Ng

Li Th Mơ

 

Để nói những ai không thông minh lắm, Bắc Kỳ hay dùng chữ ngố hay ngốc. C̣n Nam Kỳ th́ nói ngu hay khùng. Tuy vậy vốn mang tiếng chanh chua, mồm năm miệng mười, BK c̣n thêm nhiều chữ khác nặng hơn như: dở hơi, cám hấp. Có điều ngố th́ dùng theo kiểu thân thương, c̣n dở hơi, cám hấp có vẻ như khinh miệt kẻ ngớ ngẩn, không thèm chấp như Thị Nở, Chí Phèo của Nam Cao. C̣n một chữ khác mà dân Bắc cũng xếp vào loại  ngố. Nghĩa là làm những chuyện không hợp lư, nhưng tự ḿnh nh́n ra, không cần ai phát hiện. Đó là lẩn thẩn hay lẩm cẩm ở những người già. Như vậy cuộc đời của mỗi con người là một ṿng tṛn: lúc nhỏ th́ ngố, khi già th́ lẩm cẩm.

Chữ ngu, chữ khùng của Nam Kỳ đôi khi nghe có vẻ phật ḷng. Nhưng khi bị gọi là ba trợn hay mắc đàng bố hoặc té giếng th́ lại hàm nghĩa nhẹ hơn. Những chữ này quí vị chỉ c̣n thấy dùng trong truyện của các nhà văn miền Nam (xưa ơi là xưa): Hồ biểu Chánh, Lê Xuyên, Sơn Nam, B́nh nguyên Lộc, Hồ trường An… đọc th́ hiểu, c̣n hỏi tại sao lại gọi như vậy, th́ chịu thua.

Tôi là đứa ngày nào cũng bị mẹ tôi mắng ngốc, ít nhất là một lần trong một ngày. Bởi v́ tôi là đứa ngố nhất, trong tất cả các đứa con của mẹ tôi. Nghe măi cũng... quen!

Tôi c̣n nhớ, v́ ông ngoại làm nghề thầu khoán, nên đưa thợ tới sửa nhà cho chúng tôi. Lúc ấy đang ở dưới bếp, ông bảo con ra gọi bác thợ cái vào đây cho ông dặn cái này.

Tôi dạ, hăng hái chạy ù ra cửa. Tôi đi một ṿng, nh́n mặt từng người. Rồi chạy vào nói một cách dơng dạc: thưa ông, con thấy toàn là đàn ông, không có ai là đàn bà hết. Ông ngoại tôi nói: ngố ơi! thợ cái là ông cai thợ , là ông trưởng nhóm giỏi nhất ở đó. Con thấy ông nào không có cầm bay, cầm xẻng, chỉ đứng ngó chừng người ta làm, th́ gọi vào đây cho ông.

À th́ ra cái ở đây không phải là đực cái, mà là to. Củ khoai cái là củ khoai to. Bèo cái là bèo to, bèo nhỏ là bèo tấm.

Hễ thắc mắc ǵ là tôi hỏi ngay. Đi học  thầy khen, mà ở nhà  bị mẹ mắng: ngố.

Tôi nhớ hồi c̣n nhỏ độ 8, hay 9 tuổi, trời cũng chập choạng tối. Có lẽ hôm đó gần ngày rằm, v́ đă có ánh trăng hiện ra mờ mờ.

Tôi đang chơi ḷ c̣ trước cửa nhà, bên cạnh nhà tôi, ông Ba đang ngồi chẻ củi, th́ thấy ông Giáo miệng ngậm tăm đi qua. Ông Giáo và ông Ba là hàng xóm láng giềng.

Ông Giáo hỏi: ông ăn cơm chưa?

Nghe hỏi, ông Ba tưởng ông Giáo nhắc: sắp mưa rồi ông mang củi vào đi. V́ vậy ông nh́n lên trời, nói: hôm nay có trăng, trời không mưa đâu.

Ông Giáo thấy ông Ba nh́n lên trời, thấy trăng đă hiện mờ mờ,  nên hỏi: mai rằm ông có đi chùa không?

