Khut Mt Trông Coi

Li Th Mơ

 

 

Mẹ tôi mất đă lâu, nhưng lời mẹ tôi nói cứ vang măi trong tâm trí tôi. Nhất   khi nghe những chuyện xảy raquê hương xứ sở của tôi bây giờ.

Nhớ những ngày c̣nquê nhà, chẳng bao giờ nghe đến chữ rau bẩn, rau sạch. Trái chín cây hay chín bằngkhí đá. C̣n bây giờ sao quá nhiều phù phép biến hóa đủ thứ không biết tin vào cái . ràng trước mắt h́nh ảnh thật đẹp của những trái vàng tươi chín mọng, nhưng không biết xuất xứ từ đâu,có được tiêm hoá chất chín nhanh hay không. Ngày xưa trái chín cây chỉ dành cho nhà vườn. C̣n hàng đem bán, phải mang đi xa, nên người ta phải bán khi c̣n xanh. Chủ vựa mua vềbằng khí đá, dùng hơi nóng tự nhiên cho trái chín đều. Trước kia mọi chuyện đều công khai b́nh thường. C̣n bây giờ hàng để bán hàng để ăn phân biệt ràng. Rau bẩn để bán, rau sạch để ăn. Trẻ con được nh́n thấy sự dối trá khi c̣n rất nhỏ. Mọi người biện minh cho việc ḿnh làm làm đàng hoàng th́ không lời.

Khi xưa mỗi lần bố các bạn của bố kéo nhau đi ăn nhà hàng,lúc về nhà ông thường mua thêm phần ăn mang về cho mẹ con tôi thưởng thức. Những Soái ḱnh Lâm, những Bát Đạt nổi tiếng trong Chợ Lớn. Làm đám con nít chúng tôi hội vào đó. Nơi lui tới của những người lắm bạc nhiều tiền,chúng tôi chỉ được nghe kể về món ăn trong tiểu thuyết. thế đối với anh em chúng tôi, đó những dịp đặc biệt nếm được món ăn của nhà hàng.Trong khi anh em chúng tôi suưt xoa hít khen ngon, th́ mẹ tôi vẫn b́nh thản bảo khuất mắt trông coi. Hoặc nói chẳng bổ béo đâu,  toàn màu mỡ riêu cua, đánh lận con đen.Với mẹ,bà chỉ tin tưởng những trông thấy. Những con tôm c̣n nhảy xao xao, những con vẫn c̣n quẫy mạnh trong giỏ đi chợ.

Chao ôi , cái thưở xa xưa con người ta chân chất biết chừng nào. Thế mẹ tôi vẫn đề cao cảnh giác, bảo rằng phi thương bất phú,  vi phú bất nhân.

Quả thật bây giờ nếu mẹ tôi c̣n sống, th́ những lời của mẹ điều nhắc nhở mỗi ngày: mọi thứ ngay trước mắt( nơi quê hương tôi) c̣n không tin được, nói đến chuyện khuất mắt.

New technology đă giúp mọi người thể biết con buôn đă phù phép như thế nào, để biến miếng thịt đă ngả màu đen thành màu đỏ tươi. Những con heo bị đày đọa tọng đầy nước trước khi cân. Những nồi cơm bao no muốn ăn bao nhiêu tuỳ sức.

Câu chuyện về Tôn ngộ Không bứt một nắm lông, thổi phù một hơi thành mấy chục con khỉ khác bao quanh, không c̣n chuyện phong thần nữa. Người ta c̣n phù phép cao siêu hơn trong truyện tưởng tượng rất nhiều. Trẻ con bây giờ học nhiều mánh khóe từ người lớn chúng quanh, nên những câu chuyện về Aladin cây đèn thần chẳng c̣n hấp dẫn chúng, như chúng tôi ngày xưa khi c̣n thơ ấu.

Mọi chỗ mọi nơi ngập tràn dấu hỏi nghi ngờ.

Tôi nhớ tới bài thơ của Thi Luân Hoán. Bài thơ rất dễ thương với tựa đề phải”, nói về t́nh yêu đơn mộc mạc của một chàng trai khi đă nghe lời hứa của người con gái chàng yêu. Những chàng vẫn không tin, vẫn phân vân tự hỏi:

phải em yêu tôi thành thật

Hay tinh nghịch nói cho vui.

Tội nghiệp cho chàng trai si t́nh, nếu đó chỉ lời đùa giỡn, chàng cố một chút hy vọng:

Cho dù em chẳng yêu tôi thật

Vẫn muốn dối ḿnh em cũng yêu.

Bài thơ được đám con gái chúng tôi chuyền tay nhau đọc. Để đến bây giờ tôi thuộc nằm ḷng.

C̣n Thi sĩ Hàn mặc Tử th́ lo lắng:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.

Xă hội VN bây giờ phải sửa câu thơ thành:

Ở đây tiền bạc mờ nhân đạo.

Tất cả đều thành sương khói, nghĩa là chẳng có ǵ rơ ràng.

