Cha Con

Hoàng Nga

 

tranh Lê Phổ

 

Vừa trục trặc giấy tờ, vừa phải năn nỉ hết nước miếng, măi cho đến lúc bà cụ mất, anh mới đưa được ông cụ sang bên này. Anh không biết cha anh nghĩ sao, nhưng đối với anh, mọi việc, hoàn toàn giống như một giấc mơ. Nhiều người khen anh giỏi. Người khác hỏi, một ḿnh, anh đă tính toán thế nào chưa về chuyện chăm sóc ông cụ.

Thật t́nh, th́ anh cũng đâu có biết tính thế nào. Nên anh cười cười, trả lời một cách hết sức thành thật; rằng cứ để ông cụ sang đến bên này hẵng hay.

Hơn ai hết, anh biết chắc chắn đă và sẽ có vô số điều không ổn thỏa trong hoàn cảnh của ḿnh; nhưng anh tin cha anh vẫn chưa bị kể là già, sức khỏe vẫn c̣n được kể là tốt, những chuyện cần phải làm, phải lo lắng, đến vài ba năm sau nữa cũng vẫn c̣n kịp để nghĩ ngợi đến.

Hẳn nhiên là anh rất hănh diện, và vô cùng hài ḷng v́ đă thực hiện được một điều vượt lên trên khả năng của ḿnh như vậy. Nên mặc dầu thỉnh thoảng vài ba cái cảm giác băn khoăn khó tả bất chợt hiện lên trong ḷng vẫn khiến anh hơi lao xao; chẳng hạn nỗi lo sợ khi nghĩ ngợi đến những ràng buộc cùng những đụng chạm chắc chắn không thể nào tránh khỏi, sẽ làm xáo trộn đời sống vốn được kể tự do khá lâu như vậy của anh; tuy nhiên cuối cùng, nhất là khi nhận được quyết định của chính phủ cho phep cha con anh đoàn tụ, anh lại tự trấn tĩnh ḿnh, rằng cha anh là tưp người không bao giờ thích bó buộc, ép uổng con điều ǵ; nên khi sống chung với anh, những điều thiên hạ lo lắng giùm cho anh, chắc có thể sẽ không xảy ra, hoặc nếu có xảy ra đi chăng nữa, cũng không đến nỗi nào.

Anh không hiểu cha anh có hồi hộp lắm không với chuyến đi lớn nhất đầu tiên trong đời của ḿnh như vậy; riêng anh, anh gần như chẳng làm được ǵ trước khi cha sang. Cách vài hôm ngày ra phi trường đón cha, anh đă lái xe đi một ṿng , lục lọi khắp các tiệm tạp hóa Á châu thành phố anh cư ngụ, để mua cho ra một vài loại thức ăn mà anh nhớ cha anh rất thích, như kẹo đậu phụng, trà hoa sen. Nếp, thịt chà bông. Rồi bánh tráng phủ mè, thịt ba chỉ, rau sống. Anh nhớ cha anh thường nướng thứ bánh tráng này cho thật vàng, sau đó đem nhúng nước, đế ráo, mới cuốn thịt và rau. Một kiểu ăn quê rích quê rang, có vẻ không mấy thanh tú, được cả gịng họ anh mang từ quê nhà vào miền nam, và giờ anh „di tản“ nó ra hải ngoại.

Nhà không than củi, bếp núc không quen, nên sau nhiều lần „thí nghiệm“, chật vật lắm anh mới kiếm ra được một phương cách nướng bánh tráng ngon nhất, bằng cách cho vào microwave, một phút mặt này, một phút mặt kia, sau đó hí hửng mang ra ngồi ngắm „công tŕnh“ của ḿnh, tự cho chất lượng bảo đảm không kém ǵ nướng than. Chỉ có thịt là anh sợ; v́ anh biết cha anh hơi kén. Cha anh thường nói muốn ăn thịt cuốn bánh tráng phải mua thịt mới, chẳng nạc quá cũng chẳng mỡ quá; khi luộc, lại phải luộc vừa lửa, vừa chín, không được mềm, nhưng lại càng không dai mới ngon (thế mà anh, ở cái xứ công nghiệp này, lấy đâu ra thịt mới nguyên, c̣n ấm như cha anh đă bảo, lại c̣n „tŕnh độ“ đâu để mà luộc được một miếng thịt đúng cách!). V́ vậy mà với một món ăn tương đối đơn giản như vậy, anh phải đánh vật từ trưa cho đến gần xế chiều mới xong một đĩa thịt luộc, một đĩa rau muống non, húng, kinh giới, ng̣, răm, hành xắt lát, và „ghê gớm“ hơn vậy nữa, là một tô nước chấm -cái thứ nước chấm nhiêu khê phức tạp, v́ chỉ là mắm nêm nhưng đ̣i hỏi phải thật là mắm ngon, để gần như không được pha chế, mà chỉ đệm một chút chanh cho dịu, một mớ tỏi giă dập bằng cối chày, và nhiều thật nhiều ớt hiểm!

