CÂY LIỄU MÙ VÀ CÔ GÁI NGỦ

Murakami Haruki

Mekura Yanagi to, Nemuru Onna

 

 

 

 dịch

 

 

 

 

 

 

 

Nhắm mắt lại th́ ngửi thấy mùi của gió. Luồng gió tháng Năm phồng lên như một thứ trái cây. Ở đấy có làn da nham nhám, có thịt quả nhờn dẻo, có cả những hạt nhân. Thịt quả nát tung trong không khí, những hạt nhân bắn ra như đạn mềm, chạm vào da trần cánh tay, để lại chút vết đau d́u dịu.

-"Này anh, mấy giờ rồi?". Đứa em họ hỏi tôi. Thấp hơn tôi đến gần 20 cm nên lúc nào cũng ngước lên nh́n tôi mà nói.

Tôi nh́n đồng hồ tay: -"10 giờ 20".

-"Đồng hồ đúng không anh?". Nó hỏi.

-"Anh nghĩ là đúng."

Đứa em họ kéo cổ tay tôi lại nh́n đồng hồ. Những ngón tay của nó trông thon nhỏ trơn láng vậy chứ có sức lắm.

-"Này anh, cái này đắt lắm nhỉ?"

-"Đắt ǵ đâu. Của rẻ đấy". Tôi nói, lướt nh́n bản ghi giờ xe buưt một lần nữa. Không nghe phản ứng ǵ cả. Nh́n về phía đứa em họ th́ thấy nó đang ngước nh́n tôi với vẻ mặt ngơ ngác. Những chiếc răng trắng nh́n qua đôi môi trông giống như những mảnh xương thoái hoá.

-"Của rẻ đấy mà". Tôi nh́n chăm chú khuôn mặt nó và nhắc lại từng chữ rơ ràng. -"Của … rẻ … đấy… nhưng … mà … chính … xác … lắm … đấy".

Đứa em họ im lặng gật đầu.

*

Đứa em họ nghe không rơ bên tai phải. Lúc mới vào tiểu học, nó đă bị banh bóng-chày ném trúng vào tai, từ đấy thính giác bị trục trặc. Tuy thế, sinh hoạt thường ngày hầu như cũng không đến nỗi bị trở ngại ǵ, nên vẫn sinh hoạt b́nh thường và đi học ở các trường học thông thường. Trong lớp học th́ luôn luôn ngồi bàn đầu phía bên phải để có thể hướng tai bên trái về phía thầy giáo. Thành tích cũng không tệ. Tuy nhiên, có lúc nó nghe tiếng bên ngoài tương đối rơ, có lúc không được rơ. Thay đổi giao hỗ như là thủy triều lên, thủy triều xuống. Và tuy hiếm, nhưng độ nửa năm một lần, có lúc cả hai tai hầu như không nghe được ǵ cả. Cứ như là sự yên lặng bên tai phải đă ch́m sâu quá, đến nỗi bao trùm luôn lên âm thanh bên tai trái. Những lúc như thế là sinh hoạt b́nh thường tất nhiên không tiến hành được, mà việc đến lớp học cũng phải ngưng lại một thời gian. Y sĩ cũng không giải thích được tại sao lại xảy ra như thế. Bởi không có ai khác bị thế cả. Tất nhiên chữa trị cũng không được.

-"Vậy th́, đồng hồ đắt giá cũng chưa hẳn đă chính xác đấy nhỉ". Đứa em họ nói, như dặn ḍ chính ḿnh. -"Em lúc trước có cái đồng hồ đắt giá lắm mà cứ chạy sai hoài. Vào trung học th́ được mua cho đấy, nhưng chỉ một năm là đánh mất, từ đấy không dùng đồng hồ nữa. Bởi v́ không c̣n được mua cho đồng hồ nào nữa".

-"Không có đồng hồ th́ bất tiện lắm nhỉ?". Tôi hỏi.

-"V́ sao?". Nó hỏi lại.

-"Không có đồng hồ th́ bất tiện lắm chứ không sao?". Tôi nh́n nó, nói như lặp lại.

-"Cũng chẳng sao". Nó lắc đầu. -" Đâu có phải em sống một ḿnh trong núi đâu. Giờ giấc th́ hỏi người ta cũng được mà".

