Nht Ngân (1942-2012)

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

 

Chủ Nhật vừa rồi sau một ngày Thứ Bẩy nhộn nhịp với gia đ́nh anh chị, cháu trai, gái đến thăm viếng nhân dịp Tết, sáng sớm tôi xem mail th́ thấy anh Lê Hân báo tin là anh Nhật Ngân đă mất vào ngày Thứ Bẩy 21-01, hưởng thọ 70 tuổi.

Mấy tháng trước tôi đă định bụng viết một đôi ḍng về những bản nhạc của anh Nhật Ngân v́ tôi thích nhiều bài của anh ấy. Nhạc của anh thuộc loại “siêu phàm”, rất nhiều bài điệu nhạc hay,  dễ nhớ, và lời nhạc của anh chất phác, b́nh dị. Là người viết văn thơ, tôi không thích sự bóng bẩy, cầu kỳ trong cách hành văn. Chính v́ sự tương đồng này mà tôi muốn viết vài ḍng về nhạc của anh. Chần chờ măi, bây giờ anh đă đột ngột ra đi.

Anh Nhật Ngân là bạn của anh Lê Hân, người sáng lập ra SaigonOcean.com. Lần đầu tiên tôi gặp anh Nhật Ngân là qua anh Lê Hân, ba năm về trước. Chúng tôi gặp nhau ở tiệm phở Thăng Long trên đường Bolsa.

 

Phở Thăng Long, trái sang phải :

anh Nhật Ngân, anh Lê Hân, chị Châu (vợ anh Hân),

anh Anh, chị Giao (vợ anh Anh), Cẩm Loan (vợ tôi):

 

 

Tôi không nghe nhạc, ngoại trừ những  ca sĩ  nổi tiếng trước 1975 và hai nhạc sĩ ai cũng biết là Phạm Duy và Nhật Trường, tôi không biết ai là ai trong giới âm nhạc. V́ thế khi anh Lê Hân giới thiệu anh Nhật Ngân, tuy rằng sau này tôi mới khám phá ra là một nhạc sĩ  nổi tiếng viết hơn 200 bài nhạc, lúc bấy giờ khi bắt tay chào hỏi, tôi thật sự không biết anh ấy là ai.

Khi khám phá ra là tôi không biết anh là ai, anh Nhật Ngân mới hỏi tôi:

-Ngọc có biết bài “Tôi đưa em sang sông” không?

Th́ tôi trả lời ngay:

 -Em biết chứ. Bài đó nổi tiếng, ai cũng biết.

-Bài “Qua cơn mê”?

-Em cũng biết bài đó. Em nhớ ngày xưa cô Băng Châu hát.

 

Anh Nhật Ngân và vợ tôi:

 

 

-“Một mai giă từ vũ khí”?

-Em biết bài này. Ngày xưa cạnh nhà em có ông này gọi là ông Trọng bán tem, sáng Chủ Nhật nào ông ta cũng bật magnétophone to thật to cho cả xóm cùng nghe. Ông ta có chừng năm cuộn nhạc, một trong đó là bài “Một mai giă từ vũ khí”, thành ra ông ta cứ phát đi phát lại bài này.

 - “Mùa xuân của mẹ”?    

-Không biết. Nghe tựa th́ em không biết, bài đó hát ra làm sao?

Anh ấy mới hát hai câu đầu:

- Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi. Giờ đây đời con đang c̣n lênh đênh….

-Ồ, thế th́ bài này em cũng biết chứ. 

-Anh là tác giả những bài  anh vừa kể cho Ngọc.

Tôi vừa nghe anh nói th́  xấu hổ cho chính ḿnh, vừa gặp một đại nhân tài trong lănh vực âm nhạc Việt Nam mà tôi lại khù khờ không biết.