Đêm trước ngày cha anh sang, anh lao xao cả đêm không ngủ được. Nằm nghĩ ngợi, mường tượng cha đă thay đổi như thế nào, nhưng không được, anh đâm ra lo lắng toàn những chuyện không đâu vào đâu. Đôi lúc anh lại có cảm giác như ḿnh bị nhụt chí. Sợ…

Và mặc dù hai cha con có gửi cho nhau vài ba tấm h́nh, vậy mà câu đầu tiên khi trông thấy nhau ở pḥng đợi trong phi trường, là cả đôi bên cùng chê nhau gầy. Cha anh già hơn anh tưởng rất nhiều. Ông ốm nhom. Cao nḥng dầu lưng đă hơi cong. Bộ đồ vest được may không mấy vừa vặn trên người, như chỉ làm tăng thêm vẻ luộm thuộm, khiến cha anh trông càng thảm năo. Đă vậy, nước da ông lại đen tai tái, trên lưng bàn tay những lớp da gấp lại thành nhiều nếp, gân lớn, gân bé nổi lên hàng hàng.

Trước dây anh vẫn thường hay kể cho mọi người quen biết của ḿnh nghe rằng cha anh cao lớn và đẹp như tài tử. Phong cách th́ nhanh nhẹn, gọn gàng như một thanh niên. V́ vậy lúc gặp cha, anh hơi bàng hoàng. Anh tự hỏi, không hiểu cái h́nh ảnh anh đă mang theo bên ḿnh hai mươi mấy năm là có thật hay do anh tưởng tượng –chao ơi, mới đó mà đă hai mươi mấy năm, kể từ ngày cha anh đưa anh ra bến xe đ̣ miền đông dạo ấy!

Chẳng hiểu được cha suy nghĩ như thế nào, anh, ngoại trừ nỗi vui mừng đoàn tụ, hạnh ngộ, cái cảm giác đầu tiên của anh khi đưa cha về đến nhà, lại là ngần ngại. Anh ngờ ngợ như ông cụ có điều ǵ đó muốn nói với anh, như đang quan sát tỉ mỉ, xét nét từng li từng tí về con người, về cuộc sống của anh… Nhất là khi cha anh hỏi:

- Con một ḿnh như vậy từ hồi qua đây tới giờ hay sao?

Anh đă cười cười không trả lời. Không biết trả lời thế nào. Măi một lúc sau đó mới nói, chớ cha nghĩ con mấy ḿnh. Cha anh trầm ngâm một hồi:

- Không, ư cha hỏi con cứ ra vô cơm nước vậy thôi hả?

Anh ngó cha. Rồi trả lời bâng quơ một câu vô thưởng vô phạt, để ông cụ nghĩ sao cũng được, dầu thật ḷng, anh không hiểu cha anh muốn ám chỉ đến v́ệc vợ con trễ nải của anh, hay cha anh chê trách nhà cửa anh luộm thuộm, đời sống anh không nề nếp. Tự dưng anh cảm thấy hơi phật ư. Bởi đối với anh, trong một giới hạn nào đó, cả hai điều trên đều nào cũng trở thành khó chịu khi có người nhắc đến. Nó tương tự như một xúc phạm. Một sự chen chân vào đời sống riêng tây của anh.

V́ vậy, thay v́ t́m thêm một câu giải thích, anh lăng qua chuyện khác, rồi đưa cha vào pḥng, chỉ cho ông cụ những việc lặt vặt, chỗ bật công tắc điện, cách kéo màn cửa sổ… Sau đó anh đưa ông cụ vào nhà tắm.

Giữa khoảng thời gian cha anh làm vệ sinh cá nhân, lẽ ra anh phải đi làm thức ăn, chuẩn bị bữa tối như đă định từ những ngày trước, anh lại ngồi thừ ra trên ghế. Cái cảm giác vừa bị „chạm“ một chỗ nào đó khiến ḷng anh xốn xang, dầu anh cũng chẳng biết ḿnh đă bị „chạm“ ở đâu, như thế nào. Anh bối rối như thể anh và cha anh là hai người xa lạ, chưa hề quen biết nhau, gặp gỡ nhau bao giờ. Nhưng đồng thời anh cũng thấy hụt hẫng, thất vọng v́ cái cảm nhận, rằng cha anh đă không hiểu anh. Không thể hiểu nổi anh.

Ḷng anh nhoi nhói đau. Bỗng dưng anh nhớ tới người bạn chia pḥng cùng anh ở trường nội trú, thời anh mới đến định cư đất nước này; anh tự hỏi, không lẽ rồi anh cũng phải dọ xét từng li từng tí, cũng phải thận trọng từng cử chỉ một với cha anh, như đối với người bạn ấy ngày xưa hay chăng.

