DUI RONG

Hoàng Nga

 

 

Trời đổ tuyết đột ngột vào tháng hai ở miền nam nước Đức như không hề có một dấu hiệu báo trước. Từ sáng sớm cho đến tận khuya, nh́n ra ngoài, dường như chỉ thấy một không gian mờ mịt những bông tuyết trắng. Tuyết rơi không ngừng nghỉ. Tưởng chẳng bao giờ chấm dứt. Có hôm nhiệt độ hạ xuống, đến tận trừ mười lăm, mười tám độ Celcius. Hai bên đường đi, từng ụ, từng ụ tuyết dồn lại như những ngọn đồi con con. Cây cối, đồ vật phủ trắng xóa một màu, trắng đến độ không c̣n nhận ra h́nh dạng b́nh thường. Giao thông đường xá trục trặc khắp nơi. Thỉnh thoảng ở vài xa lộ lớn, cảnh sát và trực thăng cấp cứu c̣n phải bay đến tiếp tế chăn màn, thức ăn nước uống cho những đoàn xe bị kẹt giữa các đoạn tắt nghẽn, không thể nhích lên phía trước, cũng chẳng thể lùi lại phía sau.

Mùa đông ở xứ này, gần như năm nào cũng có một đôi ngày tái tê, lạnh lẽo như vậy, nhưng năm nay, không hiểu có phải v́ mỗi ngày mỗi già đi, sức khỏe đă đến thời kỳ báo động, hay v́ tưởng xuân sắp về, nắng ấm sắp đến, nên tôi thấy mọi sự mỗi lúc bỗng một tệ hại hơn, chán ngán hơn. Ngán ngẫm, tôi điện thoại thư từ đi khắp năm châu bốn bể, rủ rê bè bạn đi chơi xa. Nhưng liên lạc bao nhiêu người vẫn không kiếm ra được ai muốn đi cùng với tôi đến xứ sở của những huyền thoại, bí mật, măi sau mới vớ được một cô bạn sinh hoạt chung trong nhà thờ đang có ư định nghỉ đông, tôi vội vă lao lên internet, chạy ra văn pḥng du lịch như một con điên. Tuy nhiên từ giữa tháng giêng, kéo dài cho đến tháng hai, sắp xếp th́ giờ nghỉ cho ăn khớp đôi bên, rồi phải cày cục xin visa cho cô bạn, măi gần lễ Valentine, hai đứa mới kéo được xách tay ra khỏi nhà.

Và để tránh đông, đi về một vùng nắng ấm dầu chỉ ngắn ngủi một tuần lễ, nhưng trước khi đi, tôi vẫn cẩn thận hỏi lại văn pḥng bán vé, lên cả internet, để xem Ai Cập bao nhiêu độ, thời tiết như thế nào. Được trả lời, nhẩm tính ra con số từ trừ mười lăm lên cộng hai mươi mốt, thấy ngon lành quá, tôi yên chí lớn xếp vào valise một mớ áo xống hở vai, hở lưng, váy dài váy ngắn.

 

Saba Elkher! Good morning!

 

Buổi sáng đầu tiên ở Ai Cập, vừa mở mắt ra đă thấy nắng chói chang, rạng rỡ dọi vào pḥng, tôi mỉm cười nhớ lại những nụ cười thân thiện của các nhân viên hàng không, và mấy câu chào nhân viên khách sạn dạy chúng tôi đêm hôm trước, tôi tự Saba Elkher, chào buổi sáng với ḿnh và cô bạn, rồi hí hửng nhảy xuống khỏi giường đi tắm. Chiều hôm trước, từ trên máy bay nh́n xuống, thấy biển xanh, trời xanh, nước trong veo, không gian trong veo như những đôi mắt thủy tinh của các pho tượng hoàng hậu Ai Cập, chúng tôi đă nói với nhau sẽ mỗi ngày bốn bận, áo tắm thiệt... sexy, sáng trưa chiều tối, đắm ḿnh trong nước, vùng vẫy với sóng bể, cho bơ những hôm chăn bông áo lạnh như gấu bắc cực ở miền chúng tôi đang định cư.

