tưởng nim

mt nhân vt

Hoàng Nga

 

 

tranh Hoàng Nga

 

 

 

Phan Thị Vàng Anh, trong tuyển tập, “khi người ta trẻ“, kể chuyện một nhân vật nữ tuổi xấp xỉ mười chín đôi mươi, yêu một tên con trai không ra ǵ, bồ bịch một lúc hai cô, đến khi bị bỏ rơi, nhân vật nữ này tự tử chết. Thân nhân của cô bàng hoàng, người bảo cô điên, không chết trước rồi cũng chết sau bằng cái kiểu rồ dại ấy, người bảo không hiểu nổi tại sao cô có thể làm chuyện vớ vẩn như vậy. “Không đáng“, chị dâu cô kết luận.

Thường, th́ ai cũng nghĩ tương tự như người thân của nhân vật nữ trong truyện Phan Thị Vàng Anh về những cái chết dại dột. Nhưng cháu của cô gái, người dẫn chuyện, lại bảo, “nếu mẹ tôi biết ở cái tuổi này người ta điên đến mức nào và cần có bạn bè để an ủi biết bao nhiêu, người ta lại thích trả thù nữa chứ! Khi chết, hẳn cô đă tưởng tượng ra mọi người khóc lóc, Vỹ hoảng sợ, hối hận, ôm lấy quan tài như muốn xuống mồ theo...“. Cô cháu đồng tuổi, đồng lứa, vào thời điểm trẻ hệt như nhân vật chính, nên cô hiểu thật rơ, tại sao có lúc con người ta lại điên đến vậy.

Và vào cái lứa tuổi này, thường hiếm người không có những ư nghĩ điên rồ chạy qua trong đầu, hay không trải những điều mà sau này khi già đi rồi, trở thành “người lớn“ rồi, tự dưng người ta sẽ quên mất rằng ḿnh đă từng có lần... điên. Nhân vật nữ ngây thơ của Phan Thị Vàng Anh, không có cơ hội để sau này được “quên“, mà trước khi vĩnh viễn ĺa cơi đời, cô c̣n không tưởng tượng ra được ngày đám tang ḿnh -kẻ cô cứ nghĩ sẽ ở măi bên cạnh cô, kẻ cô đă “hy vọng“ lương tâm sẽ bị cắn rứt đến suốt đời v́ đă bỏ rơi cô đến nỗi cô phải quyên sinh- lại tỉnh như ruồi, nhởn nhơ ngoài biển nắng, hân hoan, vui vẻ, trẫy hội...

 

 

Ngày mười chín đôi mươi, một lần, không nhớ v́ sao tôi được đi với ba, cùng với người tôi sẽ gọi là nhân vật của ḿnh, đến thành phố hắn đă trải qua gần hết thời trung học. Đi chơi, hay đi công chuyện ǵ đó tôi cũng không nhớ rơ.

Chỉ nhớ buổi chiều hôm ấy, với sự đồng ư của ba tôi, hai đứa đă chở nhau đi, không, nhân vật của tôi chở tôi th́ đúng hơn. Cho biết Vũng Tàu. Hắn nói vậy khi dắt chiếc xe đạp quốc doanh mượn được của ông bác họ tôi. Hắn đă ở cái thành phố biển nhỏ nhắn này sáu năm, từ lúc bắt đầu bước vào trung học, cho đến ngày mất nước. Hắn bảo hắn thuộc từng ngóc ngách, từng con hẻm nhỏ của Vũng Tàu.

