QUÊ NHÀ

Hoàng Nga

 

 

1. Giọng Quảng

Đất quê tôi, th́ người quê tôi viết đă nhiều, mà người khác khen cũng nhiều. Riêng anh Thái Tú Hạp c̣n làm cả một tạp chí chỉ viết về Quảng Nam – Đà Nẵng, mỗi năm ra bốn số. Tôi khen nữa, e địa phương tính, mẹ hát con khen hay!

Nhưng mà nói cho cùng, quê tôi có nhiều thứ đặc biệt, không viết ra không được. Như có lần ăn cơm trưa ở nhà tôi, Lê Minh Hà, Phạm Hải Anh, và Đỗ Quang Nghĩa đă cười đến chảy cả nước mắt khi nghe tôi và nhà văn Nguyên Ngọc, dân gốc Quảng Nam chính thống kể chuyện tào lao bằng giọng Quảng Nam chính thống. Dĩ nhiên là chúng tôi đă phải “dịch” ra giọng “b́nh thường”, mọi người mới hiểu.

Và cái đặc biệt là nằm ở chỗ như vậy. Cũng như khi tôi nói đến chữ b́nh thường, nghĩa là phải có chút ǵ đó không b́nh thường trong giọng nói của người quê tôi, mặc dầu chẳng biết cái không b́nh thường ấy là điều hay hay dở.

Thông thường, theo như tôi nghĩ, th́ giọng của một người dân xứ nào, miền nào cũng có dăm ba dialect, đôi thổ ngữ. Và cái thổ ngữ này, vẫn hay gây ra không ít cản trở, phiền phức giữa người địa phương và người từ xứ khác đến, hoặc cũng có khi là rắc rối cho chính ḿnh khi đi xa khỏi xứ.

Riêng phần tôi, thật chẳng biết duyên phận kiểu ǵ, mà sinh ra ở Quảng Nam, sống ở Úc, rồi chuyển sang Đức, nơi cả ba ngôn ngữ Việt, Anh và Đức, đều đầy những âm sắc “lạ”, dị thường, làm khổ tai thiên hạ cũng lắm. Nhiều người bảo, nghe được tiếng Anh của người Úc cách thông thạo là có thể nghe được hết tất cả các loại tiếng Anh khác trên thế giới. Tương tự, giọng Bavarian nơi tôi đang sinh sống tại Đức, cũng không hơn ǵ. Thỉnh thoảng trên đài truyền h́nh địa phương, nhất là những màn phỏng vấn, là y như rằng, rơ ràng người ta vẫn nói tiếng Đức đấy, vậy mà ở phía dưới vẫn phải có thêm hàng phụ đề, thể như đó là một chương tŕnh của người ngoại quốc được chiếu cho dân Đức xem vậy. Bavarian language, Bayrische Sprache, thiên hạ hay diễu như thế khi nhắc đến cái giọng không chỉ làm đọa làm đầy cho những người nói tiếng Đức không hay như tôi mà c̣n chung chung cho cả người dân nước Đức không sống tại vùng này, rồi người Áo, nguời Thụy Sĩ nói tiếng Đức nữa!

Nhưng nói tới nói lui, nói quanh nói co, nói ḷng ṿng như vậy từ năy giờ, trước khi đi vào đề tài chính, đề cập thẳng đến giọng nói của người xứ tôi, th́ bởi tại th́ là mà, tôi sợ tôi không tránh được những điều khi viết ra, sẽ đụng chạm, mích ḷng bà con đồng hương của tôi. Xấu che tốt khoe mà, trong khi tôi lại sắp sửa bắt đầu liệt kê ra toàn những bất b́nh thường. Và cũng thiên hạ, thường hay bảo, chửi cha không bằng pha tiếng, tôi dầu không pha tiếng, nhái tiếng v́ tôi Quảng Nam chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, nhưng khi nói đến hàng loạt cái thuộc loại “tối kỵ”, “bí mật” kiểu này, e cũng dễ rắc rối lắm.