-"Ừ, th́ thế cũng đúng". Tôi nói.

Rồi cả hai lại lặng thinh một lúc.

Tôi hiểu rơ rằng cần phải tử tế với nó hơn, nói chuyện này chuyện nọ với nó nhiều hơn. Trên đường đến bệnh viện, cần làm sao giảm bớt cảm giác khẩn trương của nó được chừng nào hay chừng ấy. Nhưng từ lúc gặp nó lần trước đến nay đă 5 năm trôi qua rồi. Trong khoảng 5 năm ấy, nó từ 9 tuổi đă lên 14, và tôi cũng đă từ 20 lên 25 rồi. Khoảng trống thời gian ấy đă tạo ra giữa chúng tôi bức màn ngăn trong suốt khó mà xuyên thấu. Định gợi chuyện cần nói với nó th́ lời nói cho thoả đáng lại không t́m đâu thấy. Và khi tôi ngập ngọng hay câm lặng nửa chừng th́ đứa em họ lần nào cũng ngước lên nh́n tôi với vẻ mặt bối rối, tai bên trái lại càng hướng gần thêm về phía tôi.

-"Mấy phút rồi anh?". Đứa em họ hỏi.

-"10 giờ 29 phút". Tôi đáp.

Rồi xe buưt đă đến khoảng 10 giờ 32 phút.

So với thời tôi c̣n học trung học, xe buưt bây giờ trông tân kỳ hơn. Song-cửa-kính phía người lái to hơn, trông xe giống như chiếc máy bay oanh tạc đă bị cắt mất cánh. Và xe buưt đông khách hơn tôi tưởng. Tuy không có ai phải đứng trên lối đi, nhưng đứa em họ và tôi cũng không có chỗ ngồi cạnh nhau được. Nên tôi không muốn ngồi ghế, mà đến đứng ở cửa xe cuối cùng phía sau. Cũng chẳng bao xa. Nhưng mà khoảng giờ này sao lại có nhiều khách lên xe thế, tôi không hiểu nổi. Xe này chạy ṿng tṛn từ ga tàu điện tư nhân, ṿng qua khu nhà-ở Yamanote, rồi trở lại ga tàu điện, giữa đường cũng đâu có thắng cảnh hay cơ sở ǵ đặc biệt. Có vài trường học nên giờ học tṛ đi, về, th́ đông thật, nhưng giờ trưa th́ xe buưt thường trống trơn.

Tôi và đứa em họ, một tay nắm dây treo hay cột thép trên xe. Xe này c̣n sáng bóng, trông như mới được chuyển giao ngay sau khi hoàn thành từ công xưởng. Phần kim thuộc không có đến một vết mờ, đến nỗi soi mặt ḿnh lên đấy được. Vải bao ghế ngồi cũng căng láng, đến từng cái bù-lon nhỏ bé cũng toát ra vẻ lạc quan hănh diện đặc trưng của những máy móc mới tinh khôi.

Khác với những ǵ ngày trước tôi đă quen, xe buưt mới, người đông, làm tôi bối rối. Có khi cả t́nh trạng của tuyến đường này cũng đă đổi thay lúc nào mà tôi chẳng hay. Tôi chú ư nh́n quanh trong xe buưt, rồi nh́n quang cảnh bên ngoài. Nhưng, bên ngoài vẫn là quang cảnh của khu nhà-ở ngoại ô yên tĩnh, không có ǵ khác.

-"Đúng chuyến buưt này đấy chứ anh nhỉ?". Đứa em họ hỏi, có vẻ lo lắng. Có lẽ nó thấy từ khi lên xe đến giờ, mặt tôi có vẻ ngơ ngác, nên nó đâm lo.

-"Đừng lo". Tôi nói, nửa như trấn an chính ḿnh. -"Không trật đâu. Ở đây đâu c̣n tuyến nào khác".

-"Ngày trước, anh cũng đi học trung học bằng xe buưt này đấy nhỉ?". Nó hỏi.

-"Đúng đấy".

-"Anh thích đi học chứ?"

-"Đi học th́ chẳng thích mấy đâu". Tôi thành thật đáp. -"Nhưng đến trường th́ gặp được bạn bè, mà đi đường cũng chẳng đến nỗi cực khổ ǵ lắm".

