Nhng cái bánh v

Lại Thị Mơ

 

 

Sáng nay như thường lệ, chúng tôi mở radio để nghe tin tức. Thật ra là tin tức bên VN, chợt nghe nhắc “Ngày Quốc Tế thiếu nhi”. Kư ức bỗng dưng cuồn cuộn nhớ về những ngày xưa cũ.

 

Sau năm 75, dù không học Sư Phạm, nhưng tôi vẫn bị bổ nhiệm đi dạy ở trường gần nhà. Luật lệ quái đản ở VN cứ thay đổi xoành xoạch, địa phương hoá, tức là thầy tṛ đều phải đi dạy hay đi học nơi ḿnh ở.

 

Nhờ vậy mặc dù là trường  tôi dậy rất nhỏ, nhưng toàn thầy cô lớn tuổi trước kia dậy ở những trường nổi tiếng như Chu văn An, Gia Long … nay trở về địa phương, được giữ lại tiếp tục dạy, gọi là lưu dung. Dụng là dùng, dung là đựng, là chứa, là...dung thân. Họ cho rằng những người cũ, đáng lẽ bị bỏ đi, nhưng họ vẫn được giữ lại như một đặc ân:rồi sẽ có ngày bị sa thải, bỏ đi. Mà đúng là như vậy, rất nhiều nơi,sau khi người cũ chỉ cho người mới mọi thứ. Người cũ sẽ bị nghỉ việc, đó là lư do của chữ lưu dung,giữ lại để cho dung thân một thời gian.

 

Thức ăn thừa mứa của bữa tiệc hôm qua vẫn c̣n đầy trong tủ lạnh. Memorial day,ngày lễ đầu tiên sau mấy tháng ăn tết ở xứ Mỹ, mọi người đang náo nức rủ nhau đi mua sắm. Nghe radio nói bên VN người ta đang chuẩn bị chào mừng Ngày Quốc Tế thiếu nhi, mùng một tháng Sáu.

 

Kư ức chợt trở về, ngày này, năm xưa 1979 dân VN sắp chết đói, v́ Tàu Cộng tấn công biên giới phía Bắc. Bên ngoài thực phẩm khan hiếm dân ngắc ngoải, trong tù dân cải tạo ngất ngư,nhưng đường phố vẫn ngập tràn khẩu hiệu: đời đời nhớ ơn… liệt nhiệt hoan nghênh...chẳng ai thèm nh́n, chẳng ai thèm ngó. Nhưng h́nh như tụi VC cũng biết điều đó, nghe nói hoài, tự dưng có ngày miệng ḿnh cũng buột ra những lời vô thức. Nhớ những ngày học chính trị năm xưa tôi là người nêu rất nhiều câu hỏi cho Chính trị Viên. Họ không có tŕnh độ học vấn, chỉ đi bộ đội lâu năm, nên chỉ biết nói ra những lời rập khuôn như cái máy. Nói như vẹt!

 

Tôi nói tại sao lại phiên âm ra tiếng Việt tên địa danh hay tên Tổng Thống Mỹ, nghe vô cùng ngây ngô. Họ trả lời: v́ tôi không đứng trong lập trường giai cấp, người ít học không biết tiếng nước ngoài. Tức là theo chính sách ngu dân, thay v́ nâng tŕnh độ của người ít học. Th́ họ kéo người học nhiều xuống cho bằng người học ít. Bộ máy tuyên truyền và nhồi sọ suốt ngày đêm lải nhải những lời ca tụng rỗng tuếch.

 

Sống ở xứ người, du lịch qua xứ bạn, chẳng bao giờ tôi thấy được bất kỳ cái bích chương nào, nhắc nhở phải nhớ ơn người này, hoan nghênh người nọ.

 

H́nh như khẩu hiệu chỉ dành riêng cho những nước XHCN.

 

Bên này chẳng ai nói lao động là vinh quang, mà hễ nói làm thêm overtime, sẽ được trả tiền gấp đôi, th́ chẳng ai từ chối. Chẳng ai nhớ mùng một tháng Sáu là ngày của thiếu nhi, mà ở đâu con nít cũng là thành phần ưu tiên trước nhất.

Nơi khán đài tiếng chuông trống ồn ào, họ đang đua nhau ca tụng các thành quả lo cho thiếu nhi, tương lai của dân tộc. Đằng kia trên băi rác những bàn tay nhỏ bé đang bới móc mưu sinh, trẻ thơ không thể đến trường, khi cuộc sống hàng ngày không lo đủ miếng cơm manh áo. Tuổi thơ em được nuôi toàn bằng bánh vẽ,với những khẩu hiệu xa vời mười năm trồng cây, trăm năm trồng người!

 

Vài năm nữa các em gái khi lớn lên, lại có thêm một ngày tưng bừng khác: ngày phụ nữ mùng 8 tháng Ba. Cũng vẫn bích chương khẩu hiệu, và tặng hoa, như ở các nước phương Tây khi đời sống vật chất quá thừa thăi, người ta chỉ dùng hoa thay cho lời nói.

