Thân phn ni ch́m

Li Th Mơ

 

 

C̣n vài tháng nữa mới tới đám cưới của hoàng tử Harry Vương Quốc Anh, và cô tài tử Mỹ Meghan Markle, mà truyền thông báo chí đă um sùm lên rồi, tin tức ngập tràn trên mạng, làm như ai cũng phải quan tâm tới hai nhân vật này. Người ḿnh vốn sống khép kín, không như dân Mỹ ái mộ người nổi tiếng quá cuồng nhiệt. Xem lại các youtube của các ông vua nhạc như Elvis Prisley và Michael Jackson, trong các show tŕnh diễn của mấy ông này, thế nào cũng có vài cô hay bà xúc động quá, lăn đùng ra xỉu, v́ vậy đội ngũ y tá, bác sĩ luôn luôn phải có mặt ở những nơi tŕnh diễn, đề pḥng chuyện không hay xảy ra, giống hồi chiếu phim ma Exorcist.

Thật t́nh tôi không biết t́nh cảm ái mộ của mấy bà mấy cô cao tới mức nào, mà chỉ thấy khuôn mặt họ đờ đẫn rồi từ từ gục xuống, có người vừa xem vừa khóc, nước mắt chảy lă chă trên mặt. Người ḿnh chỉ khóc khi đi đám ma, c̣n đi xem ca nhạc chẳng ai khóc cả.

          Mấy ông vua không ngai này đi đâu cũng phải có vệ sĩ đi theo kè kè (chắc sợ có người nhào vô xé quần xé áo, mang một miếng về làm kỷ niệm). Michael Jachson khi đi tŕnh diễn, c̣n có hai, ba ông nữa ăn mặc cải trang giống hệt cùng đi, để kẻ ám hại không biết đâu là ông giả, đâu là ông thật. Chẳng biết đây  là cách đề pḥng thật hay do óc tưởng tượng muộn tạo cho ḿnh nét độc Đáp.Có điều quần áo, đồ dùng của thần tượng mà lọt vào tay người ái mộ, th́ họ vô cùng hănh diện, mang về ôm ấp, giữ khư khư “ chiến lợi phẩm”như bảo vật. Khi họ qua đời quần áo, nữ trang của những người nổi tiếng này sẽ được giữ ǵn kỹ lưỡng (như trong bảo tàng viện), sau đó con cháu muốn bán đấu giá hay không c̣n tùy mỗi gia đ́nh. Có điều giá cả nghe qua phải giật ḿnh. Dân Việt ḿnh vốn thực tế, chắc chẳng ai nghĩ tới chuyện này, nhưng Mỹ th́ khác, ḿnh cho là vô lư, nhưng họ ái mộ theo cách của họ.

Thi văn ca nhạc sĩ VN thấy những cảnh này chắc cũng hơi tủi. Biết bao nhà văn nhà thơ VN đă đi vào văn học sử, nhưng chết trong đói nghèo. Họ như con tằm nhả tơ, dệt nên những tấm lụa óng ả cho người đời thưởng thức. Họ chẳng hề được ưu đăi, ít nhất cũng có đời sống vật chất tối thiểu. Trái lại hầu như họ đều sống trong đói nghèo, nhất là các văn nghệ sĩ bị kẹt lại miền Bắc sau năm 1954. Vũ trọng Phụng, Nguyễn Bính giàu thơ văn nhưng nghèo tiền bạc.

Từ hồi nào giờ do ảnh hưởng lễ giáo,người ḿnh luôn luôn phải che giấu t́nh cảm, không dám biểu lộ tự nhiên như người phương Tây. Trai gái bị răn đe“ nam nữ thụ thụ bất thân”. C̣n đối với cha mẹ th́ phải hết sức kính cẩn, chứ đâu có chuyện bá vai bá cổ mà ôm hôn chùn chụt như trẻ con bên này. Dẫu rằng từ thời khai thiên lập địa loài vật nào cũng yêu thương con cái của ḿnh, mẫu tử hay phụ tử t́nh thâm đâu có phân biệt thời gian và không gian. Nhưng cách  biểu lộ bên ngoài của người ḿnh khác hẳn người phương Tây, con cái không dám xuồng xă với bố mẹ. T́nh yêu biểu lộ bằng hành động trong cách đối xử với nhau mà thôi. Chẳng khi nào nghe câu “I love you” thoát ra ngoài cửa miệng. Có yêu quí cách mấy cũng để trong ḷng, nói ra ngượng miệng.

