T mt tm h́nh...

ti duyên hi ng

Li Th Mơ

 

 

 

 

Bốn mươi năm trước, họ là những cô học tṛ lứa tuổi hai mươi, cùng một mái trường,nhưng khác nơi vào lớp. Người th́ học ở phân khoa chính như nhóm SPCN, MPC… một số khác mỗi ngày phải lên tuốt chi khoa Thủ Đức như nhóm Sinh Lư (thực vật) của cô Mai Trần Ngọc Tiếng, và nhóm Sinh Hoá của thầy Đinh văn Hoàng, mới mở ra sau này.

 

Nhóm học ở Sàigon th́ ít biết nhau, v́ ngoài giờ học ở giảng đường lớn (mấy trăm người), họ chỉ biết nhau từng nhóm nhỏ khi thực tập.

 

Trái lại hai nhóm SL & SH trên Thủ Đức th́ gắn bó từ những ngày đầu tiên khi bước chân vào đại học Khoa Học SaiGon, bởi v́ mọi người từ sáng đă phải tới trường chính, để xe buưt của trường chở lên Thủ Đức học từ lư thuyết tới thực tập, cỡ 4 giờ chiều mới về nhà.

 

Duyên của chúng tôi bắt đầu, từ những ngày tất cả phải trở lại trường để học chính trị và đi lao động. Chi khoa Thủ Đức đóng cửa, mọi chuyên khoa chỉ c̣n sinh hoạt ở trường chính mà thôi. Không c̣n phân biệt SPCN hay Sinh Lư, Sinh Hoá nữa. Mà chỉ có Sinh học đại cương hay Sinh học thực nghiệm, tuỳ những chứng chỉ chuyên khoa do bạn chọn.

 

Sau ngày 30/4 chỉ có học sinh phổ thông được trở lại trường, tiếp tục cho xong niên học, v́ chỉ c̣n chưa tới một tháng là nghỉ Hè, c̣n tất cả các trường đại học trên toàn quốc phải tạm ngưng. Khoa học tự nhiên của Đại học Đà Lạt, dồn vào KHSG (h́nh như cả ngoài Nha Trang).

 

Từ tháng Sáu75, khi các anh Sĩ Quan VNCH vô trại cải tạo, th́ bên ngoài Sinh viên chúng tôi cũng bị gom về trường để làm công tác xă hội. Đống rác to xù ở đường Nguyễn văn Cừ nằm ở đó từ lâu, học tṛ Khoa Học chỉ ra quân một ngày là dẹp sạch. Sinh viên là thành phần trí thức, được trưng dụng trong công việc đổi tiền, hay giúp dân xoá nạn mù chữ ở địa phương.

 

Chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận tất cả giá trị của tâm linh. Chủ trương: dưới sức người sỏi đá cũng thành cơm. Sinh viên chúng tôi không biết giá trị của lao động chân tay. Mà kể ra cũng không sai, toàn là tiểu thư và công tử. Ngay cả tôi, con nhà nghèo th́ cũng chỉ kiếm tiền bằng nghề gia sư, tức là đi dạy kèm. Hoặc viết bài vớ vẩn kiếm tiền nhuận bút. Tay chân lọng cọng như người ta thường nói: thư sinh trói gà không chặt.

 

Thế th́ phải cho nếm mùi lao động thôi.

 

Sinh viên của tất cả các trường đại học trong thành phố, muốn tiếp tục học lại th́ phải đi lao động trước nhất. Sau đó mới tới đợt đi học chính trị.

 

Em tôi học đại học Phú Thọ (sau gọi là Bách Khoa) th́ đi lao động ở nông trường Phạm văn Cội, vùng được mệnh danh là đất thép thành đồng, Củ Chi. Trường Khoa Học là nơi tập trung nhiều thành phần tiên tiến của cách mạng nên được ưu đăi chọn chỗ “ngon” hơn.Xương xẩu dành cho trường khác! Đó là do mấy trường khác, họ xầm x́ như thế. Lao động mà cũng có chỗ ngon, chỗ dở!