Chúng tôi đă rời khỏi nhà với chiếc xe không biết có nên gọi là xe hay không, bởi ghi đông, sườn, yên, bánh, dây sên, và bàn đạp, đều chỉ mang máng giống, hay có thể nói chỉ tương tự như những thứ có cái tên gọi như vậy mà thôi. Hầu như tất cả đều méo mó dị dạng. Tất cả đều được chắp nối, ràng buộc với nhau một cách hết sức quái gỡ, “khác thường“. Chẳng hạn bên ngoài của cái bánh xe trước đă hoàn toàn ṃn nhẵn, không c̣n chút gai nào, được quấn chặt bằng một khúc ruột xe cũ ở những đoạn bị hở bố, trông giống hệt như người ta quấn khăn tang. Cái vỏ, cái bánh, hay cái không biết gọi là ǵ này, chẳng những đă dị dạng không tưởng tượng được vậy rồi, mà mỗi bận lăn ṿng đến đoạn quấn khăn tang, c̣n làm cả chiếc xe nảy tưng lên như ngựa đua nhảy rào. Tuy nhiên đến cái pédal mới thảm hại hơn v́ đó chỉ là một đoạn sắt ngắn xỏ xuyên qua một mảnh gỗ nhỏ, khi người đạp xe ấn lên th́ chúng chẳng hề quay theo sự chuyển động của bàn chân mà cứ cứng trơ thổ địa. Và hẳn nhiên, tất cả những thứ phụ tùng khác, thường thấy ở một chiếc xe đạp như chắn sên, chắn bùn, vân vân, đều thuộc loại xa xỉ, hoàn toàn chẳng hề được có mặt.

Yên không nệm, vành cong quẹo, sườn và ghi đông đầy những chỗ han gỉ, mục nát -nát đến độ có thể nh́n xuyên suốt từ trên xuống đến mặt đất qua các lỗ thủng rất lớn. Lại không thắng, không phanh, cũng không được tra nhớt, nên khi chạy ngang qua người nào là người ấy sẽ bị tra tấn một cách rùng rợn bởi những tiếng kêu kót két vang ra rất to như tiếng rên rỉ đớn đau của một sinh vật nào đó đang bị thương. Mường tượng như lúc ấy có vật ǵ trên đường làm va vấp ṿng bánh không tử tế ấy, hay có người đụng phải vào chúng tôi, chắc có lẽ giờ này tôi và hắn đă ở một chốn nào đó khác phàm trần rồi.

Chiếc xe cà khổ. Chiếc xe cà tàng. Chiếc xe kinh khủng như thế, vậy mà tôi đă ung dung tự tại, đă tỉnh bơ ngồi ở phía yên sau một cách hết sức nhàn nhă, tự nhiên, để cho nhân vật ḿnh g̣ lưng đèo đi khắp các nẻo phố phường. Từ ngă tư Giếng Nước, chạy hết đường Lê Lợi, qua Nguyễn Du, Duy Tân, ṿng vèo đôi ba chỗ có vài kỷ niệm với hắn, rồi sau đó, ra Băi Trước. Lẩn quẩn loanh quanh, nếu tính vội vă lắm th́ có lẽ cũng hết vài tiếng ba tiếng đồng hồ hắn đàng trước ra sức đạp, tôi đàng sau, nghêu ngao hát t́nh ca, thỉnh thoảng kể lể những câu chuyện vớ vẩn hoặc thả mắt lên những hàng cây, ngắm nh́n những ngôi nhà c̣n dấu vết thị thành chỉ được nghe hoặc đọc trước ngày miền nam mất.

Trong tư thế nhởn nhơ như vậy, ḷng chẳng nghĩ ngợi, băn khoăn hay ray rứt ǵ cả, tôi đă để hắn đưa đi hết đường bằng, đường thẳng, đường ṿng vèo mọi ngả quanh co của thành phố. Lúc rời băi biển, hắn đạp lên một con dốc. Cái dốc núi cao ngất ngưỡng, dẫn lên Thích Ca Phật đài, nếu tôi nhớ không lầm tên th́ đó là Dốc Ông Thượng. “Để Nga ngắm biển cho rơ“. Cũng vẫn tương tự như câu nói lúc mới dắt chiếc xe ra khỏi nhà, hắn đă nói với tôi như vậy. Tuy nhiên lần ấy tiếng thở trong câu nói của hắn có vẻ khó khăn hơn, nặng nhọc hơn. Mươi chín, hai mươi tuổi, dẫu không tế nhị, không khôn ngoan, hay thậm chí cho là ngu đi nữa, nhưng khi nghe một tiếng thở không c̣n chút sức nào phát ra từ một thằng con trai chẳng lấy ǵ làm to con cho lắm như vậy, tôi nghĩ chắc chắn tôi đă biết hắn sắp ngất ngư con tàu đi. Thế mà tôi nhớ tôi lại chỉ hỏi hắn, “có mệt lắm không?“.