Những ư nghĩ, có lẽ không xa xôi nữa đâu, là anh phải cực ḷng trong việc chăm sóc, khó khăn trong việc chiều chuộng; hệt như những người quen của anh từng „khuyến cáo“ về t́nh trạng xung đột, bất ḥa giữa hai thế hệ già trẻ, quan niệm đông tây trong nhiều gia đ́nh đồng hương của anh tại quê người; khiến anh bỗng thấy khó thở. Anh chóng mặt nghĩ đến con đường không c̣n cách thối lui của ḿnh. Tim anh đập mạnh lên mấy cái vội vă.

Mặt anh nóng bừng lên. Nhưng tức th́, đôi ba giây ngay sau đó, cái ư nghĩ mặc cảm tội lỗi hiện ra với anh. Anh thấy xấu hổ. Anh tự mắng ḿnh hồ đồ, bất hiếu; rồi vội vă bỏ chỗ ngồi đứng dậy bày biện thức ăn ra bàn…

oOo

Sáng sớm hôm sau, anh bị đánh thức bởi tiếng ho khục khặc của cha anh ở pḥng bên cạnh. Ban đầu, c̣n lơ mơ chưa tỉnh ngủ hẳn, anh hơi giật ḿnh, nhưng sau định thần ra, anh nằm im vắt tay lên trán, lắng tai nghe cha đang làm ǵ, cố xem ông cụ đă trở dậy hẳn chưa. Một lát sau, anh lại nghe tiếng ho của cha anh, lúc khao khao, lúc ngắt quăng. Rồi lúc lại hơi lớn; nhưng cũng có khi nhỏ dần. Thể như cha anh cũng rất cẩn thận để không phá giấc ngủ của anh. Anh nghe tiếng ông cụ trở ḿnh rất khẽ. Sau đó có tiếng lục đục, chừng như ông cụ chờ dậy. Cách rón rén, nhẹ nhàng. Tuy nhiên rồi ông vẫn làm phát ra những âm thanh bất thường, tiếng chân va vào chiếc ghế, tiếng đằng hắng nghèn nghẹn trong cổ họng, tiếng ho tưng tức v́ bị níu lại giữa lưng chừng.

Bất chợt anh mở bừng hai mắt. Bần thần nh́n quanh, ḷng ngổn ngang với ư nghĩ, như vậy là từ hôm nay, chỗ nằm này, chỗ anh thường chỉ để tiếp khách, bắt đầu trở thành pḥng riêng của anh, một thứ pḥng riêng bất đắc dĩ -làm việc, ăn uống, rồi ngủ nghỉ, hoàn toàn chỉ trong một phạm vi thật bé nhỏ, chật hẹp. Thật tù túng. Anh bàng hoàng nghĩ. Rồi ḿnh sẽ vào ra với đôi chân như bị ràng buộc, rồi ḿnh sẽ tới lui, di chuyển trong sự ngắm nh́n kỹ lưỡng (anh không dám nghĩ đến những từ ngữ, ḍm ngó, dọ xét). Rồi ḿnh sẽ…

Trong thoáng chốc, t́nh trạng ngây ngây, khó chịu ngày hôm qua bỗng như len lẻn trở lại trong anh. Bao nhiêu năm qua, trong đời sống tự do một ḿnh, anh đă chẳng hề cần phải đổi thay một thứ tự, một nề nếp nào đó của ḿnh. Bao nhiêu năm qua, những quan tâm lo lắng về các điều nhỏ nhặt hằng ngày, một cái khép cửa cẩn thận để khỏi làm giật ḿnh người nào đó, một bước chân khe khẽ để không đánh thức ai lúc nửa đêm…; hoàn toàn chưa bao giờ hiện diện, có mặt trong căn nhà này… Cũng như chuyện bị quấy rầy, trở giấc vào một thời khắc trái khuấy, không b́nh thường, sớm hơn mọi ngày; như sáng nay. Như sáng nay… Anh nằm im. Như sáng nay… Sáng nay. Anh ngẫm nghĩ. Và anh giật ḿnh. Nhưng mà sáng nay th́ đâu đă có điều ǵ quá đáng xảy ra. Ngoại trừ vài ba tiếng động, tiếng ho. Anh tự hỏi, chẳng lẽ như vậy đă phiền toái lắm hay sao?