 

 

Tôi gặp anh vài lần sau nữa ở tiệm cà-phê Factory ở góc Brookhurst và McFadden.  Anh giải thích cho tôi là anh em nghệ sĩ hay tụ tập sáng Thứ Bẩy và Chủ Nhật ở quán cà phê này. Một lần anh giới thiệu cho tôi nhạc sĩ Trần Trịnh, một ông già râu tóc bạc phơ ngồi uống cà-phê với anh (viết đến đây tôi mới chợt nhớ ra là có một cô, em một cô bạn của tôi,  dùng một chữ gọi tôi, già c̣n hơn là ông già: ông tiên với mái tóc bạc trắng!). Trần Trịnh là bạn thân ngày xưa viết nhạc với Nhật Ngân, hai người lấy bút hiệu là Trịnh Lâm Ngân: Trịnh là Trần Trịnh, Ngân là Nhật Ngân, và Lâm là Lâm Đệ. Tôi nhớ không rơ, h́nh như anh nói với tôi anh Lâm Đệ là con trai của ông chủ một hăng đĩa nhạc hay sao đó.

 

Xa xa bên tay phải là tiệm cà-phê Factory:

 

 

Ai gặp anh Nhật Ngân lần đầu tiên sẽ có cảm t́nh với anh ngay: người Bắc, dễ tính, dễ ḥa đồng, tính nết xuề x̣a. Nói chuyện với anh sẽ thấy ngay lư do tại sao lời nhạc của anh có bản chất chân thật: nó phản ảnh con người của tác giả.

Lời nhạc của anh tuy đơn sơ nhưng nó thấm nhuần đến tận cùng của trái tim. Tôi nhớ những năm đầu tiên sống trên nước Mỹ, nghe bản nhạc “Anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh” mà tôi  thán phục tác giả không cần dùng bom đạn, không cần dùng xe tăng, máy bay, không cần dùng bao nhiêu sư đoàn thiện chiến để cho đối phương biết đâu là hư, đâu là thực:

Nếu tôi có được phép thần thông,
tôi sẽ đưa anh đi thăm Sài G̣n năm năm về trước
để cho anh thấy được
anh giải phóng tôi hay tôi giải phóng anh.

 

Không ai thoát qua ṿng lẩm cẩm của t́nh yêu. Năm 18 tuổi, ở Đà Nẵng, khi gia đ́nh cô gái Nhật Ngân  yêu  gả cô ta cho một gia đ́nh có chức phận hơn ḿnh, anh viết một bản nhạc bày tỏ vết thương ḷng, sau này trở thành nổi tiếng, "Tôi Đưa Em Sang Sông":

Hôm nao em sang ngang, bằng xe hoa thay con thuyền ?
Giờ phút cuối đến tiễn em, nh́n xác pháo vướng gót chân.
Gót chân ngày xa xưa sợ lấm trong bùn khi mưa.
Nàng đă thay một lối về, quên cả người trong gió mưa.

Cũng như bao nhiêu người trai trẻ trong tuổi chiến chinh, anh gia nhập quân đội. Xa nhà, xa người thân, miệt mài trong chinh chiến, nỗi nhớ thương sâu đậm mẹ ở nhà một ḿnh khiến anh sáng tác vài bài khá nổi tiếng nhớ thân mẫu:  

Mẹ ơi con hứa con sẽ trở về
Dù cho, dù cho xuân đă đi qua
Dù cho én từng bầy bay về ngàn
Dẫu ǵ rồi con cũng về
Chỉ bên Mẹ là mùa xuân thôi

(Mùa Xuân Của Mẹ)

 

người yêu của ḿnh:

Xin hiểu t́nh yêu, trong thời chiến chinh này mấy người mơ ước cho tṛn.
Càng khổ càng đau, th́ t́nh yêu càng sâu khi dắt đưa nhau về bến.
Ngăn cách bây giờ, cho mai mốt sum vầy không thấy thẹn cùng sông núi.
(Người T́nh Và Quê Hương)

Thế nhưng cho dù có yêu mẹ, yêu người t́nh đến đâu, bài nhạc nào của Nhật Ngân cũng đặt nghĩa vụ , bổn phận yêu nước, sát cánh với đồng đội trên hết:

V́ đời khổ đau anh góp một phần xương máu.
Đôi cánh tay này anh hiến trọn cho t́nh quê.