Về khuynh hướng ngưỡng mộ, chúng ta kính trọng những bậc thức giả hơn là những người có tài, mà ít chữ như những người trong các đoàn ca kịch. Nhất là ngày xưa không có trường đào tạo ca kịch sĩ, họ thường “tự phát” hoặc do cha mẹ vốn là nghệ sĩ chỉ dạy cho. Người ta gọi là con nhà ṇi. Thường họ không có bằng cấp về học vấn,theo kiểu cha truyền con nối. Ít có nghệ sĩ  xuất thân từ gia đ́nh khá giả, đa số do nhà nghèo, họ phải bỏ học đi theo gánh hát dọn dẹp hay hầu hạ mấy ông bầu, khi lớn lên mới được truyền nghề, đa số học lóm, và xem măi cũng thuộc tuồng tích, kịch bản. Những ban chèo, gánh hát  nghèo  nhếch nhác, nên diễn viên cũng bị coi thường, người đời gọi là những người “ ăn quán ngủ đ́nh”  cơm hàng cháo chợ, không có một mái nhà trú ngụ. Nhiều gánh hát trong miền Nam trước kia sống trên những ghe thuyền, khi nào cặp bến, họ lên bờ diễn ở những đ́nh miếu, rồi lại xuống thuyền rong ruổi tới nơi khác giống như dân du mục.

Thời xưa mọi người trong xă hội được phân chia thành 4 tầng lớp: sĩ nông công thương, không có chỗ cho những người đàn ca hát xướng, họ bị xếp vào “vô loại”, rồi do nói lâu ngày theo vần  thành “xướng ca vô loài”. Người ta gọi những người ca hát bằng những chữ kém tôn trọng: phường chèo, con hát. Chính v́ thành kiến này, nên sau này các ca sĩ đi hát khi tuổi đời c̣n nhỏ, nhưng họ vẫn cố gắng học xong đại học để tránh bị coi thường trong xă hội coi trọng bằng cấp. Họ vẫn hành nghề với bằng cấp chuyên môn giáo sư, luật sư, bác sĩ, chứ không phải nghe ai đó xầm x́ người mẫu này, ca sĩ nọ mới học hết tiểu học.

Cái “bệnh sư, sĩ” đă ăn sâu vào đầu của biết bao thế hệ người Việt. Nghe con bỏ học đại học để theo đuổi giấc mơ thành họa sĩ, thi sĩ là thất vọng năo nề.V́ người đi vẽ,làm thơ không có chức tước phẩm vị, để mọi người kính trọng. Học ra làm quan quyền lực có trong tay, c̣n họa sĩ, thi sĩ,nhạc sĩ, văn sĩ có cái ǵ bảo đảm cho đời sống. Từ khi tập tễnh vào nghề cho tới khi có tác phẩm kiếm ra tiền, thời gian không tính được. Đi học chữ có bằng cấp chuyên môn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn, cụ thể hơn.

Trong hồi kư của các văn thi nhạc sĩ nổi tiếng, v́ niềm đam mê âm nhạc đă khiến nhiều người căi lời cha mẹ, không muốn thành bác sĩ, kỹ sư như ước nguyện của hai đấng sinh thành. Họ nhất định đeo đuổi ước mơ, để bây giờ chúng ta mới được thưởng thức những tác phẩm để đời của biết bao nhân tài. Steve Jobs bỏ học v́ than tiền học mắc quá, học lâu lắc quá. Elvis Prisley lái xe tải, Tổng Thống Reagan  có bằng cấp đại học, đi đóng phim chứ không dùng bằng cấp để đi làm, vẫn được bầu thành Thống Đốc tiểu bang, rồi  thành Tổng Thống. Có sao đâu?