Mệt không. Hỏi vậy, như thể đang quan tâm lo lắng cho đương sự vậy, nhưng khi nhân vật tôi, anh dũng hệt hàng vạn thằng con trai khác lần đầu được chở bạn gái đi chơi, đỉnh đạc trả lời, không, thế là tôi đă lại tỉnh như ruồi, ngồi im như quan trạng ngồi vơng, thản nhiên để hắn tiếp tục g̣ lưng đạp.

Nhiều năm qua đi, bỗng chợt nhớ đến cái kỷ niệm có thể gọi là rất dễ thương với nhân vật của ḿnh như thế này, tôi đang tự hỏi ḷng, thuở ấy, khi tôi không hề buông ra một câu, bảo hắn ngừng xe để ḿnh leo bộ lên con dốc ấy với hắn, là tại bản tính tôi hững hờ? Tôi nhạt nhẽo? Tôi vô tâm? Hay chỉ v́ tôi đang ở cái lứa tuổi thiếu kinh nghiệm đời, nghĩ ḿnh có cái quyền được người khác chiều chuộng?

 

Lúc lên đến đỉnh dốc, hắn dừng lại. Bảo để cho tôi ngắm biển. Tôi ừ, và nhảy xuống khỏi yên xe, đứng nh́n trời nước. Ḷng thơ thới hân hoan như trên đời này chẳng hề có bất cứ điiều ǵ có làm cho tôi chao động.

Tôi đă đứng nh́n biển rất lâu. Và hắn cũng im lặng rất lâu. Chẳng biết làm điều ǵ ở sau lưng tôi, nhưng sau những giây phút yên ắng, tôi nghe hắn thở dài. Rồi hắn ngậm ngùi nói, phải chi có cái máy chụp h́nh, hắn sẽ được mang về nhà bức ảnh mái tóc dài vờn bay trong gió của tôi. Nhân vật tôi thuở ấy, và có lẽ cả đến tận bây giờ, chẳng hề biết làm thơ, cũng chưa bao giờ viết văn, nhưng chừng như hắn lăng mạn và nên thơ hơn rất nhiều thi, văn sĩ tôi biết sau này.

Khi đối thoại, giọng hắn sầu chở sầu. Gương mặt hắn, buồn nối buồn. Cả môi cười cũng không hề rạng lên nét tươi vui. Lúc về, khi ngang qua truờng Thiếu Sinh Quân, một tay giữ ghi đông, một tay chỉ, hắn nói với tôi:

- Ngày xưa học ở đây. Lớp học trên kia. Phía sau những hàng cây.

Sau những hàng cây xanh rậm rạp lá, một cái lớp học nào đó của hắn ẩn ẩn hiện hiện, tôi chẳng biết là cái nào, nhưng giọng nói thê thiết, với một âm thanh hết sức trầm buồn, hắn đă làm những h́nh ảnh lọt vào mắt tôi buổi chiều hôm ấy, ở lại nguyên vẹn trong kư ức tôi cho đến tận bây giờ. Bây giờ... Đă mấy mươi năm xa xôi, đă mấy mươi năm tôi không về lại Vũng Tàu, cũng thật lâu lắm rồi tôi không nhắc nhớ với ai về những kỷ niệm đầu đời của  tôi với hắn, nhưng cái nắng rớt rơi trên con đường ấy chừng như chưa hề nhạt nḥa trong trí nhớ tôi. Cả tiếng thở dài của hắn, cũng vậy, vẫn như c̣n ở đâu đó. Tôi nhớ hắn kể:

- Hồi ấy mỗi sáng năm giờ, là phải thức dậy. Chăn nệm phải xếp ngay ngắn, cẩn thận. Áo quần cũng phải gấp theo đúng qui định. Từng phút từng giây.

