Kiểu Mỹ, Kiểu Việt

Li Th Mơ

 

 

 

 

Con Mi và đứa em gái (họ) của nó đă quần áo chỉnh tề, xúng xính trong cái áo đầm trắng, trông thật là dễ thương. Tóc tai của chúng nó cũng được thợ chuyên nghiệp tới nhà cột nơ thắt bím trông vô cùng điệu đàng. Mẹ tôi chẳng biết khen hay chê, chỉ buông một câu: cứ như là cô dâu con. Một đứa cháu ngoại một đứa cháu nội cùng phân trần: bà ơi! Tụi con là flowers girls. Hai con bé đă xong, c̣n thằng anh nó được phân nhiệm vụ bưng cái khay đựng hai cái nhẫn của cô dâu chú rể, trông cũng ra vẻ lắm, trong bộ suit của trẻ con. Cả ba đứa nhóc đă xong, chúng chỉ muốn đi ngay tới vườn nho nơi tổ chức đám cưới, nhưng mẹ tôi cũng vẫn chưa xong, chẳng có ǵ gấp gáp.

 

Tổ chức đám cưới theo kiểu Mỹ có nghĩa là gia đ́nh nhà trai sẽ không cần phải qua nhà gái để đón cô dâu. Vai tṛ bà nội của bà không quan trọng. Chứ theo phong tục Việt, đón cô dâu vô cùng trịnh trọng. Nhà gái treo một phong pháo dài trước cửa. Khi phái đoàn nhà trai đến, tiếng pháo ḍn dă là cách chào mừng nhà trai, và cũng để báo hiệu cho mọi người bên trong chuẩn bị đón tiếp phái đoàn.

 

Cô dâu nào nghe tiếng pháo cũng thấy ḷng ḿnh hồi hộp. C̣n mọi người trong nhà th́ lăng xăng cuống quưt. Chúng ta cảm thấy như giờ phút trọng đại đă đến.

 

Ngày xưa khi c̣n ở quê nhà, dù ai lúi húi trong nhà, khi nghe tiếng pháo là biết nhà trai đến. Đám cưới th́ phải có pháo mới thấy vẻ rộn ràng.

 

Chờ dứt tiếng pháo th́ người có thứ bậc cao nhất của chú rể (bà nội hay mẹ) sẽ đứng đầu, kế đó là chú rể, từ từ đi vào nhà gái. Người ḿnh theo tục lệ  cha đưa mẹ đón. Cha đưa con gái đi lấy chồng, mẹ (chồng) đón nàng dâu. Đám cưới theo kiểu Mỹ, vai tṛ của bà nội lu mờ. Không ai đưa đón ai, mọi người tự động tới địa điểm làm lễ.

 

Hôm nay cả nhà gồm bảy anh chị em, cùng tham dự lễ cưới của thằng cháu đích tôn của bà nội.

 

Từ khi qua đây, người Việt ḿnh mỗi khi nhận được thiệp cưới, việc đầu tiên là xem cô dâu hay chú rể là Việt hay Mỹ. Nhiều khi dâu hay rể không phải là Mỹ, có thể là Tàu, Nhật, Mễ, Ś (Spainish)... Không cần biết người nước nào, mẹ tôi đều gọi là Mỹ hết. V́ một lư do duy nhất, nếu là Việt Nam, dẫu sanh đẻ ở đây. Th́ ít nhất bà cũng c̣n có thể nói vài tiếng với cháu dâu cháu rể của bà. Chứ khi đă là Mỹ th́ coi như bà chỉ nói hai chữ hai (hi) là chào lúc tới, và ba (bye) là chào lúc về. C̣n mấy ông bà sui th́ miễn, ngôn ngữ bất đồng chỉ c̣n gật gật.

 

Từ lúc bàn chuyện dự định đăi khách, cũng đă ỏm tỏi trong nhà. Ông bà cha mẹ muốn đăi kiểu Việt (đa số ở nhà hàng Tàu), c̣n đám trẻ th́ muốn làm theo kiểu Mỹ.

