NHNG GiC Mơ HOA Kỳ

American Dreams

Peter Carey

Phm Vũ Thnh dịch

 

Cho đến ngày nay vẫn không ai nhớ chúng tôi đă làm ǵ phật ḷng ông ấy. Anh hàng thịt Dyer nhớ có một lần anh đă lầm lẫn mà phục vụ một người khách khác trước ông ta. Thường thường khi Dyer say, anh lại nhớ đến lần ấy và nguyền rủa chính ḿnh v́ đă ngu xuẩn như thế. Nhưng không ai tin thật Dyer là người đă làm ông ấy phật ḷng.

 

Tuy nhiên chắc chắn là trong chúng tôi có người đă làm ǵ đấy. Cách nào đấy, chúng tôi đă khinh thị ông ta, một người đàn ông nhỏ con, ôn hoà, mang kính không vành, mặc áo quần tề chỉnh, thường mỉm cười rất vui vẻ với mọi người. Có thể chúng tôi đă cho rằng ông ấy có hơi khờ khạo, đôi khi im lặng và nhàm chán quá, mà bỏ quên coi như không có ông ta ở đấy.

 

Khi c̣n là một cậu bé con, tôi thường hái trộm táo trên cây nhà ông trong hẻm Mason. Ông ấy thường bắt gặp tôi. Không, nói thế không đúng. Phải nói là tôi thường cảm thấy ông ấy bắt gặp tôi đang trộm táo. Tôi ngờ ngợ rằng ông ấy đang ḍm ngó ḿnh sau màn cửa ren trong nhà ông. Có rất nhiều đứa trong chúng tôi đă đến hái trộm táo nhà ông, đi một ḿnh hay từng đám, và có thể ông đang nghĩ cách bắt từng đứa hoàn trả mấy quả táo ấy theo cách riêng khác đời của ông ta.

 

Thế nhưng tôi đoan chắc rằng cũng không phải v́ chuyện táo nầy. Chuyện là, tất cả chúng tôi, cả 800 người, đă phải nhớ lại những lỗi nhỏ đă phạm đối với ông Gleason có thời đă sống cùng chúng tôi. Bố tôi, người chưa hề có ư tai quái nào đối với bất cứ sinh vật nào, vẫn tin rằng ông Gleason có ḷng muốn làm điều tốt cho chúng tôi, và ông ấy yêu làng này hơn bất cứ ai trong chúng tôi. Bố tôi bảo chúng tôi đă chủ ư đối xử tồi tệ đối với làng ḿnh, chúng tôi đă lợi dụng thung lũng nhỏ nầy không khác ǵ một chỗ dừng chân tạm bợ. Một chỗ ngừng trên đường đi đến một nơi nào khác. Ngay cả những kẻ đă sống ở đây nhiều năm cũng chẳng hề nghĩ đến làng một cách nghiêm chỉnh. Ừ th́ phong cảnh có đẹp thật. Đồi núi xanh và rừng có dày thật. Ḍng suối th́ đầy cá thật đấy. Nhưng vẫn như không phải là chỗ chúng tôi muốn ở lâu. Đă nhiều năm, chúng tôi xem phim ở rạp Roxy và mơ, nếu không phải đến xứ Hoa Kỳ, th́ ít nhất cũng phải đến thủ đô của chúng tôi. Bố tôi bảo, đối với làng ḿnh, chúng tôi chẳng có ǵ hơn là ḷng khinh bạc. Chúng tôi đối xử tàn tệ với làng ḿnh như với một con đĩ. Chúng tôi đă cưa đổ những cây khổng lồ cho bóng mát trên đường, để lấy gỗ làm cửa cho trường học và băng ghế cho sân đá bóng. Chúng tôi đă để lại những lỗ hổng to tướng khắp nơi trong làng, từ đấy lấy đi mất than đá, mà chẳng làm ǵ bù lại cả.

 

Ngay cả những khách buôn từ xa đến, hay mua cá và khoai chiên ở quán của anh George người Hy Lạp ấy, mà c̣n biết nghĩ đến làng nầy hơn cả chúng tôi, bởi cả bọn chúng tôi chỉ mơ đến những thành phố lớn, đến cảnh giàu sang, đến nhà cửa tân thời, đến xe hơi to, nói chung là những giấc mơ Hoa Kỳ, như bố tôi gọi chúng.

 

Bố tôi làm chủ một cây xăng, vừa là một nhà phát minh. Ông ngồi trong văn pḥng, suốt ngày vẽ kiểu những máy móc kỳ lạ ở mặt sau những hoá đơn. Tất cả những mảnh giấy dư trong nhà đều có những h́nh vẽ loại nầy, và mẹ tôi luôn luôn thận trọng không dám vất bỏ mảnh giấy nào, dù vụn vặt đến đâu. Bà cẩn thận xem xét cả hai mặt của bất cứ mảnh giấy nào và luôn luôn giữ lại tất cả những mảnh nào có chút vết bút ch́.