Thật ḷng mà nói, khi nghe hắn kể về những chuyện như vậy, tôi đă không hiểu ǵ cả. Hoàn toàn không mường tượng ra được điều ǵ th́ đúng hơn. Bởi những năm tôi mười hai, mười ba, mười bốn tuổi, rồi đến lúc thành thiếu nữ, bắt đầu biết để ư đến con trai, bắt đầu biết lượt là thời trang quần áo, có nghĩa đă lớn, mà mỗi sáng ngủ dậy, gối chăn tôi vẫn có người xếp gấp. Trưa về học, cơm nước có lúc c̣n được mang lên đến tận bàn học. Ngoài việc phải chúi mũi vào sách vở, dường như tôi chẳng làm ǵ. Cả áo quần thay ra, cũng không cần phải gấp hay treo. Đồng phục đi học, đồ mặc đi chơi, đi ra đường lẫn ở nhà đều được ủi sẵn, máng thẳng thớm trong tủ. Mọi thứ, tôi không hề đụng tay vào, vẫn ngăn nắp đâu ra đó.

Tôi nhớ tôi đă vô cùng ngạc nhiên khi nghe hắn kể tiếp:

- Sau đó là tất tả chạy xuống sân trường, hàng dọc hàng ngang. Điểm danh xong th́ bắt đầu chạy ra biển. Thường là chạy từ Băi Trước ra Băi Sau...

Chạy làm ǵ. Tôi hỏi. Tập thể dục. Hắn đáp. Rồi hắn nói thêm. Tập tác phong quân nhân. Tôi ngớ mặt. Mới mười mấy tuổi tại sao lại phải tác phong quân nhân? Hắn buồn bă trả lời. Thiếu sinh quân th́ phải vậy. Tôi im. Ngơ ngác im. Tôi hoàn toàn không thể nào h́nh dung ra được những điều hắn phải trải qua như thế. Ngay cả cái từ ngữ thiếu sinh quân đối với tôi lúc ấy cũng đă lạ hoắc lạ huơ rồi, huống ǵ các sinh hoạt thuộc về một chốn dường như chẳng hề dính dáng ǵ đến đời sống tôi. Tôi thắc mắc hỏi lại. Chạy khơi khơi vậy đó hả. Hắn không trả lời. Lát sau hắn kể, có vẻ như không cần biết tôi có nghe hay không. Nhiều khi phải chạy từ băi Thùy Vân ra Băi Dâu. “Tụi nó“ bắt chạy, chạy sống chạy chết, như thể sẽ không bao giờ c̣n dịp được bắt người khác làm những tṛ vớ vẩn ấy. Tôi hỏi tụi nào. Hắn lại im.

Năm ba phút sau, hắn chợt tiếp tục kể, hoàn toàn ch́m đắm vào cái quá khứ hắn từng bảo là không bao giờ muốn nhớ đến. Tôi đă có cảm giác hắn đang ở trong một cơn mê, cơn đồng thiếp nào đó th́ đúng hơn. Hắn chừng quên mất tôi ngồi ở phía sau, nên giọng hắn bỗng đanh lại, những âm thanh vang ra không phải là tiếng nói mà là tiếng rít, giữa hai kẻ răng:

- Mà thật, chẳng biết bây giờ tụi khốn đó đang ở đâu!

Tụi khốn. Băi Trước. Băi Sau. Băi Thùy Vân. Băi Dâu... Hắn cay đắng kể. Tôi nhẫn nại nghe. Nhưng nghe một hồi tôi bỗng đâm mệt v́ không thể nào xẻ chia với hắn được điều ǵ. Tôi bật cười, hát trêu:

- Chiều đi qua Băi Dâu, hát trên những xác người, hở?

Đang lao xao kể, th́nh linh từ phía trước hắn bỗng trở giọng khó chịu. Âm thanh bực bội gắt gỏng vang lên khá lớn:

- Không ưa Trịnh Công Sơn. Không khoái những loại nhạc phản chiến.

Sao vậy? Tôi lại ngạc nhiên. Hắn không trả lời. Hắn ư ư những ǵ tôi không rơ trong cổ họng. Thật t́nh lúc ấy tôi đă không thể nào hiểu nổi tại sao hắn có những phản ứng như vậy. Tôi nhắc đến nhạc, v́ tôi biết hắn thích âm nhạc. Hắn chơi đàn guitare. Độc tấu. Rất hay. Tôi làm quen với nhạc cổ điển v́ hắn, qua hắn. Lúc mới thích tôi, hắn đang tập đánh flamenco. Hắn bảo đánh chưa hay. Nhưng tôi nài nỉ, hắn cũng mang đàn đến chơi cho tôi nghe. Thỉnh thoảng, lại nhà tôi, hắn ngồi im lặng ngoài hiên đánh một lúc liền mấy bài. Bài nào cũng dồn dập, sôi nổi. Nghe, có thể tưởng tượng ra được những vũ nữ Tây Ban Nha đang x̣e váy rộng, chân đập dồn, tay t́nh tứ vung quạt.