Những bài thơ t́nh hay, nhưng bây giờ đă thành bài thơ chế vô cùng cay đắng cho quê huơng VN bây giờ.

Tất cả mọi thứ,từ vật chất đến tinh thần phải mở đầu bằng hai chữ “ có phải”.

Mua bán:Có phải cô đưa tôi đồ “ xịn”?

               Hay là đồ “ dỏm” xứ China.

Việt Kiều hỏi vợ: Có phải cô yêu tôi thành thật ?

                           Hay là chỉ để qua Mỹ thôi.

Ai mà biết được?

Khi nghe người ta hát Sàigon ngập quá Sàigon ơi SaiGon ơi. Nhạc sĩ Y Vân có bao giờ biết rằng bài hát ca tụng vẻ đẹp Ḥn ngọc viễn Đông ngày xưa của ông, này thành lời than thở năo nề.

C̣n nhà thơ Luân Hoán, hai chữ ông chọn ra trong kho chữ nghĩa nay được đem dùng mọi nơi mọi chỗ. Có phải có phải có phải…

Có phải: Cá chết người dân cũng chết theo.

Có phải:Xây lăng xây miếu quên xây cống

           Thừa chỗ ăn chơi thiếu mái trường.

Có phải: Mặc dân đói khổ quan phè phỡn.

              Vơng lọng thênh thang bái “ thánh hoàng”

              Dâng nhà dâng nước cho Tàu Cộng.

Có phải  là câu( mà người)dân tự hỏi (mỗi ngày).

Chưa bao giờ câu thơ của Hàn mặc Tử lại vô cùng thấm thía ( gợi h́nh) đến thế:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.

Phải, quê hương tôi bây giờ tất cả đều là sương khói. Mọi thứ đều thành hư hư ảo ảo.

Tất cả mọi thứ đều do khuất mắt . Chẳng phải vậy đâu, chính là do đă khuất lương tâm.

Lương tâm là thứ vô h́nh, nhưng nó là kim chỉ nam cho đạo đức. Nơi nào không có lương tâm soi đường chỉ lối: nơi đó đạo đức không hiện diện.

Lương tâm bây giờ là thứ vô cùng quư hiếm ở quê hương tôi.Nơi niềm tin không có, khuất mắt trông coi mới là mối lo sợ. C̣n nơi đây luật pháp nghiêm minh sẽ trừng trị kẻ nào coi thường mạng sống của con người. Tất cả mọi thứ phải theo đúng quí định của Pháp luật:

Giao thông: say rượu lái xe là tội phạm biết người. Không tuân theo qui định của đường phố sẽ bị phạt tuỳ theo mức độ.

Sức khỏe: Cơ quan FDA sẽ kiểm soát gắt gao mọi thứ thực phẩm trong mức độ an

toàn cho người dùng.

Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng như nhau.

Bởi v́ nơi đây có sự hiện diện của lương tâm con người.

Mọi thứ đều rơ ràng chứ không mờ mờ che mắt người dân.

Chẳng bao giờ bạn phải lo sợ khuất mắt ḿnh họ sẽ làm điều gian dối. Điều này thể hiện rất rơ trong cách giáo dục. Trẻ nhỏ lớn lên ở đây được học mọi thứ,để thành một người sống trong một xă hội văn minh, tôn trọng con người. Không có kiểu chạy chọt đút lót để được vào học ở những trường đại học danh tiếng. Dù là con ông Tổng Thống, con ông Dân Biểu. Khi xin việc cũng vậy, họ chỉ nhận người có khả năng chứ không phải do gửi gấm. Không có nạn con ông cháu cha ở xứ này. Không có nạn trù dập về lư lịch. Mọi cánh cửa đều mở ra cho tất cả mọi người. Nhà thương để cứu người, mạng sống con người là trên hết. Có những nhà thương c̣n kẻ trên tường những chữ thật to: tất cả mọi người đều được đối xử như nhau. Nơi cấp cứu không xem giấy tờ của nạn nhân cho tới khi cứu xong, dù họ là di dân bất hợp pháp.

C̣n ở VN bây giờ,khi vào nhà thương phải có sẵn tiền trong túi,chỗ nào cũng phải đưa tiền trà nước.Từ nơi nhận bệnh đến nơi khám bệnh,đến nỗi người ta không gọi lương  y như từ mẫu nữa.

Quan toà cũng chẳng là người cầm cân nảy mực. Chỗ nào cũng phải đút tiền vào mới xong việc.

Niềm tin đă mất.

Quê hương tôi bây giờ không c̣n là chốn quê nhà yêu dấu. Mà phải gọi là quê nhà ghê gớm. Mọi thứ đều mang lại nỗi ghê sợ cho người dân:tất cả đều ô nhiễm. Từ vật chất đến tinh thần.

Chẳng cần phải khuất mắt trông coi. Ngay trước mắt họ cũng có thể làm đủ thứ phù phép làm bạn hoa mắt.

Ở đây sương khói mờ nhân cách.

Không có nhân cách làm sao có nhân đạo.

 

Lại Thị Mơ