Tôi nhớ có lần, đọc trên tạp chí Văn Học, một truyện ngắn của một văn sĩ không phải gốc Quảng Nam, nhưng lại cho nhân vật ḿnh nói giọng Quảng, tôi đă hết sức là bực ḿnh. V́ với kiểu viết về giọng Quảng như vậy, cho nhân vật nói giọng Quảng kỳ quặc như vậy, tôi phải xin thưa đó là pha tiếng, nhái tiếng. Và thú thật là dầu mới chỉ đọc bằng mắt thôi, chưa nghe người ta chuyển đoạn đối thoại ấy lên thành thanh âm, mà tôi đă nhức tai, nhức đầu. Rồi sau đó cái cảm giác bị “chửi cha”, lại c̣n lẩn quẩn ở trong ḷng tôi nhiều năm, đến nỗi có bận nếu không dằn được, tôi đă viết thư trách cứ nhà văn này đấy.

Người Bắc không phải dân Hà Nội, thường hay nói ngọng chữ “l” và “n”. Điều này th́ dường như ai cũng biết, và dường như ai cũng ngạc nhiên v́ không hiểu nổi tại sao những người nói ngọng hai âm tự này đều có thể phát âm được cả “l” lẫn “n” một cách rơ ràng, mà khi nói năng tṛ chuyện hằng ngày, cứ đụng đến hai âm này, th́ bỗng dưng lại bị lẫn lộn một cách hết sức kỳ quặc như vậy. Người Bắc gọi đó là những người nói ngọng. Như một h́nh thức bị khuyết tật. Nhưng c̣n người dân quê tôi, th́ tôi có thể chắc chắn rằng, chúng tôi chẳng hề có cái “sự cố” nhầm lẫn nào cả. Bởi một cách hết sức “rạch ṛi”, hết sức tự tin, chúng tôi đă và đang và c̣n dài dài, biến tất cả âm “ao” thành âm “ô”, ví dụ, cái bao sẽ thành cái bô, cái áo thành cái ố, cái ao thành cái ô.
Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là tôi không nhớ khi c̣n nhỏ, khi c̣n ngồi ghế tiểu học, th́ bọn tôi đă được đọc chính tả như thế nào, mà lớn lên, mặc dầu sẽ được nghe phát âm hai chữ áo và ố hoàn toàn giống hệt nhau, đều là “ố” cả, nhưng trên giấy trắng mực đen khi viết ra, chắc chắn chúng tôi sẽ phân biệt được một cách hết sức chính xác, minh bạch và dễ dàng, khi nào là “cái áo” và khi nào là “hoen ố”. Như vậy, ở đây, tôi có thể tự khen, rằng khả năng đoán, hiểu, và phân tích của người quê tôi vượt trội hơn các vùng khác hay chăng?

Một âm phổ biến thứ hai, luôn luôn bị đọc trật trong giọng nói của người xứ tôi, là “ă” sẽ biến thành “e”. Chẳng hạn, en cơm thay v́ ăn cơm, bén súng thay v́ bắn súng. Nhưng lại cũng, giữa “người quen” và “tóc quăn”, th́ khi đọc lên, dẫu đều là “quen”, mà “e” hay “ă” trong hai từ ngữ này, đều không thành vấn đề đối với chúng tôi. Như vậy có đúng là diệu kỳ chưa? Thỉnh thoảng dân Quảng bọn tôi khi ngồi lại, cũng có mang ra vài ba chuyện diễu chung quanh ô hay ao, e hay ă để cười với nhau. Ví dụ như chuyện có người không biết gọi là xích lô hay xích lao, thành phố lên đèn hay thành phố lên đằng, cà phê đen hay cà phê đăng… Nhưng nói chỉ để cười thôi.