Đứa em họ suy nghĩ về điều tôi vừa nói một lúc.

-"Các bạn anh ấy, bây giờ có c̣n gặp ai không?"

-"Không, đă lâu lắm rồi chẳng gặp ai cả". Tôi lựa lời nói với nó.

-"Sao vậy anh? Sao không c̣n gặp ai cả thế?"

-"Bởi v́ ai cũng đi xa cả rồi".

Thật sự th́ không phải thế, nhưng không có lối giải thích nào khác.

Bên cạnh tôi là một nhóm người già ngồi chung với nhau. Dễ đến 15 người cả thảy. Xe buưt đông chật thế này chắc là v́ nhóm các cụ này đây. Cụ nào trông cũng có vẻ ăn nắng, phần da sau cổ đen đều một màu. Và cụ nào cũng gầy g̣. Các cụ ông phần lớn mặc loại áo dày dùng để leo núi, các cụ bà phần lớn mặc áo đầm giản dị không có h́nh ǵ cầu kỳ. Tất cả đều có túi xách nhỏ, loại dùng để leo núi, đặt trên đùi. Trông ngoại h́nh các cụ giống nhau một cách kỳ dị. Cứ như là một dăy hàng mẫu sắp xếp theo loại, ngăn nắp bên nhau. Nhưng mà lạ thật chứ. Lộ tŕnh xe này có nối với đường leo núi nào đâu. Các bô lăo này định đi đâu thế nhỉ? Tôi vừa nắm dây treo vừa suy nghĩ, nhưng chẳng suy ra được giải thích nào thoả đáng.

-"Chữa trị lần này có đau không nhỉ?" Đứa em họ hỏi.

-"Anh cũng chẳng biết". Tôi nói. -"Không nghe nói ǵ rơ ràng cả".

-"Anh có khi nào phải đến y sĩ chữa tai chưa?"

Tôi lắc đầu. Nghĩ lại th́ ḿnh từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ phải đi y sĩ chữa tai cả.

-"Các lần chữa trước đau lắm hả?". Tôi hỏi nó.

-"Cũng chẳng đau ǵ lắm". Nó đáp, có vẻ không chắc. -"Tất nhiên, nói là hoàn toàn không đau ǵ cả th́ cũng không đúng. Có khi cũng đau phần nào. Nhưng mà đau lắm th́ cũng không đến nỗi".

-"Vậy th́ lần này cũng giống như các lần trước thôi. Nghe mẹ em bảo là lần này cũng chẳng có ǵ đặc biệt khác các lần trước cả mà".

-"Nhưng mà, nếu chữa trị lần này chẳng có ǵ khác các lần trước th́ cũng lại chẳng chữa trị hết được, phải thế không?".

-"Cái ấy th́ không biết được. C̣n yếu tố thời cơ nữa chứ".

-"Như cái nút chai nổ phựt ra ấy hả?". Đứa em họ nói.

Tôi liếc nhanh nét mặt nó nhưng không thấy vẻ ǵ là mỉa mai trong lời nói ấy. Tôi nói:

-"Y sĩ khác th́ cảm giác của ḿnh cũng khác, có khi cách làm chỉ khác đi một tí mà đưa đến hiệu quả lớn đấy chứ. Anh nghĩ không thể bỏ cuộc đơn giản thế được".

-"Chẳng phải bỏ cuộc ǵ đâu anh". Nó nói.

-"Nhưng mà, em có chán nản không?".

-"Cũng hơi hơi". Đứa em họ nói, thở dài. -"Khổ nhất là ḿnh sợ hăi. Cái đau thật sự th́ không đến nỗi, nhưng em ghét và sợ lúc ḿnh tưởng tượng cái đau đớn sắp đến với ḿnh. Anh hiểu thế không?".

-"Anh nghĩ là anh hiểu được". Tôi đáp.