 

Tôi nghĩ v́ tính cách như thế nên Bố tôi cảm thấy hiểu được ông Gleason. Bố tôi không hề nói rơ như thế nhưng hàm ư rằng ông hiểu ông Gleason bởi v́ chính ông cũng để ư đến những chuyện tương tự. Bố tôi đang nghiên cứu về một máy cán sỏi khổng lồ, nhưng thỉnh thoảng ông vẫn bị phân trí và quan tâm đến chuyện khác. Chẳng hạn, có lần anh hàng thịt Dyer mang đến một chiếc xe đạp mới có trục biến tốc, thế là trong một thời gian, Bố tôi chẳng nói chuyện ǵ ngoài cái biến tốc ấy. Tôi thường thấy ông ở bên kia đường, ngồi bệt xuống đất bên cạnh chiếc xe đạp của Dyer như đang tṛ chuyện với nó.

 

Tất cả chúng tôi đều đi xe đạp v́ không có tiền mua thứ ǵ khá hơn. Bố tôi th́ có một chiếc xe tải Chev nhưng ít khi dùng và giờ th́ tôi ngờ rằng chiếc xe ấy có thể có trục trặc máy móc ǵ đấy không sửa được, hoặc quả thật đúng như lời Bố tôi nói : chỉ v́ ông không muốn xe ấy hao ṃn quá nhanh. Thông thường Bố tôi đi mọi nơi bằng xe đạp, và khi tôi c̣n bé, ông chở tôi trên thanh ngang, rồi cả hai xuống xe h́ hục đẩy xe lên những ngọn đồi dẫn đến hay đi từ con phố chính. Cảnh đẩy xe như thế vẫn thường thấy trong làng. Xe đạp vừa là phương tiện di chuyển vừa là gánh nặng của chúng tôi.

 

Ông Gleason cũng có xe đạp, mỗi giờ ăn trưa, ông lại đẩy hay đạp xe từ những công sở trong phố về căn nhà gỗ của ông ngoài hẻm Mason. Khoảng chạy chừng 3 dặm. Người ta kháo nhau rằng ông Gleason kén ăn, không muốn ăn bánh ḿ kẹp vợ ông làm, hay cả thức ăn nóng có sẵn ở quán cà phê của bà Lessing.

 

Những ngày ông Gleason đạp hay đẩy xe đi và về từ những công sở trong phố như thế, mọi chuyện trong làng tiến hành b́nh thường. Chỉ khi ông ta về hưu mới bắt đầu có chuyện trục trặc. Bởi v́ từ ngày ấy ông Gleason bắt đầu cho xây một bức tường cao bao quanh lô đất 2 mẫu trên đồi trọc Bald Hill. Ông ta đă trả hớ cho miếng đất nầy. Ông đă mua lại từ Johnny Weeks mà tôi nghĩ phải chịu trách nhiệm về mọi chuyện trục trặc sau nầy, trước tiên là v́ hắn đă lừa ông Gleason, và thứ nữa là v́ chính chuyện hắn đă bán miếng đất ấy cho ông ta. Ông Gleason thuê một đám lao công người Tàu và khởi sự xây tường. Lúc ấy, chúng tôi hiểu ra rằng chúng tôi đă làm ông ấy phật ḷng. Bố tôi đạp xe lên tận Bald Hill để gắng thuyết phục ông Gleason bỏ chuyện xây tường, bởi không ai cần đến những bức tường ngăn cách như thế trong làng nầy. Rằng chẳng ai muốn ḍm ngó ǵ ông ấy, hay chuyện ông muốn làm ǵ ở Bald Hill cả. Chẳng ai quan tâm đến ông Gleason đâu. Ông Gleason, chỉnh tề trong bộ áo quần thể thao mới, chỉ cúi mặt xuống mỉm cười. Đạp xe trở về, Bố tôi nghĩ có lẽ đă nói quá lời, v́ sự thật th́ chúng tôi cũng có quan tâm đến ông Gleason chứ sao không. Bố tôi quay xe trở lại mời ông Gleason đến dự hội khiêu vũ vào Thứ Sáu tới, nhưng ông Gleason nói ông không thích nhảy.

 

-"Cũng đâu có sao". Bố tôi nói. -"Bất cứ lúc nào được, mời ông đến chơi".

 

Ông Gleason quay lại, tiếp tục chỉ huy đám lao công người Tàu của ông, xây tường.

 

Đồi Bald Hill sừng sững trên cao nh́n xuống phố, từ cây xăng nhỏ bé của Bố tôi có thể ngồi ngắm bức tường cao dần lên. Một khung cảnh khá thú vị. Tôi ngắm cảnh ấy trong 2 năm, trong lúc chờ khách đến thưa thớt. Sau giờ học và suốt những ngày Thứ Bảy, tôi có trọn th́ giờ để ngắm công tŕnh xây tường tiến chậm đến sốt ruột ấy. Sốt ruột như một chiếc đồng hồ.

