tONI - TAKITANI

(Toni - takitani)

Murakami Haruki

Phm Vũ Thnh dịch

 

 

 

 

Toni- Takitani tên thật quả đúng là Toni- Takitani[1].

Tên trong sổ hộ-tịch, tất nhiên ghi là Takitani Toni-, cùng với khuôn mặt có những nét khắc thật sâu và mớ tóc cuộn ngắn, đă làm cho anh, thời con nít thường bị lầm là con lai. Nhằm vào thời kỳ Thế chiến chấm dứt không bao lâu, thế gian này không thiếu những đứa trẻ mang nửa ḍng máu lính Mỹ. Nhưng thực ra, cả bố lẫn mẹ anh đều là người Nhật thuần túy. Bố anh có tên là Takitani Shozaburo, từ trước Thế chiến đă là một tay thổi kèn trombone nhạc Jazz khá nổi tiếng. Khoảng 4 năm trước khi xảy ra chiến tranh Thái B́nh Dương, ông ta đă gây ra náo động v́ gái đến phải bỏ Tokyo mà đi; lại nghĩ đă đi th́ đi thật xa, do đấy mới sang tận Trung Quốc. Thời bấy giờ, từ Nagasaki đi tàu một ngày là đến Thượng Hải.Tokyo hay ở Nhật chẳng có ǵ mất đi th́ làm ông khốn khổ cả, nên chẳng có ǵ để ông phải nuối tiếc. Vả lại, đô thị Thượng Hải thời bấy giờ có nét quyến kỹ xảo có phần thích hợp với cá tính của ông hơn. Từ lúc đứng trên boong tàu ngược ḍng sông Dương Tử, nh́n thấy những phố phường Thượng Hải tráng lệ dưới ánh nắng ban mai, ḷng Takitani Shozaburo đă bị đô thị này thu hút mất rồi. Ông thấy trong quang cảnh ấy có thứ hứa hẹn ǵ đấy huy hoàng vô cùng. Lúc ấy, ông ta mới 21 tuổi.

Và thế là, trong khoảng thời gian từ chiến tranh Trung-Nhật cho đến cuộc tấn công Trân Châu Cảng, rồi thả bom nguyên tử, suốt thời đại đầy biến động loạn ly v́ chiến tranh ấy, ông đă nhàn nhă sống ở Thượng Hải bằng nghề thổi kèn trombone trong các hộp đêm. Chiến tranh chỉ diễn ra ở những nơi nào đấy chẳng dính dáng ǵ đến ông. Takitani Shozaburo vốn là người hầu như hoàn toàn không quan tâm ǵ đến lịch sử. Ông không kỳ vọng ǵ hơn mỗi ngày được ba bữa ăn tàm tạm và quanh ḿnh có được vài ba cô gái.

Ông được mọi người yêu mến. Trẻ, ra dáng đàn ông, lại thêm tài năng âm nhạc, ông đến đâu cũng nổi bật lên như cánh quạ trong ngày tuyết phủ. Ông đă ngủ với không biết bao nhiêu phụ nữ. Từ người Nhật đến người Trung Quốc, người Nga trắng, gái giang hồ hay vợ người, cả người xinh đẹp lẫn người không xinh đẹp ǵ mấy, ông ta hầu như bạ ai cũng làm t́nh được cả. Với tiếng kèn trombone muôn thuở ngọt ngào, với dương vật to lớn và năng động, Takitani Shozaburo đă đạt đến mức được xem là danh-vật của Thượng Hải thời bấy giờ.

Nhờ đó, tuy tự ḿnh không ư thức đến, ông có thêm được tài năng kết giao với những người bạn "hữu ích". Ông kết bạn thân t́nh với những sĩ quan lục quân cao cấp, với bọn nhà giàu Trung Quốc, cả với đám người sang trọng nhờ đục hút những nguồn lợi kếch sù từ chiến tranh bằng những thủ đoạn mờ ám. Phần đông bọn này thường giấu súng lục dưới áo ngoài, khi nào ra đường là trước nhất phải đảo mắt nh́n lên nh́n xuống kiểm điểm kỹ càng. Vậy mà lạ thay, Takitani Shozaburo lại chơi rất hợp với bọn họ. Đối lại, bọn họ cũng đặc biệt quư mến ông. Có chuyện ǵ xảy ra là họ kiếm đủ cách bao che giúp đỡ ông. Thời ấy, đời sống thật là dễ dàng đối với Takitani Shozaburo.

Thế nhưng, tài năng ngon lành ấy có lúc lại sinh chuyện lôi thôi. Khi chiến tranh chấm dứt, chuyện ông giao du với đủ thứ người khả nghi ấy đă bị quân đội Trung Quốc để ư, làm ông bị tống vào tù một thời gian dài. Phần đông bọn tù như ông, đă chẳng được xét xử ǵ ra hồn, cứ thế bị xử tử, người này tiếp theo người khác. Một hôm nào đó, chẳng có dấu hiệu ǵ báo trước, tù bị lôi ra sân giữa trại giam, lănh vài phát súng tự động vào đầu. Lần xử h́nh nào cũng vào khoảng 2 giờ trưa. "Đùng". Tiếng súng tự động uất ức như bị nén chặt ấy vang vọng suốt khoảng sân giữa trại giam.

Đó là nguy cơ trọng đại nhất trong đời Takitani Shozaburo. Giữa cái chết và sự sống quả thật chỉ cách nhau khoảng một sợi tóc. Thật ra, cái chết tự nó không đáng sợ bao nhiêu. Một viên đạn xuyên qua đầu, thế là xong. Đau đớn chỉ trong một thoáng là hết. Ta đă sống một đời muốn ǵ làm nấy, đă ngủ với bao nhiêu là đàn bà rồi. Thức nào ngon th́ cũng đă ăn rồi. Đă có lắm lần sung sướng. Đời ta chẳng c̣n ǵ đặc biệt phải nuối tiếc. Giờ đây, có bị giết th́nh ĺnh cũng chẳng có lư do ǵ để than trách. Cuộc chiến này đă giết đi cả vài triệu người Nhật Bản rồi. Vô số người đă phải chết những cách tàn nhẫn hơn nữa kia. Đă chấp nhận số phận như thế nên trong pḥng giam riêng, ông nhàn tản huưt sáo miệng cho qua th́ giờ. Ngày này qua ngày khác, ông ngắm mây trôi bên ngoài khung cửa sổ nhỏ song sắt, và tưởng tượng lại từng dáng thân thể, từng nét mặt của những người đàn bà đă giao t́nh với ông. Thế nhưng kết cuộc, Takitani Shozaburo đă rời được trại giam ấy, và là một trong  chỉ hai người Nhật sống sót được từ nơi ấy mà trở về nước.

Takitani Shozaburo gầy c̣m như que củi, vác xác trần trở về Nhật vào mùa xuân năm Chiêu Hoà thứ 21, 1946. Về đến Tokyo mới biết nhà cũ đă cháy rụi, cha mẹ chết trong trận dội bom Tokyo khủng khiếp tháng 3 năm trước. Người anh duy nhất vẫn c̣n mất tích trên mặt trận Burma. Takitani Shozaburo trở thành người mồ côi hoàn toàn. Tuy nhiên, ông không mấy buồn rầu, nuối tiếc, mà cũng không bị sốc. Cũng không thấy hụt hẫng ǵ. Thế nào đi nữa, người ta đến lúc nào đấy cũng phải trơ trọi một ḿnh. Lúc bấy giờ ông đă 32 tuổi rồi. Cái tuổi cho dù có trơ trọi một ḿnh cũng không thể than thở với ai. Ông cảm thấy đă già đi vài tuổi cùng một lúc. Nhưng cũng chỉ cảm thấy thế thôi, không có cảm nhận ǵ khác hơn.