Mùa xuân năm ấy đă có nhiều chuyện xảy ra. Có chút sự t́nh làm tôi phải nghỉ việc đă làm hai năm rồi ở một đại lư quảng cáo nhỏ. Cũng trong khoảng ấy, tôi lại chia tay với một người bạn gái đă thân mật với nhau từ thời đại học. Rồi tháng sau đó, tổ mẫu lại mất v́ ung thư đường ruột. Tôi về dự đám tang, chỉ có một túi xách nhỏ trên tay. 5 năm rồi tôi mới về lại xóm này. Trong nhà, pḥng tôi vẫn c̣n nguyên vẹn như ngày trước. Những sách tôi đă đọc vẫn c̣n trên tủ sách, giường tôi nằm vẫn c̣n đấy, bàn tôi ngồi học, những đĩa nhạc tôi đă nghe, tất cả vẫn c̣n nguyên đấy. Nhưng đồ vật trong pḥng tất cả đă khô đi, mất đi từ lâu những sắc hương ngày trước. Chỉ có thời gian, lạ thay, vẫn c̣n đọng lại, vững chắc.

Tôi đă dự định sẽ về lại Tokyo 2 hay 3 ngày sau đám tang của tổ mẫu, để kiếm đầu mối cho một việc làm mới. Và định đổi chỗ ở nữa, để thay mới cả tâm t́nh ḿnh. Nhưng rồi thời gian qua, dần dần tôi đâm ra lười nhác, không muốn làm ǵ cả. Hay nói đúng hơn, dù có muốn làm ǵ, cũng không động đậy được nữa. Chỉ muốn giam ḿnh trong pḥng mà nghe lại những đĩa nhạc cũ, đọc lại những cuốn sách ngày xưa, và đôi khi ra vườn nhổ cỏ, thế thôi. Chẳng gặp ai, chẳng chuyện tṛ ǵ với ai ngoài người trong gia tộc.

Cứ thế cho đến ngày bác tôi đến chơi, nhờ tôi đi cùng đứa em họ đến bệnh viện mới. Đáng lẽ bác ấy tự ḿnh đi với nó, nhưng hôm ấy có việc quan trọng cần làm, nên phải nhờ tôi. Bệnh viện ấy tôi biết, ở gần bên trường trung học của tôi ngày trước, mà tôi cũng đang rảnh rỗi, nên chẳng có lư do ǵ để từ chối. Bác tôi trao cho một phong b́ đựng tiền, bảo là để hai anh em ăn uống dọc đường.

Bệnh viện trước đă chữa cho đứa em họ lâu nay hầu như chẳng có hiệu quả ǵ nên phải đổi sang bệnh viện mới. Chẳng những thế, chu kỳ mất thính giác của nó có vẻ càng rút lại gần hơn. Bác tôi phàn nàn chuyện ấy với y sĩ th́ lại bị nói rằng nguyên nhân của bệnh ấy không phải là ngoại khoa mà là v́ hoàn cảnh gia đ́nh đấy, thế là sinh ra gây gổ. Dù sao, thành thật mà nói, chẳng ai kỳ vọng rằng đổi sang bệnh viện mới th́ trở ngại về thính giác của đứa em họ tôi sẽ tức th́ được cải thiện. Tất nhiên không ai nói ra cả, nhưng mọi người chung quanh đều có vẻ đă chịu thua về căn bệnh thính giác của nó.

Tôi và đứa em họ ấy tuy nhà có gần nhau thật nhưng tuổi tác cách nhau hơn 10 tuổi nên không thân ǵ nhau. Chỉ khi nào họ hàng tụ tập lại th́ tôi mới đưa nó đi đâu đấy hoặc cùng chơi tṛ ǵ đấy với nó thôi. Vậy mà không biết từ lúc nào, mọi người dần dần xem tôi với nó như là một cặp anh em thân thiết với nhau. Cứ như là nó đặc biệt quyến luyến tôi, và tôi đặc biệt thương cưng nó. Một thời gian rất lâu, tôi chẳng hiểu tại sao. Nhưng bây giờ nh́n dáng nó hơi nghiêng đầu, hướng tai bên trái về phía tôi như thế này, tôi cảm thấy ḷng ḿnh xao động kỳ lạ. Mỗi cử chỉ có vẻ lúng túng sao đó của nó thấm vào ḷng tôi, như tiếng mưa rơi đă nghe đâu từ ngày xa xưa. Và tôi hiểu một phần nào tại sao bà con trong họ đă nh́n chúng tôi như một cặp anh em thân thiết.