 

Kiểu Việt th́ thế nào cũng được ăn no. Đủ cả nóng lạnh, từ súp tới ḿ xào cơm chiên ê hề. Loại nào cũng có heo ḅ gà vịt tôm cua cá. Mọi người sẽ thấy món nào ḿnh cũng ăn được hết. V́ toàn những món quen thuộc. Như vậy không có vấn đề về thức ăn, không ăn được món này th́ chờ tới món khác. Nhiều bữa tiệc có hơn chục món. Mà món nào cũng ăn cho no theo truyền thống Á Đông. V́ vậy đi ăn đám cưới đăi nhà hàng Tàu không lo bị đói. Nhiều khi ăn xong, bụng c̣n anh ách v́ quá nhiều dầu mỡ.

 

Khi được mời ăn đám cưới đăi theo kiểu Mỹ, bạn phải cho biết thích ăn món nào theo thực đơn gia chủ đặt. Chỉ được một chọn lựa, hoặc gà hoặc ḅ, heo, cá... Không có tả lí lù.

 

Thật là phiền phức!

 

Từ lâu phong tục xa xưa, trong thiệp cưới có cả tên cha mẹ của cô dâu chú rể, kèm theo địa chỉ. Chỉ cần cầm cái thiệp phía bên chú rể, bên trên tên bố mẹ có chữ thừa lệnh song thân. Là mẹ tôi nói ngay: chú rể vẫn c̣n ông bà nội.

 

Qua bên cột cô dâu, goá phụ… mẹ tôi chép miệng: mẹ goá con côi.

 

Cái truyền thống lâu đời đó đă ăn vào tâm thức của các ông bà già từ ngày c̣n ở VN.

 

Qua tới xứ người. Bạn tôi có thằng con trai rất ngoan hiền, học giỏi. Nó đă sống chung với cô bạn gái con cháu ông Khổng Tử.

 

Ngày xưa ông Khổng bảo rằng nam nữ thụ thụ bất thân.  V́ vậy cụ Nguyễn đ́nh Chiểu khi viết truyện Lục Vân Tiên, cũng phải tuân theo quan niệm lễ giáo của cụ Khổng.

 

Kiều Nguyệt Nga ngồi trong kiệu, bị bọn cướp tấn công. Lục Vân Tiên đánh tan được bọn cướp. Kiều Nguyệt Nga chỉ mới vén rèm cửa, định bước xuống kiệu. Chỉ để cám ơn Lục Vân Tiên đă cứu ḿnh, chứ có đ̣i nắm tay nắm chân ǵ đâu! Mà Lục Vân Tiên đă sợ quá phải hét lên mấy câu (vọng cổ), vô cùng kinh khiếp:

 

Khoan khoan nàng chớ bước ra.

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

 

Thiệt là cải lương hết sức.

 

Chuyện sống chung đă không được chấp nhận, nhưng chuyện ăn cơm trước kẻng cũng là cớ cho người ta đàm tiếu.

 

Qua xứ này, who’s care? Hễ 18 tuổi là trai gái ǵ cũng có thể ra sống riêng theo ư ḿnh, th́ cái chuyện dọn vô ở chung với nhau là chuyện b́nh thường.

 

Ừ th́ chúng sống chung với nhau, nhưng khi lấy nhau là lúc báo cho họ hàng bạn bè. Chúng cũng phải cho biết đó là con cái nhà ai chứ. Bạn tôi cứ thắc mắc hoài, nhưng chờ măi cũng chẳng thấy chúng đưa thiệp, để c̣n gửi đi. Hỏi th́ chỉ nghe câu trả lời: bố mẹ không phải lo ǵ hết. Chúng con sẽ lo hết.

 

Áo mặc sao chui khỏi đầu. Ông bố nhớ lại ngày xưa, lúc đám cưới ông vẫn c̣n ông bà nội, và mấy ông chú. Bố mẹ ông phải làm một bữa cơm gia đ́nh mời ông bà nội, và các ông chú( có cả các bà thím), c̣n các cô có mặt hay không, không quan trọng (trọng nam khinh nữ thế đó).

 

Sau bữa cơm bố ông mới trịnh trọng nói chuyện cưới vợ cho con, kỹ lưỡng thế đấy. Phải có trên có dưới, xin phép xin tắc đàng hoàng. Chứ không phải chỉ gửi thiệp là xong. Bố mà c̣n anh chị em, cũng phải nói qua các cô chú một tiếng. Mẹ tôi bảo: không lại bị trách móc. Nhà ấy chả có trên có dưới ǵ cả!