Anh không dám nghĩ tiếp. Cái bứt rứt tràn lên trên cái ngây ngây. Cái hối hận tràn lên cái khó chịu. Anh sực nhớ đến những tháng ngày hiu quạnh của cha anh ở quê nhà. Ḷng anh bùng lên h́nh ảnh ngày ông cụ đưa anh ra bến xe đ̣ trước lúc anh vượt biên. Bao nhiêu năm qua, trong tâm anh vẫn canh cánh dáng cha anh hao gầy, cam chịu, lẻ loi dưới cơn nắng nhiệt đới gắt gay, chờ chiếc xe đưa anh đi khuất dạng. Bao nhiêu năm qua, cái ánh mắt đau đớn, rứt ruột nh́n theo của cha anh vẫn làm anh ứa nước mắt lúc nhớ về.

Ḷng anh như rơi rớt xuống. Anh thấy thương cha xa xót. Và thấy ḿnh chưa ǵ đă kể tháng kể ngày. Dụi mắt, anh bật ngồi dậy, hệt như anh muốn đoạn tuyệt với cái ư nghĩ không hay ho đang lẩn quẩn trong trí ḿnh. Khi cúi xuống t́m đôi dép mang trong nhà, anh mới sực nhớ đêm hôm qua anh đă quên không đưa cho cha môt đôi, anh bước vội ra ngoài.

Tuy nhiên vừa ra khỏi hành lang nối pḥng khách và pḥng ngủ, anh bỗng chùng lại; ngừng chân nghe ngóng. Măi một lúc không thấy động tĩnh ǵ, anh nghĩ hay là cha anh đă vào giường và đă ngủ lại nên đứng im năm ba giây. Nhưng trước khi định quay trở về sofa, anh chợt nhận ra cha anh cũng không khép cửa, nên đổi ư, nhẹ gót bước đến, ghé mắt nh́n.

Và trong nhiều phút đồng hồ liền, anh đă cứ đứng yên, không hề dám cử động, không xoay trở ǵ cả ở ngưỡng cửa. Cũng không biết nên có phản ứng ǵ. V́ trái với điều anh nghĩ, cha anh thật đă thức dậy hẳn, đang đứng nh́n ra ngoài rất lặng lẽ. Tấm màn cửa trước mặt ông hơi hé mở, chỉ vừa đủ một vệt sáng len vào, hắt quanh người ông. Cha anh gần như cũng hoàn toàn bất động. Chỗ anh ở, b́nh thường vốn đă tĩnh mịch, qua cái dáng cha anh tựa cửa, sự tĩnh mịch, yên ắng càng như tăng lên thêm. Anh tự hỏi, không biết cha anh đang nh́n ǵ ở bên ngoài. Quan sát đời sống mới, thu thập những dữ kiện mới để ḥa nhập? hay cha anh đang buồn?

Anh nắm hai bàn tay lại. Quyết định ho lên một tiếng nhỏ để báo cho cha anh biết anh đă thức giấc. Quả nhiên, ông cụ quay lại ngay. Vẻ vui mừng hiện thật rơ lên khuôn mặt cha anh khiến anh cảm động. Ông cụ hỏi sao anh dậy sớm. Anh không trả lời mà hỏi ngược lại:

- Cha ngủ ngon không?

Ông cụ cười, được con. Được. Cái tiếng „được“ phát ra chắc chắn, nhưng anh nhận ra nó có vẻ không thật cho lắm. Có vẻ chỉ nói cho anh vui ḷng. Anh nghĩ bụng, chắc thể nào cha anh cũng đă trằn trọc cả đêm; hay nhiều lắm là chỉ chợp mắt đi dăm ba mươi phút. Đường xá xa xôi, dẫu mỏi mệt, nhưng lạ giường, lạ cảnh, c̣n lạ cả giờ giấc, chắc hẳn, ông cụ cũng ngủ không yên.

Anh cười bâng quơ. Bước thẳng vào trong pḥng, nhẹ tay kéo rèm cửa dạt sang một bên. Căn pḥng tràn ngập ánh sáng. Cha anh quay hẳn lại nh́n ra phía ngoài. Trông ông đă bớt dè dặt, nhưng hoàn toàn không có cái nô nức của một người vừa được đi định cư thường thấy. Ông không khen, không chê, cũng không tỏ ra ngạc nhiên hay ṭ ṃ. Một thái độ thật khó có thể đoán được.

Anh ngước nh́n cha. Bỗng nhận ra lưng cha anh đă bắt đầu c̣ng, vai bắt đầu hơi nhô cao. Ông hoàn toàn già đi rất nhiều so với sự tưởng tượng cho phép của anh. Tóc ông bạc trắng. Những sợi cứng, khô, bồng lên ở đỉnh đầu. Anh chợt nhớ cha tóc anh thuở xưa đen nhánh, có những lọn cong, úp vào sau gáy trông rất nghệ sĩ. Đấy chính là cái h́nh ảnh sáng rực, mà anh đă mang theo và hay khoe với mọi người về sắc vóc của cha ḿnh. Anh hoàn toàn không nghĩ cha anh đă đổi khác đến dường ấy.