Xe buưt đă chạy qua đâu 7, 8 chỗ ngừng th́ đứa em họ lại ngước nh́n tôi với ánh mắt lo lắng.

-"C̣n xa nữa hả anh?"

-"C̣n xa mà. Bệnh viện lớn lắm, không đi quá đâu mà em lo".

Tôi thoáng thấy những vành nón các cụ già đang đội, những khăn choàng quấn quanh cổ các cụ có chút rung động v́ gió luồn từ cửa sổ vào trong xe. Không biết các cụ là ai? Và không biết các cụ đi đâu?

-"Anh sắp vào làm việc trong hăng của ba em đấy à?" Đứa em họ hỏi tôi.

Tôi ngạc nhiên nh́n nó. Bố của nó, tức là bác [1] của tôi, kinh doanh một nhà in lớn ở Kobe. Nhưng tôi chưa hề nghĩ đến khả-năng-tính ấy, mà cũng chưa nghe phong thanh ǵ về chuyện ấy từ người nào cả.

-"Anh chưa nghe ǵ về chuyện ấy cả". Tôi nói. -"Nhưng mà, tại sao em hỏi thế?"

Đứa em họ hơi đỏ mặt: -"Em chỉ nghĩ thế thôi". Nó nói. -"Nhưng phải chi làm được thế. Anh sẽ ở lại đây măi, và mọi người đều vui mừng".

Băng thâu sẵn đă xướng lên địa danh của bến xe buưt, nhưng không ai nhấn chuông xin dừng cả. Bến xe cũng chẳng có người nào đứng đợi.

-"Nhưng anh phải về Tokyo v́ có chuyện phải làm". Tôi nói. Đứa em họ im lặng gật đầu. Thật ra, chuyện phải làm th́ chẳng có ǵ, chỉ là ở lại đây măi th́ không thể được.

Xe buưt leo lên dốc núi, nhà cửa thưa dần, bắt đầu thấy nhiều nhánh cây lớn thả bóng thẫm màu trên đường đi. Đă thấy lác đác những ngôi nhà sơn màu, có hàng rào thấp theo kiểu ngoại quốc. Gió thổi làm ḿnh khoan khoái. Xe buưt chạy ṿng vèo trên đường núi, thấy ẩn hiện dáng biển từ xa. Chúng tôi dơi theo quang cảnh ấy cho đến lúc xe buưt ngừng trước bệnh viện.

Đứa em họ bảo khám bệnh th́ lâu, mà nó vào một ḿnh cũng được, vậy tôi chờ nó ở đâu đấy đi. Sau khi chào hỏi người y sĩ phụ trách theo thông lệ, tôi rời pḥng khám bệnh đến pḥng ăn. Sáng hôm ấy tôi hầu như đă không ăn ǵ cả nên bụng đói meo, nhưng các món ăn trên thực đơn th́ chẳng có món nào tôi muốn ăn cả. Kết cuộc tôi chỉ gọi cốc cà phê.

Buổi sáng một ngày thường nên khách chỉ có một gia đ́nh khác ngoài tôi. Ông bố cỡ giữa tuổi 40, mặc bộ đồ ngủ có vân xanh thẫm, mang dép nhựa. Bà mẹ và hai cô gái nhỏ sinh đôi là người đến thăm. Hai cô bé mặc áo đầm giống nhau màu trắng, cả hai có vẻ mặt nghiêm trang, ngồi như gập người trên bàn, uống nước cam. Có vẻ ông bố thương tích hay bệnh tật cũng không đến nỗi nặng, nên bố mẹ con cái đều lộ vẻ nhàm chán trên mặt.

Bên ngoài khung cửa sổ, vườn cỏ rộng thênh thang. Đây đó có những ṿi xoay ṿng phun nước thành tiếng, tung toé những ánh trắng trên thảm cỏ xanh. Đôi chim đuôi dài cất tiếng hót lảnh lót, bay ngang trên thảm cỏ rồi biến mất về phía xa. Phía đằng kia của vườn cỏ có vài sân quần vợt, nhưng lưới đă lấy mất đi, không có bóng người nào cả. Khỏi đám sân quần vợt là một dăy những cây cử [2] , qua những cành cây nh́n thấy biển. Những đợt sóng nhỏ loang loáng phản chiếu rực rỡ ánh mặt trời đầu mùa hạ. Gió thổi luồn qua cây cử làm lao xao đám lá non, và làm cho những đợt nước của ṿi phun phần nào sai lạc nhịp điệu.