 

Trên thiệp cưới phải thêm hàng chữ thừa lệnh song thân, thân phụ hay thân mẫu, nếu bố chú rể vẫn c̣n cha hay mẹ.

 

Nhập gia tùy tục. Qua xứ người, mọi thứ thay đổi. Chờ măi chúng mới gửi  cho 25 bộ thiệp có kèm theo thiệp mời. Lúc này bố mẹ mới bật ngửa, không hề có tên của hai bên cha mẹ. Đă thế lại chỉ có 25 cái thiệp mà bố th́ có 6 anh chị em, mẹ th́ có hơn một tá. Làm sao cho đủ, lại c̣n bạn bè thân thiết của cha mẹ.

 

Phản ứng đầu tiên là tức giận dâng trào: mày từ lỗ nẻ chui ra. Dù ǵ gia đ́nh toàn người ăn học và có địa vị trong xă hội. Hỏi tại sao chỉ có 25 thiệp th́ chúng bảo: phần bố mẹ có 50 người tham dự. Số lượng tùy thuộc vào con số của nơi làm lễ họ có thể phục vụ. Vườn nho không phải là nhà hàng chuyên nghiệp, họ không thể làm quá khả năng. Chuyện tiếp đăi theo kiểu Mỹ th́ khỏi lo, không có luộm thuộm như một số nhà hàng Tàu. Có điều ăn theo kiểu Mỹ nặng phần tŕnh diễn. Dĩa này ly nọ, ôi thôi thay đổi xoành xoạch. Nhiều món th́ ghim vào que dài, nên bốc bằng tay. Loe ngoe, lèo tèo vài miếng thịt, ghim kèm với mấy miếng rau miếng hành. Các tiếp viên th́ cứ đi loanh quanh mời khách. Cứ ăn lặt vặt, chờ tới món chính mà ḿnh đă chọn khi gửi thiệp trả lời.

Chỉ có đám trẻ là tha hồ quậy, chúng uống nhiều hơn ăn.

 

Khi biết thằng cháu đích tôn chọn tổ chức đám cưới theo kiểu Mỹ ở cái vườn nho cách nhà 90 phút lái xe. Mọi người cũng cảm thấy ngán ngẩm. Nhưng biết làm sao, chúng nó có lư do của chúng. Vườn nho này là nơi kỷ niệm lần đầu tiên chúng hẹn ḥ. Chúng không bao giờ chịu thay đổi chỉ để chiều theo ư ông bà cha mẹ.

 

Qua xứ này không c̣n cái cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Mà ngược lại, chúng tính sao th́ biết vậy. Cha mẹ và ông bà chỉ là người tham dự, chứ không phải là người quyết định mọi việc.

 

Từ việc in thiệp, chọn nơi làm lễ, mời những ai, không bao giờ theo ư của cha mẹ. Lâu dần cha mẹ không c̣n thấy ḿnh là người có uy quyền trong đời sống của con cái.

 

Ngay từ khi học xong trung học, chọn môn học ngành học cũng do chúng quyết định. Hiếm khi có đứa nghe theo lời cha mẹ.

Tuy vậy chúng tôi dù sống ở hải ngoại đă lâu, nhưng tận cùng trong tâm khảm vẫn muốn con cái chúng ta theo nề nếp cũ. Để tên bố mẹ trong thiệp cưới, như một cách kính nể tôn trọng đấng sinh thành.

 

Chúng ta không thể tự ư in thêm thiệp cưới theo lối VN, để gởi cho họ hàng bạn bè đồng hương. V́ có nhiều người chúng ta chỉ báo tin. Có người vừa báo tin vừa mời tham dự. Qua bên này, hễ nhận thiệp, tức là được mời. Bởi v́ sau đó người nhận phải trả lời tham dự mấy người, chọn món ăn ǵ cho bữa chính.