 

Chúng tôi đi đợt lao động đầu tiên trên chi khoa Thủ Đức, sau đó tới lao động đào con kênh xanh xanh Lê minh Xuân, dạy dân trồng nấm ở Mộc Hóa (Long An)...

 

Lao động của chúng tôi thuộc loại cưỡi ngựa xem hoa, chứ có làm nên công trạng ǵ. Lúc đó đồ đạc c̣n nhiều (chưa đội nón ra đi chợ trời), nên nhiều bạn c̣n mang theo cả xe Honda đi lao động. Đến tối cũng lén lén vù về thăm nhà. Chi khoa Thủ Đức và Lê minh Xuân cũng chẳng xa Saigon bao nhiêu, nên bố của Tần c̣n dám đạp xe đạp tới chỗ lao động mang đồ ăn cho cô con gái rượu. Làm cho người nhận mắc cở quá chừng. Các cụ ở nhà c̣n mang tư tưởng tiểu tư sản, chưa giác ngộ cách mạng. Đi lao động có chút xíu, mà cứ như đem con gái đi cống Hồ! nào có đi lâu lắc ǵ,chỉ có một thần hay 10 ngày. Cho mọi người nếm thử ăn cơm với muối hột, xem ngon như thế nào. Mẹ tôi bảo: bụng đói th́ đầu gối phải ḅ. Cơm với muối mà chẳng bao giờ c̣n dư chút nào (không đủ lấy ǵ dư!).

 

Những ngày sinh hoạt bên nhau, t́nh bạn nảy nở, tiếng cười vui như tiếng pháo tết, một vài cặp gắn bó nên duyên vợ chồng từ đó.

Nhàn và tôi, gốc vốn là dân SPCN, nhưng lên chuyên khoa chọn Sinh học thực nghiệm, nên học chung với các bạn SL & SH lúc trước học trên Thủ Đức. Lớp chúng tôi gọi là lớp D, được chia theo tổ để học chính trị, mỗi tổ có một tổ trưởng và một tổ phó (đó là những người có ư thức cao (hơn tổ viên) về chính trị). Khi thảo luận, nếu ai có thắc mắc th́ tổ trưởng và tổ phó sẽ giải thích. Thật sự ra họ cũng như chúng tôi thôi, chẳng biết ǵ nhiều về chính trị. Có điều ai cũng “né”, nên Đoàn viên (là những tổ trưởng& tổ phó) chơi với nhau.Quần chúng cách mạng là tổ viên chơi với nhau. Nhóm của chúng tôi không có ai là đoàn viên hết (tức là muốn nói ǵ th́ nói, không phải giữ ư sợ báo cáo).

 

Tụi tôi ngoài giờ học chính trị hay lao động, thường hẹn nhau đi chơi và ăn uống. Đi chơi th́ lên hồ tắm Ngọc Thuỷ của gia đ́nh Lữ ánh Hồng (vớt vát, trước khi bị quốc hữu hóa tức là bị tịch thu).

 

C̣n ăn uống th́ một lần ở nhà Lữ ánh Hồng, và một lần ở nhà Tần gần chợ Bến Thành.

 

Hôm ăn ở nhà Tần, chúng tôi xúm xít nấu ăn cũng xôm tụ lắm.

 

Tôi nhớ hoài câu trả lời của cô Hằng (em gái Tần). Bữa đó là ngày Chủ Nhật, tụi tôi làm món gỏi nhưng thiếu chanh, mới nhờ cô Hằng chạy ra chợ Bến Thành (gần đó) mua dùm mấy quả chanh. Cô Hằng nói: chờ vô thay quần áo khác, mấy bà chị thấy cô mặc cái quần Tây và cái áo thun ngắn tay, trông cũng được (miễn không phải đồ ngủ là OK rồi), nên xua tay: mặc vậy đi cho nhanh. Không ngờ cô Hằng trợn mắt: chờ chút,vô thay đồ.