Dù ǵ đi nữa, cũng đă sống sót được rồi, mà đă sống sót được một lần th́ hăy tận dụng tâm trí vào việc tiếp tục sống sót từ đây về sau.

Không có nghề ǵ khác nên ông t́m những người quen biết cũ, kết thành một ban nhạc Jazz nhỏ đi lưu diễn quanh các căn cứ quân đội Mỹ. Và phát huy tài năng ứng xử khéo léo, ông kết bạn gần như thâm giao với một thiếu tá Mỹ thích nhạc Jazz. Thiếu tá này là người Mỹ gốc Ư quê ở tiểu bang New Jersey, cũng là một tay thổi hắc-tiêu lăo luyện. Lại làm trong ban quân nhu, nên cần đĩa nhạc nào là có thể gọi gởi sang ngay, bao nhiêu đĩa cũng có. Hễ có giờ rảnh là hai người hoà tấu với nhau. Ông thường đến chơi nơi đồn trú của thiếu tá này, cùng uống bia, nghe đĩa loại Jazz vui nhộn của Bobby Hackett, Jack Teagarden hay Benny Goodman, và cần mẫn luyện tập các lối chơi nhạc của họ. Thiếu tá Mỹ ấy c̣n giúp ông số lượng lớn thực phẩm, sữa rượu lúc bấy giờ rất khó kiếm. Takitani Shozaburo nghĩ thời đại này cũng ngon lành quá.

Ông kết hôn năm Chiêu Hoà thứ 22, 1947. Với con gái của một người họ hàng xa phía bên mẹ. T́nh cờ gặp nhau giữa đường, rủ đi uống trà để hỏi thăm tin tức họ hàng, và hàn huyên chuyện xưa. Thế rồi qua lại với nhau, cuối cùng đă sống chung với nhau lúc nào không hay, có thể v́ cô ấy mang thai, như người ta đồn.

Ít nhất th́ chuyện như thế Toni- Takitani đă nghe chính miệng bố ḿnh kể lại. Anh không biết bố anh yêu vợ đến mức nào. Bố cho biết rằng mẹ anh đẹp và hiền dịu, nhưng cơ thể không được khoẻ mạnh.

Kết hôn được một năm th́ sinh con trai. Sinh xong, 3 ngày sau, người mẹ mất. Đột ngột mất đi, rồi thiêu xác ngay. Cách chết thật tĩnh lặng. Không hờn oán ǵ ai, chẳng đau đớn ǵ mấy, tắt phụp một cái mà chết. Như có ai ṿng ra sau lưng, bấm nút tắt đi vậy.

Trước cái chết như thế của vợ ḿnh, Takitani Shozaburo không biết phải cảm nhận như thế nào cho phải. T́nh cảnh như thế th́ ông chưa gặp bao giờ. Ông cảm thấy có thứ ǵ như là một đĩa tṛn dẹp đă lọt thỏm vào giữa lồng ngực ḿnh. Nhưng hoàn toàn chẳng hiểu là thứ vật thể ǵ, và tại sao lại lọt vào đấy. Chỉ biết là vật thể ấy đă lọt vào đấy từ lúc nào rồi và ngăn cản không cho ông suy nghĩ ǵ sâu xa hơn. V́ thế, suốt một tuần sau đó, Takitani Shozaburo hầu như chẳng suy nghĩ ǵ ráo cả. Đến nỗi ngay cả đứa con mới sinh c̣n gửi miết trong bệnh viện ấy, ông cũng không nhớ đến nữa.

Thiếu tá Mỹ đă an ủi vỗ về ông như ruột thịt của ḿnh. Gần như mỗi ngày, hai người đến uống rượu ở quán bar trong căn cứ. Thiếu tá động viên ông: -"Nghe đây. Cậu phải cố mà vững lên mới được. Dù thế nào đi nữa, cũng phải nuôi nấng con ḿnh đàng hoàng". Tuy chẳng hiểu được thiếu tá nói ǵ, ông vẫn im lặng gật đầu. Dù ǵ th́ ông cũng ư thức được hảo ư của bạn ḿnh. Rồi thiếu tá như chợt nhớ ra, bảo ông rằng nếu được th́ muốn làm bố đỡ đầu cho đứa bé. Takitani Shozaburo sực nhớ là ngay cả tên con ḿnh, ông cũng chưa nghĩ đến.

Thiếu tá bảo lấy tên Tony của ông mà đặt cho đứa bé. Nghĩ sao đi nữa, cái tên Tony cũng không thích hợp cho một đứa trẻ Nhật Bản, nhưng lúc ấy, nghi vấn rằng tên ḿnh liệu có thích hợp hay không, hoàn toàn chẳng làm bận trí viên thiếu tá. Takitani Shozaburo trở về nhà lấy giấy viết tên "Takitani Toni-" dán lên tường, ngắm nghía nó trong vài ngày. Nghĩ thầm "Takitani Toni-" nghe cũng được đấy chứ. Từ đây về sau chắc cũng khá lâu sẽ tiếp tục là thời đại của Mỹ. Đặt sẵn cho con trai ḿnh một cái tên Mỹ có khi lại tiện lợi cho nó không chừng.

Báo hại thằng con bị đặt tên ấy, đến trường đă bị trêu chọc là đồ con lai, đến đâu mà xưng tên ra là người ta lại lộ vẻ mặt ngạc nhiên không tin, hoặc nhăn mặt khó chịu. Nhiều người cho đó là tṛ đùa tai quái, trong số đó, có người c̣n nổi giận lên nữa.

Đấy cũng là một lư do làm cho Toni- Takitani biến thành một thiếu niên thu ḿnh chặt trong vỏ. Không có bạn bè đúng nghĩa, nhưng anh cũng không v́ thế mà cảm thấy đau khổ. Trơ trọi một ḿnh là điều hoàn toàn tự nhiên đối với anh, hoặc có thể nói là một thứ định mệnh của đời anh. Từ tuổi anh bắt đầu biết để ư, bố anh đă thường dẫn ban nhạc đi lưu diễn các nơi xa. Lúc bé th́ có bà giúp việc nhà lui tới chăm nom cho, nhưng từ các lớp lớn ở tiểu học, anh đă phải tự ḿnh lo liệu mọi việc cho ḿnh. Một ḿnh nấu ăn, một ḿnh đóng cửa cài then, một ḿnh trải chăn ngủ. Anh chẳng thấy buồn ǵ chuyện ấy. Thay v́ nhờ người khác làm hộ chuyện này chuyện kia, tự ḿnh xoay sở vẫn khoẻ hơn nhiều. Bố anh, Takitani Shozaburo th́ sau khi vợ chết, chẳng hiểu sao không kết hôn lần nào nữa. Tất nhiên, không khác ǵ trước, ông vẫn tiếp tục cặp với rất nhiều bạn gái, nhưng chẳng có ai trong đám ấy được ông đem về nhà lần nào cả. Có vẻ ông cũng giống cậu con trai, đă quen xoay sở một ḿnh mất rồi. Quan hệ bố con không đến nỗi xa cách đến mức như người ta tưởng tượng ra từ lối sống cô quạnh như thế. Nhưng cả hai bố con đều đă quá quen với lối sống đơn độc như một tập quán rồi, nên chẳng ai tự nguyện cởi mở ḷng ḿnh. Bởi chẳng cảm thấy cần thiết phải làm như thế. Takitani Shozaburo không thích hợp với vai tṛ người cha, mà Toni- Takitani cũng không thích hợp với vai tṛ đứa con.

