Di B Bin Tháng Năm

Murakami Haruki

Phm Vũ Thnh dịch

 

 

 

Một bức thư từ bạn tôi mời dự tiệc cưới đă kéo tôi trở lại thành phố cũ.

Tôi lấy hai ngày nghỉ, và đặt sẵn pḥng ở khách sạn. Có cảm giác kỳ dị giống như một nửa thân thể ḿnh trở thành trong suốt đi mất.

Một buổi sáng tháng Năm khắp trời quang đăng, tôi dồn những vật dụng thân cận vào trong chiếc cặp, xách lên tàu điện tốc hành Shinkansen. Ngồi ở ghế cạnh cửa sổ, mở sách đọc, rồi khép sách lại, uống bia lon, nhắm mắt ngủ một tí, rốt cuộc, đành ngồi ngắm phong cảnh lướt qua bên ngoài.

Phong cảnh nh́n qua cửa sổ tàu điện Shinkansen th́ lúc nào cũng giống nhau. Thứ phong cảnh bị cưỡng ép phải mở toang ra, trải dài khô khan, không mạch lạc ǵ, trên suốt một đường thẳng. Cứ như là những bức tranh đóng khung treo trên tường đám nhà-xây-để-bán-lại-hàng-loạt ấy, thứ phong cảnh này chỉ tạo cho tôi cảm giác nhàm chán.

Tất cả đều y chang như mười hai năm trước, chẳng có chút ǵ thay đổi cả. Cũng vẫn ánh mặt trời tháng Năm chiếu qua kính cửa sổ, cũng cùng một vị bánh ḿ kẹp giăm-bông khô cằn, cũng lại nét mặt trông nghiêng có vẻ chán chường của người tư chức trẻ ngồi bên cạnh, đang liếc đọc tờ nhật báo kinh tế. Tựa đề trên trang báo cho biết Âu châu có lẽ sắp bắt đầu thẳng tay hạn chế hàng nhập khẩu từ Nhật Bản.

Mười hai năm trước, tôi có người yêu ở thành phố ấy. Cứ đến kỳ nghỉ ở đại học là tôi lại thồn vật dụng vào va-li, lên chuyến tàu Shinkansen sớm nhất buổi sáng. Ngồi vào ghế cạnh cửa sổ, mở sách đọc, ngắm phong cảnh bên ngoài, ăn bánh ḿ kẹp giăm-bông, uống bia. Lần nào cũng trước trưa là đến thành phố. Mặt trời chưa kịp lên đến đỉnh, từng góc xó của thành phố vẫn c̣n tiếng lao xao của buổi sáng chưa dứt hẳn. Tôi ôm hành lư nguyên thế, vào quán cà-phê, gọi cà-phê chung với phần điểm tâm hạ giá buổi sáng, và gọi điện thoại cho nàng.

Tôi yêu đến không chịu nổi h́nh dáng thành phố vào giờ khắc ấy. Ánh nắng ban mai, hương cà-phê, những đôi mắt c̣n ngái ngủ, và một ngày c̣n tinh khôi, chưa mất mát tí nào.

Thoảng đến, mùi biển. Mùi biển nhẹ tưng. Mà thật ra, làm ǵ đă có mùi biển. Chỉ là ḿnh có cảm giác thế thôi.

Tôi thắt lại chiếc cà-vạt, lôi chiếc cặp từ ngăn vơng xuống, rồi ra khỏi tàu điện. Và hít trọn vào lồng ngực mùi hương thật sự của biển. Một cách phản xạ, vài số điện thoại hiện lên trong trí tôi. Những thiếu nữ của năm 1968 ......; có cảm giác như bày ra lần nữa những hàng số này là có thể gặp lại được các cô bé ấy, có thể lại cùng ngồi đối mặt nhau qua chiếc bàn nhỏ trong quán ăn đă thường đến, để chuyện tṛ với nhau một lần nữa. Bàn cũng phủ khăn vải sọc vuông, cạnh cửa sổ cũng có chậu hoa phong lữ. Chiếu qua khung cửa sổ có thể vẫn là ánh sáng có vẻ tôn giáo ấy.

