Yamada Eimi

Tiu thuyết gia hin đi Nht Bn

Phm Vũ Thnh

 

Yamada Eimi

 

Yamada Eimi (hay Yamada Amy) sinh năm 1959 tại Tokyo, tên thật là Yamada Futaba. Thuở nhỏ đă dời nhà đi nhiều nơi theo nhu cầu công việc của thân phụ. Thời trung học, cô tham gia nhóm viết văn, qua đó đọc các tác phẩm văn học nước ngoài. Cô vào khoa Văn ở Đại học Meiji năm 1977, tham gia nhóm nghiên cứu truyện tranh. Rồi bỏ học, làm việc sáng tác truyện tranh một thời gian. Không thoả măn với những phương tiện biểu hiện trong truyện tranh, từ năm 1980, cô bắt đầu viết tiểu thuyết. Năm 1985, tác phẩm Beddo taimu aizu (Bedtime Eyes, Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ) của cô, với những biểu hiện mới mẻ về quan hệ nam nữ, t́nh yêu và tính dục, đă đoạt giải Văn nghệ Kawade, sau đó được đề cử dự giải Akutagawa, giải Văn học cao quư nhất ở Nhật. Năm 1987, với tập truyện ngắn Soul Music, Lovers Only (Nhạc Soul, Dành Riêng Cho T́nh Nhân), cô đoạt giải Naoki, là giải Văn học nổi tiếng thứ hai sau giải Akutagawa, dành cho văn học Nhật Bản nói chung, không cứ phải thuộc loại văn học thuần túy. Ở tuổi 28, cô là một trong những tác gia trẻ tuổi nhất đă đoạt giải Naoki. Cô đă có 3 tác phẩm liên tiếp được đề cử tranh giải Akutagawa: ngoài Beddo taimu aizu (Bedtime Eyes, Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ, 1985), c̣n có Jeshii no sebone (Jessie’s Spine, Xương Sống Của Jessie, 1986), Chô-cho no tensoku (Binding the Butterfly’s Feet, Bó Chân Bướm, 1987). Và đă được 3 giải văn học trong các năm 1986, 87, 88. Gần đây, tác phẩm Trash (Rác Rưởi) của cô đoạt giải Văn học Nữ lưu năm 1991, Animal Logic (Luận Lư Của Động Vật) đoạt giải Izumi Kyoka năm 1996, A2Z (Từ A Đến Z) đoạt giải Văn học Yomiuri năm 2000. Và tháng 10 năm 2005, cô chính thức nhận giải thưởng Văn học Tanizaki cho tác phẩm Fûmi Zekka (Phong Vị Tuyệt Vời).

Tác phẩm đầu tay nổi tiếng của cô, Beddo taimu aizu (Bedtime Eyes, Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ) thuật chuyện một cô gái Nhật gặp một lính Mỹ là Spoon ở quán rượu và thích anh ta đến nỗi chỉ vài phút sau, đă làm t́nh với nhau trong pḥng để máy đốt sưởi phía sau quán rượu, trong lúc bạn trai của cô c̣n đợi trong quán. T́nh yêu/T́nh dục sôi nổi và quan hệ giông băo của hai người dần dần bộc lộ tâm lư sợ hăi và yếu đuối của Spoon, cùng với tâm thức nô lệ vào anh ta của cô gái. Những Con Mắt Trong Giờ Ngủ là một bức tranh táo bạo miêu tả những khía cạnh xấu xa của đời, với tính dục tăng độ nhờ ma túy, bạo lực từ rượu, ... đồng thời phơi bày sự yếu đuối phổ biến của con người, và cho rằng dù có sa vào quan hệ nam nữ lầm lỗi hay giông băo đến đâu đi nữa, người ta vẫn cố t́m đến "t́nh yêu" như giá trị cao nhất.