Tôi có cảm giác đă nh́n thấy khung cảnh này từ ngày nào xa xưa lắm. Cũng vườn cỏ rộng, hai em bé song sinh uống nước cam, đôi chim đuôi dài bay đi đâu mất hút, phía bên kia sân quần vợt không giăng lưới nh́n thấy biển, … Nhưng đấy là ảo giác. Vẻ như thực ấy thật là sống động mănh liệt, nhưng tôi biết đấy là ảo giác. Bởi tôi đến bệnh viện này lần đầu.

Tôi gác hai chân lên chiếc ghế trống trước mặt, hít vào thật sâu rồi nhắm mắt lại. Nh́n thấy một khối màu trắng hiện lên trong khoảng tối đen. Như vi-sinh-vật nh́n qua kính hiển vi, khối trắng ấy nở ra thun lại, không một tiếng động. Đổi dạng đi, phân tán ra thành nhiều hạt nhỏ, rồi tụ lại thành một khối.

Tám năm trước, tôi đă đến bệnh viện kia, một bệnh viện nhỏ bên bờ biển. Từ pḥng ăn nh́n ra chỉ thấy đám cây trúc đào. Bệnh viện cũ, lúc nào cũng có mùi mưa ẩm. Người bạn gái của bạn tôi phải mổ ngực ở đấy, nên tôi đi với hắn đến thăm. Khoảng kỳ nghỉ hè năm tôi học lớp 11.

Nói là mổ ngực nhưng thật ra cũng không phải chuyện giải phẫu ǵ lớn, chỉ là sửa lại một chỗ xương từ lúc cô ấy sinh ra đă nằm hơi lệch vào phía trong. Không có ǵ khẩn cấp, nhưng thế nào cũng phải mổ th́ mổ sớm vẫn hơn. Phẫu thuật th́ xong rất nhanh, nhưng sau đấy rất cần phải an dưỡng, nên cô ấy nằm bệnh viện khoảng 10 ngày. Tên bạn và tôi chở nhau trên xe gắn máy Yamaha 125 phân khối, đến bệnh viện. Lúc đi th́ hắn lái xe, lúc về tôi lái. Hắn muốn tôi cùng đi. Hắn nói: "Ǵ chứ bệnh viện th́ tao chẳng muốn đến một ḿnh".

Hắn ghé hiệu bánh trước ga mua một hộp sô-cô-la. Tôi ngồi sau, một tay nắm thắt lưng hắn, tay kia cầm cứng hộp sô-cô-la. Gặp ngày trời nóng, áo cả hai ướt đẫm mồ hôi, rồi lại khô đi v́ gió, cứ thế mà ướt rồi khô. Hắn vừa lái xe vừa hát nhảm bài hát ǵ chẳng ai hiểu, với giọng hát chối tai. Tôi vẫn c̣n nhớ mùi mồ hôi của hắn ngày ấy. Vậy mà thằng bạn ấy đă chết mất không lâu sau ngày ấy.

Cô bạn mặc áo ngủ màu xanh, choàng thêm áo khoác mỏng dài đến đầu gối. Ba đứa chúng tôi ngồi ở bàn trong pḥng ăn, hút thuốc lá Hope điếu ngắn, uống Cola, ăn kem lạnh. Cô đói quá, ăn 2 cái bánh rán rắc đường, uống cocoa đầy kem, vẫn chưa thoả măn.

-"Ra khỏi bệnh viện là mập như heo đó". Thằng bạn lắc đầu nói.

-"Cũng được thôi, phải ăn cho lại sức chứ". Cô nói, lấy giấy chùi các đầu ngón tay c̣n dính dầu bánh.