Tiếng đàn hắn, tưởng vui, điệu nhạc hắn chơi, tưởng vui, vậy mà lạ, cũng giống như giọng nói hắn, nghe như có điều ǵ uẩn ức, điều ǵ đó buồn không tả được.

Hắn có đôi mắt một mí mở lớn, với hàng mi dài và cong như mi con gái. Người ta nói đôi mắt là cửa sổ linh hồn. Mắt hắn soi rọi cả trời mù tăm, hiu hắt. Có nhiều lúc tôi quên mất rằng hắn chỉ lớn hơn vài ba tuổi. Trông hắn lúc nào cũng có vẻ nghiêm nghị, sầu khổ. Và cả khắc nghiệt nữa, đôi khi.

Hắn kể cho tôi nghe:

- Hồi đó cái ước ao duy nhất là mỗi bận hè về nhà, th́ được ở nhà luôn, không phải trở lại nơi đó.

Nơi đó là nơi hắn phải học để làm lính, học tác phong quân nhân như hắn đă kể. Và hắn thường nói tuổi thơ của hắn hoàn toàn không có hoa có bướm. Tiếng cười cũng không. Hắn bảo chỉ có những kỷ niệm tàn nhẫn, đớn đau. Khác với tôi, anh em tôi, hắn không yêu mến mẹ. Hắn nói mẹ hắn hay mắng. Mắng cả ngày, và mắng đi mắng lại một điều cho đến chừng không c̣n hơi để mắng nữa mới thôi. Hắn nhăn mặt. Mắng như thế th́ chẳng ai kính. Càng nghe hắn kể, tôi càng lấy làm lạ. Tôi không tưởng tượng nổi thế nào là mắng cả ngày. Mẹ tôi mắng, gọi con lên ngồi đối diện, mẹ mẹ con con ngọt như mía lùi, như đường phèn; trong chừng năm, mười phút, bà nghiêm trang “kể tội”, và kết luận bằng câu, có thấy ḿnh bị mắng oan hay không.

Vậy, rồi thôi. Mẹ tôi hay bảo ba tôi gọi cách mắng tới mắng lui măi một điều là lải nhải.

Lần ấy, khi nghe tôi kể anh chị em tôi bị mắng như thế nào, hắn đă im lặng rất lâu. Về sau này tôi không thấy hắn nhắc đến mẹ nữa. Và nếu có trở lại đề tài gia đ́nh, hắn kể sang chuyện bố. Hắn bảo bố hắn rất nghiêm khắc. Và xa cách với tất cả mọi người trong nhà. Giọng hắn trầm đục:

- Bố sống ở đây nhưng hồn gửi ở ngoài kia.

Ngoài kia, Hà Nội. Nam Định. Thái B́nh. Hải Hưng… Với một mối t́nh không rơ như thế nào. Vào thuở Hà Nội, Nam Định, Thái B́nh c̣n ngh́n trùng, c̣n chia cách bởi vĩ tuyến, chuyện hắn kể vẽ cho tôi thấy h́nh ảnh một người đàn ông sống, có xác nhưng không c̣n hồn. Về sau miền nam mất, hắn bảo phần hồn ấy chừng cũng mất theo. Hắn nói có cảm tưởng bố hắn hiện diện trên mặt đất chỉ v́ mỗI sáng thức dậy, thấy nhịp tim ḿnh c̣n đập, và hơi thở c̣n trên môi.

Hôm chở tôi ngang trường Thiếu Sinh Quân, hắn hất hàm về phía ấy:

- Thuở c̣n học ở đấy, bị tụi lớp trên đánh hoài, về đến nhà, muốn ở lại, cũng bị đ̣n. Đ̣n nhừ tử.