 

Đôi khi tôi c̣n thấy đám lao công người Tàu mang gạch nhún nhảy chạy trên các tấm gỗ dài. Ngọn đồi th́ trọc, mà ông Gleason v́ lư do ǵ đấy, lại xây tường bao quanh khoảng đất không cây cối ǵ cả. Lúc đầu, người ta lấy làm kỳ quái sao lại có người muốn xây một bức tường lớn như thế trên đồi Bald Hill. Đồi nầy chỉ có ưu điểm duy nhất là nh́n thấy khắp cả khu phố, mà ông Gleason lại đang xây tường để ngăn cái nh́n ấy! Lớp đất thịt trên mặt th́ mỏng, nhiều chỗ trơ ra đất sét. Chẳng thứ cây nào lớn được ở đấy. Mọi người đồ rằng ông Gleason hẳn chỉ đơn giản là đă phát điên rồi, và lúc đầu c̣n ṭ ṃ t́m hiểu, về sau họ đành chấp nhận chuyện ông ấy điên, cũng như chấp nhận bức tường của ông, cũng như đă chấp nhận ngọn đồi trọc Bald Hill.

 

Thỉnh thoảng lại có người lạ nào đấy đến mua xăng ở cây xăng của Bố tôi, hỏi chuyện bức tường, để Bố tôi nhún vai, và tôi lại thấy một lần nữa, cái kỳ quái của bức tường ấy.

 

-"Xây nhà hả?". Người lạ hỏi. -"Trên đồi trọc ấy sao?"

 

Bố tôi trả lời : -"Không, chỉ là bức tường do một tay tên là Gleason xây đấy mà".

 

Người lạ lại muốn biết : để làm ǵ, và Bố tôi lại nhún vai, ngước nh́n về phía Bald Hill mà nói :

 

-"Chính tôi cũng muốn biết đây".

 

Ông Gleason vẫn c̣n ở nhà cũ trong hẻm Mason, một căn nhà gỗ thông-thường, có vườn hồng phía trước, mảnh vườn rau bên hông, và vườn cây ăn trái phía sau nhà. Đôi khi trẻ chúng tôi đạp xe lên Bald Hill ban đêm. Cuốc xe khổ nhọc, mỏi đừ bắp thịt, khổ nhất là khoảng dốc lên thật gấp chưa làm đường mà chúng tôi phải đẩy xe lên, phổi khô khốc trong không khí ban đêm. Lên đến nơi, chẳng thấy ǵ ngoài bức tường. Một lần chúng tôi đập vỡ vài viên gạch trên tường, và lần khác ném sỏi vào các lều mà đám lao công người Tàu đang ngủ. Chúng tôi làm thế để biểu lộ sự bực bội v́ bức tường khó hiểu nầy.

 

Bức tường ấy hẳn đă hoàn thành một ngày trước Sinh nhật thứ 12 của tôi. Tôi nhớ ḿnh đang tham gia tiệc Sinh nhật ngoài trời trên vùng Suối 11 Dặm - Eleven Mile Creek. Chúng tôi nhóm lửa và nướng thịt ở quăng uốn khúc của ḍng suối, từ đó có thể nh́n thấy bức tường trên đồi Bald Hill. Tôi nhớ đang đứng cầm một đĩa thịt nóng sốt trên tay th́ có người la lên : "Trông ḱa, họ rời đi đấy!".

 

Chúng tôi đứng trên bờ suối, nh́n đám lao công người Tàu dẫn xe đạp từ từ đi xuống đồi. Có ai đấy bảo rằng họ sắp sửa xây một ống khói lớn trên khu mỏ A.1, và quả thật bây giờ đă có một ống khói lớn ở nơi ấy, nên tôi đoán là do đám lao công người Tàu xây lên.

 

Khi chuyện bức tường đă xây xong truyền đi th́ hầu như cả làng đều lên đấy xem. Họ đi ṿng quanh 4 bức tường trông cũng nhàm chán không khác ǵ mọi bức tường khác. Họ dừng chân trước những cổng gỗ lớn, cố ḍm qua, nhưng chỉ thấy bên trong có một bức tường chắn nhỏ nữa, rơ ràng là được dựng lên để ngăn chặn chuyện ḍm ngó. Các bức tường đều cao 3 thước, trên gắn miểng chai và dây kẽm gai. Khi hiểu ra là không thể khám phá ra những ǵ bên trong những bức tường ấy, mọi người chán nản bỏ về.