(Người T́nh Và Quê Hương)

 

Con biết bây giờ mẹ chờ em trông
nhưng nếu con về bạn bè thương mong
bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường
không lẽ riêng ḿnh êm ấm
Mẹ ơi con xuân này vắng nhà

(Mùa Xuân Của Mẹ)

 

Ngày xưa khi tôi c̣n bé, tôi cứ tưởng là quốc gia nào cũng đánh nhau như Việt Nam. Sinh trưởng trong một quốc gia khói lửa điêu tàn với cơ hội tử vong rất gần gũi cho những người cầm súng, Nhật Ngân cũng như bao nhiêu người khác mơ ước đến một ngày quê hương thanh b́nh:

Rồi có một ngày, sẽ một ngày chinh chiến tàn
Anh chẳng c̣n chi, chẳng c̣n chi
Ngoài con tim héo em ơi !
Xin trả lại đây, bỏ lại đây
Thép gai giăng với lũy hào sâu
Lỗ châu mai với những địa lôi
Đă bao phen máu anh tuôn, cho c̣n lại đến măi bây giờ
(Một Mai Giă Từ Vũ Khí)

 

Một mai qua cơn mê,
Xa cuộc đời bềnh bồng
Tôi lại về bên em
Ngày gió mưa không c̣n
Nên đường dài thật dài,
Ta mặc t́nh rong chơi

(Qua cơn mê)

 

Buổi sáng hỏi mây trời đi hoài có rơ
Con đường nào, con đường nào dẫn một ngày vui
Ngày vui đó bầy chim sáo rủ nhau về xây tổ
Mưa sẽ về, mưa sẽ về cho đá đơm bông

(Ngày đá đơm bông)

 

Bố mẹ tôi là người miền Bắc, nhưng tôi sinh trưởng ở SàiG̣n. Cái chất phác, mộc mạc, thật thà của người miền Nam ảnh hưởng tôi rất nhiều nên tuy rằng hấp thụ văn hoá phong  phú của miền Bắc từ bố tôi, khi viết văn thơ, nhất là thơ, ư tưởng và câu văn của tôi không bóng bẩy, trau chuốt, khách sáo. Trái lại, nó đơn giản, b́nh dị, vắn tắt.  Đây là lư do mà nhiều bài nhạc vợ tôi cho là “Sến”, tôi lại rất thích nghe. Trong lời nhạc của anh Nhật Ngân, tôi thích  anh ấy ở điểm này. Lời nhạc anh ấy rất giản dị nhưng khi nghe, một người hấp thụ ngay nó đến từ tâm ḷng chân thật của người viết, và dĩ nhiên, anh Nhật Ngân lại có khả năng hiếm có là biến lời thành nhạc rất bắt tai, dễ nhớ, dễ hát.

Rất nhiều nhạc sĩ nổi tiếng viết nhạc t́nh. Tài năng của anh Nhật Ngân đa dạng hơn. Ngoài nhạc t́nh, anh viết nhạc bày tỏ t́nh cảm ḿnh đến mẹ, đến đồng đội, đến quê hương, đến xă hội, đến nơi anh sinh trưởng. Nghe nhạc của anh, một người có thể h́nh dung tác giả là một người hiền từ, thật thà, có sao nói vậy, có ḷng đam mê quê hương và đồng hương của ḿnh.

Đó là anh Nhật Ngân mà tôi đă hân hạnh được quen biết.

 

Nguyn Tài Ngc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/trangNTN.htm

 

Tài liệu tham khảo:

http://lyric.tkaraoke.com/1052/Nhat_Ngan/

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/Composer-nhat-ngan-tnga-11022008145325.html

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/MusicForWeekend/Composer-nhat-ngan-part2-tnga-11092008132046.html