-"Ôi, bao nhiêu năm rồi nhỉ? Ừm, đă mười năm rồi chứ chơi sao. Quả thật thời gian thoáng qua như chớp mắt thật đấy chứ nhỉ".

Mà không, chẳng phải thế.

-"Từ lần cuối gặp em, cũng đâu chỉ mười năm thôi. Thế mà lại có cảm giác như đă qua mất cả trăm năm rồi đấy".

Đàng nào th́ có lẽ nghe cũng ngốc nghếch như nhau.

Có lẽ tôi sẽ nói. -"Đă có lắm chuyện xảy ra rồi đấy".

Bởi đúng là đă có lắm chuyện xảy ra thật mà.

5 năm trước, nàng đă lấy chồng, có con; chồng làm việc trong một hiệu đại lư quảng cáo, ôm ba món nợ vay ngân hàng, ... Có thể những chuyện tương tự thế được nói ra.

-"Bây giờ mấy giờ rồi anh?". Nàng hỏi.

-"3 giờ 20 phút". Tôi đáp.

3 giờ 20 phút. Thời gian tuần tự trôi đi, như cuộn phim tin tức cũ quay đều, phát ra những tiếng lách cách.

Tôi lên xe taxi ở trước ga, cho tên khách sạn. Rồi châm lửa điếu thuốc, và dọn sạch đầu óc ḿnh một lần nữa.

Tôi xuống xe taxi trước khách sạn một đỗi, vừa bước đi trên đại lộ vắng người buổi sáng, vừa nghĩ thật ra ḿnh chẳng muốn gặp người nào cả. Phố thoảng mùi chiên, mùi cà-phê, và mùi nước rải trên đường. Từ tiệm bán đĩa nhạc vừa mới mở cửa vọng ra bản nhạc đang thịnh hành. Mùi ấy, tiếng nhạc ấy xuyên qua bóng nhạt của ư thức, thẩm thấu từ từ vào thân thể tôi.

Như có tiếng ai mời gọi tôi. Ôi, đằng này, phía này này. Tớ đây mà, nhớ không? Có chỗ này rất là hợp với cậu. Đến đấy với tớ đi. Chắc chắn là cậu sẽ thích lắm.

Có lẽ tôi chẳng thích ǵ chỗ ấy. Tôi nghĩ, trước nhất, ngay cả khuôn mặt cậu cũng chẳng nhớ ra được kia mà.

Không khí không cân bằng. Trước th́ không để ư đến, nhưng đường phố có ǵ đấy như không khí không cân bằng đang chảy qua. Cứ bước đi mười thước là nồng độ không khí lại khác đi. Cả trọng lực, cả ánh sáng, cả nhiệt độ cũng đổi khác. Tiếng chân bước trên đường phố trơn láng nghe cũng khác đi. Ngay cả thời gian cũng chênh vênh như cỗ máy đă ṃn cũ.

Tôi bước vào một tiệm bán áo quần đàn ông, mua giày và áo sơ-mi thể thao, bảo họ cho vào bao giấy. Tôi muốn thay quần áo trước đă. Uống cốc cà-phê nóng, rồi thay y phục, sau đấy sẽ tính chuyện ǵ khác.

Tôi vào pḥng khách sạn, tắm ṿi sen nước nóng, rồi nằm dài trên giường hút ba điếu thuốc Marlboro, xong xé bao nhựa, lấy áo sơ-mi thể thao mới ra thay. Lấy quần ḅ đă dồn nhét vào cặp ra thay, và buộc dây giày thể thao mới mua. Đi qua đi lại một hồi trên thảm lót pḥng cho chân quen với đôi giày mới, dần dần thân thể tôi cũng bắt đầu quen với thành phố này. Cảm giác bồn chồn bối rối 30 phút trước cũng đă bớt đi được phần nào.