 

Ông Gleason đă lâu không c̣n vào phố nữa. Thay vào đấy, bà vợ đẩy chiếc xe thùng chở hàng từ hẻm Mason đến đường chính Main Street, chất lên đấy những thức ăn và thịt - nhà ấy không mua rau, họ tự trồng lấy - rồi kéo về hẻm Mason. Thỉnh thoảng, bà ấy dừng lại bên chiếc xe thùng giữa đường dốc lên đồi Gell. Chỉ đứng vậy thôi, chờ cho hơi thở b́nh thường trở lại. Chẳng ai hỏi bà ta về bức tường. Họ biết bà không chịu trách nhiệm ǵ về những bức tường ấy, và họ thương cho bà phải gánh vác sức nặng của chiếc xe thùng cũng như sự điên rồ của ông chồng. Ngay cả khi bà ấy viếng hiệu vật dụng xây cất Dixon, mua vôi, sơn và keo ngăn nước, cũng chẳng ai hỏi bà mua để làm ǵ. Bà có lối lảng mắt đi khi muốn tránh câu hỏi. Lăo Dixon xách vôi và sơn ra xe thùng cho bà ta, và nh́n bà đẩy chúng đi khuất. Lăo nói : "Tội nghiệp bà ấy".

 

Từ cây xăng tôi ngồi trong nắng, hay trong pḥng làm việc khi tôi rầu nh́n những giọt mưa ngoài kia, thỉnh thoảng tôi thấy ông Gleason đi ra đi vào khu đất của ông, chiếc bóng nhỏ nhoi tuốt trên ngọn đồi Bald Hill. Và tôi nghĩ : "À, ông Gleason đấy", nhưng không nghĩ ǵ hơn.

 

Đôi khi có vài người lạ lái xe lên đồi ấy xem có ǵ, thường là v́ bị dân địa phương xúi giục rằng có chùa Tàu hay thứ ǵ lạ trên ấy. Có lần một nhóm người Ư bày tṛ du ngoạn ngoài trời bên ngoài những bức tường ấy, và chụp h́nh cho nhau trước cái cổng đóng kín. Chỉ có Trời biết họ nghĩ có ǵ bên trong.

 

5 năm trong khoảng tôi 12 đến 17 tuổi, chẳng có ǵ làm tôi chú ư đến những bức tường của ông Gleason. Những năm ấy biến mất trong trí tôi và tôi chỉ nhớ rất ít về khoảng thời gian ấy. Tôi đâm ra thích cô Suzy Markin và theo sau cô từ hồ bơi trên xe đạp. Tôi ngồi ngay sau cô khi xem phim, và đi lang thang trước nhà cô. Rồi cô dời nhà đi tỉnh khác và tôi ngồi trong nắng chờ gia đ́nh cô trở lại.

 

Chúng tôi trở nên nhiệt thành trong chuyện tân trang nhà cửa. Khi sơn màu đă có thể mua được th́ cả làng phát cuồng lên, qua một đêm đă thấy bao nhiêu là nhà sơn những màu rỡ ràng. Rồi v́ sơn không có phẩm chất cao, nhanh chóng phai hay tróc đi, cả làng trông như một vườn hoa héo úa. Nghĩ về những năm tháng ấy, sự vật thật mà tôi nhớ lại được là tiếng kêu xịt nhỏ nhẻ của những bánh xe đạp trên con đường chính. Bây giờ nhớ lại th́ tiếng ấy có vẻ êm đềm, nhưng ngày trước, nó đă khêu dậy trong ḷng tôi cảm giác u buồn, như những buổi chiều khi mặt trời ch́m xuống sau ngọn đồi Bald Hill, cả khu phố buồn như một pḥng khiêu vũ trống vắng trong một chiều chủ nhật.

 

Rồi năm tôi 17, ông Gleason chết. Chúng tôi biết được điều ấy khi thấy chiếc xe thùng của bà Gleason để trước nhà quàn Phonsey Joy. Chiếc xe thùng đứng một ḿnh thật buồn trên đường lộng gió. Chúng tôi nh́n chiếc xe và cảm thấy ái ngại cho bà Gleason, đời sống của bà chẳng có ǵ thú vị cả.

 

Nhà quàn Phonsey Joy đưa xác ông Gleason ra nghĩa địa cạnh nhà ga Parwan. Bà Gleason đi taxi theo sau. Người ta nh́n xe tang chạy qua và nghĩ : "Ông Gleason đấy" nhưng không nghĩ ǵ hơn.

 

Thế rồi, chưa đến một tháng sau ngày ông Gleason được chôn cất ở nghĩa địa cô quạnh cạnh nhà ga Parwan, đám lao công người Tàu đă trở lại. Thấy họ đẩy xe đạp lên đồi, tôi đang đứng với Bố tôi và Phonsey Joy, tự hỏi không biết là chuyện ǵ. Rồi tôi thấy bà Gleason bước lên đồi. Tôi suưt không nhận ra bà ấy v́ không thấy chiếc xe thùng thường ngày. Bà cầm một cây dù màu đen, bước chậm răi lên đồi, và chỉ khi bà dừng lại để thở, tựa người tới trước, tôi mới nhận ra bà ấy.

 

-"Xem bà Gleason ḱa". Tôi nói. -"Bên đám người Tàu ấy".