Toni- Takitani thích vẽ, ngày nào cũng ru rú trong pḥng riêng mà vẽ một ḿnh, h́nh này sang h́nh khác. Thích nhất là h́nh máy móc. Với những bút ch́ vót nhọn như mũi đinh, sở trường của anh là vẽ h́nh xe hơi, máy nghe đài, các loại động cơ; vẽ rơ ràng tỉ mỉ những bộ phận như thế. Ngay cả những h́nh hoa lá, anh cũng vẽ tỉ mỉ từng gân lá, nhụy hoa. Ai nói ǵ mặc kệ, anh chỉ biết cách vẽ tỉ mỉ như thế thôi. Các môn học khác th́ không giỏi ǵ mấy, nhưng môn vẽ / mỹ thuật th́ thành tích của anh luôn luôn vượt xa cả lớp. Kỳ thi đua vẽ nào, anh cũng đoạt giải ưu tú nhất.

V́ thế, sau khi xong trung học, anh vào đại học mỹ thuật (từ năm anh vào đại học, hai bố con chẳng ai bảo ai, đă nghiễm nhiên bắt đầu sinh hoạt hoàn toàn biệt lập với nhau) rồi trở thành người vẽ tranh minh hoạ, là điều tự nhiên thôi. Mà thực thế, anh đă chẳng cần phải suy tính một khả-năng-tính nào khác. Trong lúc lứa thanh niên cùng thời đang khổ sở moi óc t́m kiếm hướng đi, anh đă chẳng phải suy tư ǵ, chỉ âm thầm tiếp tục vẽ những h́nh máy móc tinh tế. Nhằm vào thời đại lớp thanh niên học sinh nhiệt liệt phản kháng quyền lực và thể chế đến mức bạo động, chung quanh anh hầu như chẳng có ai tán thưởng những bức vẽ cực kỳ thực tế của anh. Các giáo sư đại học mỹ thuật nh́n thấy tác phẩm của anh, cũng cười gượng khổ sở. Bạn cùng lớp th́ phê phán tính vô-tư-tưởng của những bức vẽ ấy. Thế nhưng Toni- Takitani hoàn toàn chẳng lư giải được những bức vẽ "có tính tư-tưởng" của các bạn cùng lớp thật sự có giá trị ở điểm nào. Trong mắt anh, những bức vẽ ấy chỉ có vẻ ấu trĩ, xấu xí và không chính xác.

Nhưng đến khi anh tốt nghiệp, sự t́nh lại thay đổi hoàn toàn. Nhờ ở tính thực dụng và kỹ thuật thực tiễn, Toni- Takitani ngay từ đầu đă không thiếu ǵ việc làm tốt. Bởi những máy móc tinh xảo, những kiến trúc phức tạp th́ ngoài anh ra chẳng c̣n ai có thể vẽ được rơ ràng chính xác đến thế. Mọi người đều tán đồng rằng "Trông c̣n hiện thực hơn cả vật thực nữa". Những bức vẽ của anh quả thật trông c̣n chính xác hơn ảnh chụp, và dễ thấu hiểu hơn bất cứ lời lẽ tận lực giải thích nào. Anh tức khắc trở thành nhà minh hoạ được mọi người tranh giành. Từ h́nh b́a tạp chí xe hơi, đến các h́nh vẽ quảng cáo, bất cứ công việc nào dính dáng đến máy móc đều được anh nhận làm. Anh thích thú làm việc và thu nhập cũng cao.

Trong lúc ấy, bố anh, Takitani Shozaburo b́nh thản tiếp tục thổi trombone mà sống. Thời đại có tuần tự thay đổi từ Modern Jazz qua Free Jazz đến Electric Jazz, Takitani Shozaburo vẫn không thay đổi, ông tiếp tục diễn tấu với phong cách Jazz cố hữu từ ngày trước. Tuy không hẳn là nhạc sĩ diễn tấu hạng nhất trong nước, nhưng tiếng tăm ông cũng được biết đến rộng răi, và luôn luôn có việc làm tốt cho ông. Cao lương mỹ vị cũng nếm được, mà đàn bà cũng không thiếu. Từ quan điểm có hài ḷng với cuộc sống không, th́ ông sống đời như thế quả là thượng hạng rồi.

Toni- Takitani th́ có th́ giờ là chuyên chú làm việc, và chẳng có sở thích ǵ tốn tiền, nên đến năm 35 tuổi, anh đă có một gia tài khá lớn. Nghe lời người ta khuyên, anh mua một toà nhà lớn ở Setagaya, và dần dần sở hữu vài căn hộ chung cư cho thuê. Chuyện thuế má, anh giao cả cho luật sư lo liệu.

Cho đến lúc này, Toni- Takitani đă giao thiệp với một vài phụ nữ. Thời trẻ cũng có lần, tuy không lâu dài, đă sống chung với bạn gái. Nhưng kết hôn th́ anh chưa bao giờ nghĩ đến. Bởi anh không đặc biệt cảm thấy cần thiết phải kết hôn. Nấu nướng, quét dọn, giặt giũ, anh đều tự ḿnh làm lấy cả, mà có bận công việc quá th́ cũng chỉ cần thuê các bà giúp việc nhà là xong. Chưa khi nào anh nghĩ đến chuyện muốn có con. Cũng chẳng có bạn thân đến mức có thể nhờ góp ư kiến hay cởi mở tâm sự với nhau. Ngay cả bạn uống rượu với nhau cũng không có. Tuy nhiên, anh chẳng phải là người quái kỳ ǵ. Tuy không khéo ứng xử cho được ḷng người như bố, anh vẫn có thể giao thiệp ở mức thông thường với người chung quanh. Anh không làm oai làm phách. Không nói xấu ai mà cũng không biện hộ ǵ cho ḿnh. Thay v́ nói về ḿnh, anh thích nghe nói về người khác hơn. V́ thế người chung quanh phần lớn thích anh. Nhưng anh chẳng làm sao mà kết thân với ai đến mức độ thâm giao. Bố con th́ chỉ thấy mặt nhau hai, ba năm một lần khi có chuyện ǵ cần. Mà gặp nhau, xong chuyện cần ấy rồi th́ chẳng c̣n chuyện ǵ để nói với nhau nữa. Đời sống của Toni- Takitani cứ như thế mà âm thầm b́nh thản trôi đi. Anh nghĩ có lẽ ḿnh chẳng khi nào kết hôn cả.

Thế mà th́nh ĺnh Toni- Takitani bị tiếng sét ái t́nh. Từ một cô gái làm thêm trong nhà xuất bản, lo việc đến lấy các bản thảo minh hoạ ở văn pḥng của anh. Nàng 22 tuổi. Khi đến văn pḥng của anh, nàng luôn luôn không ngừng mỉm nụ cười dịu dàng. Tuy không xinh đẹp đến nổi bật nhưng nàng có khuôn mặt thật dễ thương. Đặc biệt, nàng có một vẻ ǵ đấy làm cho ḷng anh rung động mănh liệt. Đến nỗi lần đầu tiên nh́n thấy nàng, ngực anh ứ nghẹn đến không thở được. Cái ǵ trong nàng đă đập mạnh vào tim anh đến như thế, anh không hiểu được. Mà cho dù có hiểu đi nữa, cũng chẳng phải là thứ ǵ có thể dùng lời nói mà diễn tả ra được.

