm lại cuộc đời", th́ cái tiến tŕnh tâm lư con người mới, xă hội mới cũng dễ đi sâu vào ḷng người lắm lắm! Có đôi khi chính tôi cũng đă rưng rưng những giọt lệ mẫn cảm trên đôi mi sầu héo, y chang lúc bị người t́nh phụ rẫy, đá cho một phát ê ẩm cả thân ḿnh.

Cái kiểu Mẫn đốt điếu thuốc lá, nâng chai rượu rót vào ly cho người bên cạnh theo lối uống xoay tua, kiểu thỉnh thoảng trên môi bất chợt nở ra một nụ cười nửa miệng khinh bạc, thật khó ḷng cho tôi tưởng tượng Mẫn vốn đă là một cô con gái nhà lành. Sự từng trải thể hiện rơ rệt qua từng cử chỉ, điệu bộ khiến tôi dẫu không muốn, cũng phải đặt nghi vấn. Tuy nhiên cái im ỉm lạ thường, cách nói năng đúng chỗ đúng th́, chứ không bi bô chí chóe như thường gặp ở những người đàn bà sành đời, cộng thêm những đồ vật trang trí tôi đă nh́n thấy trong gian nhà sau của Mẫn, làm tôi lại phải suy nghĩ thêm lần thứ hai. Làm thỉnh thoảng, tôi lại phải đưa mắt liếc nh́n, hết Mẫn đến Lăm. Và để sau đó ḷng cảm thấy tràn trề thất vọng v́ không t́m ra được điều ǵ mới mẻ...

Đến quá nửa đêm, không hiểu do thói quen hay có ai đề nghị mà anh chàng chủ nhà chạy vào trong, mang ra một cây đàn thùng đưa cho Lăm. Hắn giải thích bổn phận của Lăm là phụ trách phần âm nhạc. Hắn nói. B́nh thuờng th́ Lăm đệm cho ban văn nghệ của nông trường, và cũng... b́nh thường, th́ cho những đám nhậu. Tôi không nhịn được cười v́ cái cách nói dài ḍng, và bài "diễn văn", đôi lời phi lộ, hắn đọc trước khi màn văn nghệ nghiệp dư bắt đầu:

- Kính thưa các đồng chí, trước mặt các đồng chí là đồng bào, sau lưng các đồng chí là đồng ruộng, trên tay các đồng chí là đồng hồ, và trong túi các đồng chí là đồng bạc. Hôm nay cũng như hôm qua, ngày mai cũng như ngày mốt...

Hắn giới thiệu một tay văn nghệ “nghiệp dư”. Mọi người vỗ tay rào rào, cười với nhau một cách hỉ hả. Và người đàn ông, không cần tiếng vỗ tay chấm dứt, không cần chờ đợi Lăm "vô" nhạc ǵ cả, lập tức cất giọng như sợ người khác tranh mất chỗ của ḿnh. Tôi giật bắn cả người. Cái giọng rồ rồ, ồm oàm, nhạc điệu và lời sai be bét, cộng thêm cách phát âm ba rọi nam trung bắc như muốn đấm vỡ màng nhĩ người nghe, vang lên bên tay trái tôi một cách hết sức... dữ dằn, phong ba băo táp. Con "tiêm" tôi chừng như chỉ chực nổ tung, và bật ra khỏi lồng ngực. Đám đàn ông hô "dzô!", trong khi tiếng hát át tiếng máy cày cạnh tôi vẫn cứ... nhắm thẳng quân thù mà bắn:

- Xa nông "chườn", dza biên dzới, có đôi chưn đi không ngại ngần. Em bây dzờ, quen mưa "nắn", tóc trên dzai dzấn "dzươn" bụi hồng...