Nhiều tác phẩm khác của cô, như Yubi no tawamure (Finger Play, Tṛ Đùa Bỡn Của Những Ngón Tay, 1986), Harlem World (Thế Giới Harlem, 1987), Trash (Rác Rưởi, 1991), cũng đặt trọng điểm vào biểu hiện xác thịt của t́nh yêu nam nữ trong bối cảnh và tập tính xă hội hiện đại. Tuy nhiên, cô vẫn chủ trương rằng yêu đương phải cuồng nhiệt với cả thân xác lẫn tâm hồn, và nhân vật của cô không dừng lại ở những thoả măn xác thịt, mà luôn luôn truy cầu sự cộng hưởng trong tâm hồn:

_"Thân thể đàn ông th́ tôi chỉ đ̣i hỏi trong nửa năm là đủ, sau đó, tôi thèm muốn tâm hồn của họ", hay

_"Anh có biết cách yêu đàn bà không?"

_"Tôi biết cách yêu thân thể họ, nhưng tâm hồn họ th́ tôi không có tự tín".

Đặc biệt, cô có những truyện dài lẫn tuyển tập truyện ngắn (như Soul Music, Lovers Only - Nhạc Soul, Dành Riêng Cho T́nh Nhân, Boku Wa Bi-To - Tôi Là Nhịp Phách, ...) lấy đề tài t́nh dục của thanh niên, phụ nữ Mỹ da đen với nhau hoặc với phụ nữ Nhật Bản. Xă hội Nhật vừa có phản-cảm với người da đen: tượng trưng cho sự thô bạo, dơ bẩn, ... nhưng đồng thời có phần hiếu kỳ lẫn ngưỡng phục cá tính và năng lực xác thịt của người da đen. Nhà nghiên cứu John Russell viết: "Đàn ông da đen ở Nhật đă trở thành đối tượng của những phụ nữ Nhật Bản ham chuộng bản năng, từ những học sinh mười mấy tuổi, những thiếu nữ làm việc văn pḥng có tính phóng đăng, cho đến những vợ-người trung niên ưa ngoại t́nh"[3] . Những phụ nữ Nhật Bản nầy theo đuổi t́nh nhân da đen của họ như một cách vượt qua biên giới tính dục và chủng tộc để khám phá ra chính ḿnh, trong một xă hội mà họ liên tục bị áp bức và bất măn.

Có thời, ngay dưới cửa sổ pḥng trọ của Yamada Eimi là cổng chính của căn cứ quân sự Mỹ ở Yokota. Người ta hay lầm cô là người Phi Luật Tân. Nhưng không, cô có tâm hồn đàn bà Mỹ da đen (sister). Cô nhận ḿnh là người đàn bà Mỹ da đen duy nhất nói giỏi tiếng Nhật.

Nhiều tác phẩm khác của Yamada Eimi có đề tài chung là tuổi dậy th́ với những cảm nhận mẫn tuệ nhưng mong manh, lắm khi phản kháng lại những trói buộc của luân lư truyền thống hay giá-trị-quan thông-tục của xă hội Nhật Bản. Jeshii no sebone (Jessie’s Spine - Xương Sống Của Jessie), Chô-cho no tensoku (Binding the Butterfly’s Feet - Bó Chân Bướm) dựa trên thể-nghiệm học-đường của chính tác giả, và Fûsô no kyôshitsu(Classroom for the Abandoned Dead - Lớp Học Cho Những Kẻ Chết Không Mồ, 1988) đề cập đến tệ trạng ức hiếp trong trường học. Truyện dài Boku Wa Benkyô Ga Dekinai (I Cannot Study - Tớ Học Dốt, 1993), tập truyện ngắn Hôkagô No Kiino-to (After School Key Note - Nốt Chủ-Âm Sau Buổi Học, 1989), ... đề cập đến lứa tuổi trung học cấp ba quan tâm đến tính dục, khổ tâm v́ t́nh yêu, và tâm t́nh phản kháng đối với gia đ́nh cùng luân lư xă hội. Nhân vật chính trong Boku Wa Benkyô Ga Dekinai (I Cannot Study - Tớ Học Dốt) là một cậu trai 17 tuổi, thích đá banh, có nhiều bạn gái ưa thích cậu, cặp bồ lâu dài với người t́nh làm việc trong quán rượu, tự cho là ḿnh học dốt, nhưng trên đời nầy, c̣n có nhiều sự vật đẹp đẽ và quan trọng hơn là chuyện học ở trường. Cậu có được sự thông cảm đồng điệu của gia đ́nh gồm ông ngoại và người mẹ có suy nghĩ tự do phóng túng.