V́ thế khi thấy tôi chưa thực hiện lời “hăm dọa”, cô bạn tôi rủ rê hai đứa nên chạy xuống hồ bơi ngay một ṿng cho khỏe trước giờ điểm tâm. Nhưng tôi quyết liệt phản đối. Tôi thuyết phục cô, rằng với cái màu da của tôi, vốn vẫn chỉ được các anh khen “đen mặn đen mà”, “đen duyên đen dáng”, nếu không khéo ǵn giữ th́ sẽ trở thành... dân Ai Cập ngay tức khắc, nên tôi sẽ điểm tâm, uống vài ly cà phê cho tỉnh táo, sau đó kỹ lưỡng chà lên người một lớp kem chống nắng dày như mỡ, cuối cùng mới xiêm y thay đổi, áo tắm hấp dẫn rực rỡ nằm phơi trọn ngày trên bờ hồ, hay trên băi biển để vừa thư giăn, vừa... ngắm nh́n các đấng nam nhi đẹp giai, khỏe mạnh như lực sĩ đang lượn lờ ở gần chung quanh. Cô bạn tôi ngần ngừ măi, năn nỉ măi, nhưng cuối cùng đành phải chào thua những lư lẽ hết sức cứng rắn và lỳ lợm của tôi. Cô rầu rĩ theo tôi đi ăn sáng.

Vậy mà không ngờ khi vừa mới tḥ đầu ra khỏi pḥng, chúng tôi đă phải dội ngược trở lại v́ một cái lạnh không ngờ, thổi thốc vào mặt, đưa lên từ phía biển. Gió. Gió mạnh bạo. Gió dữ dằn. Gió y hệt như những ngày mùa đông mới sang định cư ở Úc, ngày ngày thất nghiệp nằm nhà, nghe từng cơn, từng cơn rít lên hung hăn, dữ tợn vọng lại từ thung lũng ở phía sau nhà, tôi đă kinh hoảng tự hỏi, chẳng lẽ tôi bỏ quê nhà, bỏ mẹ già, bỏ anh em ra đi chỉ để sang đấy nằm nghe tiếng gió như trên đỉnh gió hú vậy sao!

Chúng tôi đă ngây người, sững sờ ngay trên lối đi, nh́n trời nước bao la bát ngát, mà không cách ǵ tin nổi nhiệt độ bên ngoài hơn hai mươi, nhưng cái gió từ biển Đỏ đưa về, một thứ gió khô khan, khắc nghiệt của vùng đất sa mạc trung đông, hoàn toàn không hề mang theo một chút hơi ẩm, thật kinh người, thật rùng rợn gấp bao nhiêu lần so với cái gió miền đông Úc tưởng đă giết được tôi thuở xa xưa ấy. Ở đây, gió cứ từng cơn, thổi lồng lộng, gió từng ngọn, quất mạnh mẽ vào người, như chừng cho đến rát điếng, đến buốt cả vai, tê tái cả đôi bàn tay mới thôi.

Và cùng không hẹn, nhưng cả tôi lẫn cô bạn đều bật kêu lên một tiếng năo nề! Chúng tôi bàng hoàng không biết đưa mắt đi về đâu.

Từ một chỗ rất trống trên ban công ngó ra khơi xa biển rộng, tựa lưng vào ṿng cung trải nắng rực rỡ nơi cầu thang của khách sạn dẫn xuống hồ tắm, làm sao không nhầm lẫn được, một khung cảnh mùa hè trữ t́nh, một cơi thiên nhiên ấm áp đang chờ đón trước mặt. Bầu trời hoàn toàn trong xanh không một gợn mây, biển ŕ rào sóng vỗ, âm thanh từ xa đưa về nghe nhẹ nhàng, êm ái như bài hát biển xưa, biển nhớ năm nào. Và nắng th́ vàng óng kiêu sa hệt màu áo lụa những mùa tân xuân, Nguyên Đán ngày nào chúng tôi đă chọn để các anh chàng phải đọc lên câu thơ Nguyên Sa. Cả vùng không gian chừng như không chỉ gợi t́nh với nắng, với trời xanh, mà c̣n nức thơm hương hoa dạ lư, cườm thảo. Chúng tôi cứ đứng sững ở đấy như hai con điên, như hai pho tượng nh́n tới nh́n lui, ngó trời ngó đất, không biết ḿnh có đến nhầm một chỗ nào đó hay không.