 

Nhưng phải đợi đến sáng hôm sau mới rơ được chuyện ǵ xẩy ra. Người ta đứng đầy con phố chính như những lúc có đám tang lớn, nhưng thay v́ nh́n về góc đường Grant có nhà quàn, họ nh́n cả lên đồi Bald Hill. Cả ngày hôm ấy và ngày hôm sau, người ta tụ lại xem cảnh phá đổ các bức tường. Họ thấy đám lao công người Tàu chạy tới chạy lui, nhưng chỉ đến khi một mảng lớn của bức tường bị đập hẳn xuống, chúng tôi mới hiểu ra rằng quả thật có ǵ ở bên trong các bức tường ấy. Vẫn không thể nh́n rơ là cái ǵ, nhưng chắc chắn có cái ǵ đấy. Người ta đứng đấy thắc mắc và chỉ trỏ bà Gleason cho người khác thấy khi bà ấy đi tới đi lui chỉ huy công việc.

 

Cuối cùng, riêng lẻ hay từng cặp, xe đạp hay lội bộ, cả làng leo lên đồi Bald Hill. Anh Dyer đóng cửa tiệm thịt, Bố tôi đem chiếc xe tải Chev già nua ra và cả 12 người leo lên chạy đến Bald Hill. Các người nầy dồn đống trong khung xe hay bám vào vách khung xe, và Bố tôi thận trọng lái xe luồn lách trong đám xe đạp, rồi đậu xe lại ngay chỗ khoảng dốc lên cao chưa làm đường. Chúng tôi lê bước trên dốc nầy, hoàn toàn chẳng biết sẽ thấy được những ǵ ở trên đỉnh.

 

Trên đỉnh thật yên lặng. Đám lao công người Tàu cần cù làm việc. Họ đang âm thầm phá bức tường thứ 3 và thứ 4, cạo sạch các viên gạch, chất lên thành đống thẳng thớm. Bà Gleason cũng chẳng nói năng ǵ. Bà đứng ở góc c̣n lại của các bức tường, trừng mắt nh́n vào đám người dưới phố đang đứng há hốc miệng ngạc nhiên ở chỗ trước đây là một góc tường.

 

Ngay giữa chúng tôi và bà Gleason là một quang cảnh không thể tưởng tượng được, quang cảnh đẹp nhất mà tôi được thấy trong suốt đời tôi. Lúc đầu tôi không nhận ra. Tôi đứng há hốc mồm, như bị thôi miên bởi vẻ đẹp đến kinh ngạc của quang cảnh ấy. Và tôi nhận ra đấy chính là làng tôi. Những toà nhà chỉ cao chừng 60 phân, có vẻ hơi thô, nhưng thật chính xác. Tôi thấy anh Dyer thúc khủy tay vào Bố tôi, th́ thầm rằng ông Gleason đă vẽ đúng cả chữ "U" mờ nhạt trên bảng hiệu tiệm thịt "BUTCHER" của anh.

 

Tôi nghĩ rằng lúc ấy tất cả mọi người đều ngợp trong một niềm vui giản dị thật lớn. Chính tôi chưa bao giờ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc đến thế. Có thể là một t́nh cảm bồng bột có hơi trẻ con, nhưng tôi ngước nh́n lên Bố tôi thấy nụ cười dẫn hơi ấm đến khắp cả khuôn mặt của ông, khiến tôi hiểu rằng ông cũng đang cảm thấy hạnh phúc giống như tôi.

 

Sau nầy Bố tôi bảo tôi rằng ông nghĩ ông Gleason đă xây dựng mô-h́nh làng tôi chỉ cho giờ phút nầy đây, để tất cả chúng tôi thấy được vẻ đẹp của làng ḿnh, để chúng tôi hănh diện về chính ḿnh và ngừng mơ những giấc mơ Hoa Kỳ cám dỗ kia. Những ǵ xảy ra sau đó th́, Bố tôi bảo, không có trong dự tính của ông Gleason và ông đă không thể nào dự tưởng trước được.

 

Tôi cho rằng ư kiến nầy của Bố tôi có phần cảm-thương thái quá, và lại có thể đă xem nhẹ khả năng của ông Gleason. Riêng tôi th́ nghĩ rằng ông ấy đă đoán trước được mọi chuyện sẽ xẩy ra. Ngày nào đó thuyết của tôi có thể được chứng minh. Chắc chắn là phải có những giấy tờ cá nhân c̣n để lại, và những giấy tờ nầy sẽ chứng minh được là ông Gleason đă hiểu chính xác những ǵ sẽ xẩy ra.