 

Câu trả lời của Hằng làm tôi ngớ người ra, và nhớ măi, dù đă 40 năm: giỡn mặt! Chủ Nhật mà mặc như thế này ra đường? Chủ Nhật là ngày không được ăn mặc lùi xùi, tôi nào có biết.Th́ ra ngày thường là ngày làm việc, Chủ Nhật là ngày làm đẹp để đi dạo phố. Cô bạn tôi ở ngay trung tâm Sàig̣n nên mới thấy điều khác biệt này, c̣n tôi ở ngoại ô khỉ ho c̣ gáy th́ ngày nào cũng như nhau thôi. Mấy ai để ư ăn mặc như thế nào cho đúng ? Mà đúng theo cái ǵ, tui cũng chẳng biết, chỉ là đi chợ mua chanh thôi mà. Sao mà nhiêu khê thế!

 

Cô bé nhất trong bọn được cử đi theo cô Hằng là út Huyền (để giữ xe), vốn là út trong nhà,và cũng là út trong nhóm 10 người. Huyền chưa bao giờ bước vào chợ nên rất lo lắng, cứ hỏi: một đồng được mấy quả chanh? sợ bị cô Hằng bắt vào mua, chứ không cho đứng giữ xe bên ngoài.

 

Họp mặt bữa đó chúng tôi có chụp vài tấm ảnh trắng đen (cỡ năm 80 trở đi mới có h́nh màu). Đối chiếu ngày sinh, trong 10 cô có mặt hôm đó, tôi là chị cả...Huyềnem út. Chẳng ai c̣n giữ, chỉ có tôi được chia cho một tấm bé xíu. Nhưng tôi vẫn c̣n giữ măi suốt 30 năm, cho tới khi gặp nhau ở Atlanta, mọi người mới giật ḿnh nhớ lại ngày xưa.

 

Từ tấm h́nh duy nhất đó, mọi người t́m ra nhau khi tuổi đă về chiều.

 

Sau bữa tiệc, tôi rời trường đầu tiên, nên chẳng c̣n liên lạc với bạn bè. Mọi người lần lượt ra trường, như những con chim rời tổ.

Trôi lăn trong cuộc sống cơm áo gạo tiền, tất cả mất hút trong gịng xoáy cuộc đời như quyển sách sang trang.

 

Chỉ 2 năm sau75, rục rịch có phong trào vượt biên, nhưng tin tức phải vô cùng bí mật, v́ hệ thống công an ch́m ŕnh rập khắp nơi. Từ phường khóm sự hiện diện của mỗi người bị kiểm soát chặt chẽ bằng chính sách hộ khẩu. Gia đ́nh nào có ai tới nhà, ngủ qua đêm, là phải tŕnh báo tạm trú cho tổ trưởng tổ dân phố. Đi xa phải khai tạm vắng, và phảigiấy giới thiệu mới được mua vé xe đ̣. Sinh viên được coi là công nhân viên dự bị, nên cũng có tiêu chuẩn mỗi tháng được 13 kg gạo, và nhu yếu phẩm. Nhờ vậy gia đ́nh tôi có 3 đứa học đại học, nên cũng có chút đỉnh gạo và nhu yếu phẩm, sống ngáp ngáp cầm hơi.

 

Địa phương cũng bắt đầu phân chia theo tổ dân phố.

 

Mỗi gia đ́nh gọi là một hộ, số người trong một hộ gọi là số nhân khẩu. Sổ gia đ́nh gọi là sổ hộ khẩu.

 

Hễ c̣n sống là c̣n phải ăn, trong cơ thể người ta có nhiều phần, mà không tính cái đầu, không tính chân tay, tim óc ǵ ráo. Mà chọn cái miệng là quan trọng nhất, bởi vậy mới gọi là chính sách (kiểm soát) bao tử: củ cà rốt& cây gậy.

 

Không ăn không uống th́ sẽ đi chầu ông bà thôi. Đầu, óc, tim, gan cũng vất đi. Th́ ra ai nói hay (dù là nói sạo) cũng được nhiều bổng lộc. Chết là hết ăn, nhà nào có người chết là mất một khẩu. Chưa bao giờ mọi người mới thấm thía câu nói: “miếng ăn là miếng nhục” như lúc này.