Người Mỹ họ đánh giá tài năng cao hơn bằng cấp. V́ vậy người ta ngưỡng mộ người có tài. Có điều cách ngưỡng mộ của họ quá sôi nổi, cuồng nhiệt. Khi có tài, người nghệ sĩ phương Tây được đăi ngộ xứng đáng. Nhiều lúc  trở thành “quá đáng”, từ nhà cửa con cái, nhất cử nhất động đều được canh chừng cẩn mật. Khi ghé khu Holywood ở Cali, tôi được bảo rằng nơi này là chỗ các tài tử Holywood ở, an ninh kiểm soát kỹ lắm, kẻ lạ mặt khó lởn vởn trong khu vực này. Nhiều người chỉ mới đóng một vài phim “vớ vẩn” thôi, cũng vô đây ở, ra điều ḿnh cũng có giá lắm!

Hoàng tử của nước có nhiều thuộc địa (khi trước), có khác chỉ mới đính hôn thôi mà h́nh ảnh đă tràn lan khắp thế giới. Rồi tới danh sách khách tham dự lễ cưới, ai sẽ được mời. Lúc đầu có nói đến tên ông Tổng Thống cũ, liền khi đó bên ông Tổng Thống mới “nhắn nhó” đừng mời người đó, hổng có tui à nghen. Lập tức bên hoàng gia đính chánh “chưa mà” . Thiệt t́nh bữa nay mọi người tha hồ mà nghe chuyện đời tư của cả chú rể lẫn cô dâu tương lai. Chú rể th́ là “ trai tân” nhưng đă có hai cô bồ, từ ngày này đến ngày này. C̣n cô dâu th́ đă qua một lần hương lửa, chỉ có một năm. Bây giờ lửa tắt ngúm rồi. Sau đó người ta bắt đầu vô chi tiết các anh chị em của cô dâu. Chú rể th́ chỉ có một người anh cùng cha cùng mẹ nên không cần nói đến. Riêng cô dâu th́ khác, đủ thứ anh chị em khác nhau.

Cách đây 25 năm khi vừa tới Mỹ, con tôi vô lớp một. Tôi nhận được một tờ khai lư lịch của cô giáo, tôi vô cùng thắc mắc phần liệt kê anh em của đứa trẻ, sao người ta chừa nhiều thế. Tôi nhớ bên VN chỉ khai ngày sinh, tên cha mẹ, có mấy anh em. Bà nội ruột của tôi mất sớm, bố tôi có mẹ kế có thêm 8 người con. Bất kỳ khi nào khai trong lư lịch, bố đều đề 10 anh em. Trong khi bên Mỹ mọi chuyện phải rơ ràng half và step. Half là có máu mủ, như con cùng cha khác mẹ, hay con cùng mẹ khác cha. C̣n step là không có dính líu về huyết thống, nhưng vẫn là con của mẹ kế hay bố dượng. Đàng này có đứa trẻ ở chung với đứa trẻ khác trong nhà, mà chẳng dính líu ǵ nhau. Đó là khi bố dượng hay mẹ kế nuôi con riêng của người vợ hay người chồng trước kia. Quả thật lúc đầu tôi rất ngạc nhiên khi nghe bạn của con tôi khoe hôm qua chồng (cũ) của má tao… đưa đi chơi, hay mua quà cho. Tôi ngớ người ra, đúng rồi ông chồng hiện tại mới là step father, c̣n ông chồng cũ (vừa rồi) đâu phải là step. V́ nó là con của má nó với ông chồng đầu tiên mà. Người Việt ḿnh không bao giờ nói “chồng của má, vợ của ba”. Thật ra gọi như vậy đúng là rơ ràng, nhưng nghe sao có một cái ǵ chua xót, tưởng như vô lễ.