Cách ăn mặc của nàng lại khiến anh phải chú ư. Anh vốn không quan tâm mấy đến phục trang, mà cũng chẳng phải là người để ư đến áo quần phụ nữ. Vậy mà cách ăn mặc duyên dáng khéo léo của người con gái ấy đă khiến anh phải nể phục. Nếu chỉ khéo ăn mặc thôi th́ trên đời này có vô số những cô gái như thế. Mà các cô ăn mặc để gợi chú ư từ người khác th́ lại càng đông hơn nữa. Thế nhưng nàng hoàn toàn khác với họ. Như cánh chim khoác lên ḿnh một luồng gió lạ dợm bay về một thế giới xa tắp, nàng phục sức vô cùng tự nhiên mà quyến . Y phục ấy như được ôm ấp thân thể nàng mà có được một sinh mệnh mới.

Nàng đă chào tạm biệt "Cảm ơn anh rất nhiều" và ôm chồng bản thảo minh hoạ đi rồi mà một hồi lâu sau anh vẫn c̣n không đáp lại một lời ǵ được. Anh bần thần ngồi trước bàn chẳng làm ǵ cả như thế măi cho đến lúc căn pḥng phủ mịt mùng bóng đêm.

Ngày hôm sau, anh gọi điện thoại đến nhà xuất bản, kiếm cớ khiến họ bảo nàng thế nào cũng phải đến văn pḥng của anh lần nữa. Sau khi xong việc ấy rồi, anh mời nàng đi ăn trưa. Hai người vừa ăn vừa nói chuyện đời. Mặc dù tuổi tác chênh lệch đến 15 năm, họ rất hợp chuyện với nhau. Nói chuyện ǵ cũng ăn khớp với nhau được. Chuyện suôn sẻ như thế, đối với cả anh lẫn nàng, là lần đầu tiên. Lúc đầu, nàng cũng căng thẳng, nhưng dần dần đă thư giăn được, và cười nói nhiều hơn. Lúc chia tay, Toni- Takitani khen nàng: "Cách trang phục của em lúc nào nh́n cũng tuyệt đẹp". Nàng e thẹn mỉm cười: "Em thích mặc áo đẹp. Nên phần lớn tiền lương tiêu cả vào áo quần thôi".

Từ đấy, hai người đă ḥ hẹn với nhau vài lần. Cũng chẳng cần đến chỗ nào đặc biệt, họ chỉ ngồi bên nhau ở nơi thanh vắng mà chuyện tṛ không dứt với nhau. Chuyện thân thế, công việc, suy tư, cảm nhận về mọi việc trên đời. Hai người có thể chuyện tṛ với nhau như thế giờ này sang giờ khác liên miên không chán. Cả hai như muốn chuyện tṛ cho bù lại khoảng trống thiếu vắng từ trước đến nay. Thế rồi trong lần ḥ hẹn thứ năm, anh đă ngỏ lời cầu hôn. Nhưng nàng lại đang có người yêu, người ấy là bạn từ thời trung học cấp ba. Theo tháng năm, quan hệ giữa hai người đến lúc có ǵ đấy không ổn, bây giờ cứ gặp nhau th́ lại sinh căi vă từ những chuyện không đâu. Gặp Toni- Takitani th́ nàng vui thích hơn. Dù vậy cũng không thể cắt đứt ngay mối quan hệ với người ta được. Nàng có sự t́nh như thế. Lại nữa, giữa nàng và Toni- Takitani c̣n có khoảng cách tuổi tác đến 15 năm. Nàng c̣n trẻ quá, chưa đủ kinh nghiệm nhân sinh. Không đo lường được cái khoảng cách 15 năm ấy sẽ có ư nghĩa như thế nào từ đây về sau. Nàng xin anh cho nàng thời gian để suy nghĩ thêm.

Trong khoảng nàng c̣n đang suy nghĩ ấy, Toni- Takitani hằng ngày uống rượu một ḿnh. Chẳng làm sao rớ đến công việc được. Cô độc đột nhiên ép nặng lên anh buồn phiền khổ năo. Anh cảm thấy cô độc cũng là ngục tù. Điều mà từ trước đến nay anh không để ư. Anh mải nh́n bức tường dày và lạnh bao quanh ḿnh với đôi mắt tuyệt vọng. Nếu nàng bảo không muốn kết hôn với anh, chắc là anh cứ sầu khổ như thế đến chết mất.

Anh t́m gặp nàng, thổ lộ ngọn ngành tâm t́nh ấy. Từ trước đến nay, đời anh đă cô đơn đến thế nào, đă mất đi biết bao nhiêu ư nghĩa rồi. Nàng đă xuất hiện để khiến anh nhận thức được những cô đơn mất mát ấy.

Là một cô gái mẫn tuệ, nàng dần dần cảm thấy yêu thương con người Toni- Takitani. Từ đầu đă thích anh rồi, càng gặp lại càng yêu thương thêm. Nàng không hiểu t́nh cảm ấy có đúng là t́nh yêu hay không, nhưng cảm thấy trong anh có ǵ đấy tuyệt vời. Nàng nghĩ chung sống với người này sẽ mang lại hạnh phúc cho ḿnh. Thế là hai người thành hôn.

Thời kỳ cô độc trong đời Toni- Takitani đă chấm dứt ở đấy. Mỗi buổi sáng anh thức dậy, việc đầu tiên là dơi mắt t́m nàng. Nh́n thấy h́nh dáng nàng ngủ say bên ḿnh th́ anh yên ḷng. Khi nào không thấy nàng, anh cảm thấy bất an, phải đi khắp nhà t́m nàng. Không c̣n cô độc nữa, là một trạng huống c̣n lạ lùng quá đối với anh. Bởi một khi không c̣n cô độc nữa, anh lại bị ám ảnh thường trực bởi nỗi lo sợ trở nên cô độc một lần nữa. Lắm lúc anh lo sợ đến toát mồ hôi lạnh khi chợt nghĩ đến điều ấy. Nỗi khủng hoảng ấy ám ảnh anh suốt ba tháng đầu của sinh hoạt vợ chồng. Nhưng dần dà làm quen với đời sống mới, và không c̣n lo lắng về chuyện nàng có thể th́nh ĺnh biến đâu mất nữa, anh bớt bị ám ảnh như trước. Cuối cùng, anh an định được, và dần dần thấm nhuần niềm hạnh phúc dịu dàng.

Hai người có lần đă đi nghe Takitani Shozaburo diễn tấu trombone. Nàng rất muốn biết bố chồng diễn tấu những âm nhạc như thế nào. Nàng hỏi: "Nếu biết chúng ḿnh đi nghe, bố có phiền ḷng không anh?". Anh đáp: "Chẳng có ǵ phiền ḷng cả đâu em". Hai người đến hộp đêm ở Ginza, nơi Takitani Shozaburo tŕnh tấu trombone mỗi đêm. Trừ thời con nít, Toni- Takitani đi nghe bố ḿnh diễn tấu như thế này là lần đầu. Takitani Shozaburo diễn tấu loại âm nhạc cũ không khác ǵ ngày xưa. Những bản nhạc mà ngày c̣n bé anh vẫn nghe măi từ các đĩa nhạc. Tiếng kèn của bố anh thật là uyển chuyển, tao nhă, ngọt ngào. Có thể chưa đạt đến mức tuyệt phẩm, nhưng âm nhạc ấy được sáng tạo một cách tinh xảo từ kỹ năng của nhà chuyên nghiệp hạng nhất, mang đến niềm sảng khoái cho thính giả. Toni- Takitani đêm ấy đặc biệt khác với mọi khi, vừa lắng tai nghe âm nhạc ấy, vừa khoái thích nhấm rượu ly này đến ly khác.

