Ôn C Tri Tân

Li Th Mơ

 

 

 

 

Sau biến cố 75, người Việt sinh sống ở hải ngoại khá đông, nhiều nhất là ở Mỹ (gần 2 triệu người). Từ đó chúng ta nghe nói đến văn chương hải ngoại, văn bút hải ngoại… Tuy nhiên sau 40 năm sinh sống ở nước ngoài, trẻ em lớn lên đă nói, nghe, đọc , viết tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Tiếng Việt chỉ để giao tiếp với ông bà cha mẹ (những người già) ở nhà. Không phải chỉ có người Việt ḿnh, trẻ con của những người di dân khác như Ấn Độ, Đại Hàn… cũng dùng tiếng Anh nói chuyện với anh chị em của chúng. Tiếng mẹ đẻ chỉ dùng để nói với người già, v́ chúng nghĩ  người già không biết tiếng Anh, hoặc v́ bị cha mẹ bắt buộc.

 

Bắt buộc phải nói tiếng mẹ đẻ (của má nó) th́ ráng nói cho cha mẹ vui ḷng. Có nhà c̣n treo giải thưởng nếu cháu chắt chịu nói tiếng Việt ở nhà. Chúng cũng nói với giọng ngọng ngịu, gặp chữ khó th́ chen tiếng Anh vào. Con trai tôi học được nửa năm lớp hai, đă biết làm luận tả con gà nhà em có mấy cái lông. Khi qua đây mang theo cả trăm cuốn truyện bằng tranh Doremon, thỉnh thoảng cũng vẫn lôi ra đọc lại rồi cười hí hí một ḿnh. Tôi mang mấy tờ báo Việt bảo đọc cho ông ngoại nghe. Cháu đọc từng chữ nhưng không hiểu ǵ cả. Lúc đó tôi mới biết rằng “ tŕnh độ văn hóa” về tiếng Việt của thằng con tôi măi măi vẫn chỉ là lớp một, dù nó có học xong đại học hay cao học ở đây cũng chẳng hiểu nổi những bài báo đó nói ǵ.

 

V́ lẽ đó văn chương hải ngoại viết bài bằng tiếng Việt th́ chỉ có người già đọc! Văn bút hải ngoại qui tụ những người viết tuổi trên dưới sáu mươi. Hầu hết là những người đă hay sắp sửa về hưu. Văn chương hạ giới rẻ như bèo, thi sĩ Tản Đà đă nhắc chúng ta như vậy. Ngày xưa ở Việt Nam có những người nhà văn chỉ sống bằng ng̣i bút. Nhưng khi qua đây, chẳng ai có thể chỉ viết văn (lúc đầu) mà sống được. V́ đời sống ở đây có rất nhiều rủi ro. Lái xe phải có bảo hiểm cho tài xế, khám bệnh hay nằm nhà thương cũng phải có bảo hiểm sức khỏe. Mua nhà phải mua thêm bảo hiểm hoả hoạn, lụt lội và trả thuế cho chính phủ (rất nặng). V́ vậy sau mấy chục năm ở xứ người, khi mới qua, nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ,hoạ sĩ đều phải đi làm thợ (nếu không học nổi), hoặc làm thầy (nếu ráng đến trường).

 

Đủ thứ luật lệ qui định nơi quê người, nên không ai có thời gian cho chuyện viết lách, vẽ vời, hát hỏng. Vả lại viết, vẽ, sách báo in ra, tranh vẽ, bán cho ai, khi người Việt sống rải rác khắp nơi. Ngày xưa mọi người cùng ở chung trong một nước, bây giờ lan toả khắp trái địa cầu. Nước Mỹ có 50 tiểu bang, có tiểu bang c̣n lớn hơn cả ba miền Trung Nam Bắc VN cộng lại. Thế là mặc nhiên văn chương hải ngoại để dành cho người già. Văn bút, văn đoàn toàn người già, v́ lúc mới qua phải lo bươn chải kiếm tiền nuôi gia đ́nh.