 

Đời sống ở xứ Mỹ có nhiều cái phức tạp. Không được tự ư cho trẻ em bánh kẹo. Nhiều đứa dị ứng rất khó hiểu, dị ứng đậu phộng mà mới để viên kẹo chạm môi, đă sưng vù. Lỡ ăn vào th́ lôi thôi to, mang đi cấp cứu. C̣n về thức ăn cũng vậy, người theo đạo này không ăn thịt heo, người theo đạo kia không ăn thịt ḅ. Tóm lại nhiều thứ rắc rối quá, nên phải cho biết muốn ăn thứ ǵ phải nói trước. Thiệt đúng là phú quư sinh lễ nghĩa. Đi ăn đám cưới Mỹ: thức ăn chán phèo! Tổ chức ngoài trời không có phần ăn theo kiểu buffer lúc đầu. Sau mới tới phần chính. Chính phụ ǵ các người già ( VN) cũng không welcome chút nào.

 

Con của bạn tôi là một đứa rất ngoan và hiếu thảo. Nhưng không v́ thế mà chúng nhượng bộ cha mẹ trong đám cưới của nó. Thế mới là điều đáng nói. Phải chi là đứa phá phách chúng ta c̣n bảo do nó cứng đầu.

 

Dĩ nhiên trong thiệp cưới, không có tên cha mẹ. Hỏi tại sao th́ chúng bảo: nếu có tên cha mẹ, tức là cha mẹ là người đứng ra làm đám cưới cho chúng nó. Điều này làm chúng mắc cở với bạn bè. Chúng đă học xong và có nghề nghiệp đàng hoàng, mọi chuyện đều do chúng quyết định.

 

C̣n chuyện mời khách th́ ngay cả con cái của anh em cha mẹ, tức là anh em họ rất gần ( first cousin). Chúng cũng không mời, lư do chúng không có qua lại từ nhỏ. Chúng bảo rằng chúng chỉ mời những người chúng biết. Không phải là những người cha mẹ biết. V́ vậy các bạn phải cẩn thận, không hứa với ai hết. Kẻo có ngày bị hố, há miệng mắc quai.

 

Cô ruột của chúng tôi có cô cháu ngoại lớn, là đám cưới đầu tiên trong đám cháu nội ngoại. Dĩ nhiên sẽ  được cử hành chu đáo. Cô đă dặn tất cả anh em chúng tôi là cháu của cô tham dự hết nhé. Hỡi ơi, không có người nào được mời, dù ai cũng mong đi để gặp cô. Cô dâu không chịu th́ cha mẹ ông bà cũng không thể mời. Đó là điểm vô cùng khác biệt với truyền thống ngày xưa khi c̣n ở quê nhà. Cha mẹ quyết định tất cả.

 

Bạn bè chúng tôi cứ hỏi thăm nhau, chừng nào con trai hay con gái đám cưới. Tất cả đều trả lời không biết. Không biết bao giờ? Không biết có làm đám cưới hay không? Hay cứ ăn ở với nhau mà không muốn trói buộc.

 

Không có tên, không được mời người nọ người kia, cảm thấy mất mặt.

 

Tất cả đều đă thay đổi hầu như hoàn toàn khi qua xứ này.

 

Tôi thường nói: nếu được mời, th́ ḿnh đi mừng cho người ta.

 

Nếu không được mời, th́ ḿnh ở nhà: mừng cho ḿnh, khỏi mất công đi, khỏi tốn tiền.

 

Phản ứng thông thường của người Việt chúng ta ( khi không thấy tên của cha mẹ trong thiệp cưới) sẽ rất bực bội, v́ cho là chúng khinh thường. Bố tuyên bố không có mặt, th́ mẹ mủi ḷng. Cá chuối chết đuối v́ con. Đất không chịu trời th́ trời phải chịu đất vậy.

Cuối cùng mọi người cũng đều đi dự đám cưới. Dĩ nhiên ít có cặp nào lớn lên ở xứ Mỹ chịu làm đám cưới theo kiểu Việt Nam.

 

Mẹ tôi cũng đă được tham dự vài đám cưới kiểu Mỹ nên bà cũng biết sẽ đói, thức ăn kiểu Mỹ bà không ăn được, để chắc ăn, dằn bụng chút đỉnh. Các cháu bé  cứ sốt ruột chạy ra chạy vào, ai cũng biết khi đi ăn đám cưới kiểu Mỹ, thực khách phải đúng giờ, v́ nơi tổ chức người ta đă sắp xếp giờ nào việc nấy.