 

Chúng tôi đă bị choáng ngợp bởi mô-h́nh đẹp đẽ của làng ḿnh đến nỗi không nhận ra được điều đáng kể nhất. Không phải ông Gleason chỉ xây dựng những nhà cửa, tiệm buôn của làng, mà ông c̣n tạo nên cả các mô-h́nh người thực trong các phố nữa. Dơi theo các nơi trong mô-h́nh, chúng tôi bất ngờ thích thú nhận ra chính ḿnh trong ấy. "Nh́n ḱa" Tôi bảo anh Dyer. -"Anh đấy chứ ai". Và quả thật là anh ấy, đứng trước tiệm thịt của anh, cũng mặc tạp-đề như thế. Cúi gập người xuống để quan sát cho kỹ mô-h́nh người nhỏ xíu ấy, tôi sửng sốt nh́n khuôn mặt của h́nh người. Mẫu mă có phần thô, sơn thiếu tỉ mỉ, và mặt xem có vẻ nhợt nhạt, nhưng nét mặt th́ hoàn toàn tuyệt vời : đôi môi nhíu lại như trêu chọc, và đôi lông mày nhướng lên ấy th́ đúng là anh Dyer, không c̣n là ai khác trên cơi đời nầy. Và đấy, bên cạnh anh Dyer là Bố tôi, ngồi bệt trên lối đi, nh́n say đắm bộ biến tốc trong chiếc xe đạp của anh Dyer, mặt ông có vết dầu nhớt, và hy vọng.

 

Và tôi đấy, ở cây xăng, đang tựa người vào trụ bơm xăng trong dáng đứng của một tay ch́ Hoa Kỳ, nói chuyện với Brian Sparrow đang cố chọc tôi cười với ngón hề cố hữu.

 

Phonsey Joy đấy, đứng bên xe táng của anh ta. Lăo Dixon ngồi trong tiệm vật liệu xây cất. Tất cả những người tôi biết đều có mặt trong cái ngôi làng nhỏ xíu ấy. Không ở trên đường, hay vườn sau th́ cũng ở trong nhà. Và không bao lâu, người ta hiểu ra rằng c̣n có thể giở cả các mái nhà lên để xem được cả bên trong.

 

Chúng tôi rón rén đi ṿng các đường, nh́n vào các cửa sổ của nhau, giở các mái nhà của nhau lên, tán thưởng vườn tược của nhau. Trong khi ấy, bà Gleason im ĺm nhón gót chuồn thẳng xuống đồi về hẻm Mason. Bà không nói ǵ với ai mà cũng chẳng ai nói ǵ với bà.

 

Xin thú thật rằng tôi là người đă giở mái nhà Cavanagh, do đấy tôi là người đầu tiên thấy quả-tang bà Cavanagh đang nằm trên giường với cậu trai trẻ Craigie Evans. Tôi đứng sững hồi lâu, không tin vào mắt ḿnh. Tôi nh́n trừng trừng vào cặp ấy một hồi lâu thật là lâu. Khi tôi cuối cùng hiểu ra cái ǵ tôi đang nh́n thấy đấy, tôi cảm thấy lẫn lộn kinh khủng t́nh cảm ghen tỵ lẫn tội lỗi lẫn ngạc nhiên đến nỗi không biết phải làm ǵ với cái mái nhà. Cuối cùng Phonsey Joy lấy cái mái nhà từ trên tay tôi mà lắp trở lại vào chỗ cũ, như đậy lại một cái nắp ḥm.

 

Đến lúc ấy th́ nhiều người khác cũng đă thấy những ǵ tôi thấy, và dư luận nhanh chóng lan ra. Thế rồi tất cả chúng tôi đứng lại thành nhóm và nh́n mô-h́nh khu phố với một t́nh cảm chỉ có thể là sự sợ hăi. Nếu ông Gleason biết chuyện bà Cavanagh với cậu Craigie Evans trong khi chẳng ai khác biết cả, th́ không hiểu ông ấy c̣n biết thêm những chuyện ǵ khác nữa không? Những người chưa nhận ra ḿnh ở đâu trong mô-h́nh ấy bắt đầu lộ vẻ ưu tư và lưỡng lự không biết có nên tiếp tục t́m chính ḿnh trong ấy hay không. Chúng tôi im lặng nh́n đăm đăm các mái nhà, cảm thấy tội lỗi và mất tin tưởng.

 

Rồi tất cả chúng tôi đi xuống đồi, âm thầm như rời một đám tang, chỉ nghe tiếng sỏi lạo xạo dưới gót chân, và các bà th́ lúng túng v́ những đôi giày cao gót.

 

Ngày hôm sau, một cuộc họp khẩn cấp đặc biệt của Hội đồng khu phố thông qua một chỉ thị đ̣i bà Gleason phải phá hủy mô-h́nh khu phố với lư do vi phạm các điều luật xây cất.