Trời ơi, người ta lấy vợ lấy chồng 3, 4 lần. Các đứa trẻ ở chung với nhau “loạn xà ngầu”, nên cách gọi của Mỹ không sai (sự thật). Chuyện ǵ họ cũng chẳng hề quanh co. Bởi vậy mới biết chú rể là trai tân, thua cô dâu 3 tuổi. Nói huỵch toẹt như vậy, người ḿnh cho là dèm pha, xen vào đời tư, xúc phạm quyền tự do cá nhân. Người nổi tiếng ở Mỹ đi đâu cũng bị dân săn ảnh chụp h́nh. Hễ có cầu th́ sẽ có cung. Những tấm ảnh này sẽ được những tờ báo lá cải mua. Có một lần tôi tẩn mẩn đọc tin hấp dẫn cô tài tử hàng đầu của Holywood có bầu. Cô này mong muốn có con lắm, mà măi không có được. Cô đă qua tuổi bốn mươi lâu lắm rồi. Cầm tờ báo cũ trong tay, tôi bật cười “ xạo ơi là xạo”, v́ bây giờ đă hơn một năm mà vẫn chẳng nghe nói năng ǵ về đứa con mà cô mơ ước. Một cô ca sĩ nổi tiếng khác ở NY, mẹ cô mỗi ngày ôm một lô báo lá cải này về đọc. Cô đă nói với mẹ toàn báo nói láo, nhưng mẹ cô vẫn cứ mua. Hễ có người mua th́ vẫn có người bán, đơn giản chỉ có thế. Tin giật gân mới bán được, chẳng thế mà thời xa xưa người ta kể mấy chú bán báo trên xe lửa, to miệng rao rằng “tin sốt dẻo án mạng rùng rợn xảy ra ở ga hàng cỏ, 40 người bị lừa”. Một ông bỏ tiền ra mua báo, chạy tới đầu kia nghe văng vẳng con số 40 trở thành 41. Thiệt t́nh nghe thấy buồn cười cho cái mồm liến láu của chú bán báo lém lỉnh.

Người nổi tiếng nhất cử nhất động đều được chú ư, bởi vậy họ mới được mời để quảng cáo bán hàng. Cô tài tử này có thân h́nh thon nhỏ, da mặt láng mướt là nhờ mua sản phẩm của chúng tôi. Ngày xưa học về sinh vật, ong chúa chỉ có một con, mấy chục ngàn ong thợ. Sữa ong chúa ở đâu mà sản xuất nhiều c̣n hơn sữa ḅ. Thế mà vẫn có người mua, trong số 300 triệu người, chỉ cần nửa triệu người mua cũng lời chán. Hết sản phẩm này tới sản phẩm khác ra đời, đánh vào tâm lư người mua. Vẫn hy vọng thử cái mới, may ra tốt hơn. Muốn người ta chú ư th́ phải quảng cáo, c̣n ai ngoài những khuôn mặt của những người nổi tiếng. Rốt cuộc quy luật “cung cầu” đó muôn đời vẫn tồn tại.

          Truyền thanh truyền h́nh sống nhờ người nổi tiếng, và người nổi tiếng cũng sống nhờ truyền thanh truyền h́nh. Đôi bên cùng có lợi, chỉ có người tiêu dùng mới là mục tiêu cho họ nhắm vào. Ngày đám cưới cậu cả Hoàng gia Anh, một người khách của tôi đang ở Luân Đôn, ông bảo rằng họ làm tôi phát điên, ngay cả napskin ở tiệm ăn cũng in h́nh cô dâu chú rể. Chưa ǵ mà người ta đang ước lượng tháng Năm tới đây, giới kinh doanh xứ Anh tha hồ hốt bạc nhờ đám cưới của hoàng tử. Từ khách sạn tới nhà hàng, y như nước nào bốc thăm trúng nơi tổ chức Olympics, bỏ vốn ra trước để thu lời về sau. Người ta mừng rỡ v́ có cơ hội kiếm tiền, chứ chẳng phải chú trọng tinh thần thể thao đâu.