Nhân vật nầy được Yamada Eimi đặc biệt yêu thích, một phần v́ đă phản ảnh thể nghiệm của chính cô, năm lớp 11, đă hai lần bị điểm 0 v́ bài thi môn Vật lư, khiến thầy dạy môn nầy đến nhà nói với cha mẹ cô rằng cô đọc tiểu thuyết trong giờ học và hết giờ th́ vọt ngay khỏi lớp đi chơi với bạn trai, không chịu nghe lời thầy, mai sau chỉ có nước viết văn mà sống thôi![4]  Cô viết truyện dài nầy như một lời nhắn ông thầy Vật lư ngày nào rằng quả thật cô đă trở thành nhà văn, và cô học dốt thật đấy, nhưng dốt môn Vật lư ấy cũng chẳng ảnh hưởng ǵ đến đời sống của cô cả.

Yamada Eimi được xem như người chủ trương "t́nh yêu nam nữ là quan trọng nhất trên đời" và "cứ yêu hết ḿnh đi" đối với giới nữ trẻ tuổi. Cô cổ xướng một thứ mỹ học của sự bôn-phóng trong t́nh yêu, mỹ học của sự lăng phí về thời gian lẫn t́nh cảm, trong t́nh yêu và t́nh bạn, ở những người trẻ. Với nhiều tác phẩm hàm chứa những thách thức đối với thông-niệm và trật-tự luân-lư trong quan-hệ nam nữ, thầy tṛ, Yamada Eimi là một tiếng nói hiếm hoi của nữ quyền, trong xă hội Nhật Bản vốn trọng luân-thường truyền-thống, người đàn bà quen lấy sự tùng-thuận làm đạo-đức, thấy sự nhường nhịn nam-giới là vẻ đẹp nữ-tính, đàn bà luôn luôn bước sau đàn ông, và bộ áo kimono không cho phép họ bước dài hay mạnh bạo.

Tác phẩm của Yamada Eimi đă được dịch ra nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Ư, Tây Ban Nha, Trung, Hàn, ... Người đọc, nhất là các thanh thiếu nữ Nhật Bản, cộng cảm với lối suy nghĩ "yêu hết ḿnh" của Yamada Eimi.

Trong lời bạt của cuốn Soul Music, Lovers Only - Nhạc Soul, Dành Riêng Cho T́nh Nhân, cô viết: "Yêu một người đàn ông th́ viết được 30 trang truyện ngắn". Tính đến nay, cô đă xuất bản hàng trăm truyện ngắn.

Phạm Vũ Thịnh
Sydney 11-2005

Tham khảo:

[1] "Yamada Eimi, Japanese Authors T to Z", trang mạng 

http://www.f.waseda.jp/mjewel/jlit/authors_works/modernlit/bio_briefs/t_to_z_briefs.html

[2] "Yamada Eimi, Naoki-shô", trang mạng

http://homepage1.nifty.com/naokiaward/jugun/jugun97YE.htm

[3] "The Social Identity of African-Americans Living in Postmodern Japan", trang mạng

http://www.lesliewrites.net/world-japan-07.shtml.

"Black men in Japan have become the object of libidinous Japanese females, from roving teenage high-school students and OLs ('office ladies') to adulterous middle-aged housewives" (John Russell)

[4] "Lời Bạt" của Yamada Eimi trong Boku Wa Benkyô Ga Dekinai, bản bỏ túi do Shinchô tái bản lần thứ 23, tháng 5 năm 2003.