Cả bàn nhậu nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng khi người đàn ông đột ngột chấm dứt bài hát y như đă... th́nh ĺnh cất tiếng lúc năy. Mọi người lại hân hoan nâng ly. Anh chàng chủ nhà cầm một hom mía lên, kê sát miệng như người ta cầm microphone, bắt chước kiểu cách và giọng điệu thều thào không ra hơi, không bỏ dấu của các ca sĩ đương thời:

- Xin cam ơn qui vi. Nghê si Tam Tưng vưa trinh bay xong nhac pham "em nông trương em ra biên giơi" cua nhac si Trinh Công Sơn. Sau đây đê tiêp tuc chương trinh chung tôi xin giơi thiêu...

Một người ngồi cuối bàn nhậu chậc lưỡi, hét to lên:

- Trời ơi, lại thêm một giọng hát làm con dế mèn mà cũng phải tự tử giữa đêm khuya!

Tôi bật cười. Người đàn ông, biệt danh Tám Tửng, "vừa tŕnh bày xong nhạc phẩm" cũng bật cười theo, tỉnh bơ như bạn trêu ai đó, không phải trêu ḿnh. Tự dưng tôi cảm thấy vui vui khi nhận ra một điều là cái không khí thân mật ấm cúng này chẳng phải dễ dàng mà có được hay bắt gặp được vào cái thời buổi quá sức nhiễu nhương, nghi kỵ như vậy. Tôi nói vói qua với Lăm:

- Lâu rồi không có dịp nghe bài "từ khi con sáo ấy sang sông", lát nữa đến phiên Lăm, là Lăm phải ca bài này à nha.

Phía đàng kia, không nghe Lăm trả lời tôi câu ǵ. Nhưng phía đàng này, Mẫn đang gỡ cánh một con chim mía, bỗng bất thần như bị chạm điện, giật ḿnh ngước lên ngó tôi một cách vội vă bằng cái tia nh́n sưng sững, bàng hoàng. Cái tia nh́n, khiến tôi dưng không cũng vội vă giật ḿnh theo. Và tôi đâm ra lo lắng không biết ḿnh đă làm động đến nỗi chao đảo nào, nỗi đau nào, trong ḷng người đàn bà trước mặt.

Tôi thở dài. Buông đũa, ngửa hai bàn tay vào nhau, đặt lên đùi như kiểu ngồi thiền, đảo mắt đi hướng khác nhưng thật bụng vẫn chú ư xem chừng từng phản ứng của người đàn bà. Bài hát có những t́nh cảnh chia ĺa, phụ rẫy hiện lên. Từ khi em theo chân đường rộn. Gió trong tôi bỗng úa vơ vàng. Tự nhiên bỗng dưng em xa lạ... Tôi muốn kêu lên vài ba tiếng năo nề. Thôi thế là lại có thêm một con nhạn là đà. Một con én sa lưới. Một cô con gái thất t́nh! Tôi liếc nh́n sang Mẫn. Bắt gặp người đàn bà đang cúi xuống, tiếp tục công việc cũ của ḿnh như thể chưa ngước lên, chưa bắt gặp tia nh́n của tôi, một cách nhẫn nại. Tôi hỏi thầm. Không biết Mẫn đă thất t́nh ai và bao giờ, mà sao nỗi buồn vẫn có vẻ giống như hăy c̣n mới lắm. Nguyên vẹn lắm.

Đến phiên Lăm, Lăm hát bài tôi yêu cầu thật. Chẳng biết có phải để cho "đáng đời" tôi hay không. Giọng Lăm ấm, mướt. Nẫu cả ruột. Là thôi chim đă về ngàn. Là thôi em cứ phụ phàng. Là thôi em cứ đi t́m thiên đàng... Tôi buồn đứt ruột. C̣n bên kia Mẫn cứ xoay trở hoài trong tay khúc xương nhỏ xíu. Như không biết làm ǵ. Ly đến "tua" Mẫn, Mẫn uống cạn của ḿnh, rồi đ̣i uống "rước" cho tôi mặc dầu chẳng có ai yêu cầu tôi tham gia.