Mà thật ra, đôi lúc cũng có những accident xảy ra, như thường vẫn xảy ra với người nhà quê ít học. Chẳng hạn bên họ của mợ tôi, có người đặt tên cho con, đứa thứ nhất là Cơ, đứa thứ hai là Đồ. Đất nước cơ đồ. Như vậy là ổn thỏa quá rồi c̣n ǵ. Nhưng đến đứa thứ ba mới trúc trắc, v́ thằng nhỏ lại tên Mận, mà phải Đào mới Mận được chứ! Cho nên do đó măi đến bây giờ, chúng tôi vẫn chưa biết đuợc rằng người em của mợ tôi đă định đặt tên cho con là ǵ, v́ hỏi ông, ông cứ bảo “hén tên Đồ”!

Thời c̣n ở Đà Nẵng, mặc dầu giọng nói tôi không nặng âm Quảng lắm, nhưng v́ ai cũng như ai, tôi không để ư, cho đến khi gia đ́nh tôi dọn vào Nam, mới thấy cực ḷng. Và dẫu muốn hay không, chúng tôi cũng phải đổi giọng đi chút chút, để dễ hoà nhập. Tôi nhớ thằng em họ của tôi lúc mới ở ngoài trung dọn vào nam, chạy đi mua hàng giúp mẹ, nhưng khi về, lại về tay không. Hỏi sao, thằng nhỏ than “em núa em muốn mua tủa mà họ không hiểu”. Nhịn không được, tôi phải ph́ cười, dạy thằng nhỏ nói lại, “mua tỏi”.

Âm “oi”, “oai”, người xứ tôi, ở quê, đọc thành âm “ua” như trên. Con voi, được gọi cách tôn trọng, đă ngang nhiên biến thành “ông vua”! Nhưng ai nhầm th́ nhầm, ai lẫn th́ lẫn nhé, chứ dân tôi khi nghe kể chuyện một ông vua có vùa, th́ biết chắc chắn người ta không nhắc đến một ông vua có ngai vàng nào đó, mà đang nói đến một con voi có ṿi.

Những âm khác, như cái tai, thành cứa tưa (nói nhẹ đi một chút), hay cái tay thành cứa ta, “v” thành “d”, (chẳng hạn ông vua ở trên sẽ là ông dua), trời tối thành trời túi, cái môi thành cái mui, vân vân, là thuộc thể loại “dễ nghe”, dễ chấp nhận. Cả chết thành chếch, khi nói lên, người khác cũng có thể đoán hiểu được.

Tôi xa xứ lâu năm, năm 2000 về lại Đà Nẵng, nghe giọng Quảng thấy thương hết sức, nhưng cũng buồn cười khi nghĩ đến chuyện thiên hạ ở xứ khác dễ hiểu lầm hoặc không hiểu ǵ cả khi nghe chúng tôi tṛ chuyện. Thử mường tượng một anh Quảng Nam nói đặc giọng miền quê, tán tỉnh cô nào đó ở miền nam, khi nh́n đôi môi đỏ mọng của nàng, mà phát biểu một câu rằng “cặp mui em đẹp lọa thường”, th́ có phải là… thôi rồi hay không!

Chuyện vui, tôi nhớ đến má lớn tôi. Má lớn tôi người Nghệ Tĩnh, ở Quảng Nam lâu, không biết sao bà chẳng c̣n chút Nghệ Tĩnh nào trong giọng nói, mà rất Quảng. Như người Quảng chính hiệu. Từ cách dùng chữ, cho đến lối phát âm. Tuy nhiên đối với những từ có âm “inh”, âm “ich”, th́ dầu má tôi cố gắng bao nhiêu đi nữa mà vẫn chịu thua. Bà vẫn nói là “in”, là “ít”. Có lần má tôi than thở bị ăn cắp đồ đạc ǵ đó để ngoài vườn. Bà giận lắm v́ dường như đó là lần thứ x, bà bị ăn cắp như vậy, cho nên bà đă nhất quyết đi t́m cho ra thủ phạm. Nhưng cuối cùng vẫn t́m không ra, bà bèn la toáng lên cho cả xóm cùng nghe, “thèng Bốn lỗ Đít chớ không ai!”. Đó là ư má tôi muốn nói, chính là anh chàng tên Bốn, con của lăo Đích ở gần nhà, chuyên hành nghề đạo chích!

 

2. Ngữ điệu Quảng

Người Quảng hầu hết là hiền, tôi nói thật, không nịnh, hay tự khen đâu. Hiền, chân chất, từ đàn ông đến đàn bà. Ai có vợ hay chồng Quảng Nam, thử kiểm tra lại xem tôi nói có đúng không!

Nhưng hiền th́ có hiền thật, như… tôi nói vậy đó, mà tôi không hiểu sao khi người Quảng Nam mắng con, lại dùng từ hết sức nặng nề. Không tục tĩu, không chua chát, đanh đá, nhưng nặng. Lại dữ nữa. Ở đây tôi không muốn đề cập đến tông điệu, âm giọng, mà chỉ nói đến chữ dùng, cách dùng từ, của đa số người dân quê tôi khi lúc lên cơn thịnh nộ mà thôi.

Khoảng chừng hai năm trước đây, chúng tôi, một đám Quảng Nam, văn nghệ sĩ có, trí thức có, t́nh cờ gặp gỡ nhau ở Munich. Đồng hương, có dịp ngồi lại với nhau, rôm rả đủ chuyện. Từ chuyện ăn uống, phong cảnh, văn hóa, đến con người. Vân vân… Từ kiểu chùm khế ngọt, đến xa quê hưong nhớ mẹ hiền, và chuyện nào nghe cũng hay. Nhưng th́nh ĺnh trong bọn, có người, chả hiểu v́ lư do ǵ bỗng… nổi khùng lên, nhắc lại chuyện ngày xưa c̣n bé hay bị mẹ la. Khởi đầu là mấy chữ, “tổ cha mi”, rất tiêu biểu, khiến một người ngồi cạnh bên, cũng lây hứng góp chuyện vào. Thế là thay v́ chỉ một ông, một người, nhắc đến “sự xưa tích cũ”, mà cái đề tài không “gợi cảm” chút nào ấy bỗng chốc biến ra thành của cả bọn.

Chúng tôi xôn xao lên. Như thể buổi họp tổ, b́nh bầu cá nhân tiến tiến xuất sắc để lănh bột ngọt đường muối. Và sau cùng th́ một kẻ nào đó, có lẽ lúc nhỏ vẫn thựng xuyên bị nghe kinh nhật tụng kiểu như vậy, đưa ra ư kiến là chúng tôi nên thử tổng hợp một số câu la mắng của cha mẹ ngày xưa, xem thử có… áp dụng được câu nào với bọn trẻ trong thời đại mới ở xứ người được hay chăng!

Và sau đây là bảng tổng hợp tạm thời của chúng tôi:

1. “Coi chừng tau cú cho một cái lủng sọ!”. Đây là lời cảnh báo với giọng không trầm không bỗng, không gay gắt, không dữ dằn cho lắm, khi nhỏ mới vừa làm một chuyện ǵ đó tầm bậy, nho nhỏ thôi, không đến nỗi có thể ăn đ̣n, hay qú gối. Nhưng thiệt t́nh, chuyện nhỏ, mà một cái cú, kư đầu mà đến lủng cả sọ, kể cũng tội nghiệp cho “nạn nhân”. Chúng tôi, sau khi bàn tán, đă đồng ư với nhau rằng, với một tŕnh độ nội công thâm hậu kiểu ấy, th́ các bậc phụ huynh của chúng tôi lẽ ra đă phải được tiên sinh Kim Dung cho ghi danh đi tranh tài ngũ lâm vơ bá mới phải!

2. Chuyện nhỏ bỏ qua, chuyển sang chuyện lớn, khi nhỏ cà chớn hơn, đáng bị quát nạt hơn, th́ màn khủng bố hăm dọa tinh thần, “tau dộng cho một cái ḷi tṛng!” sẽ được thực hiện ngay bằng lời nói. Dộng, tiếng quê tôi, có nghĩa là đấm. Đấm, dộng mà kiểu ấy, chắc có lẽ là loại dộng đă được đương kim thống đốc tiểu bang California xử dụng trong loạt phim terminator hồi trước đây!

3. Qua chuyện lớn hơn, lạnh lùng hơn, th́ mức độ chạy đua vũ trang của các bậc cha mẹ xứ tôi cũng tỉ lệ thuận, tăng dần hơn lên. “Tau tát cho một cái găy răng”. Và đây là lời bàn của tôi: tát cỡ đó, Mike Tyson hồi mới ra đấu trường, hay hồi mới trở lại đánh đấm, mà được các bậc cha mẹ xứ tôi dạy cho bài quyền, lối tấn công trên, có lẽ chàng đă chẳng cần phải dùng đến chiêu thức… cắn lỗ tai mới thắng.

Mức độ “phạm tội” nhân lên, lời hăm dọa sẽ càng được nhân lên cao hơn nữa. Chẳng hạn:

4. Tau quánh cho một cái sặc máu!

5. Tau đá cho một cái què gị.

6. Tau đạp cho một đạp dập mặt.

Vân vân. Và vân vân. Thoáng nghe qua cũng đă thấy kinh hoàng như đang ở trong pḥng tra tấn! Nhưng kinh hoàng hơn, để ư tí chút thôi trong các câu vừa được chúng tôi tổng kết, là các bậc phụ huynh ở xứ tôi không cần… nhị thiên đường, tam tông miếu ǵ hết nhé, mà chỉ cần chơi một phát nhất dương chỉ, chỉ cần “một cái” thôi, là đời lũ nhỏ kể như đă tới ngày mạt tận!
Tuy nhiên như tôi đă nói, dân Quảng chúng tôi hiền, cho nên dầu la mắng con kiểu rùng rợn, violent quá xá cỡ thợ mộc như vậy, nhưng chắc có lẽ chưa có ai xử dụng những loại trừng trị như thế đối với bọn nhóc, nên do đó mà ở quê tôi, chẳng có ai đi tù, chưa bị kết án về tội đấm đá dộng con cái sặc máu, ḷi họng, găy răng!

Thấy tếu, và lâu lâu cũng thèm nghe lại tiếng mẹ hăm dọa “tau quánh chết cha mi”, tôi ghi ra cho… đỡ thèm.

Cũng xin nói thêm, bài này, trước khi viêt xong, tôi có email hỏi thăm nhà văn Phùng Nguyễn, cũng là người đồng hương của tôi, rằng tôi viết như vậy có “sao” không. Anh Phùng trả lời không sao. Nên nếu như có ai phiền hà tôi, th́ tôi xin tuyên bố, tôi sẽ không chịu trách nhiệm một ḿnh, v́ ngoài tôi, c̣n có “quân sư quạt mo” của tôi nữa.

 

3. Ḿ Quảng

 

images

 

Anh Hoàng Lộc, trên website xứ quảng, có viết một bài ngăn ngắn về cách làm bánh bèo chén Quảng Nam. Anh Nguyễn Hoàng Văn viết bài “Ḿ Quảng không biết căi”. Đọc bài của anh Hoàng Lộc, thật đúng như anh bảo, “để bà con thèm chơi”, và bài của anh Nguyễn Hoàng Văn, dầu anh làm bộ chê ḿ Quảng “mộc mạc, xuề x̣a, không đạt tiêu chuẩn hóa” v.v., thú thật không phải ḿnh tôi, nhiều người nữa, đă chảy nước miếng. Nhưng theo tôi, bài của anh Tưởng Năng Tiến viết về ḿ Quảng, nghe mới hết ư. Anh ca tung ḿ Quảng hết lời. Dân Quảng Nam nào đọc lên, không khoái, tôi không tin. Bởi v́ người Quảng khen ḿ Quảng là chuyện thường t́nh, c̣n anh Tưởng Năng Tiến sinh trưởng ở Sài G̣n (h́nh như anh gốc Bắc kỳ di cư?), mà khen, mới “đă”!
Nói đến quê hương tôi, xứ sở tôi, là phải nhắc đến ḿ Quảng. Có người viết “ḿ” không với nguyên âm “i” mà với “y”. Tôi xin thú thật tôi không rơ chữ nào đúng, v́ xứ tôi đọc ḿ với “i” hay “y” đều giống nhau. (Tuy nhiên, tưởng cũng cần nói rơ, là con Thúy sẽ bị đọc thành con Thí nhưng thúi quá vẫn là thúi quá, không thay đổi ǵ cả).