Ḷng anh quặn thắt lại. Anh tự hỏi, giá mà khoảng giữa hơn hai mươi năm vừa qua, hai cha con anh đă có dịp gặp nhau một lần, th́ không hiểu cái cảm giác xốn xang, thương xót, có quẫy lên trong anh nhiều đến vậy hay không…

oOo

Sang được vài hôm, cha anh nói không ngờ nơi đây im ắng đến độ như vậy. Trông ông có vẻ buồn với khung cảnh lặng lẽ và không gian tịch mịch ấy. Ông làm anh ngạc nhiên. Anh cứ tưởng tính cha anh trầm lặng, ít nói; lẽ ra một chốn như thế, phải hoàn toàn hợp với ông mới phải. Thỉnh thoảng, anh lại bắt gặp cha anh đứng bất động rất lâu cạnh cửa sổ trông ra ngoài vườn hệt như hôm mới đến. Hoặc có khi ông ngồi rất lặng trên ghế bành trong pḥng, nh́n vào một chỗ. Anh không biết ông cụ nghĩ ǵ, nh́n ngắm ǵ phía bên ngoài, ngó thấy ǵ phía bên trong pḥng; nhưng anh không dám hỏi. Anh sợ phải nghe một „sự thật“, chẳng hạn ông cụ không bằng ḷng một điều ǵ về anh, không thích một ứng xử nào đó của anh; nhưng đồng thời anh cũng rất muốn biết cái „sự thật“ ấy để cha con không làm buồn ḷng nhau.

Anh không hề nghĩ ra cái tĩnh mịch, cái yên ắng ở đây, hoàn toàn chẳng là cái tĩnh mịch, cái yên ắng ở quê nhà. Anh quên mất phố xá nơi quê hương anh, dẫu có im, có buồn bă thế nào đi chăng nữa, cũng không tĩnh đến lạnh người, cũng không im ắng đến năo ḷng như xứ lạ. dẫu có sao đi nữa, cũng vẫn c̣n một tiếng gà trưa xao xác, dăm ba tiếng chó sủa, đôi tiếng rao hàng. Hay thôn dă nơi xa xôi ấy, dẫu có quạnh quẽ, đ́u hiu ghê gớm lắm, cũng xào xạc một lũy tre, kẽo kẹt một tiếng vơng đưa, hắt sang từ nhà hàng xóm…

Hai mươi mấy năm xa quê, anh quên mất người già ở đất nước anh quen cái động hơn cái tĩnh; anh càng quên mất cha anh có thời cũng từng trẻ như anh, cũng bạn cũng bè, cũng câu đưa chén đẩy. Sang đến nơi này, dầu có đầy đủ hơn, gần con hơn, nhưng ông đang bị rơi hụt xuống một chốn không có tên, một nơi như không có sự sống.

Lúc nghe cha nhắc đến những điều ấy, anh mới giật ḿnh. Anh nghĩ ngợi lung tung và cuối cùng anh bảo sẽ đi mua cho cha anh bụi tre trồng trong nhà cho vui. Anh nói:

- Tre cũng lớn như bên ḿnh vậy, cha à. Thân cũng xanh ngắt, lá to mượt. Mùng năm, cha có thể hái xuống gói bánh ú tro được đó.

Cha anh nghe, mừng ra mặt. Cái từ ngữ, tre, bỗng như làm sống lên trong ông điều ǵ đó. Ông đ̣i anh đưa đi xem ngay. Nhưng anh bảo phải chờ đi hỏi mới biết người ta bán ở đâu. Cha anh gặng lại:

- Mà con thấy nó thiệt chưa? Hay chỉ nghe người ta nói? V́ hôm cha qua tới bây giờ, cha có thấy tre trúc ǵ ở gần nhà ḿnh đâu.

Anh cam đoan đă thấy. Cha anh lại thắc mắc, trời lạnh quá, biết nó có sống nổi không. Anh không đáp, mà để chứng minh, tiện thể để hỏi xem người ta mua ở đâu, anh đưa cha anh đến ăn ở một quán Tàu. Nhưng khi đến quán rồi, trông thấy bụi tre rồi –thật sự ra, đó chỉ là một khúc tre lớn, được bó cho ra rễ, sau đó mang trồng vào chậu kiểng, mà cả hai cha con, tuy không nói ra nhưng vẫn thống nhất gọi đấy là „bụi“- anh hỏi từ người hầu bàn đến chủ quán, th́ ai cũng không biết tông tích chỗ bán nằm ở nơi nào. Người chủ cho anh biết, khi họ sang lại cái quán ấy, đă thấy nó có sẵn ở giữa nhà. Và cái bụi tre, không biết có được tính là một phần tài sản sang nhượng hay không, nhưng người chủ quán cam đoan với anh, giá của nó khá cao.