Mang giày nguyên thế mà nằm dài trên giường, ngắm trần pḥng một hồi, tôi lại cảm thấy mùi biển. C̣n đậm đà rơ ràng hơn trước nữa. Gió mặn bay trên mặt biển, đám rong biển bị sóng bỏ quên trong bóng khuất của các tảng đá, bờ cát ẩm, ......, tất cả những thứ ấy trộn chung trong mùi biển nồng mặn.

Một giờ sau, khi tôi ngừng taxi ở bờ biển, th́ biển đă biến đâu mất.

Không, chính xác th́ phải nói là biển đă dời đi xa hàng cây số rồi. Chỉ dăy đê cản sóng c̣n sót lại như kỷ vật ǵ đấy dọc theo con đường ven bờ biển ngày xưa. Một bức vách thấp, cũ kỹ, chẳng c̣n có ích cho việc ǵ nữa cả. Và phía bên kia vách chẳng phải là bờ biển sóng dạt vào nữa, mà là cánh đồng hoang bao la lót xi-măng, trên đó vài chục dăy bin-đinh dựng đứng lên như những bia mộ, nối tiếp nhau đến chân trời.

Ánh nắng của những ngày đầu mùa hạ chan hoà toả xuống mặt đất.

-"Chỗ này xây dựng xong đă chừng ba năm rồi". Người lái xe taxi đứng tuổi cho biết như thế. -"Trước đấy th́ mất đâu khoảng bảy năm để lấp biển. Khoét lở núi xuống rồi dùng ṿng dây tải chuyền đất đến lấp biển đấy. Thế rồi, chỗ núi cũ thành khu nhà ở, và bờ biển cũ thành khu chung cư. Cậu không biết à?"

-"Đă mười năm nay có lại đây đâu mà biết".

Người lái taxi gật đầu. -"Ở đây cũng đă đổi thay cả rồi. Chạy thêm một đỗi nữa mới đến bờ biển mới. Cậu có muốn đi không?"

-"Không, dừng đây được rồi, cảm ơn ông".

Ông ta ngừng máy đếm tiền, và nhận tiền lẻ tôi trả.

Bước đi trên đường bờ biển cũ ấy, cảm thấy mồ hôi rịn ra trên mặt. Đi trên đường ấy năm phút xong, tôi bước lên đê cản sóng, bắt đầu bước đi trên mặt 50 cen-ti-mét của bức tường xi-măng ấy. Đế cao su của đôi giày thể thao kêu lẹp bẹp. Tôi đi ngang qua vài đứa trẻ con trên đê cản sóng đă bị phế bỏ ấy.

12 giờ 30 phút.

Tĩnh mịch dễ sợ.

Dễ đă hai mươi năm trước rồi, cứ hè đến là tôi lại bơi lội ở biển này mỗi ngày đấy. Chỉ mỗi chiếc quần tắm, cứ chân trần mà đi bộ từ vườn nhà ra đến bờ biển này đấy nhé. Đường tráng nhựa cháy nắng mặt trời nóng kinh khủng, phải vừa đi vừa nhón gót mà nhảy ấy chứ. Có hôm c̣n có mưa rào nữa. Yêu thích biết mấy cái mùi mưa rào thấm hút vào mặt đường nhựa nóng bỏng ấy.

Về đến nhà là có sẵn trái dưa hấu ngâm lạnh trong giếng nước. Tất nhiên cũng có tủ lạnh đấy, nhưng không có ǵ ngon cho bằng dưa hấu ướp lạnh trong giếng nước cả. Vào bồn tắm rửa sạch lớp muối đọng trên da xong, ra ngồi ngoài hiên nhà mà cạp dưa hấu. Có một lần, sợi dây cột dưa hấu bị tuột mất, không vớt lên được, cứ thế vài tháng sau vẫn c̣n nổi lơ lửng trong giếng nước. Mỗi lần múc nước lên, lại có những mảnh dưa hấu lẩn trong gàu. Vào khoảng mùa hè cầu thủ Oh Sadaharu được giải vô địch ném bóng chày ở sân vận động Koshien đấy. Nói ǵ đi nữa th́ cũng là một giếng nước sâu kinh khủng, ḍm xuống măi cũng chỉ thấy một ṿng tṛn đen ng̣m mà thôi.