Và cuối cùng, không c̣n có thể làm ǵ khác hơn, nghĩ ngợi ǵ khác hơn, hai đứa đành thở dài bảo nhau phải lấy thêm áo khoác, khăn quàng, rồi như tự an ủi, chúng tôi nói, dầu ǵ th́ cũng... đỡ lạnh hơn ở Munich! Lúc đă xuống pḥng ăn, ngó chung quanh thiên hạ cũng dài tay kín cổ, hai đứa lại nói, mường tượng nếu chúng tôi đă đến Ai Cập, từ một vùng đất nóng bức khác mà không phải từ cái thành phố lạnh lẽo nằm ở phía nam dăy Alpen như thế, và trong hành lư chứa không nổi một chiếc áo khoác để dành cho ngày về, th́ chắc có lẽ cuối cùng hai đứa đă phải bắt chước ai đó, nói, xác thân này sẽ đi về nguồn cội!

 

Asef! Sorry!

 

Đứng ngẩn ngơ. Đứng ngó biển mông mênh, xanh biêng biếc, ngó bầu trời trong suốt, thiên thanh không một cụm mây, làn khói mỏng, rồi lại thả mắt trên những giàn hoa giấy đỏ rực, tôi bỗng có cảm giác như đang nghe bên tai ḿnh tiếng của thần dân nữ hoàng Cleopatre đang cười cợt với ḿnh, asef, Madam, sorry Madam, một câu thông dụng trong những câu thông dụng, xin lỗi, cám ơn, làm ơn..., người ta có thể bắt gặp ở bất cứ thành phố, bất cứ khu du lịch nào trên thế giới, mà tôi đă nghe liên tục từ lúc vừa đặt chân đến khách sạn.

Xin lỗi, thưa bà. Thành thật xin lỗi, thưa bà. Tôi vừa tức tưởi, vừa chán ngán nghĩ đến cái thứ kiến thức phổ thông hết sức kém cỏi, cái trí nhớ hết sức tŕ độn của ḿnh. Tôi đă tự hỏi, sao tôi lại u mê đến độ không biết rằng, sa mạc, th́ ngày nóng đêm lạnh là chuyện b́nh thường, mà không lường được ở Ai Cập, vùng đất sa mạc, cũng vẫn có những tháng ngày mùa đông tê tái, và ở Cairo, hay ngay giữa vùng cát nhờ nhờ vàng không bóng cây này, vẫn có những hôm ḷ sưởi phải được mở, củi nỏ phải được đốt lên cho bàn tay người t́m ra hơi ấm.

Tôi rủa thầm tôi tan nát. Và v́ đứng lâu, cũng... lạnh, sau cùng tôi đành quay sang bạn nói mục đích của hai đứa khi đến vùng đất này, xứ sở này, là để được nh́n tận mắt những công tŕnh văn hóa lâu đời nhất thế giới, được ngắm nghía thiên nhiên, quan sát con người vùng cận đông, chứ không phải để đi bơi! Cô bạn tôi ừ, nhưng hẳn nhiên mắt vẫn tiếc nuối, chân đi vẫn ngập ngừng. Nên trước khi từ nhà ăn của khách sạn lên pḥng, ngang qua hồ bơi, cô đă rủ tôi nhúng tay xuống nước, xem có đúng là mùa đông vẫn c̣n đang đuổi theo chúng tôi hay chăng.

Buổi sáng thứ nhất của chúng tôi thế là đành hỏng bét một cách hết sức buồn cười. Tôi rầu rĩ đi hỏi giờ xe bus để xuống downtown, cố gắng đùa với bạn, rằng nghe nói dân thành phố này không có bóng dáng đàn bà, phụ nữ không được phép buôn bán, chợ búa ǵ, th́ thể nào ra đường cũng có thằng theo em xuống phố trưa nay!

Mà thật vậy, một thành phố du lịch, cách vịnh Makadi đẹp nổi tiếng của Ai Cập, nằm sát ngay bên bờ biển Đỏ, với vô số khách sạn và hai khu trung tâm buôn bán khá sầm uất, nhưng chỉ có đàn ông ở xa đến làm việc và buôn bán. Bởi theo phong tục của người dân xứ này, theo luật lệ Hồi giáo, th́ đàn bà không được đi làm xa nhà. Cũng không được phép lẽo đẽo theo chân chồng đến xứ lạ làm ăn. Người tiếp tân của khách sạn kể cho chúng tôi nghe, gia đ́nh anh ở tận Alexandria, cách chỗ chúng tôi đến chừng gần một ngàn cây số, và với số lương khiêm tốn của ḿnh, th́ lâu lắm anh mới có dịp về thăm nhưng vẫn phải để vợ ở nhà. Tôi và cô bạn, hai chiếc khuyên trên ngón áp út, đều đă bị “tước đoạt” từ lâu, bị tháo gỡ ra khỏi tay từ lần ra ṭa năm xửa năm xưa mà không phải v́ tội cướp nhà băng, vượt ngục hay lường gạt, nên khi vừa chỉ mới đặt chân xuống cái xứ sở có đến bảy, tám mươi phần trăm phụ nữ mang mạng che mặt, áo khăn lùm tùm trùm kín đầu kín cổ, là đă được nghe những câu hỏi hết sức dễ thương, hết sức... tế nhị từ các  chàng trai Ai Cập, đại khái rằng, “xin lỗi, các cô đă được hai mươi tư tuổi chưa?”.

Tôi nói với bạn, lâu lâu, nếu như tôi tự cảm thấy ḿnh đă xuống giá quá sức, không c̣n ai thèm ghé mắt nh́n đến nữa, cũng chẳng có anh nào rộng lượng buông cho một lời tán tỉnh gọi là làm phúc, th́ tôi sẽ sang xứ này, để được... recycling! Cô bạn tôi cười. Hỏi, khi được tặng cho “danh hiệu” hai mươi bốn tuổi, có bao giờ tôi nghĩ đến cô con gái hai mươi lăm tuổi ở nhà hay không. Hí hố, chúng tôi rộn ràng tháo áo khoác, hớn hở xiêm y thay đổi, hở lưng hở vai, bảo nhau thà chịu lạnh một tí để khi lượn lờ ở cái thành phố biển ấy, để c̣n được các đấng mày râu Ai Cập khen “you are so beautiful”.

Chúng tôi xuống phố. Quả thật, bước chân đến nơi đâu, vào cửa hàng nào, hai đứa cũng được nghe những lời khen tặng nồng nàn mà có lẽ tính từ thuở cha sinh mẹ đẻ cho đến lúc ấy, mới được nghe nhiều như vậy. Có đứa c̣n hát, pretty woman walking down the street nữa. Tôi rạng rỡ cười, khoe hết cả hai hàm răng. Người th́ lắc lư, bước th́ nhún nhẩy y hệt điệu bộ... Claudia Schiffer trên sàn biểu diễn thời trang! Tuy nhiên đi được một lát, ưỡn ẹo được một lát, cô bạn tôi bỗng dè dặt, bảo không chừng thiên hạ khen chúng tôi như vậy là để bán được hàng. Tôi ph́ cười khoác tay. Đáp, tiền Ai Cập rẻ, nếu có phải mua hớ một vài món hàng, phải trả giá cao hơn dân bản xứ một chút ít, th́ kể ra cũng c̣n lăi chán. Tôi biện minh, tôi ở Việt Nam, ở Úc, rồi ở Đức, cộng thêm đi du lịch gần cả chục nước trên thế giới nữa, mà có bao giờ thấy được nhiều người “dám” khen tôi trẻ đẹp như vậy đâu!

 

Afwan! You´re welcome!

 

Từ Hurghada, chúng tôi đi theo đoàn du lịch về Luxor; một thành phố dọc theo sông Nile, nơi những đền đài, lăng tẩm, và mộ chí được xây dựng trước Thiên Chúa giáng sinh khoảng một ngh́n năm trăm năm. Ngẫm lại chuyến đi, tôi coi bộ có lẽ đi ăn cướp nhà băng cũng c̣n không chính xác giờ giấc cho bằng!  Từ năm giờ rưỡi sáng thức dậy, lên xe, ba trăm cây số, dọc đường, nghe giảng giải, nghe thuyết tŕnh, đến nơi, xuống xe, chụp h́nh rồi lên xe, rồi lại xuống xe, lên xe, đến tận măi hơn mười giờ rưỡi khuya mới về tới khách sạn, quả thật nếu không chính xác th́ c̣n ǵ để nói nữa. Và khi về đến nơi, tôi có cảm giác gần như tất cả mọi người trong đoàn đều muốn khùng bởi không cách ǵ thẩm thấu, không phương nào mà nhớ cho kịp những điều ḿnh đă được nghe và được thấy. Phạm Hải Anh, cũng trong một chuyến du lịch qua xứ này trước đây, đă dùng những chữ “bội thực văn hóa” để diễn tả cái “nỗi khổ” này của chúng tôi.

Và chắc có lẽ, cũng giống như tất cả những ai đă từng tới Ai Cập, cho đến cuối đời, tôi sẽ chẳng thể nào quên được cái cảm giác ngộp thở của ḿnh khi vừa bước xuống xe, nh́n thấy những đền đài đầu tiên ở Valley of the Kings. Tôi đă đứng sững sốt bên cạnh bệ một tượng đá, ngữa mặt, mở hết tầm nh́n của ḿnh lên chóp tượng cao ngất, và rồi tôi bàng hoàng.

Sức người! Tất cả đều làm bằng sức người. Bằng tay. Bằng xương máu. Bằng trí tưởng tượng. Và từ bao nhiêu thế kỷ, trước công nguyên. Tôi đă đứng nín lặng, nh́n những tảng đá lớn, nặng cả ngàn cân, được khắc hoa văn và phù tượng, rồi chồng chất lên nhau đến cả hơn trăm mét, mà không tưởng nổi đă thấy bằng mắt thật của ḿnh. Bởi dưới chân tượng vua Ramsis, đền Luxor..., con người chỉ như một em bé trước gă khổng lồ; và ngoại trừ những chỗ đă bị bào ṃn, bị gió xâm thực, th́ tất cả các bề mặt của đền đài, lăng tẩm nào cũng phẳng lỳ, góc cạnh nào cũng sắc sảo, khít khao. Cả màu sắc từ những bức tranh được khắc, được chạm trổ trên vách đá cũng c̣n nguyên vẹn, sắc nét và tươi tắn như có ai vừa mới sơn phết lại hôm qua, hôm kia.

Chúng tôi đă được dẫn đi thăm mộ vua Ramses II, vị vua nổi tiếng nhất của Ai Cập chôn tại thung lũng này. Người phụ nữ đầu tiên dám xưng ḿnh là Pharaoh, Hatshepsut, cũng được chôn gần đấy. Tôi nghĩ không chỉ riêng ḿnh tôi, mà có lẽ cả thế giới cũng ngạc nhiên khi đến Ai Cập, biết chút ít về phong tục tập quán trọng nam khinh nữ của đất nước này, thế nào cũng tự hỏi, v́ sao có những lúc, những thời kỳ, dân chúng Ai Cập lại có thể chấp nhận được chuyện đàn bà  lên nắm chính quyền như Hatshepsut, hoặc như Cleoparte, chẳng hạn.