Quá nửa đêm, Mẫn say khướt. Tôi và Lăm đưa Mẫn về, phải để Mẫn tựa trên vai tôi nặng trĩu. Lăm dặn tôi:

- Đi chầm chậm thôi nghe chị Tuế.

Tôi ừ. Bởi biết có muốn đi nhanh cũng không được. Mẫn chân nam đá chân chiêu. Quặt quẹo bên ḿnh tôi. Cánh tay tựa trên vai tôi, thỉnh thoảng cứ như không điều khiển được, cùi chơ thúc vào cổ tôi đau điếng. Tôi đă tưởng Mẫn không nghe Lăm nói ǵ, dè đâu đi được vài bước, Mẫn bỗng lè nhè như đàn ông:

- Đừng có nghe lời Lăm nha chị Tuế... Chậm ǵ mà chậm... Chị bước nhanh nhanh lên với Mẫn nè... Để Mẫn chỉ cái chỗ người ta hành quyết Alberto cho chị coi!

Tôi ngơ ngác chẳng hiểu ǵ cả. Lăm đi ở phía trước, la lên:

- Lảm nhảm!

Mẫn cười kh́ kh́. Lăm lảm nhảm th́ có... Rồi Mẫn tiếp tục nhừa nhựa bên tai tôi:

- Chị Tuế sợ tội sát sanh không?... Không, phải không? Ừm... Người ta giết Alberto... Hành quyết ở chỗ kia cà...

Vẻ im ỉm của Mẫn biến đi đâu mất. Mẫn nhắc liên tục đến tên một người, có vẻ không là người Việt, và có lẽ, đă bị xử bắn. Cái chết ấy trông chừng ám ảnh Mẫn dữ dội. Nhiều lúc Mẫn tựa cả vào người tôi, rồi lại nhích ra khiến tôi cứ sợ Mẫn té, nhưng như thể Mẫn đă quen cảnh uống xỉn hết biết và về nhà bằng chân đất kiểu này, nên quờ quạng mà vẫn lê tới trước được. Tuy nhiên lúc nhắc đến chuyện chết chóc lạnh lẽo ấy, tôi có cảm tưởng như Mẫn hoàn toàn mất hết cả sinh khí. Mẫn níu tay tôi, móng bấm vào thịt da tôi đau điếng.

Khi đă vượt qua những rẫy mía tối mịt, đến một đoạn đồng trống, th́nh ĺnh Mẫn bỗng tŕ lại không chịu đi nữa, và giọng lè nhè ban năy lại vang lên:

- Ê... ê..., đứng lại coi cái chỗ Alberto chết đă Lăm...

Tôi nghe tiếng Lăm khe khẽ thở dài. Lăm quay lại. Ngọn đèn băo trong tay Lăm hắt hiu soi một vùng sáng nhỏ. Mẫn đưa tay kia chỉ ra cánh đồng:

- Chỗ đó... đó chị Tuế... Alberto chết ở đó. Phải không Lăm? ...Ưưư... Chị thấy chưa, chị Tuế, chỗ người ta hành quyết Alberto đó?

Tôi chẳng thấy ǵ hết. Và thật ḷng, cũng chẳng muốn thấy, chẳng muốn tưởng tượng ra cảnh bắn giết như thế. Tôi chỉ mong Mẫn bớt lè nhè và mong về đến nhà nhanh hơn. Nên tôi ừ đại với Mẫn. Mẫn quơ bàn tay một ṿng:

- Ơ mà chị Tuế... Trời ơi, sao tối nay khi không chị yêu cầu Lăm hát cái bài ǵ nghe buồn...

Tôi giật ḿnh. Người Mẫn nồng nặc mùi rượu, Mẫn lè nhè liên tục, nhưng tôi có cảm tưởng như Mẫn chưa say. Mẫn cười mũi. Hát nhỏ. Ḷng hoang nghe mưa rơi thêm hận. T́nh xanh trên tay khô lận đận. Thôi bến này tôi ngồi lại ḿnh tôi... Lăm sốt ruột:

- Thôi về được chưa?