Ngày xưa mẹ tôi hay nói câu tục ngữ “thấy người ta ăn măng, cũng về bẻ lạch giường”. Ư nói nghèo th́ chịu phận nghèo, đừng đua đ̣i lố bịch, người ta cười chê. Xứ người vật chất thừa thăi, họ ái mộ minh tinh tài tử quá nồng nhiệt, đến độ kích động. C̣n xứ ḿnh nghèo mà cũng chen chúc nhau ở phi trường gây náo loạn, có người bất tỉnh phải đưa đi cấp cứu, v́ chen lấn để đón một anh ca sĩ Hàn Quốc. Ngay khi vua nhạc Rock Michael Jackson mất, có nhiều người tưởng niệm ở ngoài đường phố Hà Nội, khóc lóc thảm thiết c̣n hơn cha chết. Dù nhạc Rock và tên ông vua này vẫn c̣n xa lạ với nhiều người trong nước.

Bất kỳ nhân tài nào mất đi, cũng là một thiệt tḥi cho nhân loại. Mọi người đều được trân trọng do tài năng, đức độ hay ḷng nhân ái của họ. Những người cống hiếm tim óc để cho chúng ta thưởng thức tài nghệ của họ,vẫn c̣n hiện diện nhan nhản chung quanh chúng ta. Hăy quan tâm tới họ bây giờ, không phải chờ đến khi họ nằm xuống, mới tổ chức đọc điếu văn thật cảm động, xác chết không nghe được.

Phương Tây họ vinh danh những người tài năng khi họ c̣n sống, đó là điều hợp lư. Cũng như ḷng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, được nhắc nhở “sống chẳng cho ăn, chết làm văn tế ruồi. Người nổi tiếng sống trong hào quang, lại càng được người đời ca tụng. Ai cũng nh́n về nơi chan ḥa ánh sáng. Có ai nh́n vào bóng tối của những kẻ khốn cùng.Mỗi năm khi tới mùa lễ lộc, người ta mới nhớ đến những con người bất hạnh. Trẻ mồ côi, người già neo đơn, người nghèo ở nơi bùn lầy nước đọng. Họ là những người ch́m lỉm trong gịng đời, vẫn sống âm thầm lặng lẽ cho qua một kiếp người. Ở đâu cũng có người nghèo, nhưng người nghèo ở xứ nghèo mới là thê thảm. Mẹ Teresa đă hy sinh cả cuộc đời lo cho những người bất hạnh ở Ấn Độ. Mẹ đi nhặt những em bé bị bỏ rơi bên đường mang về nuôi nấng. Mẹ gom người nghèo già yếu không nơi nương tựa, những người tứ cô vô thân về một chỗ để chăm sóc. Chẳng có ǵ trong tay,mẹ chỉ đi xin những phẩm vật từ ḷng hảo tâm của mọi người.

Người ta chú trọng quá nhiều đến người nổi tiếng, mà quên đi những kiếp đời khốn khổ.Cuộc đời đầy rẫy bất công. Mùa Đông khắc nghiệt đang trùm những khó khăn cho những kẻ không nhà, không chốn nương thân, không có chút thức ăn no ḷng trong ba ngày Tết. Mỗi độ Xuân về tôi chạnh ḷng nghĩ đến thân phận của những người bất hạnh, sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Người ta chỉ dành cho họ vài phút kêu gọi ḷng hảo tâm, nhưng dành vài trang báo để ca tụng sự xa hoa của những người nổi tiếng. Mẹ tôi vẫn thường nói rằng “Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”. Người nổi. Người ch́m. Măi măi vẫn là điều trăn trở cho một kiếp người. Có biết bao người không nổi tiếng vẫn đang âm thầm lo cho những mảnh đời bất hạnh, không phải chỉ mỗi độ Xuân về, mà suốt cả cuộc đời.

Lại thị Mơ