Ngoằn ngoèo, bước thấp bước cao trên những con đường hẹp, men theo hai bên vách đá, chúng tôi chui sâu xuống các hầm mộ, ban đầu c̣n phân biệt, c̣n nhớ được đôi ba cái tên của vị vua nào, hoàng hậu nào, len lách thêm vài nơi, tôi nói với cô bạn, trí nhớ rơ ràng đă thui chột, đầu óc đă mù ḷa. Càng đi càng thấy ḿnh ngu. Lạng quạng thêm năm bảy đường hầm, nh́n ngó đủ cỡ tượng lớn tượng bé, h́nh ảnh, rồi xác ướp năm ngàn năm khô quánh nằm trong quan tài với vải liệm vàng ố, rồi lăng quăng ra bên ngoài ngắm nghía các đền đài, thành quách vĩ đại..., mớ kiến thức về Ai Cập của cả tôi lẫn cô bạn cộng lại, vốn đă quá sức ít ỏi, nghèo nàn, trong phút chốc, bỗng biến thành một con số không thật to tướng. Đến nỗi, khi về tới Munich rồi, tẩu hỏa nhập ma, nếu không nh́n lại h́nh đă chụp ở nơi ấy, th́ dám chắc tôi đă không nhớ tượng Sphinx nằm ở nơi nào, Luxor hay Cairo!

 

Josef, where are you?

 

Kinh Thánh, sách Sáng Thế Kư, kể chuyện ông Josef người Do Thái, là con út trong gia đ́nh có bảy anh em, được cha cưng nhất v́ đẹp và thông minh, nên bị các anh ghét. Một hôm ông ra đồng đưa cơm cho các anh, các anh bày mưu đem quăng xuống hố cho chết. Nhưng trong số các anh, có một người anh lớn bỗng động ḷng, sẵn có đoàn thương buôn đi ngang, ông xúi bán Josef cho những người này. Josef thoát chết, nhưng bị đưa sang xứ Ai Cập làm nô lệ. Nhưng ở đó, nhờ sắc vóc, và tài trí, ông được chủ tin cậy, giao cho nhiều quyền hành và trở thành tay ḥm ch́a khóa cho chủ. Đến lúc ấy tưởng Josef đă được một sống đời hạnh phúc ở xứ người; nhưng không ngờ ông “thương ca hải ngoại”, một hôm khi ông chủ đi vắng, phu nhân của chủ bèn cho vời chàng lên làm dịch vụ... đấm bóp, massage. Sau đó khi phu nhân tiến tới một mức xa hơn, ác liệt hơn, Josef bèn cưỡng lại, hùng dũng lên vọng cổ “lẽ nào tôi có thể làm chuyện ác tày trời như vậy trước mặt chủ và nhất là trước mặt Đức Chúa Trời tôi?”. Và thế là chàng tung cửa, bỏ của chạy lấy người, thoát ra khỏi pḥng. Ai dè mỹ nhân v́ quê độ, đă vùng chạy theo sau, tóm lại được môt vạt áo của chàng. Rồi nàng ầm ĩ kêu than, khóc lóc thảm thiết, vu oan giá họa rằng Josef đă phạm đến cành vàng lá ngọc của ḿnh.

Kinh Thánh kể tiếp, Josef mắc hàm oan, vào ngục, nhưng rồi nhờ biết giải mộng cho quan, nên đă được thả cho tự do, về sau chàng ăn nên làm ra, đạt tới chức tể tướng của Ai Cập. Chuyện của Josef, nghe hay như một tuồng tích, có ư nghĩa thuộc linh rất lớn đối với con dân Chúa, mà nếu đem đi soạn kịch hay cải lương, chắc chắn sẽ được liệt vào hạng ngon lành. Tôi, mỗi năm ít nhất là một lần dạy về Josef cho lớp giáo lư thiếu nhi trong nhà thờ. Dạy luôn cả đoạn Josef từ chối chuyên gối chăn với vợ chủ, nhưng tất nhiên bằng lời giáo huấn “các con phải biết kính sợ Đức Chúa Trời như Josef, để không làm những điều sai trái, phạm tội trước mặt Chúa”. Tôi hay nói với các em, đây là đoạn tôi tâm đắc, v́ muốn chính ḿnh cũng có được tấm ḷng trong sạch, có sức mạnh thật sự từ nơi Chúa như Josef để khỏi liếc ngang liếc dọc những... ngón tay áp út có đeo nhẫn. Nhưng một lần, để kiểm tra tŕnh độ giáo lư, coi thử các em có thuộc điều răn chớ tham vợ người, và kiểm tra ḿnh dạy các em ngon tới đâu, tôi hỏi, v́ lư do ǵ mà Josef đă không làm điều sai trái trước mặt Chúa như vậy, tưởng các em sẽ trả lời v́ chàng yêu mến Chúa, kính sợ Ngài, nhưng hỡi ơi, có dè đâu một đứa đă đưa tay lên mà đáp rằng, “chắc tại bà vợ ông đó xấu quá!”.

Trong ngày thứ ba đến Cairo, sau khi ḷng ṿng ở các kim tự tháp, há hốc mồm trước những Giza, Sakkara, đi bảo tàng viện để ngó mặt nạ vàng Tut Ankh Amon, tượng đá khổng lồ, tượng mặt bà hoàng Hatshepsut đem từ Luxor về, vân vân và vân vân, và cưỡi cả lạc đà để biết cảm giác rùng rợn của người đi trong sa mạc như thế nào, hai đứa chúng tôi đă đi thăm đền đài. Đền cuối cùng chúng tôi dừng lại là đền thờ Hồi giáo Mohammed, nằm trên một đồi cao thoáng rộng, giữa một Cairo ngựa xe mắc cưởi, người ngợm đông hơn kiến, và bụi bặm kinh hoàng. Măi cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa hề thấy được một ngôi đền nào cao và đẹp như thế. Ngay từ lúc xe chạy từ dưới đường nh́n lên, mái, ṿm và tường thành của nó cũng đă thu hút, hấp dẫn tôi ghê gớm lắm rồi. Tuy nhiên, khi lên đến cổng đền, tôi và cô bạn mới la lên thích thú. Chúng tôi thấy trong bản đồ ghi có giếng của Josef! Máu thần linh và trần tục của chúng tôi ào ào nổi dậy. Hai đứa hớn hở đi ṿng quanh hết khuôn viên ngôi đền to lớn như công viên này, với mục đích để được nh́n thấy tận mắt công tŕnh thật của một nhân vật trong Kinh Thánh, và cùng ư định đem khoe khoang chuyện đă nh́n thấy cái giếng ấy như thế nào.

Trưa, Ai Cập nắng chang chang, Cairo hôm chúng tôi đến, không c̣n những cơn gió rợn người cho dẫu ở nhà người bạn, buổi tối ngồi tán gẫu với nhau, chúng tôi phải uống rượu và đốt ḷ sưởi lên cho ấm. Nắng như vậy, nóng như vậy, mà hai con điên chúng tôi áo hở vai, đầu chỉ quấn sơ sài một tấm khăn vải dành cho người đi trong sa mạc, lội lên lội xuống, lùng sục đến găy cả chân quanh ngôi đền. Nhưng măi, rồi cái giếng Josef cũng vẫn hoàn toàn chỉ nằm trong... Kinh Thánh, bởi v́ cả hai chúng tôi đều không cách ǵ t́m ra được. Cái bản đồ ngoài cổng, cũng như ở phía trong, coi tới coi lui, lấy cả giấy bút ra ghi chép, mà cuối cùng chúng tôi vẫn thấy mù mờ. Cô bạn tôi than, chắc có lẽ người Ai Cập quen huyền bí, nên cái bản đồ cũng phải huyền bí giống hệt mộ vua Tuthmosis, như hoa văn trên vách đá mới đúng nghĩa!

Ấm ức, tôi đi quanh t́m người hỏi thăm. Lúc ở Hurghada, lẩn quẩn trong khách sạn rồi ra ngoài, nhưng đi chung với đoàn du lịch, nên chúng tôi khỏe re chuyện ngôn ngữ, v́ cả hai thứ tiếng Đức, Anh đều được nhân viên du lịch và khách sạn xử dụng thông thạo. Xé lẻ một ḿnh, để hỏi thăm đường, t́m giếng Josef, tôi biết chắc ḿnh nói tiếng Anh không sai văn phạm, phát âm không tồi, nhưng cuối cùng, khi hỏi địa điểm giếng th́ lại được nghe trả lời “what´s your name?”, “you´re so beautiful”, “do you like to have a cup of coffee with me tonight?”. !!!.

Ôi, Josef, ôi, Liễu Hạ Huệ của Do Thái, ôi, người yêu mến Đức Chúa Trời, tôi tự hỏi, ông đă và đang ở nơi nào tại cái xứ Ai Cập này? Oh, Josef, where have you been? Tôi chỉ muốn gào lên.