 

Đám cưới Mỹ rất tiện lợi, chúng ta có thể mời Mục Sư hay Linh Mục làm lễ ngay nơi tổ chức lễ cưới, không cần phải tới thánh đường mất công. Điều này cũng giảm được nhiều chi phí cho hôn lễ.

 

Cô dâu và chú rể là hai người duy nhất quyết định đám cưới của họ. Nhiều khi họ tổ chức ở những resort rất xa, ở trong hay ngoài nước. Khách nhắm có thể tới dự được hay không tùy theo khả năng của ḿnh. Chuyện ăn ở và di chuyển họ đều thông báo trong thiệp mời.

 

Ngay cả chụp h́nh cho khách cũng không. Mọi thứ chỉ chú trọng cho hai nhân vật chính của buổi lễ ( dĩ nhiên). Khách muốn có h́nh th́ tự chụp cho nhau.

 

Thật t́nh anh em chúng tôi cũng chưa già lắm, nhưng vẫn thích tổ chức đám cưới theo kiểu VN. Có một cái ǵ ấm áp, thân mật trong lễ cưới.

 

Đám cưới là một biến cố lớn trong đời một người con gái. Người ta long trọng đưa cô sang nhà chồng bằng lễ đưa dâu.

 

C̣n nhà trai th́ tới đón dâu, đó là một phong tục rất hay của người Việt Nam. Biết bao câu thơ nói về cái ngày trọng đại này của cô dâu.

 

Ngày nhà em pháo nổ, anh cuộn ḿnh trong chăn. (Phạm Duy-Chuyện t́nh buồn).

Hôm nay xác pháo đầy đường

Ngày mai khói pháo c̣n vương khắp làng (Lỡ bước sang ngang- Nguyễn Bính)

 

Ngày xưa đám cưới là ngày cô dâu mới  bắt đầu ĺa xa tổ ấm. Cô sẽ chào mẹ để về sống với gia đ́nh chồng, bước vào cuộc đời mới. Không biết sẽ vui hay buồn, sướng hay khổ,v́ phận gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu.

Lạy mẹ con đi. Cảm xúc sẽ làm cô không cầm được nước mắt.

Khóc như thiếu nữ vu qui nhật.

 

Người ta cho rằng những giọt nước mắt của cô dâu trong ngày cưới là những giọt nước mắt vui. Mẹ cô dâu cũng khóc, cũng là giọt nước mắt vui, mừng cho con, nay đă yên bề gia thất. Dù rằng bà sẽ không c̣n được gần gũi con nữa. Con bà lấy chồng rất xa, như câu ca dao:

 

Má ơi! đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu?

 

Nhà chồng xa vời vợi, cô dâu nhớ mẹ chỉ biết để trong ḷng:

 

Chiều chiều ra đứng ngơ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

 

Nhất là bây giờ nhiều cô dâu phải đi làm dâu xứ Hàn, xứ Đài bị ngược đăi hành hạ. Th́ ngày đưa dâu quả là ngày quan trọng nhất trong đời của người con gái. Chẳng thế mà có người đă  dặn ḍ các em ở nhà:

 

Vườn rau em giữ, mẹ già em thương.

 

Quê mẹ xa vời vợi, biết ngày nào về mà trông ngóng, nơi c̣n mẹ già, em dại ṃn mỏi đợi chờ.

 

Em đừng trông chị làm ǵ.

Coi như chị đă qua sông đắm đ̣.

Chao ơi! Nghe mà thảm .

 

Lấy chồng mà cứ như Huyền Trân Công Chúa bị đưa đi cống Hồ. Không có ngày trở lại.

 

Quả thật phong tục đón dâu cần duy tŕ trong đám cưới, nếu cô dâu  người Việt. V́ khi tới nhà trai người ta sẽ được giới thiệu hai họ trong không khí thân mật ấm cúng.

 

Nhưng bây giờ khuynh hướng mới, dù ở nơi có nhiều người Việt. Các cô dâu chú rể không c̣n muốn tổ chức đám cưới đám cưới theo kiểu Việt truyền thống.