Khi lớn lên, lúc ấy biển đă bị bẩn quá rồi nên chúng tôi đă phải lên bơi ở hồ bơi trên núi, chiều xuống mới dắt chó -vâng, lúc ấy có nuôi con chó lớn, lông trắng- đi tản bộ trên đường dọc theo bờ biển. Cho chó chạy chơi, thơ thẩn một hồi trên băi cát th́ gặp vài cô bạn cùng lớp. Hôm nào may mắn, c̣n được chuyện tṛ với các cô ấy khoảng một giờ đồng hồ, cho đến khi chung quanh tối hẳn. Các cô bé của năm 1963, mặc váy dài phủ chân, thoảng mùi hương dầu gội tóc, đôi vú mới nhú lên, bao cứng trong chiếc nịt ngực nho nhỏ. Các cô ngồi xuống bên tôi, không ngừng kể cho nghe những bí mật nho nhỏ. Chuyện các cô thích thứ ǵ, ghét thứ ǵ, chuyện trong lớp, chuyện trong xóm, chuyện thế giới, ......, chuyện những phim mới của Anthony Perkins, Gregory Peck, Elvis Presley, và bản nhạc "Breaking Up is Hard to Do" của Neil Sedaka.

Bờ biển ấy mỗi năm có lắm lần xác người chết giạt vào. Thường là tự tử. Chẳng biết họ trầm ḿnh từ nơi nào. Những người tự tử mặc áo quần không có nhăn hiệu, trong túi không có một vật tùy thân nào (có khi đă bị sóng biển đánh giạt đi đâu mất rồi). Chỉ có vài ḍng kư sự ngắn ngủi trên bản tin địa phương của tờ nhật báo. Ghi là phụ nữ, tung tích không rơ, suy đoán là trên dưới 20 tuổi. Người con gái trẻ tuổi, phổi hút vào đầy nước biển, làn da phồng rộp lên như bọt nước, ......

Như vật đánh mất lạc trong ḍng thời gian, cái Chết chầm chậm cuốn theo sóng biển, ngày nào đấy, đă giạt vào bờ biển của khu phố yên tĩnh này. Trong đó có cả một đứa bạn của tôi. Chuyện xa xưa rồi, năm tôi lên sáu. Cậu ấy bị cuốn trôi trong ḍng sông ứ tràn lên v́ lụt lớn. Một buổi chiều mùa xuân, xác cậu cuốn theo ḍng cuồng lưu trôi tuốt ra ngoài khơi, rồi ba ngày sau, cùng với những thân cây, trôi giạt vào bờ biển.

Mùi chết chóc. Mùi cháy của xác cậu bé sáu tuổi thiêu trong ḷ thiêu xác.

Trong khung trời mây mờ tháng Tư, sừng sững nổi lên ống khói ḷ thiêu xác. Luồng khói màu tro. Sự tiêu tán của hiện hữu.

Chân tôi bắt đầu đau.

Tôi tháo giày thể thao, cởi tất, đi chân trần trên mặt đê cản sóng.

Trong nắng chiều yên lặng, vọng đến tiếng chuông của trường trung học cấp hai gần đấy. Đám chung cư cao tầng tiếp nối nhau không dứt. Trông cứ như là một băi thiêu xác. Chẳng có bóng người nào. Chẳng có mùi đời sống. Chỉ thỉnh thoảng có vài chiếc xe hơi chạy qua trên mặt đường trơn láng.

Tôi chợt tiên đoán một điều.

Dưới ánh mặt trời tháng Năm, hai tay lủng lẳng hai chiếc giày thể thao, vừa bước đi trên đê cản sóng phế bỏ ấy, tôi đă tiên đoán, rằng "chúng bay sẽ băng hoại đi thôi".

Bao nhiêu năm nữa, bao nhiêu thập niên nữa, mấy trăm năm nữa, th́ tôi không biết. Nhưng chắc chắn, chúng sẽ băng hoại, mất đi. Khoét lở núi, lấp biển, lấp giếng; trên những linh hồn người chết, chúng bay đă xây dựng lên những ǵ nào? Xi-măng, cỏ dại, ống khói ḷ thiêu xác, chỉ chừng ấy thôi chứ có ǵ đâu?

Phía trước dần dần đă hiện ra ḍng sông; đê cản sóng và đám chung cư cao tầng chấm dứt ở đấy. Tôi bước xuống băi sông, nhúng chân vào ḍng nước trong. Cảm giác mát lạnh quen thuộc ngày nào. Từ thuở biển mới bắt đầu bẩn đi, nước sông này vẫn luôn luôn trong như thế. Ḍng nước từ trên núi chảy theo đường thẳng trên sàn cát của ḷng sông. Có nhiều ngọn thác ngăn cát trôi trên suốt con sông này, cá không sống được bao nhiêu.

Tôi lần theo mé sông cạn, hướng về phía bờ sóng thấp thoáng đằng xa. Tiếng sóng vỗ, mùi biển mặn, những cánh chim biển, h́nh ảnh những chiếc tàu hàng bỏ neo ngoài khơi, ...; dù hai bên bị kẹp lại bởi đất lấp, đường biển ấy vẫn tiếp tục nhịp thở nhỏ nhoi ở đây.

Trên mặt tường trọc của đê cản sóng đă bỏ phế ấy, vô số những ḍng chữ viết bậy xếp hàng bên nhau, khắc lên bằng gạch đá hay phun lên bằng sơn màu. Phần lớn là tên người nào đấy. Tên phái nam, tên phái nữ, tên cả hai phái nam nữ, và ngày tháng.

Ngày 14 tháng 8 năm 1971 (chẳng nhớ tôi đă làm ǵ vào ngày 14 tháng 8 năm 1971).

Ngày 12 tháng 6 năm 1976 (1976 là năm có Thế Vận Hội và bầu cử Tổng thống Mỹ. Thế Vận Hội Montreal? Tổng thống Ford?)

Ngày 12 tháng 3 (chẳng ghi năm nào cả. Ê, tớ đă qua mất đến 31 lần ngày 12 tháng 3 rồi đây).

Hoặc là những mẩu nhắn tin.

"...... ngủ với bất cứ người nào" (đáng lẽ phải ghi luôn số điện thoại chứ).

"ALL YOU NEED IS LOVE!" (sơn phun màu xanh san hô "Chỉ cần t́nh yêu thôi!")

Tôi ngồi xuống băi sông, tựa lưng vào đê cản sóng, ngắm dải bờ biển nhỏ nhoi chỉ c̣n hẹp khoảng 50 thước ấy suốt vài giờ. Không có tiếng động nào ngoài tiếng sóng tháng Năm trong cảnh yên b́nh đến lạ thường.

Mặt trời đă lên quá giữa ṿm trời. Vừa ngắm bóng con đê trườn ngang mặt sông, tôi thiu thiu ngủ. Và trong ư thức đang mờ nhạt dần đi, tôi chợt nghĩ: không biết khi mở mắt ra, ḿnh sẽ ở nơi nào.

Khi mở mắt ra, ḿnh sẽ ......

Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Truyện ngắn "Dải bờ biển tháng Năm - Gogatsu no kaigansen" là truyện thứ 10 trong tập truyện "Ngày đẹp trời để xem Kangaroo" từ Nhà xuất bản Đà Nẵng, tháng 5 năm 2006, dịch từ nguyên tác của Murakami Haruki "Kangaruu Biyori" bản bỏ túi do nhà Kodansha tái bản lần thứ 47 tháng 3 năm 2004.