Thế nhưng lắng nghe tŕnh tấu một hồi, như bụi rác chầm chậm kết tụ âm thầm nhưng chắc chắn trong ống nước nhỏ, anh cảm thấy trong ḍng âm nhạc ấy có ǵ đấy kết tụ lại làm nghẽn hơi thở của anh, khiến anh khó ở. Cảm thấy như ḍng nhạc này khác lạ với ḍng nhạc của bố anh đọng lại trong trí nhớ của anh từ thời xưa. Tất nhiên thời ấy đă xưa quá rồi, và vốn chỉ là tai nghe của trẻ con mà thôi. Dù vậy, anh vẫn cảm thấy sự khác biệt ấy là trọng yếu. Có thể chỉ là một khác biệt rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng. Anh thật muốn nhảy lên sân khấu, nắm cánh tay bố anh mà hỏi: "Bố à, khác biệt ấy là cái ǵ?". Nhưng tất nhiên chuyện ấy anh không sao làm được. Anh chẳng nói năng ǵ, chỉ ngồi uống rượu và nghe bố anh tŕnh tấu cho đến bản cuối cùng. Và cùng vợ vỗ tay rồi trở về nhà.

Sinh hoạt của vợ chồng anh hoàn toàn không bị bóng đen nào phủ xuống. Việc làm của anh vẫn thuận buồm xuôi gió như bao giờ, vợ chồng anh chưa hề căi nhau một lần nào. Thường cùng nhau tản bộ, hay đi xem chiếu bóng, đi chơi xa chung. Tuy tuổi c̣n rất trẻ, nhưng vợ anh tỏ ra là người nội trợ đảm đang, biết chừng mực trong mọi việc. Xử trí việc nhà nhanh nhẹn, không để chồng phải lo lắng điều ǵ. Duy chỉ có một điều làm Toni- Takitani phải tư-lự. Đó là việc vợ anh mua sắm quần áo quá nhiều. Cứ thấy đám y phục mới trước mắt là vợ anh hầu như không c̣n tự chủ được nữa. Nét mặt bỗng chốc biến đổi, mà cả giọng nói cũng biến đổi luôn. Lần đầu nh́n thấy vợ ḿnh như thế, anh đă tưởng là nàng bị đau ốm ǵ th́nh ĺnh. Từ trước khi kết hôn, khuynh hướng ấy của nàng cũng đă lọt vào mắt anh, nhưng bắt đầu từ tuần trăng-mật du lịch Âu châu, lại càng hiển lộ mức độ trầm trọng hơn nhiều. Ngay trong chuyến du lịch ấy, nàng cũng đă mua sắm y phục đến mức anh phải lắc đầu ngán ngẩm.MilanParis, từ sáng đến khuya, nàng đă đi ṿng các tiệm y trang như người lên cơn đồng thiếp. Hai người chẳng đi xem cảnh thắng ở đâu cả. Duomo không đi mà Louvre cũng chẳng đến. Chuyến du lịch ấy, anh chỉ nhớ toàn là những tiệm y trang. Valentino, Missoni, Saint Laurent, Givenchy, Ferragamo, Armani, Cerutti, Gianfranco Ferré,...... Vợ th́ mắt lạc thần, cuống quít lựa chọn y trang, c̣n anh phải bám sát sau lưng nàng để thanh toán tiền nong. Đến nỗi anh lo lắng cho cây bút kư tên trả tiền bằng thẻ tín dụng ấy có thể cạn mực đi mất.

Cả sau khi trở lại Nhật, nhiệt t́nh mua sắm y phục ấy cũng chẳng có dấu hiệu thuyên giảm tí nào. Ngày này qua ngày khác, vợ anh hăm hở chuyện mua sắm áo quần, giày dép. Số lượng y trang của nàng tăng vọt. Phải đặt mua thêm mấy cái tủ áo cỡ lớn. Tủ đựng giày cũng phải đặt làm đặc biệt. Thế đă đủ đâu, anh lại phải cho sửa nguyên một căn pḥng ngủ thành một pḥng thử áo lớn. Cũng may là nhà anh rộng lớn dư pḥng. Tiền bạc cũng chẳng thiếu thốn ǵ. Vả lại, vợ anh lại khéo ăn mặc. Chỉ cần có áo quần mới là nàng vui sướng rồi. Cho nên anh cũng chẳng than phiền ǵ. Anh nghĩ: Thôi cũng được. Trên đời này có ai hoàn hảo đâu.

Nhưng khi lượng áo quần của vợ tăng đến mức nguyên một pḥng áo quần vẫn không đủ, th́ quả thật anh đâm lo. Một lần, nhân lúc vợ vắng nhà, anh đếm thử xem sao. Anh tính ra rằng cho dù mỗi ngày thay hai bộ áo quần đi nữa, vợ anh cần đến hai năm trời mới mặc cho hết số lượng áo quần đang có trong nhà. Nghĩ sao đi nữa th́ số lượng áo quần như thế là đă quá nhiều rồi. Anh phải làm sao để ngăn chặn lại mới được.

Một ngày nọ, sau bữa cơm tối, anh thu hết quyết tâm để ngỏ lời với vợ. "Em này, hay là bớt mua sắm quần áo một tí xem sao. Anh hoàn toàn không lo về chuyện tiền bạc. Thứ ǵ cần thiết th́ cứ mua sắm thôi, và em ăn mặc đẹp đẽ th́ anh vui thích lắm. Thế nhưng áo quần đắt giá mà nhiều đến thế này th́ có cần thiết thật không?"

Vợ anh cúi đầu suy nghĩ một lúc. Rồi nói: "Em nghĩ đúng như anh nói, áo quần nhiều đến thế này th́ không cần thiết thật, điều ấy chính em cũng hiểu rơ như thế. Nhưng mà, có hiểu cũng chẳng làm ǵ được cả. Trước mắt có áo quần đẹp th́ em không làm sao mà khỏi mua cho được. Cần thiết hay không cần thiết, số lượng nhiều hay ít, chẳng c̣n là vấn đề ǵ nữa rồi. Chỉ đơn giản là không làm sao ngăn ḿnh đừng mua được nữa. Cứ như là nghiện đến thành bệnh rồi vậy".

Nói thế nhưng nàng cũng hứa sẽ cố gắng thoát ra khỏi t́nh trạng ấy. Bởi cứ tiếp tục măi như thế th́ chẳng mấy chốc mà cả nhà sẽ đầy cả áo quần của nàng mà thôi.

Suốt một tuần sau, nàng tự giam ḿnh trong nhà để khỏi nh́n thấy áo quần mới nào. Nhưng làm thế, nàng lại cảm thấy ḿnh trống rỗng. Như đang bước đi trên một hành tinh thiếu không khí. Mỗi ngày nàng vào pḥng áo quần, cầm lên tay từng chiếc áo, quần của ḿnh mà ngắm nghía. Vuốt ve làn vải, ngửi hít mùi vải mới, xỏ tay vào áo rồi đứng ngắm trước gương. Ngắm nghía bao nhiêu bộ áo cũng chẳng chán. Và càng ngắm nghía càng nôn nao muốn mua sắm áo quần mới. Hễ ḷng ước muốn nảy sinh th́ không c̣n nhịn được.

Chỉ c̣n một ḷng ước muốn chuyên chú đến không sao nhịn được nữa.

Tuy nhiên, nàng yêu chồng sâu đậm và kính nể chồng nữa. Nàng hiểu điều chồng ḿnh nói là đúng. Áo quần nhiều đến thế này th́ đúng là không cần thiết. Bởi thân thể ḿnh chỉ có một. Nàng bèn điện thoại đến tiệm y phục quen, hỏi người chủ tiệm xem chiếc áo đầm và áo khoác ngoài nàng mới mua mười ngày trước, chưa từng mặc đi đâu cả ấy, có thể hoàn trả lại được không. Chủ tiệm nói: "Thưa được chứ. Bà mang lại th́ chúng tôi sẽ xin hoàn tiền". V́ nàng là khách sộp nên chừng ấy th́ họ cũng cân nhắc cho chứ. Thế là nàng lái xe, mang áo đầm và áo khoác ấy đến tiệm ở Aoyama trả lại và làm thủ tục lấy lại số tiền đă trả bằng thẻ tín dụng. Nàng cảm ơn chủ tiệm, rồi chuyên chú lái xe, tránh nh́n các cửa tiệm ở hai bên đường, lấy đường số 246 lái thẳng về nhà. Trả áo lại xong, nàng có phần nhẹ người. Nàng tự nhủ: "Đúng thế, những chiếc áo ấy quả là không cần thiết. Bởi ḿnh đă có đủ số áo đầm áo khoác để mặc đến suốt cuộc đời ḿnh rồi mà". Thế nhưng trong khi dừng xe ở ngả tư để chờ đèn xanh, nàng đă chỉ nghĩ đến chiếc áo đầm và áo khoác vừa trả lại ấy mà thôi. Nàng nhớ lại thật rơ ràng màu áo ấy như thế nào, h́nh dáng áo ra sao, sờ vào th́ có cảm giác như thế nào. Nhớ rơ ràng đến cả những chi tiết nhỏ nhặt của hai chiếc áo ấy, như chúng đang hiển hiện ngay trước mắt nàng. Nàng cảm thấy mồ hôi rịn ra trên trán. Hai cánh tay tựa lên vành tay lái, nàng hít một hơi dài. Rồi nhắm mắt lại. Khi mở mắt ra, nàng thấy đèn hiệu đă đổi sang xanh. Nàng giật ḿnh, nhấn lút bàn đạp tăng tốc.

Đúng lúc ấy, một chiếc xe tải hạng nặng cố vượt đèn vàng, phóng đến toàn tốc lực, đâm sầm vào hông chiếc xe Renault Cinque nhỏ màu xanh biển của nàng. Nàng không có thời gian để cảm thấy ǵ cả.

*

C̣n lại cho Toni- Takitani chỉ là một núi những bộ áo quần cỡ số 7 chất đầy một căn pḥng. Cả giày cũng có đến gần 200 đôi. Anh chẳng biết phải làm ǵ với số áo quần và giày ấy. Anh không muốn khư khư ôm giữ măi những vật dụng của vợ, nên đồ trang sức th́ đă gọi bạn hàng đến tùy họ rao giá mà cho họ lấy đi. Vớ tất và đồ lót th́ đă thu nhặt mà cho vào ḷ đốt trong vườn. Chỉ có áo quần và giày của nàng th́ số lượng quá lớn nên đành tạm để đấy. Đám tang vợ đă xong, anh thu ḿnh lại trong pḥng áo quần của vợ, suốt từ sáng đến tối, ngồi ngắm đăm đăm đám áo quần chen chúc chật chội tràn ngập căn pḥng.

Mười ngày sau đám tang vợ, Toni- Takitani gửi đăng trên nhật báo một quảng cáo t́m người giúp việc. Cần phụ nữ cỡ áo số 7, chiều cao khoảng một thước 61, chân giày cỡ số 22, lương cao bổng hậu. Số lương anh trưng lên có thể nói là cao vượt mức thông thường nhiều nên đă có tất cả 13 phụ nữ t́m đến văn pḥng của anh ở Minami Aoyama để được phỏng vấn. Trong số đó, 5 người rơ ràng là đă nói láo về kích thước. Trong 8 người c̣n lại, anh đă chọn một cô gái có thể-h́nh gần với vợ anh nhất. Cô ấy ở khoảng nửa sau của lứa tuổi đôi mươi, mặt mũi không có ǵ đặc sắc. Cô mặc áo sơ-mi trắng trơn và chiếc váy bó sát màu xanh biển. Áo quần và giày của cô trông sạch sẽ, nh́n kỹ th́ thấy có phần hơi cũ.

Toni- Takitani bảo cô ta. "Công việc th́ chẳng có ǵ khó cả. Mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều th́ ở văn pḥng tiếp nhận điện thoại, thay tôi đi nạp bản thảo minh hoạ hay đi lấy tư liệu, và sao chụp giấy tờ. Chỉ có thế thôi. Duy phải nhận một điều kiện. Sự thực là vợ tôi vừa mất đi, quần áo c̣n để lại vô số ở nhà. Phần lớn là quần áo mới hoàn toàn, hoặc gần như thế. Làm việc ở văn pḥng này th́ thay v́ mặc đồng phục của sở làm, tôi muốn cô mặc những trang phục vợ tôi để lại ấy. Chính v́ thế mới ra điều kiện t́m người về kích cỡ áo quần và giày. Tôi hiểu điều kiện này nghe có vẻ kỳ dị. Hẳn là cô nghi ngờ có chuyện ǵ đây. Chính tôi cũng hiểu được điều ấy. Tuy nhiên, tôi không có tà ư ǵ cả. Chỉ v́ tôi cần thời gian để quen với sự thật là vợ tôi đă mất đi. Nghĩa là tôi phải tự điều chỉnh từ từ theo với áp suất không khí ở chung quanh tôi đây. Thời gian điều chỉnh ấy rất cần cho tôi. Trong thời gian ấy, tôi muốn cô mặc trang phục của vợ tôi bên cạnh tôi. Làm như thế, tôi tin là chính tôi sẽ dần dần có cảm giác thực là vợ ḿnh đă mất, không c̣n ở trên đời này nữa".

Cô gái cắn môi, cố suy nghĩ cho kịp về điều kiện làm việc nghe có vẻ kỳ quái ấy. Mà đúng là chuyện kỳ quái thật chứ. Nói cho đúng th́ những lời Toni- Takitani nói ấy, cô không hiểu được cốt lơi là thế nào. Người vợ vừa mới mất, là điều cô hiểu được. Bà ấy để lại thật nhiều y phục, là điều cô cũng hiểu được. Thế nhưng tại sao trước mắt ông ấy ḿnh phải mặc những áo quần của bà ấy để làm việc văn pḥng, th́ cô không hiểu cho trọn được. Thông thường th́ những chuyện như thế này, chắc là có ǵ đấy bên trong. Nhưng ông này trông có vẻ không đến nỗi là người xấu. Nghe lối nói chuyện của ông ta th́ biết. Có thể v́ mới mất vợ mà sinh ra quẫn trí, nhưng cũng không có vẻ là mẫu người có thể v́ chuyện như thế mà làm hại đến người khác. Vả lại, nói ǵ đi nữa, ḿnh cũng đang cần việc làm. Suốt mấy tháng nay đă t́m việc măi mà chưa có. Tháng sau th́ hết trợ cấp thất nghiệp rồi. Đến nước ấy th́ ngay cả tiền thuê nhà cũng đă khó. Chỗ làm cho lương cao đến mức này có lẽ từ đây về sau ḿnh cũng không gặp được lần nào nữa đâu.