Ông Bà trả lời: cám ơn ông, tôi ăn cơm rồi.

Thấy hai ông nói qua nói lại, toàn trật đường rầy. Tôi chạy về hỏi mẹ, th́ lại bị mẹ cười bảo ngố: tại v́ hai ông ấy điếc. Mẹ c̣n nhấn mạnh điếc ḷi điếc nổ (là điếc nặng).

Tôi ngây thơ nghĩ ờ há, hai ông không nghĩ ḿnh điếc, vẫn nói chuyện như b́nh thường. Tự nghĩ và tự trả lời, miễn sao t́nh hàng xóm vẫn thân thiết, qua lại hỏi thăm nhau. C̣n hơn cứ lặng lẽ đi qua chẳng chào hỏi ǵ.

 Không phải chỉ chào hỏi vài câu thông thường, mà nhiều khi hai ông nói chuyện rất tương đắc, cũng khoa chân múa tay. Người lớn trong xóm lúc đầu c̣n lắng nghe hai ông đối đáp, để cười với nhau. Chứ bản thân hai ông vẫn b́nh thản. Có nghe được ǵ đâu. Lâu dần chẳng ai để ư đến  nên coi là chuyện b́nh thường.

 Chỉ có tôi là con nít lần đầu chứng kiến hai ông nói chuyện, nên mới thắc mắc. Dĩ nhiên mẹ mắng ngố, không phải là chê. Khi đi học hễ thắc mắc về bài giảng là tôi hăng hái giơ tay hỏi ngay. Thật là trái ngược, thầy không bao giờ bảo ngố, mà lại khen có nhận xét đúng. Như vậy ngố đâu phải là ngu. Ngố nhiều khi c̣n bị gọi là gà tồ, ruột để ngoài da.

Nhưng có khi ngố cũng đồng nghĩa với ngu.

Đó là năm học lớp 11. Môn vật   của lớp 11 học về điện. Bao nhiêu công thức, định luật Faraday, faranight ǵ tôi cũng thuộc như cháo, bài thi th́ tụi con trai cũng không đứa nào hơn tôi. Dĩ nhiên học là một chuyện, c̣n hành lại là chuyện khác.

Trời sinh con trai và con gái có những năng khiếu tự nhiên khác nhau. Cây kim may nhỏ xíu, con trai cầm rất lóng ngóng. Nhưng con gái cầm và dùng cái kim may rất dễ dàng.

Tôi là con gái. Người ta bảo con gái có những cái ngu của con gái. Hôm đó tôi ở nhà một ḿnh, mới nên cớ sự ( v́ tôi có tới 7 anh em trai, trong nhà những chuyện dính đến máy móc, không cần đến tôi). Tôi mang bàn ủi ra định ủi quần áo đi học, th́ thấy sợi dây bàn ủi, có chỗ bị nứt. Tôi bèn cắt cho đứt hẳn, rồi cũng bắt chước bố róc một đoạn nhựa bọc bên ngoài cho dài ra. Sau đó tôi chập hai đầu dây đồng,và vặn chung với nhau, thật chặt. Như tôi vẫn làm như thế khi sợi dây kẽm phơi quần áo bị đứt. Tôi c̣n biết dùng băng keo nhựa quấn bên ngoài để khỏi bị điện giật. Xong xuôi, tôi cắm cái plug vào ổ điện. Hồn vía tôi lên mây, khi nghe một tiếng bùm, mối nối kêu xẹt xẹt và bung ra. Thiệt là may, con gái quấn nên mối nối lỏng lẻo, mạch điện rời ra, chứ không dám cháy nhà.

Ở nhà một ḿnh nên chỉ có ḿnh tôi biết tôi ngu, không bị ai la rầy.

Người ta bảo rằng niềm vui th́ qua đi, nhưng nỗi buồn th́ ở lại. C̣n Mỹ th́ nói “Experience is the father of wisdom”. Nhưng đối với tôi “Experience is the mother of memory”, tức là cạch đến già.