Trong lúc hai người nói chuyện, tôi nh́n ra ngoài song cửa, ngắm đám cây trúc đào. Những cây lớn tụ lại như một khu rừng nhỏ. Nghe cả tiếng sóng vỗ. Thanh sắt khung cửa sổ đă hoen gỉ v́ gió biển. Trên trần có cái quạt máy như món đồ cổ, c̣n cố xáo trộn không khí nóng hầm hập trong pḥng. Pḥng ăn có mùi bệnh viện. Thức ăn, thức uống đều có mùi bệnh viện làm dấu ấn. Áo ngủ của cô có hai cái túi nơi ngực, một túi nhét cây bút bi nhỏ màu hoàng kim. Khi cô chúi người tới trước, từ khoảng ngực áo hở chữ V lấp ló màu da trắng của đôi vú nhỏ.

Suy nghĩ của tôi đến đây th́nh ĺnh khựng lại. Rồi sao nữa nhỉ? Uống cola, ngắm đám trúc đào, nh́n thấy ngực của cô ấy, rồi sao nữa nhỉ? Tôi đổi vị trí thân ḿnh trên ghế ngồi bằng nhựa, vẫn chống tay vào má như thế, lại cố đào sâu kư ức của ḿnh. Như đang dùng đầu lưỡi dao mỏng để cạy nút chai điên điển lên … Tôi nh́n sang hướng khác, tưởng tượng cảnh đám y sĩ cắt banh lồng ngực của cô, thọc những ngón tay bọc bằng bao tay cao su ấy vào trong mà sửa lại vị trí của miếng xương … Nhưng cảnh ấy thật là phi-hiện-thực như là chuyện bịa đặt.

À, nhớ ra rồi. Sau đó, chúng tôi nói chuyện t́nh dục. Khởi đầu là thằng bạn tôi. Hắn đă nói chuyện ǵ nhỉ? Hẳn là chuyện tôi đă làm ǵ đấy, chứ ǵ. Chẳng hạn, tôi đă tán tỉnh cô nào đấy mà không được, hẳn là chuyện ǵ tương tự thế. Sự thực th́ là chuyện chẳng có ǵ, nhưng hắn đă thổi phồng lên, thêm mắm thêm muối cho thành chuyện ǵ vui thích hay ho lắm, làm cô ấy bật cười lớn. Đến tôi cũng cười được nữa là. Hắn thật là tay kể chuyện giỏi.

-"Đừng chọc em cười". Cô nói, vẻ khổ sở. -"Cười làm ngực đau đấy".

-"Đau ở chỗ nào". Hắn hỏi.

Cô lấy ngón tay đè lên lớp áo ngủ khoảng gần trên tim, phía trong vú bên trái một tí. Hắn lại nói đùa ǵ đấy về chỗ ngực ấy, làm cô lại cười thêm.

Tôi nh́n đồng hồ tay. 11 giờ 45 phút. Đứa em họ vẫn chưa trở lại. Đă gần đến giờ ăn trưa, pḥng ăn bắt đầu đông người. Nhiều thứ tiếng động và tiếng người nói chuyện pha lẫn vào nhau, như một lớp khói bao trùm căn pḥng. Tôi trở lại với trí nhớ một lần nữa, nghĩ đến cây bút bi nhỏ màu hoàng kim trong túi áo trên ngực cô ấy.

…… Phải rồi, cô đă cầm cây bút ấy vẽ ǵ đấy trên mặt sau của chiếc khăn giấy. Cô ấy đă vẽ h́nh ǵ đấy, mà khăn giấy th́ mềm quá nên đầu bút bi bị chận lại. Dù thế, cô đă vẽ h́nh ngọn đồi, trên đỉnh đồi có ngôi nhà nhỏ, trong nhà có mỗi một cô gái đang ngủ. Quanh nhà là đám liễu mù. Đám liễu mù ấy đă ru cô gái ngủ say.

-"Liễu mù là cái thứ ǵ chứ?". Thằng bạn tôi hỏi.

-"Có thứ thực vật tên thế đấy".

-"Chưa nghe bao giờ cả".

-"Bởi em bịa ra đấy mà". Cô mỉm cười. -"Cây liễu mù có phấn hoa rất mạnh, ruồi đậu dính phấn hoa rồi chui vào trong tai của cô gái, làm cho cô ấy ngủ say đấy".

Lấy một vào chiếc khăn giấy khác, cô vẽ h́nh cây liễu mù. Cao cỡ một cây đỗ quyên [3]. Nở hoa, nhưng hoa ấy bị đám lá dày đặc màu lục bao quanh. Đám lá trông giống như những chiếc đuôi thằn lằn tụ lại với nhau. Cây liễu mù ấy trông chẳng giống ǵ cây liễu cả.

-"Cậu có thuốc lá không?". Thằng bạn hỏi tôi. Tôi ném qua bàn về phía hắn bao thuốc Hope điếu ngắn c̣n ẩm mồ hôi.

-"Liễu mù trông bên ngoài th́ nhỏ, nhưng rễ cây th́ sâu ghê lắm". Cô ấy giải thích. -"Thực tế, khi đến tuổi nào đấy, liễu mù sẽ ngưng không cao lên nữa mà chỉ đâm rễ sâu thêm, sâu thêm nữa vào ḷng đất. Cứ như là lấy bóng tối làm dinh dưỡng ấy".

-"Thế rồi, ruồi mang phấn hoa của cây ấy, chui vào trong tai mà làm cho cô ấy ngủ đấy chứ ǵ". Thằng bạn nói, vừa khổ sở cố đánh que diêm ẩm để mồi lửa lên điếu thuốc. -"Rồi, con ruồi ấy làm ǵ nữa?"

-"Tất nhiên là nó vào trong người của cô gái để ăn thịt cô ấy đấy". Cô nói.

-"Nhồm nhoàm, nhồm nhoàm". Thằng bạn làm bộ nhai.

Phải rồi, tôi nhớ mùa hè ấy, cô đă làm bài thơ dài về cây liễu mù, và giải thích đại ư cho chúng tôi. Bài thơ ấy là bài làm duy nhất của cô trong kỳ nghỉ hè ấy. Giấc mộng một đêm nào đấy đă gợi ư cho cô, và cô đă nằm trên giường bệnh viện viết ra bài thơ ấy trong suốt một tuần lễ. Thằng bạn tôi nói muốn đọc bài thơ, nhưng cô bảo chưa chỉnh xong những chi tiết nhỏ, nên không chịu, thay vào đấy, cô đă vẽ h́nh mà giải thích ư chính của bài thơ.

Để cứu cô gái ngủ say v́ phấn hoa của cây liễu mù, một chàng trai trẻ đă một ḿnh leo lên ngọn đồi.

-"Chàng ấy chính là anh đấy chứ ǵ". Thằng bạn tôi chen vào.

Cô lắc đầu: -"Không, chàng không phải là anh đâu".

-"Em biết chắc thế không?". Thằng bạn tôi hỏi.

-"Em biết chắc chứ". Cô nói với vẻ mặt thật nghiêm trang. -"Không hiểu sao em lại biết chắc như thế. Nhưng đúng là thế đấy. Anh phật ḷng hở?"

-"Tất nhiên rồi". Hắn nhăn mặt làm bộ đau khổ, nửa đùa nửa thật.

Chàng trai vạch đám lá liễu mù dày đặc ấy ra, leo dần lên dốc đồi. Sự thật, từ ngày đám liễu mù lan tràn chiếm lănh ngọn đồi ấy, chàng ta là người đầu tiên dám leo lên đấy. Mũ đội sụp xuống tận mắt, một tay quơ quanh xua đàn ruồi đang bu lại từng đám, chàng cố gồng ḿnh leo lên. Để gặp được cô gái. Để đánh thức nàng dậy khỏi giấc ngủ vùi dai dẳng ấy.

-"Nhưng kết cuộc, trên đỉnh đồi kia, bên trong thân thể cô gái ấy đă bị ruồi ăn hết cả rồi chứ ǵ?". Thằng bạn tôi nói.

-"Trong ư nghĩa nào đấy th́ đúng thế đấy". Cô đáp.

-"Trong ư nghĩa nào đấy mà đă bị ruồi ăn hết thịt đi, th́ trong ư nghĩa nào đấy, hẳn là chuyện buồn lắm đấy nhỉ". Hắn nói.

-"Ừ, có lẽ thế".

Cô suy nghĩ một lúc rồi quay sang hỏi tôi:

-"C̣n anh nghĩ sao?"

-"Nghe như là chuyện buồn ấy". Tôi đáp.

Đứa em họ trở lại lúc 12 giờ 20 phút. Mặt có vