Lch S Có Tha

Li Th Mơ

 

 

 

Từ lâu tôi vẫn nghe người ta nói Đông là Đông, Tây là Tây. Ư nói dù người ḿnh dẫu ở đây mấy chục năm, cũng vẫn là dân da vàng mũi tẹt, chẳng thể nào thành Mỹ được, có chăng là Mỹ trên giấy tờ.

 

Không kể những con nít sinh ra và lớn lên ở đây, người nào đă trưởng thành ở quê nhà. Qua đây cũng không thể nào quên được nước mắm, cùng hương vị của những món ăn truyền thống. Tất cả đă quyện vào da vào thịt, vào tim vào óc, vào từng tế bào, vào cả trong tâm khảm kư ức của mỗi con người chúng ta.

 

Dù sống ở thôn quê hay thành thị, t́nh hàng xóm láng giềng đơn sơ, mộc mạc nhưng đầm ấm khó quên. Qua bên này, những câu chào hỏi xă giao với người bản xứ chung quanh, đôi khi làm cho nhiều người Việt tính t́nh chân chất cảm thấy ngại ngùng. Những người lịch sự, mà ḿnh gọi là lịch sự có thừa, kiểu lịch sự mà bây giờ trong nước họ gọi là “lịch sự hơn cả lịch sự .

 

Mới tuần trước, đọc truyện “Ngôi nhà mới” của Nguyễn Thị Thanh Dương, tôi cười quá chừng. Vừa dọn nhà mệt nhoài, mọi thứ đang ngổn ngang, mà hàng xóm đă welcome (chưa phải lúc) bằng một bó hoa tươi thắm. Làm cho chủ nhà than thầm trong bụng “sao mà nhanh nhẩu thế”. Thường VN ḿnh mà nói: sao mà nhanh nhẩu thế, chữ thế mà đưa lên cao, có nghĩa là nhanh nhẩu đoảng đấy ạ!

 

Xứ ḿnh nghèo từ lâu, nên mọi người “thực tế” lắm. Giá đó là hoa giả (nếu đẹp) c̣n giữ để chưng được ít lâu, chứ hoa tươi thắm mà làm ǵ lúc này. Bỏ th́ thương vương th́ tội. Mọi thứ c̣n đang ngổn ngang, ai mà có th́ giờ ngắm hoa. Thật vẽ chuyện!

 

Nói vậy không có nghĩa hoa không giá trị. Hoa luôn luôn tượng trưng cho nhiều điều, mà khi ta không thể dùng lời nói. Bông hồng cài áo ngày vu lan. Hoa cưới ngày vu qui… Hoa bỏ vào áo quan như lời chia tay với người nằm xuống.

 

Phú quư sinh lễ nghĩa. Mẹ tôi thường mỉa mai khi thấy nhiều người phô trương thái quá. Hồi xưa trước 75, đâu có ngày Valentine và Halloween ở VN. Độ mười năm nay thôi, khi du khách ngoại quốc ồ ạt đổ vào VN, th́ ngày Valentine mang vẻ phô trương đua đ̣i quá lố. Nếu đó là t́nh yêu thật sự th́ một cái nhẫn cỏ, cũng làm nên nghĩa t́nh.

 

Cái nhân sinh quan thực tế, nó đă ăn vào xương tủy của thế hệ cha ông chúng ta. Không cần hoa, chỉ cần một lời nói cử chỉ yêu thương, cũng đủ làm ấm ḷng cha mẹ ông bà. Cả năm không lui tới, đợi tới Mother day, Father day th́ đưa đi ăn tiệm (truyền thống) coi như đầy đủ bổn phận.

 

Nhập gia tùy tục. Ngày xưa ở VN, thiếu quả chanh, quả ớt. Cần cái thang, cái búa cứ chạy đại qua nhà hàng xóm hỏi vay, hỏi mượn. Qua bên này nhiêu khê rắc rối, địa phận của nhà người ta, cấm chạy ngang. Muốn cho con nít viên kẹo cũng phải hỏi cha mẹ có bằng ḷng không?

 

Trong kho tàng văn chương VN có tác phẩm Nhị thập tứ hiểu, hai mươi bốn người con có hiếu chỉ dùng hành động thay cho lời nói mẹ ơi! con thương mẹ lắm “I love you”. Chẳng có ôm bố ôm mẹ mà th́ thầm con thương con yêu mẹ tới tận cùng trái tim, như ở đây người ta thường nói “I love you” với bao nhiêu chữ thật văn hoa bóng bẩy At the bottom of my heart, to the end of the world.

 

Phương Đông không biểu lộ t́nh cảm bằng lời nói. Dĩ nhiên t́nh cảm của mọi con người ở đâu cũng như nhau. Nhưng lễ nghĩa phong kiến quan niệm ôm hôn trước mặt mọi người là xuồng xă. Cha là h́nh ảnh nghiêm khắc, chỉ dám rụt rè khúm núm dạ thưa, khi được sai bảo. Làm ǵ có kiểu mè nheo nũng nịu, bá vai bá cổ bố. Làm ǵ có cảnh bố làm ngựa nhong nhong cho con cưỡi như bây giờ. V́ vậy trong tác phẩm "I love yous are for the White people" của Lạc Sử. Ông đă cay đắng kể lại rằng, lúc c̣n nhỏ ông thường bị đ̣n roi của bố. T́nh cờ một hôm ghé nhà bạn học (người Mỹ), ông thấy bạn ôm bố nói " I love you". Thấy bạn được bố thương yêu tŕu mến. Ông nghĩ, chắc v́ ḿnh đă không nói thế, nên mới bị bố đánh đập ghét bỏ. Nghĩ vậy nên ông chạy ngay về nhà, bắt chước bạn, nói sau lưng bố "Daddy I love you". Thấy bố im lặng, ông tưởng bố ông không nghe. Lần này ông nói thật to Daddy I love you! Bố ông quay lưng lại và cho ông một cái tát nảy lửa, giọng bố rít lên đừng bao giờ nói như thế nữa. " I love yous are for the White people ".

 

Bố Lạc Sử đánh ông không nương tay, và bảo rằng v́ thương mới dùng đ̣n roi cho ông nên người. Đ̣n roi chỉ chấm dứt khi ông học năm thứ hai đại học. Phụ tử t́nh thâm và những đ̣n roi khắc nghiệt thành vết thương tâm lư không lành của quan niệm "yêu cho roi cho vọt"  ám ảnh ông suốt đời.

 

Ông luôn luôn bị đe dọa nếu báo Cảnh Sát, bố ông sẽ tự sát.

 

Người Việt chúng ta, gặp những trường hợp như thế cũng chỉ im lặng "đèn nhà ai nấy sáng". Lịch sự hay không muốn chen vào chuyện người khác. Nhưng nếu một người da trắng biết được điều này. Th́ họ sẽ không "lịch sự " theo kiểu ḿnh nghĩ nữa đâu. Họ sẽ báo Cảnh Sát, và bạn sẽ bị mất quyền nuôi con đấy.

 

Con yêu mẹ tới tận cùng trái tim con, em yêu anh cho tới ngày tận thế. Vậy mà chẳng bao lâu, mà mẹ tôi bảo ba bẩy hai mươi mốt ngày, đă làm đơn ly dị, đường ai nấy đi.

 

Anh đi đường anh, tôi đường tôi.

T́nh nghĩa đôi ta có thế thôi.

Đă quyết không mong xum họp măi,

Bận ḷng chi nữa lúc chia phôi.

 

Làm ǵ có chuyện bận ḷng. Ở đây khi ly dị xong, người ta cười toe toét. Con cái tan đàn xẻ nghé. Who’s care? Không quan tâm, chỉ biết bây giờ được tự do, muốn làm ǵ th́ làm.

 

Hồi xửa hồi xưa mới có những bài thơ vỡ tim”, thổn thức người nghe ANH BIẾT EM ĐI CHẲNG TRỞ VỀ của thi sĩ Thái Can.

 

Bây giờ người ta tỉnh táo hơn nhiều. Bố thấy con trai bị “bồ đá”, ngơ ngơ ngẩn ngẩn, bố th́ kinh nghiệm t́nh trường, dĩ nhiên phải hơn con. Bố nhắc “con ơi! dưới hồ c̣n nhiều cá lắm, vuột con này ta câu con khác”.

 

Điên nhất là những người tự tử v́ thất t́nh. Tưởng rằng ḿnh chết, để đứa kia sẽ đau khổ, dằn vặt lương tâm cắn rứt. Thật là một suy nghĩ sai lầm. Chết rồi th́ làm sao thấy được đứa kia đang nhởn nhơ dung dăng dung dẻ với người yêu mới. Tử tế lắm, th́ kẻ bạc t́nh, đến viếng đám ma đốt cho vài cây nhang.

 

Cô bạn tôi có hai con gái, ghé chơi, ở với bạn vài hôm. Ṭ ṃ đọc tấm thiệp mother day năm ngoái c̣n treo ở tủ lạnh, lời lẽ văn hoa bóng bẩy, đọc mà muốn khóc. Mẹ cặm cụi nấu ăn, tối về ăn uống xong. Lịch sự có thừa, cả hai cô cùng đồng thanh “Thank you mom, for your dinner”. Sau đó biến mất, bỏ lại một đống chén bát dơ vừa ăn xong.

 

Bạn tôi lắc đầu ngang cũng ḿnh, dọc cũng ḿnh. Chẳng bao giờ đụng móng tay, coi như không phải chuyện của chúng nó.

 

Mẹ già như chuối ba hương .

Má ơi đừng đánh con đau,

Để con bắt cá hái rau má nhờ.

 

Ḷng hiếu thảo biểu lộ ngay cả khi con c̣n rất nhỏ. Con nhà nghèo ṃ cua bắt ốc, đă biết giúp cha mẹ hái rau bắt cá.

 

NTTD than thở về hàng xóm Mỹ, lịch sự quá, làm cho Mỹ mũi tẹt da vàng, ngại ngùng. Trong khi đó nhà báo Bùi bảo Trúc, khi đi ăn ở một nhà hàng, có gia đ́nh dẫn theo mấy đứa con nhỏ. Khi trẻ con la ó ồn ào quá, làm người lớn khó chịu. Ông đă tới bảo chúng hăy nói vừa đủ nghe, bố mẹ chúng lúc đó mới nhận ra điều đó. Khi nói xong ông BBT cũng hơi e ngại. Nếu ở VN có thể ông sẽ được tặng vài cái thoi vào mặt. Nhưng không, bố của mấy đứa trẻ đến xin lỗi và chào ông trước khi ra về. Ăn xong khi trả tiền, ông đă sững sờ, khi nghe người quản lư nói rằng, bố của mấy đứa trẻ ồn ào kia, đă trả tiền cho hai cụ rồi.Trời ơi!  sao mà lịch sự vậy, và ông đă ví như tṛ chơi nhu đạo, ai ra đ̣n trước sẽ giữ thế thượng phong. Ông đă bị một đ̣n chí tử. Ăn không phải trả tiền.Ngượng ngùng làm sao.

 

Tôi có hai người khách (Mỹ) già. Mỗi tuần vào ngày Senior day, hai chị em cùng rủ nhau đi ăn trưa ở tiệm ăn gần nhà. Các cụ già v́ rảnh rỗi, nên thời khóa biểu của họ ít khi thay đổi. Ngày giảm giá cho người già, tuần nào hai chị em cũng đều đến tiệm lúc 12.30 PM. Vừa lúc đó có một bà già khác cũng vừa ăn xong, bà ngồi xe lăn,cô cháu gái đẩy xe. Khi đi ngang bàn hai chị em, cả bà và cháu đều chào hỏi vài câu xă giao, rồi mới ra về. Một thời gian sau họ t́m ra một chi tiết thú vị, bà ngồi xe lăn, chính là hàng xóm trước kia. Nay bà đă dọn nhưng vẫn nhận ra hai chị em.

 

Từ đó khi ăn xong trước, cô cháu gái trả cho cả hai phần: bà của cô và hai chị em hàng xóm cũ của bà.

 

Qua tới lần thứ ba, th́ hai người khách già của tôi, đành phải đi ăn trưa ở một tiệm xa hơn, họ không thích ăn free.

 

Người Mỹ họ không thích lịch sự kiểu đó. Dù biết họ già, tiền bạc không dư giả, họ vẫn có ḷng tự trọng. Một ông khách của tôi, ở một ḿnh rất neo đơn. Tôi đưa số điện thoại của ḿnh, bảo rằng có chuyện ǵ, ông cứ gọi tôi. Ông nhất định không chịu, bảo rằng ông vẫn có thể bấm 911. Tôi bảo, không phải những chuyện lớn nhu vậy, mà những chuyện nhỏ như đi chợ giúp ông hàng tuần.

 

Lối sống xề x̣a, qua lại hàng xóm, hỏi mượn hay cho nhau chén chè, tô canh vừa nấu, không thể nào xảy ra ở đây. Dù cha mẹ qua nhà con cháu, cũng phải gọi hỏi trước, v́ đời sống ở đây vô cùng bận rộn, mọi thứ phải được sắp xếp. Điều này làm cho rất nhiều người già cảm thấy lạc lơng nơi xứ lạ quê người.

 

Cái lịch sự kiểu Mỹ thường bị lẫn lộn giữa quyền tự do. Đủ thứ tự do ở đây, bạn thích ăn mắm ruốc chưng, nhưng lại ngại ngùng các cháu. Chúng lịch sự không kêu ca, nhưng không dám mời bạn tới chơi v́ cái mùi “ bà bảo thơm, cháu bảo thúi”.

 

Có câu chuyện tức cười, cậu nọ bị đánh thức lúc nửa đêm v́ điện thoại reng inh ỏi. Bà hàng xóm than phiền không ngủ được v́ tiếng chó sủa. Cậu cám ơn rồi chờ đến tối mai, cũng nửa đêm, cậu lịch sự gọi lại “thưa bà, tôi không nuôi chó”.

 

Lịch sự hay kiểu cách? Tôi có bà bạn già, chỉ có một con trai làm xa. Ngày Mother Day, bà dậy từ rất sớm, cặm cụi nấu những món ăn mà con ưa thích. Bà sốt ruột nh́n đồng hồ, cứ thấp thỏm nh́n ra cửa, cho tới gần chiều, con bà mới gọi về:

-  Mẹ ơi! hôm nay con không thể về thăm mẹ được. V́ con phải đưa bạn gái con về thăm mẹ của cô ấy.

 

Chẳng là con bà và bạn gái cùng đi làm xa nhà. Mẹ đành thở dài, cất thức ăn vào tủ lạnh. Bà cũng biết t́nh cảnh khó xử của con bà. Có con trai phải chịu thiệt tḥi, vậy mà VN và Tàu cứ  nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Trong khi Mỹ th́ nói “con trai chỉ là con bạn cho tới khi lấy vợ, c̣n con gái là con suốt đời”. Qua nhà con gái th́ tùy tiện, chứ qua nhà con dâu, là phải lấy hẹn, báo trước.

 

Truyền thống đôi khi đă làm khó xử cho mọi người.  Có một anh con một, từ lâu vào ngày Father Day, cả hai bố con cùng hẹn nhau đi câu cá. Đó là hồi xưa ḱa, năm nay cậu có vợ rồi. Vợ cậu cũng là con một, th́ ngày Cha, cũng phải có ǵ đặc biệt chứ. Thời giờ eo hẹp, mỗi năm chỉ có một ngày. Năm nay, cậu cũng theo lệ, ngày Father Day cậu mời cả bố ruột lẫn bố vợ cùng đi câu cá.

 

V́ lịch sự bố ruột lầm lầm ĺ ĺ cả buổi, trong khi ông bố vợ cứ reo mừng tíu tít như trẻ con, mỗi khi giật được cá to. Chưa bao giờ ông được đi câu, và cứ hồn nhiên nói chuyện với con rể. Tưởng rằng ông sui ít nói v́ bản tính như vậy, có ngờ đâu trong bụng ông bố ruột đang sôi lên ùng ục. Cục tức nó chận ở cổ làm ông không nói được, ông nghĩ trong đầu “chẳng biết lịch sự là ǵ, con người ta mà làm cứ như con ḿnh”.

 

Đến tối, khi tiễn ông sui đi rồi, ông mắng thằng con trai xối xả. Cậu con lúng túng “nhưng bố vợ con…” cậu định nói cũng là bố. Th́ ông bố ruột đă quát vào mặt cậu: bố vợ không phải là bố.

 

Túng quá cậu viết thư hỏi bà Abby. Bà khuyên hăy bỏ thông lệ câu cá vào ngày Father Day, mời hai bố riêng biệt: người buổi sáng, người buổi chiều là xong.

 

C̣n bố vợ không phải là bố, th́ cứ để cho ông ấy nói. Có mỗi một cậu con trai nên ai mà chẳng cảm thấy bực ḿnh, khi thấy người kia enjoy con ḿnh quá.

 

Ôi lịch sự có thừa của xứ Âu Tây. Cứ nôm na mách qué như ở quê nhà, thế mà dễ chịu.

 

Lại Thị Mơ