Về chuyện bị đ̣n này th́ hắn kể không phải chỉ một, hay hai lần, mà rất nhiều lần. Hắn căm ghét gần như tất cả mọi người trong ngôi trường có một không hai ấy. Từ thầy giáo. Đàn anh. Đến bạn bè cùng lớp, cùng pḥng. Tôi chưa hề thấy hắn nhắc đến ai bằng giọng nói âu yếm, ngọt ngào.

Thật ḷng mà nói, thuở ấy tôi đă chưa đủ khôn để nhận ra mức độ nghiêm trọng của câu chuyện hắn kể. Càng không thấu hiểu tính cách và tâm lư của một con người lớn lên trong một môi trường không b́nh thường. Nên khi nh́n thấy sân trường cũ đầy bóng mát nhưng nghe những câu chuyện kể chẳng có chút bóng mát nào trong tâm hồn hắn, thay v́ im lặng như để tỏ sự thông cảm, để chia nỗi đớn đau, tôi lại cố kiếm một câu đùa tưởng có thể làm hắn dịu xuống.

- Chắc ở trường hư quá nên mới bị đánh phải không?

Nghĩ đùa cho vui, cho hắn bớt căng thẳng, không ngờ hắn nổi quạu. Hắn đanh giọng. Cay đắng nói tụi khốn đánh đàn em để thị uy. Ngồi phía sau, tôi đă mở thật to mắt nh́n vào lưng áo đẫm mồ hôi của hắn, rồi nh́n vào nơi hắn từng sống. Ḷng tôi mù tăm tăm. Tôi có cảm giác cái thế giới hắn đă có mặt, tựa như chỉ có trong tiểu thuyết. Du đăng. Hay ǵ ǵ đó. Tôi mường tượng măi vẫn không ra được cảnh hắn bị đ̣n mỗi ngày. Lại càng không thể hiểu nổi chuyện có người mẹ nào đó có thể đánh con với một cây gậy chống cửa, đầu vót nhọn. Hắn chua chát:

- Hồi nhỏ nghe hứa nếu học thật giỏi, xong tú tài, sẽ được về nhà luôn. Nhưng khi lớn lên, lúc sắp làm tú tài, th́ biết chắc tương lai học thật giỏi sẽ ở Đà Lạt, dở hơn, ở Thủ Đức,  và dở hơn nữa, ở Quang Trung.

Hắn tiếp, cả ba nơi, đều tối tăm mù mịt như nhau. Điểm dừng cuối cùng vẫn là chiến trường. Vẫn là cái chết.

Nghe đến đấy th́ tôi bàng hoàng. Những ǵ hắn trải qua trong quá khứ, hoàn toàn chẳng thuộc về thế giới tôi đă đành, c̣n như ngoài sức tưởng tượng của tôi nữa. Những tháng năm đất nước chiến tranh, thân phận con người mỏng như vôi, cái chết cận kề từng giây từng phút. Nhưng mỏng là mỏng ai đó, cận kề với ai đó. Không bao giờ là với tôi, với gia đ́nh tôi. Tôi đă sống như trong một vỏ bọc. Một con tằm nằm trong cái kén. Tôi không cách ǵ hiểu nổi tâm tư của những người phải đối đầu với tử thần hằng ngày thuở ấy. Càng không hiểu được sự sợ hăi, và nỗi cay đắng của hắn. Bởi chính bản thân hắn, hắn cũng đâu thấu hiểu được điều người khác bắt buộc phải làm khi sống trong những môi trường kỷ cương, kỷ luật như vậy.

Ngày c̣n học ở thiếu sinh quân, hắn chưa qua hết tuổi vị thành niên. Khi quen hắn, tôi cũng chỉ vừa xong trung học. Tôi nhớ tôi đă an ủi hắn bằng một câu hết sức ấu trĩ:

- Thời buổi này, có ước mơ nào ngày xưa được thực hiện đâu.

Hắn bật cười. Giọng cười ngậm ngùi, đắng chát:

- Nhưng dầu sao đi nữa th́ Nga cũng đă có cơ hội được mơ, được ước những ước mơ tốt đẹp.