Anh dịch lại mọi điều cho cha nghe. Đến đoạn giá cả, ông ngần ngừ một lúc khá lâu rồi bảo anh, thôi đừng bận tâm nữa. Nhưng phần anh, sau khi ngắm nghía bụi tre kỹ lưỡng, xem xét từng nhánh lá, ước lượng chiều cao, đường kính thân tre; th́ nghĩ thầm, nếu giá cả của nó có cao đến cỡ nào đi chăng nữa, chắc có lẽ cũng không đến nỗi ḿnh với tay tới không được. Tre, chứ có phải vàng ngọc, kim cương ǵ. Anh lư luận. Và anh hăng hái nói:

- Để từ từ, thế nào rồi con cũng t́m ra manh mối chỗ bán, cha à.

Nói là làm. T́m măi, điện thoại hết chỗ nọ đến chỗ kia, cuối cùng rồi anh cũng biết ra được nơi chuyên bán loại cây cảnh nhiệt đới ấy. Sau đó, để tạo sự ngạc nhiên cho cha, một hôm, anh gọi điện thoại về dặn ḍ cha, sau giờ làm việc anh phải đi công chuyện cho hăng đến tối mới về.  Và anh hăng hái vừa lái xe đi, vừa huưt gió một cách vui sướng như vừa có t́nh yêu mới. Suốt trên đoạn đường ba mươi ây số ra khỏi thành phố ngay giờ tan tầm, xe chạy như con rùa ḅ trên đường, nhưng anh rất thơ thới, hân hỉ. Bởi chỉ cần mường tượng ra khuôn mặt rạng rỡ của cha anh lúc trông thấy „quê nhà“ , là anh đă xúc động đến ứa nước mắt ra được.

Anh không hề nghĩ, không hề tưởng tượng nổi, một cái „bụi“ tre, cụt ngủn, trơ trụi, trồng tạm trong chậu nhựa, chiều cao chỉ hơn một mét, thân màu xanh lục đậm tầm thường, cũng được chiết rễ y hệt như hai cha con anh đă nh́n thấy ở cái quán Tàu; mỗi mắc chỉ x̣e ra dăm chiếc lá kha khá lớn, chắc chắn chẳng thể gói được cái chóp bánh ú, mà giá đă bằng một phần năm lương chưa tính thuế của anh. Tiến sâu hơn vào giữa „rừng“ tre, những cây khác cao hơn, thân vàng óng, có sọc xanh, lá dài hơn mười phân, to ngang bằng hai ngón tay người lớn chập lại, đúng là loại có thể gói bánh ú, được trồng từ măng, có ngọn đàng hoàng, trông „thật“ hơn, th́ rơ ràng là anh không thể nào với tay tới.

Anh bàng hoàng. Đi tới đi lui, đi ngang đi dọc giữa những chậu tre kiểng, dẫm xào xạc lên đám lá khô rơi rụng, phơi ḿnh trên lối, ngước nh́n lên những chóp lá xanh mướt, rồi gập người cúi xuống ngắm những búp măng mới nhú, mà ḷng đau như cắt. Có vài chậu, anh chỉ dám ngó, không dám xem giá. Nhiều chậu, anh chỉ dám quay lưng lại, bước lướt qua.

Anh đi qua đi lại, rồi lặng lẽ ra về. Lặng người đến cả tuần lễ sau đó, bởi day dứt giữa cái ư nghĩ có nên hay không nên bỏ ra một số tiền lớn như vậy để mua về cho cha một chậu tre, mà người bán hàng đă nói với anh rằng, tre là một loại vô cùng „empfindlich“ khi đem đi trồng ở một xứ ôn đới như vậy. Hơn hai mươi năm sống ở đất nước này, ngày mỗi ngày phải xử dụng cái ngôn từ của người bản xứ đến quá bán thời gian hai mươi bốn tiếng đồng hồ, anh biết chắc trong tự điển, người ta dịch empfindlich có nghĩa mẫn cảm, nhạy cảm, dễ bị tổn thưnơg, dễ bị xúc động… Nhưng đó hoàn toàn là những từ ngữ dành cho con người. Một nhánh tre, một khúc tre, một đoạn tre, hai ba cây tre ghép lại, đem trồng vào chậu kiểng, mang từ bên Tàu, bên Nhật sang đây, empfindlich chỉ có nghĩa là dễ héo, dễ khô. Dễ chết.