 

Người già nên họ viết rất già, nghĩa là nghiêm chỉnh. Họ thường viết về quá khứ và những hoài niệm của ngày xưa khi cùng chung chiến tuyến. Họ than thở cho cuộc sống nơi xứ người, mọi phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt với đời sống trước kia. Bởi vậy họ mới dùng những chữ lạnh lùng, ấm lạnh… để diễn tả cuộc sống ở hải ngoại. Bài nào cũng toàn lời than thở. Nào là cá nước ngọt bị mang vô sống ở biển mặn. Cây bên Tàu đem qua trồng bên Tây...Chạy bán sống bán chết mới qua được bên xứ tự do, nhưng người ta vẫn than thở, họ đă quên những khó khăn tủi cực khi xưa. Tuy vậy càng về sau người ta càng thấy ḿnh quá may mắn mới được sống ở hải ngoại. Có tới hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới, có di dân người Việt . Ở đâu cũng được,  lúc này có người đă nói rằng: không phải sống với VC là đẻ bọc điều. Nơi quê nhà, cuộc sống của người dân càng ngày càng cơ cực. Ai cũng chỉ muốn bỏ nơi chôn nhau cắt rún, ngay cả cái cột đèn, nếu có chân nó cũng muốn đi.

 

Chính sách cai trị của chế độ mới càng ngày càng làm cho người dân trong nước đi vào chỗ bần cùng. Sự chênh lệch giữa giàu và nghèo là một câu hỏi không lời giải đáp. Từ đó có những chữ được định nghĩa theo kiểu mới trong nước bây giờ, hoàn toàn lệch lạc với định nghĩa đúng của chữ lúc ban đầu. Ví dụ lương bổng . Lương là tiền được trả, bổng là tiền kiếm thêm được. Kiếm bằng cách ǵ th́ ai cũng biết. Trong khi bổng là chữ viết tắt của bổng lộc, là tiền thưởng (của vua cho). T́nh trạng tham nhũng là điều kiện bắt buộc,lẽ tự nhiên của thủ tục đầu tiên là tiền đâu. Những mỉa mai chua xót, làm cho học sinh đi học chỉ mong sau này, kiếm được việc ở những nơi có nhiều bổng.Bởi v́ muốn có việc phải chạy chọt đút lót, phải cố gắng lấy lại vốn càng nhanh càng tốt, chẳng biết ḿnh có công việc này bao lâu. Không chỉ tiếp viên hàng không, ngay cả phi công cũng buôn lậu. Người làm việc khu vực kiểm soát th́ ăn cắp hàng hóa trong hành lư của du khách. Người ta không thể sống lương thiện được nữa v́ cướp đêm là giặc cướp ngày là quan. Và sống tử tế là điều không thể, v́:

 

Tận cùng của sự ngu dốt

Là đă quá tử tế với tất cả mọi người.

 

Bởi v́:

 

Trời làm một trận lăng nhăng.

Ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông.

 

Bên ngoài xă hội người ta ca tụng người mẫu như một thứ hàng cao cấp, dành cho những đại gia nhiều tiền lắm của. Như thế cái đẹp và tiền là hai tiêu chuẩn hỗ tương. Nhân cách, văn hóa, đạo đức không có trong nguyên tắc kén chọn. Em đẹp dịu dàng nhưng hơi phũ phàng. Là nhận xét của khán giả khi hoa hậu Ngọc Trinh đă trả lời bốp chát:

 

Em có nghĩ em đẹp nhất ở đây?

Có chứ anh, nếu không em đâu có đi thi. Nội lo tiền quần áo tóc tai trang điểm, là “ lỗ sặc máu” đó anh.