Mẫn cười. Lăm làm ǵ dữ vậy. Rồi chập choạng, xiêu tó lê gót theo tôi như lúc ban đầu.

*

Lúc về được đến lán nhà tập thể, tôi thở hết muốn ra hơi. Lăm giúp tôi đưa Mẫn vào nhà trong, và giúp tôi giăng màn cho Mẫn. Mẫn lăn người, ngủ say như chết ngay khi tôi và Lăm ra ngoài. Lăm thở dài, nói nhỏ:

- Lần nào uống say quá cũng lên cơn điên.

Tôi nhăn mặt:

- Biết vậy, sao Lăm c̣n để cho cô ấy uống?

Vừa nói, tôi vừa nhận ra không hiểu sao tôi cứ xem như Mẫn là người yêu của Lăm, có những liên hệ t́nh cảm sâu đậm với Lăm. Lăm chẳng đính chính ǵ hết. Khuôn mặt Lăm dưới ánh đèn dầu le lói trên bàn, và ngọn đèn băo vẫn ở trên tay buồn rười rượi. Tôi nổi máu ṭ ṃ:

- Alberto là ai vậy Lăm?

Lăm nhăn mặt khốn khó, làm thinh một lúc rất lâu trước khi kể:

- Bạn trai của Mẫn. Ở trong đội xây dựng của Cuba. Hai người yêu nhau lắm, nhưng khi chi bộ khám phá ra, th́ Mẫn bị kiểm điểm, c̣n Alberto bị án tử h́nh. Người ta xử như vậy, gọi là để làm gương. Xử ở chỗ Mẫn chỉ cho chị thấy lúc năy...

Tôi rùng ḿnh, lạnh toát cả mồ hôi. Giọng kể của Lăm nghe rời rạc, khổ sở, c̣n tôi th́ không tin nổi ở tai ḿnh. Tôi ngồi sững ngó lên mặt Lăm nhưng chừng như không trông thấy ǵ hết. Đầu óc tôi trắng lạnh. Đến nỗi không biết Lăm đứng dậy đi về khi nào. Tôi có cảm giác tất cả những đau khổ, buồn bă tôi đang cưu mang tự dưng bỗng biến ra như một thứ tṛ chơi trẻ con, một điều khôi hài, hợm hĩnh trước nỗi bất hạnh của Mẫn. Mường tượng ra những ngày Mẫn sống trong địa ngục, mường tượng ra tiếng súng nổ, mường tượng ra cảnh người ta hành quyết Alberto, tôi sợ hăi run lên lẩy bẩy.

Tôi xao xác nh́n ra ngoài trời. Và tôi ứa nước mắt. Tiếng Mẫn bật cười trong cơn mê sảng nghe như tiếng kêu bi thương thống thiết của đôi uyên ương vừa găy cánh. Tôi có cảm tưởng chừng như Mẫn đang cất tiếng hát. T́nh tôi xin gửi về người. Này đây câu nói nụ cười. Này đây tim máu một đời héo hon...(*)

 

Tôi mở mắt thật lớn nh́n quanh. Đêm úa tàn dần, và trời đă bắt đầu có những vệt sáng mỏng, nhờ đục, xuyên qua liếp cây bo bo làm vách, le lói rọi xuống gần chỗ tôi ngồi. Tôi muốn gục mặt xuống bàn cho cơn buồn nôn chóng mặt dịu xuống qua một đêm trắng không hề chợp mắt. Nhưng rồi tôi cứ ngồi câm như tượng. Tôi nghĩ đến Mẫn. Nghĩ đến những đêm trắng Mẫn đang phải trải qua trong đời mà có cảm tưởng như những phát đạn hành quyết người yêu đang nả vào trái tim tôi.

                                      

HOÀNG NGA

(*) Bài hát được trích từ trí nhớ, HN chưa t́m ra tác giả