Bùi ngùi, anh nghĩ, ở quê anh, khi muốn ươm một bụi tre mới, chắc người ta chỉ cần vác cuốc ra xén một, hai mụt măng c̣n rễ, hay chạy sang nhà hàng xóm, bứng một cây tre non đem về đào hố chôn xuống ở một góc vườn nào đó. Chắc hẳn sẽ chẳng có ai cất công nghĩ đến chuyện chăm sóc, tưới ắm, hầu hạ chúng, như hầu hạ một đứa con nít. Chắc cũng chẳng có ai màng che chắn, quan tâm đến nhiệt độ bên trong bên ngoài nhà như thế nào. Rồi cũng chẳng sợ gió lùa, sợ nước nhiều làm úa lá. Đă vậy, càng không cần phải tỉa cành, cắt nhánh. Tre già măng mọc. Tự nhiên. Như định luật trời dành. Vậy thôi.

Anh cũng nhớ thêm nhà ông nội anh, ở tận măi ngoài trung, nơi đất cằn khô cỏ cháy, mỗi năm nước lụt dâng lên một lần, vậy mà có bao giờ người ta lo sợ, để ư chăm sóc cho mấy bụi tre ngoài vườn. Nắng hạn chết lúa, chết bắp, nhưng kẽo kịt phía trước ngơ vẫn là hàng tre xanh mướt lá, vẫn xum xuê bóng mát tỏa xuống hiên nhà., và vẫn những thân xanh mượt như nhung hoặc vàng óng như tơ trời. Mỗi bận về quê thăm ông, anh vẫn thường hay ngồi trên thềm nhà đất nện, nh́n ra bóng lá lắt lay ngoài ngơ, nghe tiếng gió thổi và ngó theo những chiếc lá khô ḍn rơi rụng hoặc những chiếc vừa vàng tới vẫn c̣n cố bám lấy thân cây.

Ḷng anh tê tái. Ở quê nhà anh, chẳng bao giờ con người ta phải đắn đo suy nghĩ tới lui hằng chục lần, sờ sẫm, ve vuốt hằng trăm lần, âu yếm da diết như âu yếm da diết với người yêu, mà chỉ với một thân tre chiết nhánh. Chẳng bao giờ phải so sánh đồng tiền nằm trong túi, tiền lưong hàng tháng của ḿnh để mua một cây tre con.

Anh cay đắng. Không lẽ phải nghĩ, v́ ở đó, người ta không bao giờ trồng tre trong chậu, không bao giờ xem nó là một thứ cây cảnh hay sao!

oOo

Được vài tháng, cha anh quen dần cảnh ngày ngày vào ra dọn dẹp, làm chuyện nội trợ, cơm nước và chờ anh về. Trưa nghỉ giải lao, anh vẫn giữ luôn luôn lệ thường gọi về cho cha vào một giờ giấc tương đối nhất định. Có lần cha anh nói, đó là những giây phút hạnh phúc nhất trong ngày của ông. Nghe, anh thương cha vô cùng. Anh biết cha anh đă phải sống lẩn quẩn, tú túng không khác ǵ bị giam lỏng giữa một vùng đất hoàn toàn tự do; đă phải chịu đựng tương tự như một người khiếm tật, mất thị giác, thính giác giữa lúc ông vẫn c̣n tỏ tường, minh mẫn.

Và anh đă cố gắng hết sức để quan hệ giữa hai cha con ngày càng tốt hơn. Nhưng một hôm, bỗng thật bất ngờ trong bữa ăn tối, cha anh chợt bảo, ông thấy cuộc sống mới quá khó khăn đối với ḿnh, nên nếu được, anh có thể sắp xếp đưa ông về lại quê nhà th́ tốt hơn cho ông.

Nghe xong anh phát ù tai. Anh cảm thấy mọi thứ chung quanh như đang sụp xuống với ḿnh. Mọi cố gắng, nỗ lực của anh trong những ngày tháng qua, bỗng như bị chối bỏ cách tàn nhẫn. Anh đă ngồi lặng không nói với cha câu nào suốt cả tối. Người anh rũ ra. Anh vừa tê tái, vừa cay đắng biết cha anh đă không hiểu hết được, một người, dẫu sức dài vai rộng, thanh xuân tràn trề đến cách mấy đi chăng nữa, nhưng sống một ḿnh, độc thân như anh, mà thực hiện được ngần ấy việc –có công ăn việc làm đàng hoàng, có nơi ăn chốn ở tử tế, để bảo lănh đuợc cả cha sang bên này như vậy- là hoàn toàn vượt lên trên sức của nhiều người. Anh biết cha anh mới sang, cha anh chưa nh́n thấy có biết bao nhiêu kẻ đồng trang lứa với anh, hoàn cảnh cũng tương tự như anh, nhưng đời sống họ luông tuồng, bông lông, vô tích sự, hoàn toàn chẳng làm được ǵ cho bản thân ḿnh, huống ǵ cho người khác. Và cuối cùng, anh đau đớn nghĩ, chắc cha anh đă hy vọng ở anh nhiều hơn những ǵ ông có thể thấy được…

Anh chẳng biết tỏ bày như thế nào, giải thích làm sao cho cha hiểu và nh́n nhận ra vấn đề. Bởi lẽ cha anh cũng không hề than văn, trách cứ hay để lộ một cử chỉ không bằng ḷng nào trước anh.