 

Nhưng không may là chỉ thị nầy chưa kịp thi hành th́ báo chí trên tỉnh đă hay biết. Ngay ngày hôm ấy, chính phủ đă can thiệp vào. Toàn bộ mô-h́nh nhà cửa và người phải được bảo tồn. Bộ trưởng Bộ Du lịch đến trong một chiếc xe hơi đen lớn và đọc diễn văn trước chúng tôi trong sân đá bóng. Chúng tôi ngồi trên những ghế bậc thang trên cao, ăn những lát khoai tây chiên trong khi ông ấy đứng tựa lưng vào hàng rào, nói chuyện. Chúng tôi nghe không rơ lắm, nhưng nghe thế cũng đủ rồi. Ông ta gọi mô-h́nh ấy là một công tŕnh nghệ thuật. Chúng tôi nh́n trừng trừng vào ông ta với vẻ khó chịu. Ông ta nói mô-h́nh ấy sẽ là một cảnh quan du lịch vô giá. Du khách từ khắp các nơi sẽ đổ về đây để xem mô-h́nh. Chúng tôi sẽ nổi tiếng. Doanh nghiệp sẽ phát triễn tột bực. Sẽ có thêm nhiều công ăn việc làm cho những người hướng dẫn du lịch, thông ngôn, tiếp khách, taxi, người bán nước ngọt, kem lạnh, …

 

Ông ta bảo người Mỹ sẽ đến. Họ sẽ viếng thăm làng chúng tôi bằng xe buưt, xe nhà, tàu điện. Họ sẽ chụp h́nh. Họ sẽ mang đến những ví tiền đầy ắp giấy bạc. Mà là giấy bạc Mỹ nữa chứ.

 

Chúng tôi nh́n ông Bộ trưởng với vẻ đầy nghi ngờ, không hiểu ông ấy có biết ǵ về chuyện bà Cavanagh. Ông ta chắc là có để ư đến lối nh́n ấy, nên nói rằng một vài thứ có vẻ gây dư luận xáo trộn, th́ đă được lấy đi rồi. Chúng tôi nhích người trên ghế ngồi, như khi xem phim đến đoạn gay cấn tột đỉnh. Rồi chúng tôi thư giăn lại và lắng nghe xem ông Bộ trưởng nói ǵ. Và tất cả bắt đầu mơ lại những giấc mơ Hoa Kỳ.

 

Chúng tôi mơ những chiếc xe hơi to lớn, chạy êm xuôi len lỏi qua các đường phố sáng trưng ánh đèn; chúng tôi vào những hộp đêm sang trọng, nhảy nhót cho đến sáng; chúng tôi làm t́nh với đàn bà đẹp như Kim Novak và đàn ông đẹp như Rock Hudson; chúng tôi uống những cốc rượu-pha thời thượng; chúng tôi nh́n lơ đăng những tủ lạnh đầy ắp thực phẩm; chúng tôi dọn lên những bữa ăn đêm thịnh soạn, vừa ăn vừa xem TV, những giàn TV to tướng chiếu phim Mỹ không tốn tiền, măi măi …

 

Ông Bộ trưởng, như nhân vật nào đấy trong những giấc mơ Hoa Kỳ của chúng tôi, bước vào chiếc xe đen to lớn, từ từ rời khỏi sân đá bóng khiêm nhượng của chúng tôi. Rồi đến lượt các nhà báo tràn ngập sân với máy h́nh và sổ sách của họ. Họ chụp h́nh chúng tôi, chụp h́nh mô-h́nh trên đồi Bald Hill. Ngày hôm sau, h́nh chúng tôi tràn ngập trên tất cả các tờ nhật báo. Họ đăng h́nh của các h́nh người trong mô-h́nh đối chiếu bên cạnh các người thật. Cả tên tuổi, nghề nghiệp, việc làm của chúng tôi cũng được đăng lên rơ ràng trên ấy. Họ phỏng vấn cả bà Gleason nhưng bà chẳng nói ǵ đáng kể, chỉ bảo rằng mô-h́nh ấy là thú vui của chồng bà lúc c̣n sống.

 

Chúng tôi tất cả đều cảm thấy khoan khoái. Thật thích thú khi h́nh ḿnh được đăng lên báo. Một lần nữa, chúng tôi thay đổi ư kiến về ông Gleason. Hội đồng khu phố lại triệu tập một phiên họp đặc biệt quyết định đặt tên cho con đường đất dốc lên đồi Bald Hill là "Đường Gleason". Rồi tất cả chúng tôi về nhà đợi những người Mỹ đến, như Ông Bộ trưởng đă hứa hẹn.

 

Vâng, họ đến thật. Để tôi nói cho rơ câu chuyện xẩy ra như thế nào.

 

Người Mỹ đến mỗi ngày bằng xe buưt và xe nhà, đôi khi có những người trẻ đến bằng tàu điện. Nay lại có thêm một đường bay nhỏ gần nghĩa địa Parwan, và họ cũng đến đấy trên những chiếc phi cơ loại nhỏ. Phonsey Joy đưa họ đến nghĩa địa để họ xem mộ ông Gleason, xong leo lên đồi Bald Hill, rồi xuống phố. Hắn làm ăn rất khá, đấy là điều tốt. Phonsey Joy trở thành một thân hào nhân sĩ và có chân trong Hội đồng khu phố.