 

Đám cưới Mỹ th́ bố sẽ dắt con gái ra tŕnh diện. C̣n chú rể th́ sẽ được mẹ đưa ra. Cô dâu sẽ nhảy (đầm) với bố và chú rể sẽ nhảy với mẹ.

 

Thiệt là rầu (). Cái vụ nhảy nhót này phiền quá. Người Mỹ từ bé người ta đă được sinh hoạt nhảy nhót trong trường. V́ thế khi lớn lên họ rất tự nhiên. Trong khi bố mẹ Việt học trường VN đâu có tổ chức nhảy nhót ǵ đâu. Lúc nào cũng học, học. Nhồi nhét kiến thức, học đêm học ngày để mang về những cái bằng thật cao. Cha mẹ th́ lo chạy ngược chạy xuôi kiếm ăn để nuôi con. Dù cho nhà khá giả cũng có mấy ai biết nhảy đầm.

 

Không biết nhảy cũng chẳng sao. Người Mỹ họ rất hồn nhiên, người điều khiển đám cưới sẽ hướng dẫn mọi người cùng “ múa tay múa chân” theo điệu nhạc. Không cần biết nhảy, miễn đừng ngại ngùng là được.

 

Không có đón dâu, mọi người tự động tới nơi tổ chức đám cưới. Linh Mục được mời tới làm lễ theo nghi lễ tôn giáo. Mọi thứ đều đơn giản chứ không lâu lắc như lễ trong nhà thờ.  Trong ṿng một giờ là xong. Khách ngồi rải rác khắp nơi, thức ăn th́ được tiếp viên bưng từng khay tới mời. Những que tăm xiên tí thịt tí rau. Cứ ăn lặt vặt cho đến khi được bưng đến một đĩa thức ăn do ḿnh chọn, đă trả lời trong thiệp mời, th́ tôi “ nổi da gà”. Hai miếng thịt gà to tướng kèm theo mấy miếng rau củ để chung, chan nước sauce sền sệt thật là khó nuốt.

 

 Mẹ tôi đă ra về từ lâu. Bà cảm thấy lạc lơng v́ không nghe được tiếng Mỹ. Không thể hiểu để cười hay vỗ tay đúng lúc. Bà chỉ biết đứng lên ngồi xuống sau mọi người vài giây.

 

Cuối cùng mọi chuyện cũng xong. Có nhiều đám cưới cô dâu chú rể sẽ biến mất phía sau hậu trường. Họ đă lên xe ra thẳng phi trường cho một đêm tân hôn lăng mạn, tiếp theo honeymoon t́nh tứ ở nơi họ chọn. Bỏ lại khách khứa c̣n ở lại dự nốt chương tŕnh.

 

Nơi đôi uyên ương sống sau đám cưới không cần quan tâm. V́ đó thuộc về chuyện riêng tư của họ. Trong khi đám cưới ngày xưa, ai là người có cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, con đàn cháu đống, sẽ được chọn là người trải giường cho đôi tân lang và giai nhân. Người này sẽ mang may mắn cho đôi vợ chồng trẻ mới cưới. Thường là bà hay mẹ  của chú rể làm việc này, chứ không phải là các ông. Phong tục này không c̣n ai nhắc đến, v́ ngay khi c̣n ở nhà. Pḥng ngủ của mỗi người là nơi người khác không được bước vào.

 

Mọi người ra về nhưng bụng vẫn đói meo.

 

Dự đám cưới Mỹ, nhưng ăn đám cưới Việt.

 

Ngược lại đám cưới Việt th́ ŕnh rang. Hầu như chẳng bao giờ theo đúng giờ ghi trong thiệp. Đa số đều cử hành lễ cưới ở nhà thờ, rồi mới tới phần đăi ăn.

 

Tiệc đăi khách trong đám cưới Việt thường dùng nhà hàng Tàu. Nhân viên phục vụ họ rất kiên nhẫn. Chỉ khi nào sau khi mọi thứ giới thiệu rườm rà hai họ, cho xem h́nh ảnh cô dâu chú rể từ ngày c̣n bé tí, cho tới khi ra trường đại học. Khách tới trễ, người điều khiển chương tŕnh cũng phải chờ khách tới đông đông mới bắt đầu. Tức là thời gian luôn luôn co giăn. Mà giăn chứ không co. Khách Việt th́ tới trễ, khách Mỹ th́ tới đúng giờ ghi trong thiệp. Thế là cứ ngồi chờ dài cổ, thấy vô cùng ái ngại cho họ. Nhưng biết làm sao? Ngay cả những người Việt ( lịch sự) cũng đến đúng giờ, đều phải chờ như nhau.

 

Đám trẻ con lớn lên ở đây, pha trộn cả “Ta lẫn Tàu”. Nghĩa là chúng cũng không bỏ các tṛ chơi của chúng. Có điều ông bà cha mẹ được xếp ngồi chung với nhau, nên họ vẫn có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

 

MC th́ nói tiếng Việt, nhưng vẫn nói qua tiếng Anh vắn tắt,   cũng có lác đác khách Mỹ.

 

Ban nhạc th́ mở hết volume, không thể nghe người bên cạnh nói chuyện.

 

Nhà hàng chờ cho tới khi mọi người đủ một bàn mới mang thức ăn ra.

 

Mời 6 pm nhưng 9pm mới được ăn. Tới hơn 10 món, món nào cũng nhiều dầu mỡ. Làm sao ăn hết. Thế là trong đám cưới Việt, gia chủ có quyền bảo “ to go” mang về. Khách thân quen th́ cũng tay xách nách mang, khệ hệ mang thức ăn to go về!

Làm đám cưới theo kiểu Mỹ, giờ giấc đàng hoàng nghiêm túc. Không có kiểu giờ “ dây thun”. Nhưng phần ăn uống th́ người già không thích v́ không hợp khẩu vị. Nhảy nhót nhiều nên cũng không hợp với người lớn tuổi.

 

Nói tóm lại nhập gia tùy tục. Ăn theo thói, ở theo thời. Đám cưới kiểu Mỹ rất tốn kém nên thực khách cũng phải “ mừng” kha khá. V́ giá biểu đều có ghi trong web quảng cáo. Tuy nhiên mục chào bàn theo kiểu Việt Nam, rồi đưa phong b́ mừng cho cô dâu chú rể,  đàng sau có người cầm theo cái giỏ bỏ vô cho chắc ăn, trông ḱ cục quá. Đa số dù đám cưới Việt người ta cũng bỏ mục chào bàn. Tiền mừng bỏ vô thùng “ phước sương” cho đôi trẻ. Nghe th́ có vẻ hơi mỉa mai, nhưng đúng là phước sương thật. Bởi v́ số tiền mừng cũng giúp nhiều cặp vợ chồng trẻ ( nghèo) đỡ khó khăn trả cho mọi chi phí của đám cưới.

 

Bạn tôi có nhiều kinh nghiệm dự đám cưới, nên khuyên chúng tôi viết check cho cô dâu chú rể. Yên tâm khỏi bị thất lạc. Có nhiều đám cưới trong thùng tiền mừng chỉ có một tấm thiệp chúc mừng. Không thấy tiền mặt hay check ǵ cả. Mọi chuyện vẫn có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, nơi nào. V́ đó là quy luật muôn đời của con người, của xă hội nhất là ở những nơi nhốn nháo.

 

Theo kiểu Mỹ hay theo kiểu Việt không quan trọng. Có tên cha mẹ hay không cũng không quan trọng. Chúng ta chỉ cần mọi thứ cùng hoà đồng theo chiều quay thuận của mọi chuyện. Chúng nó có cuộc đời của chúng nó. Không thắc mắc dâu Tây hay dâu Ta, mắt xanh hay tóc vàng. Một khi con cái đă trưởng thành, chúng sẽ quyết định cuộc đời của chúng.

 

Cuộc đời là như thế. Hăy an vui tuổi già.

 

Những cái không hay rườm rà cần loại bỏ. Chứ cứ để người ta than phiền hoài chuyện giờ dây thun, ban nhạc ồn ào, khiến cho người đi dự tưởng như bị tra tấn th́ cũng không lịch sự lắm.

 

Biết chọn kiểu nào bây giờ?

 

Lại Thị Mơ