-"Em xin vâng". Cô nói. -"Sự t́nh chi tiết th́ em khó mà hiểu cho thấu đáo, nhưng em nghĩ có thể làm đúng được những ǵ ông đă bảo. Nhưng mà, trước nhất, ông có thể cho em xem những y phục ấy được không?". -"Tất nhiên là được thôi". Toni- Takitani đáp. Rồi đưa cô về nhà ḿnh, cho cô xem hàng đống y phục ấy. Trừ các tiệm bách hoá ra, cô chưa từng thấy một nơi nào thu tập nhiều áo quần đến như thế. Mà bộ áo quần nào trông cũng thật là tốt và đắt tiền. Và kiểu dáng cũng không chê vào đâu được. Quả là một quang cảnh choáng mắt cô, đến làm cô nghẹt thở. Vô cớ mà ngực cô đập th́nh thịch. Cô cảm thấy có ǵ đấy giống như nỗi hưng phấn dục t́nh.

Toni- Takitani bảo cô thử xem có vừa không, rồi bước ra, để cô lại trong pḥng. Cô lấy lại b́nh tĩnh, cầm lên vài bộ áo trong tầm tay, mặc thử. Thử cả giày nữa. Áo quần và giày ấy thật vừa vặn với cô, cứ như là đă được đặt làm cho chính cô vậy. Cô cầm lấy từng chiếc áo quần mà ngắm. Đầu ngón tay vuốt nhè-nhẹ, mũi hít mùi hương. Cả trăm bộ áo quần đẹp đẽ sắp hàng la liệt trước mắt cô. Bất chợt nước mắt ứa tràn mắt cô. Cô không sao ngăn được ḍng nước mắt ấy tuôn trào không dứt. Khoác lên ḿnh y phục của người đàn bà vừa mất đi, cô tức tưởi khóc không thành tiếng. Cho đến một hồi lâu sau, Toni- Takitani trở lại xem t́nh h́nh, hỏi cô v́ sao mà khóc. -"Em không biết". Cô lắc đầu nói. -"Từ trước đến nay, chưa bao giờ thấy được nhiều y phục tuyệt đẹp đến thế này, có lẽ v́ thế mà bấn loạn lên. Xin ông tha lỗi". Cô nói, và lấy khăn tay thấm nước mắt.

-"Nếu được th́ mong cô đến văn pḥng bắt đầu làm việc từ ngày mai". Toni- Takitani nói với giọng b́nh thản nghiệp vụ. -"Tạm thời, cô chọn lấy áo quần và giày đủ cho một tuần lễ mà mang về".

Cô gái thận trọng chọn lấy áo quần đủ cho 6 ngày làm việc. Chọn giày cho hợp với áo quần ấy. Rồi xếp vào một va-li lớn. Toni- Takitani bảo cô lấy thêm áo khoác pḥng khi trời lạnh quá. Cô chọn chiếc áo khoác màu xám bằng len có vẻ ấm áp. Chiếc áo nhẹ như lông chim. Từ khi được sinh ra đến nay, cô chưa từng cầm lên tay thứ áo khoác nào nhẹ đến như thế.

Cô gái đă về rồi, Toni- Takitani vào pḥng áo quần của vợ, đóng cửa lại, thẫn thờ lặng ngắm đám áo quần vợ ḿnh đă để lại một hồi lâu. Anh không hiểu tại sao cô gái ấy đă khóc khi thấy những áo quần này. Anh thấy những áo quần ấy như những chiếc bóng vợ ḿnh đă để lại. Những chiếc bóng cùng cỡ số 7 ấy xếp chồng lên nhau la liệt từng dăy, hay buông thơng từ những móc áo. Cứ như là treo lên những hàng mẫu chọn lọc thu tập từ vô hạn (ít ra cũng là vô hạn trên lư thuyết) những khả-năng-tính hàm chứa trong hiện hữu của con người.

Những chiếc bóng ấy ngày xưa đă đính vào thân thể của vợ anh, đă hà hơi ấm lên thân thể nàng. Những chiếc bóng đă chuyển động đồng bộ với vợ anh. Thế mà giờ đây, những ǵ có trước mắt anh th́ đang mất dần nguồn sống, từng khắc từng khắc úa héo đi, chỉ c̣n là một đám những chiếc bóng tàn tạ thê thảm. Chỉ c̣n là những áo quần cũ kỹ không mang một ư nghĩa nào cả. Anh nh́n một hồi th́ cảm thấy khó thở. Vô số những sắc màu vươn lên uốn lượn nhảy múa trong không gian như những phấn hoa bay bám vào mắt, tai và mũi anh. Những viền rua, nút áo, cầu vai, túi giả, đăng-tên, dây nịt,..., ham hố thu hút không khí càng lúc càng loăng đi đến kỳ dị. Đám long năo phong phú để ngừa sâu bọ ấy, đă toả mùi ngập ngụa như vô số côn trùng có cánh đang vỗ những tiếng vô-thanh. Đột nhiên, anh ư thức được rằng ḿnh đă căm hận đám y phục này từ trước đến nay. Anh tựa người vào tường, khoanh tay và nhắm mắt lại. Cô độc tẩm dần lên thân thể anh như một lớp nước xốt đen thẫm ấm áp. Anh thầm nghĩ tất cả đă chấm dứt rồi. Có làm ǵ đi nữa, mọi chuyện cũng đă xong cả rồi.

Anh gọi điện thoại đến nhà cô gái, bảo cô thôi hăy quên chuyện việc làm này đi. Anh nói: xin thứ lỗi, nhưng mà công việc ấy không c̣n cần đến nữa. Cô gái kinh ngạc, hỏi: thưa có chuyện ǵ đến nỗi thế. Anh đáp: sự t́nh thay đổi đột ngột, xin lỗi cô. Áo quần và giày cô đă mang về nhà ấy, xin tặng cô tất cả. Cả va-li ấy nữa. Mong cô quên chuyện này đi, và xin đừng nói với ai. Cô gái chẳng hiểu được chuyện ǵ ra chuyện ǵ, nhưng có hỏi đáp thêm nữa cũng phiền toái mà chẳng đi đến đâu, nên nói: -"Em xin nghe theo ông" rồi cắt điện thoại.

Cô thấy giận tức Toni- Takitani một lúc lâu. Nhưng sau đó, đă cảm thấy có lẽ kết cuộc như thế lại tốt hơn. Ngay từ đầu đă nghi là chuyện có vẻ kỳ quái rồi. Mất việc ấy cũng tiếc thật, nhưng mà thế nào rồi cũng sẽ có dịp khác.

Cô đem mấy bộ áo quần lấy từ nhà Toni- Takitani ấy ra vuốt thẳng thớm từng chiếc một rồi treo ngay ngắn vào tủ áo, và xếp giày vào ngăn đựng giày. Bên cạnh những bộ mặt mới này, đám áo quần và giày cũ của cô đă có từ trước, trông cũ kỹ thảm hại đến sững sờ. Cảm thấy như chúng đă được tạo ra bằng những vật liệu hoàn toàn ở một thứ-nguyên khác thành một loại vật chất khác hẳn. Cô cởi áo quần mặc đi phỏng vấn xin việc, treo vào móc, thay vào quần ḅ áo thun, rồi ngồi xuống sàn pḥng, uống lon bia đă lấy từ tủ lạnh ra. Nhớ đến núi áo quần trong pḥng y trang của nhà Toni- Takitani, cô thở dài. Cô nghĩ: sao mà nhiều áo quần đẹp đến như thế. Chao ôi, ngay cả căn pḥng chứa áo quần ấy đă rộng hơn cả căn chung cư cô đang ở này rồi. Bao nhiêu áo quần ấy mua được chắc hẳn đă tốn nhiều th́ giờ và tiền bạc lắm. Mà người ấy đă mất đi rồi. Bỏ lại cả một pḥng đầy áo quần cỡ số 7. Không biết chết đi bỏ lại bao nhiêu là áo quần tuyệt đẹp đến thế th́ có cảm giác như thế nào nhỉ?