Tôi nấu ḿ Quảng ngon, có chứng nhận, nếu cần cũng sẽ có bằng khen với chữ kư, của… mẹ tôi. Nhưng đó là lúc tôi c̣n ở Việt Nam, nấu ḿ với tôm c̣n nhảy lưng tưng, gà mới bắt ngoài vườn vào, hoặc mới mua ở chợ về vẫn c̣n đang cục tác tùm lum. Và ḿ, th́ được tráng bằng gạo xay chung với nghệ tươi để có màu vàng. “Không phải cái màu vàng `đồng bóng´ của nghệ hay màu vàng thổ nhà quê đâu. Sợi ḿ Quảng thường vàng tươi và chỉ đủ vàng để dung hợp với màu xanh của rau đi kèm…” (Tưởng Năng Tiến, “Vĩnh Biệt Ḿ Quảng”).

Khen ḿ Quảng như anh Tưởng Năng Tiến khen vậy, tôi nghĩ là nhất rồi. Nghe anh tả cái màu vàng của sợi ḿ, đă thấy mê tơi, mặc dầu anh có nhầm rằng sợi ḿ Quảng được làm bằng bột gạo rồi đem đi nhuộm vàng -cái màu vàng này, anh Nguyễn Hoàng Văn đă tỏ ra thất vọng năo nề khi ăn môt tô ḿ Quảng ở Sydney, thứ ḿ lai căng có màu trắng nhợt nhạt năo nề như bánh phở. Ở đây tôi cũng xin mở ngoặc thêm, lúc mới đọc bài của anh Tưởng Năng Tiến đăng trên Việt Mercury, tôi có nhờ nhà văn Ngô Nguyên Dũng chuyển cho anh Tiến một đoạn thư, kể cách làm sợi ḿ Quảng –mà dân xứ tôi gọi là con ḿ, không phải sợi đâu nhé-, sau, tôi nhận lại được email của anh Tiến cám ơn, nhưng anh lại bảo, chưa bao giờ thấy tôi cho nhân vật tiểu thuyết của tôi nấu ăn, hay làm nội trợ, mà cứ hết thương người xưa, lại nhớ người cũ, nên anh bảo, “tôi tin chị, nhưng tôi e rằng chị chỉ biết nấu ḿ… gói”!

Quê nhà tôi, nước không mặn, đồng không chua, nhưng vẫn là quê nghèo miền trung, nên ngoài cái tô ḿ Quảng nhà giàu được nấu với đầy đủ tôm cua thịt gà thịt ba chỉ, người ta c̣n nấu ḿ cá, ḿ sứa nữa. Tôi không thích những loại ḿ này lắm, nhưng nếu gặp lúc thèm, có ăn chắc cũng đỡ ghiền! Và có lẽ xuất phát từ xứ nghèo, nên rổ rau sống ăn kèm với ḿ Quảng, thường có cây chuối non xắt mỏng, thứ rau, thứ cây ê hề ngoài vườn. Tuy nhiên có thể v́ lâu ngày, cái “sự cố”… ăn độn này, bỗng biến thành ra… truyền thống. Do đó có nhiều người Quảng cứ khẳng định, ḿ Quảng phải có chuối cây mới ngon! Những năm trước đây, tôi ở cái xứ Đức khó khăn đủ mọi chuyện về xuất nhập cảng, để kiếm ra được một hoa chuối, thái mỏng cho vào rau sống đă mệt, nếu không muốn nói, có khi phải “chiến đấu một mất một c̣n”, tranh giành tùm lum với thiên hạ, ăn được rổ rau có chuối cây là chuyện mơ sao hỏa.
Và v́ t́nh trạng thiếu rau thơm, rau chuối, tôi đă tự chế ra rau bắp cải, thái mỏng bằng máy, rồi… nhắm mắt t́m thoáng hương xưa. C̣n con ḿ, ra ngoài này, tôi không tự tráng hay mua được, đành phải lấy bánh phở khô luộc trong nước sôi có pha bột nghệ, do đó tô ḿ Quảng của tôi, cũng có được cái màu vàng “không đồng bóng”, mà lần ăn cơm ở nhà tôi, nhà văn Nguyên Ngọc đă khen là “giống y”!