 

Những ước mơ ngày xưa của hắn thật buồn. Những ước mơ thật giản dị, b́nh thường; nếu không muốn nói, thật tầm thường. Được ở chung với gia đ́nh, được thức dậy không phải từ lúc năm giờ mỗi sáng, được đi đứng như ư ḿnh muốn đứng đi…

Thời thơ ấu của hắn thê lương. Thời mới lớn của hắn năo nề. Đến thời yêu tôi, thực tế và ước mơ càng thê lương hơn, năo nề hơn. Gần như chưa bao giờ hắn có đủ tiền đưa tôi đi uống một ly cà phê. Đă vậy cái huyện lỵ miền đông xao xác ấy vào những năm mở mắt ra chỉ thấy khoai và củ, nhà cầm quyền cấm buôn bán, cấm quán hàng, càng không thể nào t́m ra một nơi có giấy phép kinh doanh để hắn hỏi mời tôi ly cà phê. Thỉnh thoảng khi được phép ba mẹ tôi cho đi dạo với hắn, hai đứa thường thả bộ dọc theo con lộ có những lô cao su cao ngất, khô khốc màu đất đỏ và đầy bụi mù lúc những chuyến xe đ̣ liên tỉnh, xuyên Việt chạy ngang qua. Hắn nói với tôi, ở măi cái xó xỉnh này, đến một lúc nào đó, mọi thứ, từ con người, t́nh yêu, cuộc sống, ước mơ…, rồi sẽ thui chột, đui mù đi. Hắn bảo hắn đang nuôi thêm một thứ ước mơ đội đá vá trời, ước mơ thoát khỏi chốn địa ngục trần gian.

Thường hắn hay đến nhà tôi vào buổi chiều, dạy cho em tôi đánh đàn và đàn cho tôi nghe. Những khi không độc tấu nhạc cổ điển, hắn hát đi hát lại một đôi bài tiền chiến. Chiều buồn len lén tâm . Với bao tà áo xanh đây mùa thu hoa lá tàn... Đôi khi nổi hứng tôi hát bè với hắn.  Em tôi bảo tôi với hắn song ca “t́nh khúc thứ nhất” buồn thê thiết như những hôm không đủ gạo.

Tuy nhiên cuộc sống, giá mà dừng lại được ở đấy. Tôi và hắn, giá mà biết ngưng cái mối t́nh đầu dẫu không như truyện, không như mơ, không như tiểu thuyết, nhưng tôi nghĩ rất nên thơ ấy ở nơi đáng dừng như vậy. Thật, giá mà ngừng ở đấy, chắc có lẽ tôi giờ đây sẽ ngh́n năm thương nhớ hắn, chắc có lẽ hắn sẽ muôn đời yêu quí tôi.

Tôi nhớ có lần hắn kể hắn yêu mái tóc dài của tôi ngay từ ngày đầu gặp gỡ. Sau đó hắn thêm, cho đến lúc ấy th́ hắn vẫn chưa hề thấy người con gái nào có mái tóc đẹp đến vậy. Rất nhiều lần hắn đă xin được ôm một lọc tóc của tôi trong tay. Nâng niu như nâng niu báu vật. Dịu dàng bảo hương bồ kết lá sả lá chanh có thể làm ngất ngây, làm chết được ḷng một con người. Và hắn hát, ngọc lan gịng suối tơ vương…

Mười tám, hai mươi tuổI, con người ta hay nghĩ ra những điều khùng điên, hay làm những tṛ khùng điên. Chẳng biết khi hắn nói với tôi như vậy, hắn có đang ở trong một cơn điên nào đó chăng, và tôi, cũng chẳng biết có điên hay chăng. Mà tôi và hắn lấy nhau. Lấy nhau v́ yêu suối tóc, lấy nhau v́ chưa bước qua khỏi tuổi xuân th́. Đêm tân hôn, tôi nh́n hắn trong bóng tối, không hiểu nổi tại sao ḿnh lấy chồng. Hắn nh́n lại tôi. Ngơ ngác. Vuốt bờ vai trần của tôi, hắn kéo một lọn tóc đặt lên, rồi bảo thấy tôi lạ quá.