Bạn bè của cô thừa biết cô nghèo, nên khi gặp cô mặc y trang mới, đẹp ấy, ai cũng sửng sốt. Bộ áo quần nào cũng là hàng có nhăn hiệu, cao giá và sang trọng. Ai cũng tra hỏi xem làm cách nào, từ đâu mà cô có được những bộ áo quần như thế. Cô chỉ lắc đầu, đáp: đă hứa với người ta rồi nên không thể cho biết được. Mà có cho biết đi nữa, đằng nào th́ các bạn cũng chả tin đâu.

Toni- Takitani cuối cùng rồi cũng phải gọi tiệm bán áo quần cũ để họ thu mua cả. Chẳng được bao nhiêu. Nhưng điều đó th́ sao cũng được. Đối với anh, có cho không để họ mang tất cả đi c̣n được nữa là. Cứ mang cả đi chỗ nào thật xa để mắt anh không c̣n thấy lại chúng một lần nào nữa.

Căn pḥng chứa áo quần ngày trước, anh để trống như thế một thời gian dài. Thỉnh thoảng anh lại vào trong pḥng ấy, chẳng để làm ǵ, chỉ thờ thẫn một ḿnh. Anh ngồi xuống sàn pḥng, đăm đăm nh́n tường pḥng hàng giờ. Chiếc bóng của người chết như vẫn c̣n nguyên đấy. Nhưng tháng năm trôi qua, dần dần anh không c̣n nhớ lại được những ǵ đă có ở đấy nữa. Kư ức về mùi và màu sắc ở đấy cũng đă biến đâu mất tự lúc nào. Ngay cả cảm xúc thật rơ nét ngày trước, cũng đă lùi dần ra ngoài biên giới của kư ức. Kư ức mờ dần đi sau những lần biến dạng, như giọt sương lung lay trong gió, từ từ thay đổi h́nh dạng. Như bóng của bóng h́nh ngày xưa. Pha lẫn vào trong đó, chỉ có thể là cảm giác trống vắng c̣n lại của những ǵ đă một thời tồn tại ở đấy. Có khi ngay cả khuôn mặt của vợ ḿnh, anh cũng không h́nh dung được nữa. Vậy mà thỉnh thoảng, anh lại nhớ đến ngày trước có cô gái xa lạ đă khóc tức tưởi khi nh́n những áo quần vợ anh để lại trong căn pḥng này. Anh nhớ đến khuôn mặt không có ǵ đặc sắc của cô gái, và đôi giày tráng men đă cũ của cô. Tiếng nấc nghẹn thầm lặng của cô sống lại trong kư ức của anh. Anh chẳng muốn nhớ lại những thứ ấy. Nhưng chúng vẫn lén lút sống lại. Biết bao nhiêu điều đă quên bẵng đi rồi, vậy mà kỳ lạ thay, chỉ chuyện cô gái ấy, đến tên cô anh cũng không nhớ nổi, th́ lại không thể nào quên được.

Hai năm sau khi vợ anh mất, bố anh, Takitani Shozaburo chết v́ ung thư gan. Ung thư đấy, nhưng lại chẳng đau đớn ǵ mấy, và nằm bệnh viện cũng không bao lâu. Hầu như ngủ một giấc mà chết. Trong ư nghĩa đó th́ ông cũng thật may mắn.

Ngoài một ít tiền mặt và cổ phần chứng khoán, Takitani Shozaburo không để lại bao nhiêu tài sản. Thứ c̣n lại đáng kể chỉ là chiếc kèn yêu quư của ông và bộ sưu tập khổng lồ đĩa nhạc Jazz cũ. Những đĩa nhạc ấy được Toni- Takitani xếp vào các thùng giấy của hăng chuyên chở giao hàng tận nhà, chất vào trong căn pḥng trống lúc trước dùng để chứa áo quần của vợ anh. Những đĩa nhạc toả mùi hăng khắp pḥng nên thỉnh thoảng đến kỳ lại phải mở toang các cửa sổ để thông khí. Ngoài những lần ấy ra, anh không c̣n bước vào pḥng ấy nữa.

Cứ thế một năm trôi qua. Ôm giữ măi núi đĩa nhạc ấy trong nhà đă trở thành phiền toái quá. Thỉnh thoảng, chỉ nghĩ rằng chúng c̣n đấy, cũng đă khiến anh khó thở quá rồi. Có khi, anh chợt mở mắt giữa khuya rồi chẳng ngủ lại được nữa. Kư ức không c̣n rơ nữa, nhưng vẫn hiển nhiên tồn tại ở đấy với trọng lượng không thể phủ nhận được.

Anh gọi tiệm bán đĩa nhạc đến bảo cho giá. V́ có nhiều đĩa nhạc quư đă tuyệt tích từ lâu, nên được giá rất cao, có thể mua được một chiếc xe hơi cỡ nhỏ. Điều đó đối với anh th́ sao cũng được.

Núi đĩa nhạc ấy biến mất đi, lần này th́ quả thật Toni- Takitani chỉ c̣n trơ trọi một ḿnh.

 

Phạm Vũ Thịnh dịch

Sydney 05/05

 

Cước chú :

[1] Tên Tony của Mỹ được kư âm thành "Toni-" trên sổ bộ Nhật Bản, là một cái tên lạ, lai căng mà người Nhật không quen dùng cho trẻ con Nhật.

 

Truyện ngắn "Toni- Takitani" đă đăng trên tạp chí Bungei Shunju tháng 6 năm 1990. Đă được quay thành phim, với đạo diễn Ichikawa Jun, tài tử Ogata Issey và Miyazawa Rie, năm 2004, đoạt 3 giải thưởng ở Liên Hoan Phim Ảnh Locarno lần thứ 57 (57th Locarno International Film Festival) tháng 8 năm 2004. Và được đề cử đi dự Liên Hoan Phim Ảnh Sundance 2005 (Sundance Film Festival 2005). Đạo diễn Ichikawa Jun phát biểu: "Cùng thế hệ với Murakami Haruki, tôi đă đọc tiểu thuyết của anh từ lúc anh khởi đầu nghiệp văn. Tôi đồng cảm với niềm cô độc và nỗi mất mát gợi nên từ văn chương của anh, đề tài đặc trưng của thế hệ của anh và tôi, vốn đă trải qua nhiệt t́nh hưng phấn của thời đại cuối những năm 60 và kết cuộc không thể tránh được của thời đại ấy. T́nh cảnh trơ trọi cô lập ấy được lồng vào giọng văn có vẻ như kể chuyện ngụ ngôn của Haruki trong tác phẩm Toni- Takitani, một truyện ngắn đă được xuất bản hơn mười năm trước. Trong truyện này, nỗi niềm cô độc mất mát c̣n có phần di-truyền, kế thừa  qua các thế hệ, và con người không thể tự ḿnh chữa khỏi được".

Truyện ngắn này là truyện thứ 12 trong tập truyện "Bóng ma ở Lexington" dịch từ nguyên tác của Murakami Haruki, từ Nhà xuất bản Đà Nẵng, tháng 8 năm 2007.