 

Người ta bắt chước không thiếu một thứ ǵ có trên màn ảnh nhỏ của các nước tiên tiến: tuyển lựa tài năng, tuyển lựa ca sĩ, tuyển lựa hoa hậu…

 

Người có chút quyền hành chức tước th́ đua nhau khoe nhà cao cửa rộng, xài những xe đắt tiền như Rolls-Royce. Họ tạo ra một thứ đẳng cấp quí tộc cho cả ḍng họ con cháu, kẻ hầu người hạ như thời vua chúa ngày xưa.

Họ khoe khoang thành tích tiêu dùng chẳng kém ai. Thành phố ngập tràn Shopping mall và khu giải trí như thể cuộc sống vật chất đă quá dư thừa. Không có ǵ phải lo lắng.

 

Bích chương và khẩu hiệu giăng khắp đường phố.Bánh vẽ nhoè nhoẹt đủ màu cho tất cả bàn dân thiên hạ. Từ người tốt việc tốt, tới mẹ chiến sĩ. Rất có nhiều ngày để làm lễ:

Ngày quốc tế thiếu nhi.

Ngày phụ nữ.

Ngày nhà giáo.

Và thêm những ngày  lễ du nhập của phương Tây: Valentine, Halloween, Mother day, Father day…

 

Bộ mặt của thành phố và đô thị lúc nào cũng rộn rịp với đủ thứ lễ hội, như thể cuộc sống quá no đủ. Một bộ mặt trét đầy son phấn, khoác lên người áo quần loè loẹt,trong một thân xác bệnh hoạn. Đó là h́nh ảnh của quê hương tôi sau 41 năm dưới chế độ XHCN.

 

Trẻ em thất học, ma túy trộm cắp lan tràn,phụ nữ được mua bán như một món hàng.

 

Thật mỉa mai, mùng một tháng Sáu năm nào VN cũng làm lễ cho ngày Quốc Tế thiếu nhi. Không thấy quà cáp, toàn thú nhồi bông và lẵng hoa, cũng lời nhắn nhủ của các vị chức sắc ban ngành. Tuyệt nhiên không nghe nói về quyền lợi của con em, không thấy xây thêm trường học. Mà chỉ nghe tăng thêm thuốc để giết tử tội cho nhanh,số lượng chỉ có tăng chứ không giảm. Nhiều gian tù nhỏ trong một nhà tù lớn.

 

Và người ta vẫn làm lễ cho ngày Quốc Tế thiếu nhi.

 

Nơi băi rác xa xa nơi khán đài, có một em bé đang mải mê nhặt nhạnh những bao nylong phế thải, những lon nhựa tái sinh. Bỗng em ngừng tay hỏi mẹ:

-        Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày ǵ hả mẹ?

-        Là ngày người ta lo cho con nít.

-        Con nít xứ ḿnh hả mẹ.

-        Không, con nít nước ngoài. Nên người ta mới gọi là Quốc Tế thiếu nhi.

-        Chừng nào người ta lo cho con nít xứ ḿnh th́ con được đi học phải không mẹ.

-        Ờ, thôi lo làm đi. Cơm c̣n không có ăn, bày đặt nghĩ tới chuyện đi học.

 

Bà mẹ khoát tay bảo con lo bới rác, như thể đứa con đang nghĩ tới chuyện xa vời, không tưởng.

 

Khi vào bất cứ trường học nào bên VN, bạn hỏi trong một năm có bao nhiêu ngày lễ. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi các em sẽ kể vanh vách đủ 12 tháng :

Tháng giêng: tết Tây.

Tháng Hai: Valentine.

Tháng Ba: sinh nhật đoàn( 19/3), ngày phụ nữ (8/3)

Tháng Tư: ngày thống nhất (30/4)

Tháng Năm: ngày lao động Quốc Tế ()

 

Cứ thế suốt năm mọi người được ăn bánh vẽ.

 

Nếu các em vẫn phải chui vào túi nylon để qua sông,qua suối. Th́ xin đừng làm lễ khua chiêng gơ trống cho ngày Quốc Tế thiếu nhi.

 

Hăy bỏ hẳn ngày lễ này cho ḷng người đừng ray rứt.

 

Họ thực sự quên, hay giả vờ nhắc nhở: đừng quên trẻ thơ VN. Biết bao tấm ḷng âm thầm làm việc để giúp trẻ em nghèo khó có một mái trường. Hope for kids.

 

Về miền Tây, nơi biên giới Việt & Campuchia, có rất nhiều trẻ em chỉ ước mơ được sống trên bờ và đi học. Cả đời cha truyền con nối, mọi người chỉ lênh đênh trên những con thuyền với cuộc sống vô định. Không một mảnh giấy tuỳ thân, không tổ quốc.Không biết gọi họ là ǵ? Người? Th́ đúng rồi, nói được th́ phải là người.

 

Người sẽ sinh ra người, nhưng sinh hoạt duy nhất của họ là kiếm ăn để duy tŕ sự sống. Chẳng có một nhu cầu nào khác, trường học là một cái ǵ rất xa vời.

 

Những khúc ruột ngàn dặm cũng xót xa khi nh́n về quê cũ. Tất cả như muối bỏ bể.

Người ta dùng những từ rất hay: trăm năm trồng người.

Người ở đây không phải là mầm non. Người ở đây là những cây đă mục nát bên trong, những cây con vươn lên từ chốn ao tù nước đọng.

Ngày quốc tế thiếu nhi năm nay có ǵ khác năm xưa?

 

Lại Thị Mơ