Và tôi cũng đă muốn la làng lên với cái đám cảnh sát, bảo vệ, cùng thứ chẳng biết cha căng chú kiết nào đang ngồi loanh quanh trong khuôn viên ngôi đền, tưởng mục đích để giúp đỡ cho du khách nhưng ngược lại chỉ làm những kẻ như tôi phải nổi máu khùng. Quá chán ngán, tôi chỉ c̣n biết buột miệng, “oh, shit!”, rồi quay đi.

Thiệt t́nh! Dọc đường về, nghĩ lại, thầy hết bực mà chỉ buồn cười, tôi nói với cô bạn, chẳng hiểu trong bao nhiêu năm trời ông Josef là tể tướng ở cái đất Ai Cập, tinh thần nhất quyết không phạm tội tham vợ người của ông đă được phổ biến và giáo dục như thế nào, nhưng nhiều thế kỷ qua đi, đến lúc chúng tôi có mặt tại nơi ấy, th́ đàn ông con trai xứ này lại trở thành một lũ dẻo miệng, tán gái bất kể ai, bất kể trẻ già c̣n hơn cả kẹo kéo, chewing-gum như vậy!

 

Ma-salama!

 

Đến Ai Cập, không biết bao nhiêu cây bút nổi tiếng, bao nhiêu nhà khảo cổ lừng danh đă viết, đă có hằng ngh́n, hàng vạn cuốn sách để ngợi tụng những kiến trúc lẫy lừng nơi này. Tôi viết thêm, chữ thừa chắc cũng không nên dùng, v́ c̣n tệ hơn thừa. Tôi chỉ muốn ghi lại đôi chút kỷ niệm. Nhà văn Vơ Phiến viết thư cho tôi sau khi tôi gửi h́nh cho ông xem, “bốn mươi năm trước, Huy Cận đi thăm các tháp, rồi “tṛ chuyện với Kim Tự Tháp”, ông ta tiết lộ một chuyện rùng rợn: ... nhưng rồi sao, Kim Tự Tháp ngàn năm? Trong ḷng tôi, một xác ép vưa nằm...; tôi nhận được tấm h́nh chị chụp đứng trước tháp Ai Cập, tôi lo lắng sợ hăi, không biết trong ḷng chị có xác vua nào, hoàng hậu nào nằm trong đó hay không?”.

Đoạn kế, ông viết tiếp, v́ thấy h́nh tôi chụp trước một bụi ổi tàu “của” ông ở tại Cairo, ông “mừng ơi là mừng!”. Tôi, cũng mừng ơi là mừng, bởi chỉ có hai nước trên thế giới tôi ước ao trong đời sẽ được một lần đặt chân đến, là Ai Cập và Do Thái, th́ tôi đă đến một. Độ một tuần lễ, sau đó vài ba tháng, kể từ lúc chúng tôi đi Ai Cập, đôi chỗ chúng tôi từng có mặt, đă bị đặt bom. Nhiều người đă chết. Tôi chưa đến ngày được Chúa cho về nước Ngài, nên chắc sẽ c̣n đi lần nữa về trung đông.

Hôm ở Ai Cập, tôi học “ma-salama”, good bye, mà quên không học, see you again, do đó tôi viết, như để gặp lại Ai Cập lần nữa, gặp lại gia đ́nh người bạn dễ thương cho chúng tôi ăn khô mực nướng bằng bếp lửa ḷ sưởi, uống rượu vang, và c̣n cho cả tài xế riêng chở chúng tôi đi ṿng quanh Cairo ba ngày th́ đă đành, c̣n bảo đưa chúng tôi đi xem địa điểm gái điếm hành nghề, một chuyện tưởng không hề có ở một đất nước Hồi giáo như vậy, và chắc chắn là chẳng có đoàn du lịch nào làm!

Tôi viết, lần nữa, để ma-salama, tạm biệt Ai Cập. Và cũng để shoukran, cám ơn Ai Cập, bè bạn ở Ai Cập nữa.

                                                                                                                 HOÀNG NGA