 

Mọi người có giật ḿnh khi nghe cô hoa hậu trả lời thô lỗ, theo kiểu hàng tôm hàng cá, cũng chẳng ngăn được bước tiến của cô hoa hậu. Bao nhiêu công ty đang mời cô đóng phim. Bao nhiêu hăng đang mời cô làm quảng cáo cho sản phẩm của họ. Người ta chú ư tới cặp chân dài cùng đôi g̣ bồng đảo, cô có ăn nói thô lỗ, hay kiến thức nông cạn cũng chẳng hề chi. Bây giờ ai mà c̣n ca tụng “cái nết đánh chết cái đẹp” và những lời mẹ dạy con gái khi về nhà chồng: “gọi dạ, bảo vâng. Con đừng học thói chua ngoa, họ hàng ghét bỏ người ta chê cười”. Cũng như câu tục ngữ tiên học lễ hậu học văn, bây giờ nghe có vẻ lỗi thời. V́ con ông cháu cha đi học cho có lệ, lớn lên đă có ô dù, nên không cần học lễ (phép). Chung quanh chúng toàn là thuộc hạ, người ăn người ở của cha mẹ, ai cũng khúm núm th́ đâu có cần thiết phải lễ phép.

 

Ngay cả câu ca dao:

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

Hỏi một em học sinh nước trong nguồn là nước ở đâu? Em này trả lời rất tự nhiên là nước trong bồn cầu (tiêu) chảy ra.

 

C̣n câu:

 

Trăm năm bia đá th́ ṃn

Ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ.

 

Các em không cách ǵ hiểu được chữ bia miệng, để ám chỉ tiếng xấu. V́ các em chỉ thấy chung quanh bia hơi và bia ôm. Các chương tŕnh đố vui có thưởng là những vở hài kịch sống động. Các thí sinh khi ngồi trên ghế thi, trước mặt mấy trăm khán giả,đă vô cùng bối rối trước những câu hỏi  rất đơn giản về kiến thức phổ thông của lớp tiểu học. El nino là ǵ? thí sinh là kỹ sư về computer đă trả lời là tên một loại sữa bột. Lần đầu tiên cô nghe tới chữ này, mặc dù cô là kỹ sư ngành công nghệ thông tin.

 

Để diễn tả cho những chuyện không thể người ta có thêm chữ mới tay. Hăy đọc một đoạn văn ngắn, kể về một cậu ấm con ông lớn đi thi: Nhật kư đi thi:  nhận đề, cầm đề, đọc đề, xé đề, chửi thề, ra về. Ngày xưa đi học người ta coi thầy c̣n lớn hơn cha (Quân Sư Phụ). Dù chỉ dạy  nửa chữ cũng là thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư), c̣n bây giờ thầy mà lộn xộn là cho thầy ăn đ̣n ngay. Không biết v́ do uất ức hay v́ do đạo đức suy đồi, trẻ em cũng biết chửi thề. Ngay cả những cô nữ sinh cũng chửi thề trơn như bôi mỡ.

 

Bà Hồ Xuân Hương làm thơ tả cảnh sex cũng chỉ dùng h́nh ảnh để ví von. C̣n trong ca dao cũng chỉ dám:

 

Vú em chum chũm chúm cau.

Cho anh bóp cái, có đau anh đền.

 

Hoặc có một anh chàng quá đào hoa, có tới 10 cô gái xúm vào o bế. Anh khoe ḿnh đào hoa, bằng một bài thơ ca dao rất dễ thương:

 

Anh đi chợ Bà Chiểu

Mua một xấp nhiễu.

Đem về,

Con Hai cắt, con Ba may

Con Tư đột, con Năm viền

Con Sáu đơm nút, con Bảy vắt khuy.

Anh ra đi.

Con Tám níu, con Chín tŕ

Mười ơi,

Sao em để vậy,c̣n ǵ áo anh?