 

Chẳng biết dưới sức người sỏi đá có thành cơm hay không? Chứ sau đó mấy con kênh cũng thành vô dụng. Ư kiến dẫn nước ngọt vô để rửa phèn, cải tạo đất vô dụng thành đất canh tác đều dẹp vô một xó. Chẳng c̣n ai nhắc đến bài hát con kênh xanh xanh, được nghe ra rả mỗi ngày từ các loa phóng thanh phường khóm. Phong trào thuỷ lợi dẹp, mọi người đi học trở lại. Không c̣n học chính trị nữa, các chính trị viên trở về trụ sở của họ. Thầy tṛ lại trở lại giảng đường và pḥng thí nghiệm như xưa.

 

Như vậy tất cả sinh viên cũ đều mất một năm học. Đợt tốt nghiệp đầu tiên là năm 76.

 

Tôi và thị Yến ra trường năm 77. Sau khi măn khoá, trong lúc chờ đợi bổ nhiệm gọi là phân công. Yến rủ Tần và tôi về Cần Thơ thăm gia đ́nh, rồi biến mất. Mấy tháng sau tôi nhận được một bức thư cho hay bạn đă nhận nhiệm sở tận trời Âu xa tít. Bạn vượt biên, ngay sau ngày tiễn hai đứa chúng tôi về lại Sàigon. Bạn bảo rằng qua đây, hàng ngày vẫn tiếp xúc với Protid, Lipid, Glucid… nhưng mấy thứ này không đựng trong ống nghiệm, mà chứa bằng nồi niêu soong chảo: bạn đang làm phụ bếp ở nhà hàng, để đi học lại, nơi đại học Orsay bên Pháp.

 

Bẵng đi mấy chục năm, ngoại trừ một vài người gần gũi, chẳng ai c̣n biết tin tức của nhau. Cho tới ngày tôi đi Atlanta dự đám cưới con gái lớn của Tần, gặp lại cô em út chẳng biết một đồng được mấy quả chanh? gặp lại người không chịu mặc đồ xấu đi chợ ngày Chủ Nhật, gặp lại Hiếu Nhàn. Mỗi người có một cách khác nhau để về miền đất hứa. Người đi bảo lănh, kẻ vượt biên.

 

Cô em út chưa bao giờ đi chợ, vẫn bị mẹ đẩy xuống tàu lênh đênh trên biển cả, t́m đường sống trong cái chết. Út Huyền không c̣n là tiểu thư như ngày xưa nữa. Vượt biên, rồi bươn chải tự lập nơi xứ lạ quê người. Cô tiểu thư ngày xưa, chỉ biết sống trong ṿng tay ôm ấp của mẹ, như miếng sắt non được nung trong ḷ lửa, nay trở thành thép cứng. Công việc của một Social Worker đ̣i hỏi cô phải nghiêm khắc và cứng rắn khi giải quyết những công việc phức tạp, sao cho công bằng hợp lư với tất cả mọi người.

 

Trường xưa chỉ c̣n trong kư ức, đă mấy chục năm vật đổi sao dời, mọi người lưu lạc khắp nơi trên toàn thế giới. Rất nhiều người thành công nơi xứ người, trở thành Bác Sĩ, Kỹ Sư, chuyên gia...Hay làm chủ những cửa hàng nổi tiếng. Ngày ấy đă lụi tàn, nơi xứ lạ quê người họ t́m về với nhau.Không phân biệt giàu nghèo sang hèn, không kể đến chức vị. Chẳng cần biết ai là ông to bà lớn, chỉ biết ngày xưa chúng ta cùng học dưới một mái trường. Lúc nào cũng hănh diện là học tṛ Khoa Học SaiGon.

 

Sau mấy chục năm im hơi lặng tiếng, những người cũ chẳng c̣n ai ghé lại trường xưa. Tất cả đều trở nên xa lạ, những cô cậu học tṛ bây giờ cũng bước qua tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, ngồi nhớ lại thưở tóc c̣n đen (và nhiều), mắt c̣n long lanh, tiếng cười c̣n trong vắt.

 

Khi 50 tuổi có công thành hay danh toại th́ mệnh trời đă rơ. Sức làm việc giảm dần,một số đă về hưu. Mọi người bắt đầu t́m kiếm thầy cô và bạn bè xưa cũ ở khắp nơi, đa số là ở hải ngoại: Nauy, Mỹ, Pháp, Hoà Lan, Nhật. Dân KHSG đi du lịch chỗ nào, là có bạn bè chỗ đó ra welcome.

 

Khi web của KHSG được h́nh thành 8 năm trước, LC cũng tổ chức nhiều chuyến đi chơi, nhiều lần họp mặt. Có lần con số người tham dự hơn 200 người. Đi chơi ǵ mà chất đầy 4 xe bus. Thầy tṛ KH như lá rụng về cội, kết nối mọi người trên toàn thế giới, chỗ nào cũng có dấu chân của KHSG.

 

Tấm h́nh đen trắng nhỏ xíu ngày xưa của 10 người bạn kết nghĩa chị em, nay đă nhạt nḥa theo năm tháng, bỗng dưng như sống động trở lại.

 

Website KHSG là nhịp cầu nối lại t́nh nghĩa thầy tṛ. Từ khắp trái địa cầu, từ Việt Nam cho tới Hải ngoại, người đi trước kẻ đi sau. Lần lượt từng người từng người t́m ra nhau, chao ôi là vui.

 

Xa xứ ngộ cố tri. Khi già gặp bạn cũ, người ta cười nói hả hê, nhớ lại thuở học tṛ, khi tóc c̣n xanh,môi c̣n thắm. H́nh như chẳng ai nhớ ḿnh đă thành ông bà nội ngoại, có người đă trở thành ông bà cố.

 

Những thăng trầm của cuộc đời, dấu ấn của thời gian chẳng thay đổi được t́nh nghĩa thầy tṛ. Người ta nhận nhau là đồng môn, đồng khoá... rồi định mệnh đă tạo ra những tên bất hủ: CẦN SINH LƯ, TIỀN LẠNG QUẠNG…

 

Từ web của KHSG, chúng tôi biết được tin tức thầy cũ bạn xưa, ai c̣n ai mất. Mục t́m bạn giúp t́m ra nhau, như những con cá hồi về nguồn.

 

Kể sao cho hết nỗi xúc động khi gặp lại nhau lúc tóc đă đổi màu, khi mắt mờ chân mỏi.Thầy cũng như tṛ chẳng thể nào phân biệt, nhưng nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Thầy cô ơi, chúng em vẫn gọi Thầy cô, để có cảm giác như ngày nào c̣n đi học, măi măi vẫn là những học tṛ bé bỏng khi xưa, dưới mái trường thân yêu KHSG.

 

Người đi kẻ ở, khắp bốn phương trời. Tuyết c̣n ở VN, nhưng hai con gái đă sống ở Mỹ và Canada từ lâu. Ngày cưới cô con gái út cũng dự định cả năm trời. Tuyết liên lạc thường xuyên với Hồng ở Pháp và Kim Loan ở Úc, nên dự định chỉ mời Loan & Hồng mà thôi.

Tháng Ba, Yến ở Mỹ đă 38 năm, chỉ cách người đăng tin t́m bạn trên web KHSG, có 4 giờ lái xe. Và cũng đă nhiều lần chạy xe ngang nhà bạn, vậy mà phải đợi tới 39 năm sau mới liên lạc được. Xin cám ơn người lập ra trang web.

 

Mừng quá, mừng quá là những lời, Hồng post lên FB. Khoe với bạn bè, H đă nói chuyện với thị Yến, lại c̣n thấy mặt nữa.

Thư qua tin lại, kẻ năm châu người bốn bể, ngày cưới th́ có sẵn làm sao đây? Học tṛ KH giỏi về tính toán lẽ nào chịu thua.

 

Mọi người gọi nhau sắp xếp cho lần gặp mặt. Trở ngại nào cũng vượt qua. Không gặp được hết, th́ cũng gặp được gần hết. Không dự được tiệc chính, th́ cũng có bao nhiêu tiệc phụ.

 

Thời đại technology mà, vừa gặp nhau là đă có h́nh post lên FB. Chỉ có năm phút thôi, là đă có người nhận diện: ủa, sao Sinh Hoá 72, lại có cục nhưng Hoá hữu cơ vô dzậy?

 

Có bao giờ bạn tin vào duyên nghiệp? V́ cái ǵ khiến cho Vy, con gái Tuyết, sống ở Toronto (London), lại chọn làm đám cưới ở Toronto (Pearson). Nhờ thế học tṛ KH mới gặp được cô Thu Vân bên Hoá hữu cơ ở Pearson!

 

Những nụ cười hội ngộ và những giọt nước mắt tiếc thương. Học tṛ KH đă ghé thắp nhang cho thầy Thuỷ, người bạn đời của cô Thu Vân, vừa măn phần năm ngoái. Trên bàn thờ, thầy h́nh như đang tươi cười nh́n những cô học tṛ năm xưa. Một cái ǵ thật thiêng liêng cảm động, ưu ái cho nghĩa cử thầy tṛ, và an ủi cho cô Thu Vân. Những người đến thăm thầy cô hôm nay đă vượt qua bao ngàn cây số, từ bao miền đất nước: Úc, Mỹ, Pháp, VN.

 

Mọi người cố gắng sắp xếp để gặp nhau, v́ ai cũng biết rằng cơ hội ít khi xảy ra. Cuộc đời là vô thường, nào ai tính được phút giây kế tiếp.

 

Chúng tôi xúm xít chia nhau chỉ có hai pḥng cho các bô lăo: các cụ ông một pḥng, các cụ bà một pḥng. Khốn nỗi âm thịnh dương suy, sáu bà cùng chất lên một giường, trong khi pḥng của mấy ông có tới 2 cái sofa bed, nào có thấm ǵ với lần đi lao động ở Lê minh Xuân, ăn cơm với toàn muối hột. Ngủ th́ ở ké nhà dân, giường chơng cong queo, đau lưng mà cũng phải chịu. Ở đây giường tuy chật, nhưng nệm vẫn êm, nhất là không lo bị rệp cắn!

 

Huyền kể rằng anh Trí khi đi ngang qua pḥng các cụ bà, nghe ai ngáy to quá. Liếc vô trong, thấy h́nh ảnh tức cười, mấy bà nằm chen chúc như cá ṃi, vẫn ngáy kḥ kḥ. H́nh như ai cũng ngáy, thành một ban đại hợp xướng hoà tấu bản ngáy ca hành khúc. Thật là hoạt cảnh hiếm có, anh Trí lặng lẽ về pḥng mang máy quay phim. Vừa lúc đó út Huyền thức giấc ngồi lên cười rượi, mọi người cũng giật ḿnh hết ngáy. Đâu dễ ǵ bỏ cơ hội ngàn năm một thuở. Anh Trí đề nghị đóng film, khi anh nói: action. Hồng quay ngang giả vờ ngáy to, có thêm photographer ngáy phụ hoạ. Huyền cứ cười ngặt nghẽo không ngừng được, làm cho Hồng ngóc đầu hỏi: ủa, đang quay film mà sao không nằm xuống, ngồi đó cười hoài vậy? Huyền nói: đâu có, H đang đóng vai người mộng du, H đang mơ nên cười trong giấc mơ đó chứ!

 

Nếu 24 giờ của một ngày như mọi ngày, th́ chẳng có ǵ đáng nói. Nhưng 24 giờ của bà chị cả làm được nhiều việc lắm đó. Chuyến bay lúc 6pm thứ Bảy, về lúc 6pm Chủ Nhật. Tới chỗ ở c̣n 30 phút là nửa đêm, nh́n lên bàn ăn ngổn ngang bánh tráng nướng, kèm thêm một nồi cháo đồ biển, định chọc ghẹo vài câu cháo ǵ mà nghèo quá. Đùa chút thôi, không ngờ đại gia hiểu ư phân trần tại quậy hoài, nên cá nát hết trơn, chỉ c̣n tôm. Phải rồi quậy quá, nên bà nào cũng hết xíu quách, cười muốn đơ cả miệng!

 

Liếc trái, liếc phải thấy bánh tráng th́ c̣n (nguyên), nhưng cháo sắp hết. Nghĩ bụng, thấy bạn bè tóc lưa thưa, răng lưa thưa, nấu cháo là đúng rồi. Ai cũng làm chủ cửa hàng Toàn Lợi, răng đâu mà nhai!

 

Mấy hôm trước, cô em út gọi điện thoại nhơng nhẽo: chị cả cắt tóc cho chị Yến, là phải cắt tóc cho út đó nghe.

 

Chuyện nhỏ, gọi qua, nhờ t́m dùm một cái kéo của trẻ con làm thủ công, v́ máy bay không cho mang vật nhọn.

 

Đừng lo đừng lo nhiều kéo lắm, câu trả lời nghe phấn khởi vô cùng. Nhưng khi bà thợ qua th́ có một cái kéo rất cùn, cùn như cái rựa để chặt củi. Làm sao đây? May quá vợ ông Bác Sĩ giải phẫu tim ở Paris có mang theo một cái kéo tí hon, chẳng biết để làm ǵ? thây kệ, không có chó bắt mèo. V́ người ta nói: right tools right job. Kéo cắt tôm dùng để cắt tóc, cũng như mang rựa chẻ củi đi thái thịt! Trong bụng th́ đánh lô tô, nhưng bề ngoài giả bộ tỉnh: anh hùng há sợ chi ai. Nhè ngày trọng đại mà giao trứng cho ác. Hai nhân vật quan trọng là bố mẹ của cô dâu. Lỡ có bề ǵ, làm sao nh́n quan viên hai họ.

 

Như vậy có nghĩa là, sau 41 năm gặp nhau, mà mọi người dám đưa cái đầu cho tui cắt, kể ra cũng thuộc loại điếc không sợ súng. Thế th́ tại sao ḿnh không dám leo lên lưng cọp!

 

Khi tôi học nghề tóc, có người nói: nghề này goai lắm, biểu Dzua cúi đầu cũng phải cúi. H́ h́, Obama th́ chưa có, chứ tui đây cũng rờ được đầu của hai ông VIP, và sửa sơ sơ cho ba cô bạn hiền. Vô cùng sung sướng cho bà chị cả. Khi làm điều ǵ, ai cũng nghĩ tới (tốt đẹp), chứ chẳng ai nghĩ lui (xấu).

 

Nếu ông thợ giày chẳng nên bước qua đôi giày, th́ bà thợ già cũng xin ngừng ở ngay cái kéo. Dẫu sao cũng cám ơn các Model, đă rất từ bi hỉ xả hy sinh v́ đại nghĩa, giúp cho đám cưới của Justin & Vy thêm phần đặc biệt. Người ta thường nghe bài hát nửa đêm ngoài phố, chứ đâu có ai nghe bài nửa đêm húi tóc, một mission impossible!

 

Vào ngủ lúc 2 giờ sáng, tới 4 giờ là phái đoàn trang điểm tới. Ố là là có ngủ chi mô. Dậy làm đẹp thôi mọi người, kéo nhau ra nơi làm lễ, vui thật là vui.

 

Tiệc cưới bắt đầu lúc 10am, kết thúc lúc 2.45 pm. Ra phi trường lúc 3 giờ cùng lúc với Hiếu Nhàn và Huyền.

 

Người ta nói: giữa cái ly và cái môi c̣n có cái trượt. Bưng ly lên chưa chắc uống được nước. Gần nửa đêm nghe chuông điện thoại của Nhàn, hỏi thăm về nhà lúc mấy giờ?

 

Nào đă về đâu? Máy bay delayed đang ở trong khách sạn. Nghe Nhàn bị delayed mà trong bụng reo vui. Thế là cô em út không phải nằm chèo queo một ḿnh ở phi trường, chờ tới sáng mai mới có chuyến bay về nhà. Chuyện này ai sắp đặt? Có phải tại ông Trời cảm động trước ân t́nh của bạn bè, nên mới xui khiến cho máy bay trước chờ máy bay sau. Cho cuộc đi chơi của những người bạn năm xưa thêm phần đặc biệt.

 

Đúng là ḿnh tính không bằng Trời tính. Hoá ra ḿnh đi sau mà về trước. Chỉ có 24 giờ mà sao ḿnh làm được hưởng nhiều thứ thế. Gặp được bao nhiêu người ở khắp nơi trên thế giới. Nhà trai từ bên Hồng Kông, nhà gái từ VN, khách từ Paris, Sydney, Boston, Georgia, New Jersey, Saigon. Trên mỗi bàn là một cuốn album của đôi uyên ương đă du lịch khắp nơi trên thế giới: Hồng Kông, Cu Ba... với tựa đề: begin for the new life.