Thật sự đă gần nửa thế kỷ trôi qua, từ khi cắm sợi dây điện có hai mối nối vặn chéo nhau như sợi dây thừng vào ổ điện, và tiếng xẹt toé lửa, đă làm tôi hết hồn. Tôi nhớ măi suốt gần 50 năm, và có thể cho đến chết, nếu đừng bị bệnh quên. Thật đúng là chuông gọi hồn ai. Hồn tôi đă trở về sau cái giật ḿnh, sao mà ngu ngốc quá.

Nhưng chưa hết, tôi bị mẹ bảo ngố, v́ có nhiều cái rất lơ đăng, mà mẹ bảo cái con nhỏ hồn để ở đâu.

Tôi có một cái xe Honda hiệu PC. Nó nhẹ và nhỏ như cái Xe Mobylett, khi hết xăng có thể đạp như xe đạp. Xe có bóng đèn nhỏ xíu gắn phía trước, và nối với cái b́nh điện nhỏ bằng lon Coke, ở giữa thân xe.

Một bữa kia trời đă chập choạng tối, tôi đạp máy nổ mà sao bóng đèn không sáng.

Vốn “giỏi” làm bài về điện nên tôi nghĩ: hoặc bóng đèn cháy, hoặc b́nh điện hư. Nhưng tôi đă tháo bóng đèn ra thử vào pin thấy vẫn sáng. C̣n xe vẫn nổ máy, như vậy b́nh điện vẫn tốt. Tôi cứ thắc mắc, lư luận vững chắc như tam đoạn luận của Socrates.

Nhưng thôi, con gái th́ không thể hà tiện được những chuyện không phải của con gái.

Tôi dắt xe ra đầu ngơ, hỏi anh thợ sửa xe, không quên kể luôn các giả thiết đă thử bóng đèn và b́nh accuy. Anh chăm chú nghe tôi nói, rồi hỏi: thế khi đạp máy xe, cô có mở công tắc đèn không? À há! Thiệt là thông thái quá cỡ. Nghe kể lại, mẹ tôi bảo: giả thiết với giả ngu. Ngốc th́ có.

Chưa hết, cái xe có ống dẫn xăng bé xíu như cọng chỉ, mỗi lần đạp xe không nổ. Tôi phải dắt bộ khá xa tới chỗ sửa xe (anh ở đầu ngơ chỉ vá ruột xe). Tới nơi, một thằng nhóc teenagers (mà sau này nó là học tṛ của tôi), chỉ việc dùng một sợi dây đồng mảnh, rút ra từ sợi dây điện thoại, thọc thọc vài cái rồi lắp trở lại, và lấy tiền ngon ơ.

Đă nói con gái th́ không thể hà tiện được ba cái vụ xe cộ, nhưng vừa tiếc tiền, vừa làm biếng dắt bộ. Nên tôi cũng mày ṃ tập sửa. Có điều sau khi thọc tới thọc lui, xe vẫn cứ ỳ ra. Tôi không biết gắn ốc lại, nên bỏ tất cả vào một cái rổ, rồi mang ra tự thú với thằng nhóc sửa xe. Tôi bảo đảm với nó, không thiếu một con ốc nào.

Từ đó tôi không c̣n ư định sửa xe nữa. Ông trời tội nghiệp, sau đó se duyên cho tôi một ông thợ sửa xe. V́ thế cho nên cho tới bây giờ, tôi cũng chẳng biết đổ xăng cho xe (tiểu bang của tôi người bán xăng phải bơm xăng cho người mua). Tôi bị ghép vào tội, lên xe chỉ biết chạy. Tôi lại ngoan cố nói rằng đâu cần phải biết nhiều thứ, cũng vẫn sống được như thường. Bằng cớ là tôi cũng vẫn kiếm được tiền, để sống ung dung (dù không giàu). Đúng là lư luận của kẻ lười ...như tôi.

Lúc nhỏ ở nhà th́ bị mẹ mắng, đi lấy chồng th́ bị ông xă cằn nhằn, chỉ   đăng trí.

Ngày xưa khi học Triết, thầy hỏi tất cả học sinh (lúc ở chỗ khác) cái pḥng mà mọi người hàng ngày ra vào có mấy cửa sổ, ai cũng ngơ ngác. Đó là tâm lư của con người, không quan tâm th́ không chú ư. C̣n khi đă để ư, th́ đôi khi lại bị t́nh cảm làm sai lệch: khi yêu trái ấu cũng tṛn, khi ghét quả bồ ḥn cũng méo.

Người ta bảo t́nh yêu đi qua dạ dày trước khi đến trái tim. Nhưng tôi biết ḿnh nấu ăn dở, nên sau ngày cưới tôi đă nói với ông chồng: em cảm thấy tội nghiệp cho anh lấy nhầm bà vợ nấu ăn dở nhất thế giới. Hỡi ôi, tôi đă lầm, trong một bữa ăn gia đ́nh, anh đă tuyên bố không ai nấu phở ngon bằng vợ tôi. Tôi không chận kịp, chỉ muốn độn thổ khi thấy mọi người ở bàn ăn đưa mắt nh́n nhau. Đă nói khi yêu trái ấu cũng tṛn mà.Trong bụng tôi tức lắm, v́ thế nào cũng có ngày mọi người đ̣i thử món phở mà ông chồng tôi đă khoe.

Món ăn của tôi chỉ có chồng và con khen ngon, c̣n ngoài ra chưa bao giờ tôi dám đăi khách.

Hễ nấu món ǵ cũng phải gọi em gái hỏi, để nghe tiếng thở dài, trước khi nghe trả lời. Ragu,  ry có nêm nước mắm không? Em tôi đă dặn món ǵ nhập cảng, không có nguồn gốc VN th́ không có nêm nước mắm. Ragu là của Tây, Cà-ry là của Ấn Độ. C̣n món của Tầu th́ nêm x́-dầu. Cứ theo đó mà suy ra.

Albert Einstein khi đến thăm các trường đại học, sinh viên đua nhau thách đố trí nhớ của ông,về vận tốc của gió, ánh sáng, tiếng động…

Hỏi cái ǵ ông cũng nói không biết. Sau khi chờ mọi người ngưng cười rộ, ông bảo: không cần phải nhớ những chi tiết đó, muốn biết chỉ cần mở tự điển.

Tôi theo gương của nhà bác học, bởi v́ tôi chỉ nhớ những ǵ mà tôi cần nhớ. Nên tôi cứ quên trước quên sau đủ thứ, thà bị gọi là ngố, nhưng khoẻ cái đầu. Thế là tôi trở thành chuyên gia vấn (chứ không có đáp). Kệ ai chê cũng được, tôi chả bao giờ giận dỗi.

Mẹ tôi thường nói “được tiếng khen, ho hen suốt đời”. Có điều trong xă hội phải có người này người kia để nương tựa lẫn nhau. Người giỏi cũng đừng tự kiêu, người dở cũng đừng ghen tức. Sở trường của người này, nhưng lại là sở đoản của người kia.

Trước kia em tôi là cuốn tự điển của tôi. C̣n bây giờ Internet là kim chỉ nam (của tôi và rất nhiều người).

Tôi vô cùng thán phục khi thấy bạn bè làm ra được những ổ bánh thật ngon, thật đẹp mắt. Cái ngon mà người ta nói ngậm mà nghe. Tôi khen thật ḷng, bởi v́ mỗi người trời cho một khiếu khác nhau. Tôi cứ tấm tắc suưt xoa, sao mà tài thế. Có điều khen th́ khen, chứ mỗi lần em tôi làm bánh. Tôi thấy thật là mất thời giờ và tiền bạc. Phải mua đủ thứ vật liệu, sau đó lại phải rị mọ lui cui làm. Dĩ nhiên khi làm xong, người thu dọn nồi niêu soong chảo là tôi. Thiệt là ngán ngẩm. Làm nhiều quá lại phải đem cho. Thay v́ làm tốn một trăm, thà bỏ quách mười đồng mua một cái bánh về ăn, cho yên chuyện.

Ngay từ khi c̣n rất nhỏ, tôi chủ trương mua bánh, chứ không làm.  Tôi bảo rằng: người ta mở tiệm bánh để bán, chứ không phải để mang về nhà ăn. Ḿnh phải có ḷng từ thiện mua giúp người ta, và giúp luôn ḿnh. V́ mỗi lần mẹ và em gái nấu ăn, tôi là người để sai vặt. Sau khi mẹ và em làm xong, th́ tôi phải dọn dẹp, rửa nồi rửa khuôn.

Chao ôi một cái bánh to, làm mấy tiếng đồng hồ, mà chỉ 15 phút đă biến mất nhấp nháy. Bánh ngon tới độ “vừa chạm vào lưỡi, nó đă tan rồi, có kịp nhai đâu”. Anh tôi biện bộ cho chuyện anh đă ăn miếng to nhất. Rồi quay sang tôi, anh nói: c̣n cô này pratice makes perfect. Sao không tập làm? Tôi lí nhí em không có khiếu nấu ăn. Chứ không phải cô lười. Anh tôi kết luận và em gái tôi bổ sung: chị ấy chỉ thích khen thôi!

Nấu ăn phải có tính tỉ mỉ và kiên nhẫn, tôi không có tính đó nên không thể nấu ăn ngon được. Có điều không thể phủ nhận đồ ăn, bánh trái làm ở nhà ăn thật là fresh. Lại nóng hổi mà ngày xưa ḿnh nghe quảng cáo nóng hổi,vừa thổi vừa ăn. C̣n ca dao tục ngữ th́ nói “gái một con, canh một lửa”. Ở xứ này chợ th́ xa, bên ngoài trời lạnh, thức ăn cứ phải hâm đi hâm lại. Lấy đâu mà có một lửa mỗi ngày. Không thấy mấy ông bà già về hưu, chẳng c̣n làm được ǵ nhiều, ngoại trừ mở hộp TV dinner hâm trong microwaves. Dẫu sao cũng c̣n hơn không có ǵ ăn.

Cụ Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà, đă than thở:

 

Trẻ th́ đi vắng, chợ thời xa,

Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu tṛ tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta.

 

Chao ơi bài thơ dễ thương biết chừng nào. Hai người bạn già nhân hậu, chỉ cần ta với ta là được rồi. Tại v́ cái khó bó cái khôn, không câu nệ bạn đến nhà không gà cũng rượu.

Hai cụ ơi, đó là ngày xa xưa ḱa. Bây giờ các cụ cứ việc bấm máy là có người delivery ngay. Muốn ǵ cũng có.

Tuy vậy thức ăn nấu ở nhà vẫn quư, chả thế mà mua đồ homemade vẫn mắc tiền hơn đồ làm sẵn. Mọi thứ kẹo bánh ở đây đều làm bằng máy. Sản xuất cả mấy chục ngàn cái một lúc. Ngay cả gà vịt, họ nuôi để đèn suốt ngày đêm. Gà đâu có ngủ bao giờ, bởi vậy cứ phải ăn, ăn hoài v́ đèn sáng. Cuộc đời con gà bị rút ngắn lại, v́ bị bớt phần ngủ. Thật tội nghiệp cho kiếp súc vật.

Biết ḿnh nấu ăn dở, tôi thầm ao ước: giá ḿnh có một cô con dâu nấu ăn thật ngon. Ước mơ khó hơn ṃ kim đáy biển ở thế kỷ thứ 21 này. Hoặc ít ra cũng vớ được ông chồng thích nấu ăn. Nhưng ước mơ măi măi cũng chỉ là ước mơ.

Không biết (không thích) nấu ăn, nhưng tôi vẫn có một khiếu đặc biệt khác, đó là khiếu biến đồ không xài được thành đồ xài được!

 Chẳng hạn mua phải đôi guốc cao quá, không mang được, vất đi th́ uổng. Không có ai quen để cho, v́ ḿnh thuộc loại nhỏ con, chẳng ai mang vừa.

Nhớ mẹ hay nói: lành th́ làm gáo,vỡ làm muôi. Tôi bèn dùng cái cưa nhỏ, ngồi trên ghế dài, bàn chân đè chiếc guốc, lưỡi cưa tựa vào phần trên. Tôi cưa dễ dàng, biến guốc cao gót thành guốc dép. Sau đó dùng ruột xe đạp cắt làm đế, nếu hai bên cập kênh, dễ ẹt: bên cao một miếng đế, bên thấp hai miếng. Thế là hănh diện mang khoe tác phẩm. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng có trục trặc, guốc bể phải đem làm củi. Lúc trước mua 10 đồng, giờ làm củi đỡ được 10 xu “ A penny saved, a penny gained”.

Dù bị mắng là ngố, nhưng bây giờ những cái ngớ ngẩn ngày xưa, nay trở thành những h́nh ảnh không phai nhoà trong kư ức. Đó là những kỷ niệm quí giá nhất khi tuổi đă về chiều. Nhớ đến mẹ, đến những người đă ra đi măi măi, bảo ḿnh ngố.

Thời gian có ngừng đâu bao giờ. Câu hát năm xưa cứ vang vọng đâu đây.

Bây giờ tới phiên con cháu ḿnh bị (chính ḿnh) gọi là ngố.

Tôi nhớ khi mới qua đây, tôi có cô bạn người Phi học cùng lớp ở college. Cô bạn hẹn đến nhà chơi. Lúc đó tôi có hai thằng con nhỏ, 7 và 10 tuổi. Trước khi cô đến tôi đă dặn rồi, bạn gái của mẹ thích ăn mặc như con trai, hai con đừng nói ǵ nhé.

Người ta bảo rằng: đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ. Con nít không biết nói dối. Con nít thấy sao nói vậy. Cô bạn tôi vừa bước vào nhà là thằng nhỏ đă hỏi ngay: He or She? Làm cho cô bạn lí nhí: She.

Thiệt t́nh tôi không biết làm sao mà đỡ, khi thấy mặt cô bạn đỏ bừng.

Khi c̣n làm ở customer service, bà chủ tiệm thường cho hai đứa cháu ngoại ra chơi sau giờ học. Hai cô bé 4 và 6 tuổi. Bữa kia tôi thấy bà khách quen của tiệm, đậu xe phía trước. Tôi biết bà sẽ vào trong tiệm, nên cũng dặn hai cô bé đừng nói ǵ v́ bà khách bị cụt một chân, phải dùng nạng. Bà không chịu mang chân giả.

Cũng y như thằng con tôi năm xưa, bà khách vừa bước vào trong. Hai đứa bé cứ nh́n chăm chú, ngạc nhiên lắm, cô nhỏ sau đó vọt miệng hỏi: what's happen? Đă nói con nít mà, làm sao cản được.

Rồi một cậu thanh niên bị bệnh ǵ tôi không biết, nhưng cậu chỉ cao độ một thước, h́nh dạng như những chú lùn trong phim Snow White.

Khi cậu ra quày trả tiền, hai đứa bé ở đàng sau vừa nhác thấy cậu. Chúng chạy ù ra xem.

Chúng say Hi với cậu rất thân thiện. Sau đó, cô nhỏ nói với cậu khách hàng:

I know you didn't listen to your mom.

Why?

Because you don't drink milk.

Hai đứa bé nói rằng, cậu thanh niên đă không chịu uống sữa, nên cậu mới bị lùn như vậy.

Thiệt t́nh miệng con nít.

Làm sao chúng ta có thể giận được, những câu nói hồn nhiên của những đứa trẻ ngây thơ bé bỏng như chúng ta ngày xưa.

H́nh ảnh một cô bé (cỡ 6 tuổi) rất hồn nhiên nắm chim cậu bé cùng tuổi, tồng ngồng khi tắm mưa, là một tấm ảnh có thật, chẳng phải do giàn dựng, xếp đặt. Tuổi thơ trong trắng thơ ngây làm sao lấy lại được.

C̣n một cô bé khác (3 tuổi) lại c̣n ngây thơ thật ngộ nghĩnh, khi xem mẹ tắm cho em trai sơ sinh ở nhà.

Cô thắc mắc hỏi mẹ: sao em trai có cái đó, mà con th́ không có.