 

Báo trong nước tha hồ đưa ra những tin phản cảm. Như nữ sinh đánh nhau trước cổng trường, lột quần lột áo kẻ bị đ̣n, chửi thề văng tục. Một điều lạ lùng là có nhiều người bu quanh xem, đứng nh́n. Không thấy có ai vào can hay giải vây cho người bị đánh. C̣n các bảng cảnh cáo cầu chờ sập, đường chờ lún vẫn cứ trơ gan cùng tuế nguyệt. Người ta vẫn b́nh thản đi qua đi lại, cũng như b́nh thản chờ mọi thứ tai ương ập đến theo lối suy nghĩ trời kêu ai nấy dạ. Bởi v́ có nói cũng khôn cùng. Khi có hệ thống Internet phát triển, được thấy đời sống của người dân trong nước vô cùng khốn khổ. Người viết ở hải ngoại đă bớt than thở. Tuy vậy, những nhà văn chuyên nghiệp, hay các cây bút nghiệp   vẫn viết về tâm trạng của người phải bôn ba nơi xứ lạ quê người, như chuyện chẳng đặng đừng. Dù ngày xưa nhà thơ Tú Xương đă ví cuộc sống của các thầy thông thầy phán,là cuộc sống “ đầy đủ”: sáng rượu Sâm banh tối sữa ḅ, họ vẫn chỉ nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

 

Tất cả người già qua đây đều nhớ về quá khứ, họ không thể hoà đồng với đời sống của phương Tây. Đó là lư do tại sao chúng ta thường nhận thấy, đa số các bài viết ở hải ngoại ít có giọng văn vui. Báo mạng và báo giấy rất nhiều, nhưng thể loại hài hước th́ rất ít. Hài hước nghiêm chỉnh hóm hỉnh theo kiểu viết của Lâm ngữ Đường hay Mark Twain, chứ không phải viết nhố nhăng thô tục. Ngày xưa trong nước cũng có một vài tờ báo chuyên viết truyện trào phúng. Hoặc có báo không chuyên viết trào phúng, nhưng có những cột viết về trào phúng,hoặc nêu ra những chuyện khôi hài,tréo cẳng ngỗng. Họ dùng những tên như “ ao thả vịt”. Vịt bị mang tiếng là cạp cạp suốt ngày. Tin vịt là tin không tin được. Hoặc là tin xe cán chó, chuyện trong nhà ngoài phố... Có một nhà văn tên tuổi của chế độ cũ, ông ở lại trong nước đă tường thuật mọi chuyện trong nước, cho bạn bè hải ngoại hiểu những chữ mới đang được hiểu ngầm. Hóm hỉnh và mỉa mai ở những phiên ṭa khi tuyên án. Có hai loại án: án bỏ túi áo và án bỏ túi quần của các bậc phụ mẫu chi dân. Các quan lớn quyền cao chức trọng dưới mắt người dân, chỉ là những kẻ vơ vét cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan.

 

Hỡi ơi thời cuộc thay đổi, chính quyền mới thay đổi toàn bộ cách giảng dạy trong nước. Ngay cả những chữ mới họ dùng cũng làm cho người ở hải ngoại bối rối, khi nghe tin tức từ truyền thanh, truyền h́nh. Hay khi đọc sách báo trong nước. Lúc này nếu đọc một cuốn sách hay một bài báo viết từ trong nước, quí vị sẽ dễ dàng nhận ra những chữ mới sau này dùng trong nước. Đồng ư nhất trí, xử lư, sự cố, bôi trơn, đầu ra, đầu vào. Họ bảo không muốn dùng chữ Hán Việt. Nhưng họ quên rằng trong ngôn ngữ hàng ngày, dù là người b́nh dân cũng dùng rất nhiều chữ Hán Việt. Văn chương truyền khẩu hay ca dao tục ngữ được tạo ra trong đời sống hàng ngày, từ phong tục tập quán, hay phản ảnh những suy nghĩ của người b́nh dân. Ra nước ngoài, những người già mang trong đầu một kho tàng ca dao tục ngữ. Ngày xưa các cụ bằng kinh nghiệm của ḿnh, đă dạy con cái đa số bằng văn chương truyền khẩu: Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn. Hay chín bỏ làm mười để dĩ hoà vi quí. Một điều nhịn là chín điều lành. Người dân ở Việt Nam hiện nay được nghe toàn điều giả dối, nên câu ca dao ngày xưa:

 

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau.

 

Được sửa thành:

 

Lời hứa không mất tiền mua

Tội ǵ không hứa, để mà lừa nhau.

 

Nghe thật là chua xót. Người dân bị lừa dối quá nhiều, họ chỉ c̣n biết cay đắng dùng ca dao để mà than thở. C̣n một sự nhịn là chín điều lành , bây giờ trở thành một sự nhịn là chín điều nhục. Bầu ơi thương lấy bí cùng tuy là khác giống nhưng chung một giàn. Kêu gọi mọi người hăy cứu giúp nhau v́ cùng một hoàn cảnh như nhau. Người Mỹ gọi là same boat . Nhưng cuộc sống ở VN bây giờ, ai cũng chịu nỗi cơ cực như nhau. Câu ca dao sửa thành nỗi khổ chung:

 

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một nồi.

 

Nghĩa là kiến ḅ chảo nóng. Cùng hoàn cảnh như nhau. Chẳng c̣n nhân nghĩa trong cuộc sống, xă hội đầy rẫy sự xảo trá, lừa lọc:

 

Một khi cái thánh thiện bị đập nát

Th́ sự độc ác sẽ lên ngôi.

 

Cũng như khi thấy nhiều cặp vợ chồng đối xử cạn tàu ráo máng sau khi ly dị. Người ta đă mỉa mai: Khi t́nh yêu hết hạn, th́ sự khốn nạn sẽ theo sau. Trong khi ngày xưa, cha mẹ dạy con ở cho có nghĩa có ngh́. Một ngày cũng nên nghĩa vợ chồng. Trào lưu tiến hóa lan tràn trên khắp thế giới. Người ta có thể biến nam thành nữ, hay nữ thành nam. Cũng như biến đổi một cô Chung vô Diệm thành một cô hoa hậu dễ dàng. V́ vậy các cô kém nhan sắc không c̣n lo bị chê nữa:

 

Đừng chê em xấu em già

Em đi mỹ viện đẹp ra bây giờ.

 

Đúng ư như các cụ nói từ hồi xưa: có tiền mua tiên cũng được. Các cụ sao lại tiên đoán hay thế. Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến, câu tục ngữ này ít ra cũng có từ mấy trăm năm trước. Không ngờ bây giờ lại đúng ư như vậy. Tiên đúng là tiên, chỉ có điều các cụ nói mẹ tiên con cú cũng đúng luôn. Một anh chàng bên Tàu cưới được cô vợ đẹp như tiên: mày ngài mắt phượng. Nhưng sao cô vợ tiên đẻ ra ba đứa con cú mắt ốc nhồi, mũi diều hâu, tai chuột, răng thỏ. Ông chồng tức quá thưa bà vợ ra toà. Bảo rằng ông bị lừa, thế mà toà xử ông thắng kiện. Bà vợ phải thú nhận đă dùng dao kéo mới có được vẻ đẹp như bây giờ. Bởi vậy con của bà mang đầy đủ những cái xấu của bà khi xưa. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Quí vị nào ham mă bề ngoài, coi chừng lấy nhằm đồ dỏm. Ở Mỹ người ta chỉ dùng một chữ rất giản dị dễ hiểu Mr & Mrs Right. C̣n khi lấy không đúng nửa kia  của ḿnh, thế nào cũng tan đàn xẻ nghé. Vậy th́ đừng lo người ta chê độc thân. Hễ ai nói móc nói ngoéo ḿnh ế, th́ cứ mạnh dạn bảo rằng:

 

Độc thân không phải tại ế

Độc thân là chờ người tử tế để yêu.

 

Never too late. Có điều cũng đừng ngu dốt quá, để bỏ lỡ cơ hội, bởi v́

 

Tận cùng của sự ngu dốt

Là đối xử quá tốt với tất cả mọi người.