 

Khi thấy đám cưới do chính cô dâu chú rể cùng bạn bè, sắp xếp mọi thứ, chu đáo từng chút một, chúng ta mới cảm thấy ḿnh già. Chúng ta đă bị đẩy lùi về phía sau, mọi nghi thức của hôn lễ đều do bọn trẻ lo liệu. Ông bà cha mẹ chỉ tới để chứng kiến mà thôi. Tất cả đều lớn lên ở xứ người từ khi c̣n rất nhỏ: cô dâu học trung học ở đây,c̣n chú rể qua đây từ mẫu giáo.

 

Nhiều danh từ hoa mỹ tôn vinh cho đôi uyên ương: trong 7,4 tỉ người trên trái đất, 36 triệu người ở Canada, và giữa 13,7 triệu người ở Ontario, họ đă t́m ra Mr & Mrs Right của ḿnh, sau 5 năm quen biết.

 

Có một nhà văn viết về thế hệ thứ hai, trong một tác phẩm nổi tiếng: Con cái chúng ta giỏi thật.

 

Nghe kể về những thành tựu của cô dâu chú rể, chúng ta phải tự hào, quả là con cái chúng ta giỏi thật. Con hơn cha là nhà có phúc.

Trong bất cứ lễ cưới nào, th́ cô dâu chú rể là người vui nhất, rồi tới bố mẹ hai bên. Họ hân hoan trong ḷng khi đă hoàn thành nhiệm vụ sinh thành: nuôi con ăn học thành tài, rồi dựng vợ gả chồng. Cái nợ đồng lần của muôn đời, như mặt trời mọc rồi lặn theo quy luật tuần hoàn trong vũ trụ.

 

Cặp đôi này đă học xong đại học, nhưng cả hai vốn xuất thân trong một gia đ́nh doanh nghiệp, nên trong lời cam kết sống chung, ngoài những vui buồn của cuộc đời. Họ c̣n phải hứa đạt được những thứ đă đề ra cho tương lai: đó là Justin vẫn tiếp tục kèm cho Vy học xong MBA, như đă từng làm như thế trong suốt 5 năm quen biết. Chẳng c̣n nghĩ ngờ ǵ nữa, con đường để trở thành CEO chỉ là vấn đề của thời gian mà thôi.

 

Xin chúc mừng cho hai bạn trẻ có những suy nghĩ chín chắn, nối tiếp truyền thống của ông bà cha mẹ: không vui quá đà, luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ để cùng nhau vươn lên.

 

Người Mỹ nói Hôn nhân không phải là một danh từ, mà là một hành động. Là cách mà hai người bạn đời phải cùng nhau nh́n về hướng. Cùng nhau chia ngọt xẻ bùi mọi thứ của cuộc đời chung. Cái nhẫn cưới là biểu tượng của lời cam kết. Đó là cái ṿng tṛn không có chỗ bắt đầu, cũng chẳng có nơi kết thúc.

 

Nhà gái lúc đầu tưởng chỉ có vài người, v́ quá xa xôi. Không ngờ giờ chót lại có thêm bạn bè của mẹ cô dâu. Những người bạn bất ngờ gặp lại sau 40 năm bặt tin.

 

Đúng là duyên kỳ ngộ bắt đầu từ một tấm h́nh.

 

Xin chúc mừng cho cặp uyên ương và hai bên cha mẹ.

 

Xin chúc mừng cho cuộc hội ngộ bất ngờ của những cô học tṛ năm xưa.

 

Cũng cám ơn cô dâu chú rể chọn cái lâu đài dễ thương, gần nhà cô giáo, để cho các cô học tṛ năm xưa mới được ghé thăm. Đốt cho thầy nén nhang như một lời thăm hỏi.

 

Xin cảm ơn đời, mỗi mai khi thức dậy. Vẫn có nhiều điều rất đẹp ở quanh ta.

 

Lại Thị Mơ