Bà mẹ thở dài: v́ cái đó, nên bây giờ mẹ mới phải tối mặt tối mũi. Lu bù suốt ngày đấy con ạ.

Cô bé vẫn c̣n thắc mắc: mai mốt lớn lên con có cái đó không mẹ?

Bà mẹ dịu dàng, vuốt đầu con gái: mai kia lớn lên thế nào con cũng có cái đó.

Rồi bà nói tiếp: nếu con ngoan, con sẽ có một cái. Nếu con không ngoan, con sẽ có nhiều cái.

Con gái ngố của mẹ ơi!

Đôi khi ngố c̣n bị coi là khờ, cả tin thật thà. Như trường hợp một cậu thanh niên đi vào siêu thị t́m mua hộp lưỡi lam cạo râu. V́ là chỗ lạ nên cậu phải đi t́m ḷng ṿng. Trong lúc đi, cậu thấy có bà cụ già lẽo đẽo theo sau. Cậu cũng chẳng để ư lắm.

T́m ra món muốn mua, khi đến quày trả tiền th́ bà cụ lúc năy đang đứng trước cậu. Bà cụ quay lại nhoẻn nụ cười thân thiện, bà bước lại gần cậu, trong khi cô tính tiền đang bỏ hàng của bà vào túi nhựa.

Chào cậu, nh́n thấy cậu. Tôi nhớ thằng con tôi quá. Nó trông giống cậu lắm.

Thật thế ư? Vậy con bà hiện nay ở đâu?

Nó đang làm việc ở rất xa, cách đây cả nửa ṿng trái đất. Tôi thèm nghe tiếng nó gọi mẹ ơi.

Thế cháu gọi bà thay cho cậu ấy nhé.

Thế th́ c̣n ǵ bằng. Con trai của tôi ơi. Ước ǵ tôi nghe nó gọi: I love you mom!

Cậu thanh niên vui vẻ nhận lời, cho vui ḷng bà mẹ già nhớ con, cách xa nửa ṿng trái đất.

Bye mom, I love you mom. Bà cụ và chàng trai cười vang như tán thưởng cho vở kịch ngắn, mà cả hai cùng tŕnh diễn thật xuất sắc. Y như thật! Bà cụ với túi hàng trong tay, bước nhanh ra cửa.

Chao ơi, tới khi trả tiền, cô thâu ngân nói: hai trăm đô. Cậu thanh niên ngơ ngác:

Tôi chỉ mua hộp cạo râu thôi mà.

Nhưng mẹ cậu bảo, cậu sẽ trả luôn cho bà. Chẳng phải cậu vừa nói bye mom đó sao?

Cậu bé cả tin và ngốc nghếch đó đă có một bài học cho sự tử tế của ḿnh.

C̣n tổ tông của chúng ta  ông Adam và bà Eva cũng bị mang tiếng ngốc nghếch, nên mới bị con rắn dụ ăn trái cấm. Thế là đời đời kiếp kiếp con cháu bị đày xuống trần gian, để mà yêu nhau, rồi sinh con đẻ cái.

Có điều chẳng ai than phiền tổ tông của chúng ta cả. Ngay cả trong bản nhạc nói về cô công  chúa bị đày xuống trần gian. Khi gặp một chàng trai, cô công chúa cũng không chịu quay về trời “tiên thích dương gian…”

Mặc dù thi sĩ Xuân Diệu bảo rằng yêu là chết ở trong ḷng một ít.

Chỉ có một ít th́ đâu có ăn nhằm ǵ. Người ta vẫn yêu nhau điên cuồng. Mất ăn mất ngủ chỉ v́ yêu. Hăy thử tưởng tượng một thế giới không có t́nh yêu đôi lứa, th́ mọi thứ sẽ tàn lụi nhanh chóng. Dân số sẽ giảm dần, tre già nhưng măng không thấy mọc.

Con cháu của Adam và Eva bảo “yêu th́ khổ, mà không yêu th́ lỗ”.

Thà khổ c̣n hơn lỗ. Vậy th́ đâu có ngố chút nào đâu!

 

Lại Thị Mơ