 

Tháng năm sau đó, tôi hết c̣n trẻ, hết c̣n mười tám đôi mươi. Hết c̣n những ứng xử nổi loạn, điên khùng nhất thời. Tôi trở ḿnh già dặn hẳn ra trong bổn phận. Tôi loay hoay trăn trở t́m cách gầy dựng một mái gia đ́nh. Tôi nhớ đến những ước mơ thời thơ trẻ của hắn, tôi cố t́m kiếm, cố lục lọi mọi lối, mọi con đường, để hắn và tôi có thể chung cùng.

Nhưng rốt cuộc tôi làm không nổi. Tôi thực hiện không được những điều ḿnh nghĩ suy. Tôi và hắn không cùng lớn lên. Không cùng già đi. Cứ như thời mười tám, đôi mươi, hắn vẫn hát t́nh ca, vẫn yêu suối tóc, bờ vai gầy…

Nhưng hắn thôi không c̣n hát t́nh ca cho tôi. Không c̣n yêu suối tóc tôi. Đêm đêm tôi ôm con ngồi chờ tiếng gọi cửa, tiếng chân trở về nhà. Hắn đi t́m đồng cỏ ở bên kia chân đồi.

Vài năm sau, hắn thực hiện cái ước mơ đội đá vá trời. Hắn bỏ tôi đi thật xa. Tít xa. Tới một chỗ măi nhiều năm sau tôi mới tới được. Khi gặp lại hắn, tôi nhận ra sự khác biệt giữa hai con người. Và nhận ra từ đấy, tôi sẽ bước đi một ḿnh.

Nơi ấy, hắn có một bờ vai mới, tóc xơa mới. Tôi và hắn chia ĺa nhau. Tôi dắt con qua cầu đoạn trường bằng những bước thấp bước cao, và đầy ngổn ngang đàng trước mặt. Hết c̣n trẻ, vấp, tôi ngă. Sóng soài. Đớn đau. Không cách ǵ gượng dậy nổi.

 

 

Nhiều lúc trong đời gồng gánh nuôi con, tôi quên bẵng mất hắn, dẫu tôi chẳng giận hờn cay đắng ǵ. Bởi tôi hiểu lẽ ra tôi và hắn không nên có mặt trong đời nhau như vậy. Và cũng phần nào đó, tôi không muốn nhắc nhớ đến những kỷ niệm buồn bă, chua chát đă trải qua cùng nhau.

Vậy mà lạ, bỗng dưng chiều hôm nay, một buổi chiều không có ǵ đặc biệt của những ngày sắp sửa bước vào tuổi năm mươi, khi không tôi lại chợt để ḷng hoài niệm về cái kỷ niệm cũ rích cũ rang ấy với hắn. Bỗng dưng tôi lại nh́n thấy một hắn, thời yêu tôi. Một hắn, thời tơ vương suối tóc đen tuyền của tôi. Tôi tự hỏi không biết có phải v́ tứ của cái truyện ngắn làm tôi chao ḷng. Hay là tại tôi bắt đầu trở nên già nên bỗng đâm ra lẩm cẩm?

Tôi ngẩn ngơ. Cuối cùng, cuối cùng tôi tự nhủ, dẫu sao đi nữa, th́ hắn cũng đă từng là nhân vật một thời của tôi. Dẫu sao đi nữa th́ hắn cũng đă làm những điều dễ thương, nghĩ ra được những điều hết sức tŕu mến. Và dẫu sao đi nữa th́ hắn cũng đă xa xôi ngàn dặm trong tôi.

Tôi bỗng liên tưởng đến chuyện… tưởng niệm nhân vật của ḿnh, như hoài một cố nhân!

Chỉ có điều là tôi không biết làm ǵ bây giờ. V́ thường để nhớ đến ai đó đă vĩnh viễn không c̣n hiện hữu, người ta có nhiều cách tưởng niệm; dâng một bó hoa, đốt một nén nhang, viết một bài văn tế. Tôi, tôi không bao giờ cúng kiếng, lại càng không biết viết văn tế, nên nghĩ măi, vẫn chưa biết cách nào để tưởng niệm.

 

Chẳng lẽ chỉ nói nhớ đến khơi khơi vậy, rồi tống biệt, bỏ lại sau lưng bằng một nụ cười suông, thường là rất nhạt nhẽo của ḿnh?

 

HOÀNG NGA