Anh Nguyễn Hoàng Văn, dân Quảng Nam, chủ nhà, nên bảo ḿ Quảng xuề x̣a mộc mạc, c̣n anh Tưởng Năng Tiến, khách, nên nói nó “giản dị mà đậm đà và vô cùng đằm thắm”. Tôi tin hết cả hai anh, nhưng có khi nghĩ đi nghĩ lại, và nhất là phải tự nấu lấy, nên thấy ḿ Quảng cũng phức tạp ghê gớm lắm. Bởi ăn tô ḿ Quảng mà chỉ cần thiếu một trong những thứ “phụ tùng” đi kèm, rồi vài yêu cầu khác không đạt, chẳng hạn bánh tráng nướng không ḍn, đậu phụng rang không vàng, hành lá, rau thơm, hoa chuối hay cây chuối non không xắt nhuyễn, ớt xanh không tươi, con ḿ không mát mắt…, là đă thấy mất ngon.

Và ḿ Quảng dẫu có được khen ngon, nhưng chắc có lẽ không được xếp vào hạng món ăn thanh ăn cảnh. Anh Tưởng Năng Tiến nhất định không chấp nhận cách ngồi ăn ḿ Quảng dưới ánh đèn màu, bên cạnh hoa daisy, cũng không chịu cho phép dọn trong tô sứ, đĩa hoa, và anh Nguyễn Hoàng Văn th́ bắt phải đứng chung với hàng chém to kho mặn, lại không cho phép được căi cọ ǵ cả.

Tôi, cũng năm về thăm quê nhà, ra Nha Trang bạn rủ đi chợ Đầm ăn ḿ Quảng, thấy dọn lên tô ḿ quái dị, vàng th́ có vàng thật, nhưng là thứ ḿ cọng nhỏ như sợi len đan áo, thường dùng để nấu ḿ gà ḿ vịt tiềm, và nước th́ lai láng như lũ lụt, tôi bèn cười, bảo tô ḿ Quảng ở Nha Trang giống y như khuôn đúc tô ḿ xứ tôi nhờ mớ… đậu phụng rang rắc trên mặt. Sau đó tôi về đến Quảng, cũng bạn, đưa đi ăn ḿ. Lúc lên mâm lên chén, tôi chưng hửng. V́ con ḿ vàng không c̣n được tráng ở xứ tôi nữa. Người ta giải thích, lỡ bán không hết, th́ không thể đem ḿ vàng đi nấu phở được.

Tuy nhiên cái chưng hửng thứ hai mới là ghê. V́ nằm trên chóp tô ḿ dị dạng màu trắng nhách như người bịnh ấy, là mấy cái trứng cút, và một miếng chả lụa. Tôi ngó tới ngó lui mấy lần, thấy đâu đâu cũng giống nhau, và v́ không có ai giải thích cho tôi biết tại sao có thêm thứ phụ tùng tôi chưa bao giờ biết ấy, do đó tôi đoán, chắc có lẽ bạn tôi đă đưa tôi đi ăn ḿ… Lạng Sơn, hay ḿ… Nam Quan, nơi tiếp giáp, gần gần đâu đó xứ… Quảng Đông của Tàu!

 

HOÀNG NGA