Ông chỉ như thất vọng. Chỉ như không thông cảm mà thôi.

Bầu không khí giữa hai cha con trở nên ngột ngạt. Nhiều lúc tan sở, anh bỗng không muốn về nhà, bỗng sợ phải ngồi vào bàn ăn chung với cha. Hai cha con vào ra gượng gạo như đang chiến tranh lạnh. Anh khổ sở nhận ra, gia đ́nh ḿnh, bản thân ḿnh, cuối cùng rồi cũng thật tầm thường. Như thiên hạ. Cũng quá thể là „người“.

Nhưng may mắn cho anh, đang giữa lúc t́nh trạng căng thẳng, gần chuyển sang giai đoạn quyết liệt hơn, hai cha con anh bỗng được mời đi dự tiệc thôi nôi con của một người bạn anh. Và v́ bạn anh đến tận nhà nài nỉ, cha anh không thể từ chối, và anh cũng không thể đi một ḿnh, nên hai cha con có dịp ra đường, đến chỗ đông người chung với nhau. Anh ngay ngáy sợ thể nào cha anh cũng nhân cơ hội đó mà đ̣i anh đưa ông về lại Việt Nam. Anh lại càng sợ ông cụ sẽ so sánh anh với những người đă ổn định hơn, yên bề gia thất…

Anh lao chao, không biết ḿnh nên phản ứng như thế nào nếu chuyện sẽ xảy ra như vậy. Nhưng anh hoàn toàn không ngờ sau buổi tṛ chuyện, tiếp xúc với những người đồng trang lứa, nghe thiên hạ kể lể chuyện gia đ́nh, từ cái xấu đến cái tốt, về đến nhà, cha anh bỗng lại đổi thái độ. Ông có vẻ dễ chịu xuống. Và rồi ông thông cảm hẳn ra.

Vào hăng, anh kể lại cho bạn bè nghe, nhiều người khuyên anh nên thường xuyên đưa ông cụ đi thăm những gia đ́nh ấy nhiều hơn, tạo điều kiện cho ông có dịp giải tỏa những uẩn ức trong người nhiều hơn. Và chính anh, đến lúc ấy, cũng mới bắt đầu nhận ra ḿnh cũng đă đ̣i hỏi cha phải chấp nhận hoàn cảnh mới, đời sống mới một cách quá đơn giản; mà không hề để ư đến tâm t́nh, nỗi khổ tâm xa quê, lẫn sự cô đơn của ông hằng ngày.

Dần dà, quan hệ giữa hai cha anh trở nên nhẹ nhàng hơn. Càng ở lâu với khung cảnh mới, cha anh càng quen hơn, chịu đựng hơn sự đ́u hiu, quạnh quẽ ở chung quanh. Hằng ngày ông lại vào ra cơm nước, đọc sách đọc báo, và chịu khó đi ra ngoài chút đỉnh. Sáng sáng, anh khuyến khích cha đi dạo một ṿng, quanh nơi chúng cư gần nhà, bằng cách đi với cha một đoạn trước khi ṿng về băi đậu xe. Chiều chiều, sau bữa cơm tối, anh cũng lại đưa cha thả bộ xuống đường, đến một công viên gần nhà, nơi có nhiều hàng cây xanh lá, đông cũng như hạ. Lâu sau, anh mua về cho cha một mớ địa lan; thêm một mớ húng, ớt, rau thơm cho ông cụ có cái vun quén, tưới tắm. Hành lang và cửa sổ nhà anh bừng lên sức sống mới. Ông cụ không c̣n chỉ ngồi nhà chờ anh gọi điện thoại về mỗi ngày. Thỉnh thoảng ông „báo cáo“ với anh, đă tự đi được tàu điện, hoặc xe buưt đến nhà ông bạn già gần đó.

Cuối mùa xuân đầu tiên, lúc cha anh đă bắt đầu „ăn rễ“, anh mới đem chuyện ḿnh đi mua bụi tre ra kể cho cha nghe. Cha anh cười hiền, bảo anh chở ông đi cho biết. Hai cha con lẩn quẩn giữa rừng cây nhiệt đới gần một ngày. Cuối cùng đồng ư kiệu về một chậu trúc xanh, có thể sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, âm trên hai mươi độ.

Anh nói với cha, tiếng Hy Lạp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ḥa Lan…, đều gọi đó là cây tre; nhưng cha anh bảo, tiếng Việt, nó có cái tên hoàn toàn khác hẳn, trúc quân tử.

                                                                                                              

HOÀNG NGA