 

Trên Bald Hill có thêm nửa tá kính viễn vọng để cho người Mỹ ḍm xuống khu phố mà vững tâm rằng ở đấy rơ ràng là giống với mô-h́nh trên đồi Bald Hill. Herb Gravney bán kem lạnh, nước ngọt và phim ảnh cho họ. Anh ta cũng là một người làm ăn khá. Anh ta mua trọn mô-h́nh từ bà Gleason rồi bán vé vào cửa 5 Mỹ kim. Rồi Herb cũng được vào Hội đồng khu phố. Anh ta làm ra tiền rất nhiều, nhất là từ việc bán phim cho du khách để họ chụp h́nh những nhà cửa và người trong mô-h́nh rồi cầm bản đồ đặc biệt xuống phố t́m nhà cửa và người thật cho giống với mô-h́nh để chụp h́nh mà so sánh.

 

Nhưng thật t́nh th́ phần lớn chúng tôi đều đă chán chuyện nầy quá rồi. Du khách cứ t́m đến Bố tôi, yêu cầu ông ngồi nh́n chăm chú vào bộ biến tốc trong chiếc xe đạp của Dyer. Tôi thấy ông băng qua đường với vẻ trầm tư, đầu cúi xuống. Ông không c̣n chào hỏi người Mỹ nữa. Ông không c̣n hỏi họ về TV màu, hay thành phố Washington DC. Ông quỳ gối trên lối đi, trước chiếc xe đạp của Dyer. Họ đứng quanh ông. Thường thường, họ nhớ lộn h́nh người trong mô-h́nh rồi bắt Bố tôi phải đứng ngồi theo ư họ. Lúc đầu ông c̣n tranh căi với họ, riết rồi đành thôi, cứ làm theo ư họ muốn. Họ đẩy ông phía nầy phía kia và băn khoăn sao nét mặt của ông chẳng c̣n giống ǵ với mô h́nh nữa.

 

Rồi tôi biết là họ sẽ t́m đến tôi, bởi tôi là người kế tiếp trên tấm bản đồ đặc biệt ấy. Tôi đặc biệt v́ những lư do ǵ đấy không rơ. Đă 4 năm nay, du khách đến t́m tôi và cây xăng của tôi. Tôi chẳng mong đợi ǵ họ v́ tôi biết ngay trước khi họ đến rằng họ sẽ thất vọng.

 

-"Nhưng đây đâu phải là cậu ấy?"

-"Đúng là cậu ấy đấy mà". Phonsey Joy nói, bắt tôi đưa cho họ xem chứng chỉ của tôi. Họ khám xét chứng chỉ với vẻ nghi ngờ, mân mê tờ giấy ấy như có thể là giấy giả mạo. "Không phải". Người Mỹ thật là tự tín.

 

-"Không phải". Họ lắc đầu. "Không phải là cậu bé ấy. Cậu ấy phải trẻ hơn kia".

-"Th́ cậu ấy đă lớn lên rồi. Cậu ấy lúc trước th́ trẻ thế đấy chứ".

 

Phonsey Joy có vẻ lo lắng khi giải thích cho họ hiểu. Anh ta có đủ lư do để phải lo lắng.

 

Những người Mỹ ấy nh́n sát vào mặt tôi. -"Cậu nầy khác thật mà".

 

Nhưng cuối cùng, họ cũng lấy máy ảnh ra. Tôi đứng chán nản, gượng làm ra vẻ vui thích như ngày trước. Ông Gleason đă nh́n thấy tôi trong vẻ vui thích thế đấy, nhưng tôi th́ chẳng c̣n nhớ là như thế nào nữa. Lúc ấy tôi đă nh́n Brian Sparrow. Nhưng Brian giờ đây cũng đă mỏi mệt rồi. Hắn thấy khó mà diễn lại những động tác hề diễu ngày trước, và người Mỹ thấy mấy động tác của hắn chẳng có ǵ vui. Họ thích mô h́nh kia hơn. Tôi buồn rầu nh́n bạn ḿnh, tiếc cho hắn phải diễn tṛ trước một đám khán giả thiếu cảm t́nh như thế.

 

Người Mỹ trả 1 Mỹ kim để chụp h́nh chúng tôi. Đă trả tiền rồi nên họ lo bị lường gạt. Họ không ngừng băn khoăn v́ thất vọng, c̣n tôi th́ không ngừng băn khoăn v́ ư thức phạm tội, rằng tôi làm họ thất vọng v́ đă lớn lên và buồn thêm.

 

Phạm Vũ Thịnh dịch
Sydney 03/04

Ghi chú của người dịch:

 

Tuyển tập truyện ngắn "Ông Mập Trong Lịch Sử - The Fat Man In History" xuất bản năm 1974 là giàn phóng đă đưa Peter Carey lên quỹ đạo của những tiểu thuyết gia tiếng Anh được biết đến nhiều nhất hiện nay trên thế giới, mở đầu một sự nghiệp văn học lớn, trong đó có 2 lần đoạt giải thưởng Booker.

Truyện ngắn sau đây, là truyện thứ 11 trong tuyển tập, được dịch từ nguyên tác tiếng Anh trong bản "The Fat Man In History" do University of Queensland Press tái bản lần thứ 10 năm 1998.