 

Cha ông ta đă dạy:

 

Đi với bụt mặc áo cà sa

Đi với ma mặc áo giấy.

 

Bên VN bây giờ nhiều tiến sĩ quá. Có điều mấy ông tiến sĩ này xây cầu th́ cầu sập, làm cho dân bị chết oan. Dân không thể biết cầu xây xong sẽ trụ được bao lâu, nên họ đặt chung một tên là cầu vĩnh biệt. Dân chúng kêu ca quan chức bây giờ sao bá đạo tới từng hạt gạo. Bá đạo là gian manh, kiếm những thứ khổng lồ mà ăn cho bơ, chứ ăn tới từng hạt gạo nhỏ chi li, th́ quả là táng tận lương tâm. Như ngày xưa các cụ thường bảo chó cắn áo rách, khi thấy những người nghèo c̣n gặp hoạn nạn. Đă nghèo lại gặp cái eo! Câu lá lành đùm lá rách, bây giờ thành lá rách đùm lá nát. Trước kia chỉ có chữ thiên tai, nay có thêm chữ mới nhân tai là tai họa do người gây ra cho dễ hiểu. Miền Trung bị lũ lụt do trời mưa băo( thiên tai), đập thuỷ điện lại  xả thêm nước( nhân tai). Xả lần đầu dân c̣n ngáp ngáp, hai hôm sau xả tiếp (cho chết luôn).  V́ quá uất ức nên người dân chẳng thà nhịn đói chứ không nhịn nói. Quan nói nhiều quá, người dân luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu. Mặc dù những tiếng mới lan tràn ở VN bây giờ, nghe có vẻ ngô nghê chẳng ăn nhập ǵ như Nhỏ như con thỏ, ác như tê giác, dân chơi không sợ mưa rơi…

 

Nhưng những câu ca dao tục ngữ đương thời, có một cái ǵ đó nghe mỉa mai cay đắng. Người dân họ không thể bộc lộ nỗi niềm, nhưng những câu ca dao đă nói lên dùm họ. Khi sự dối trá hiện diện khắp nơi:

 

Một khi cái thánh thiện bị đập nát

Th́ sự độc ác sẽ lên ngôi.

 

Độc ác đưa đến mất nhân tính, kèm theo bao nhiêu tệ nạn, mà thủ tục đầu tiên là tiền đâu?  Sự gian dối nhan nhản khắp nơi, đến nỗi chẳng c̣n ư nghĩa của cuộc thi thể thao. Người ta phải dùng mánh khóe, thợ sửa xe ngồi ở cuối đường, muốn có khách phải rải đinh từ đầu đường. V́ vậy ngay cả trẻ con cũng biết câu châm ngôn thông thường, như một nguyên tắc thi đua: luôn luôn có gian lận:

 

Muốn thắng trong cuộc thi điền kinh

Th́ tốt nhất là vừa chạy vừa rải đinh.

 

Chẳng cần về VN, chẳng cần đọc báo ở hải ngoại, mang tiếng phản cảm. Chỉ cần hàng ngày lướt qua các báo mạng ở VN, người ta cũng có thể biết t́nh trạng xuống cấp (suy thoái) thê thảm của nền giáo dục trong nước. Đoạn văn “ Nhật kư kỳ thi” cho thấy h́nh ảnh của một tên côn đồ du đăng, dám ngang nhiên xé đề rồi chửi thề bỏ ra về. Thời xưa nếu có thái độ nghênh ngang hỗn láo như vậy sẽ bị phạt cấm thi. Bởi v́ đă không tôn trọng kỳ thi lẫn giám thị coi thi.

 

Cái học ngày nay đă hỏng rồi.

Thượng bất chính th́ hạ tắc loạn.

Trời làm một trận lăng nhăng.

Ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông.

Tưởng rằng ôn cố tri tân.

Biết thêm cái mới càng mênh mang buồn.

 

Lại Thị Mơ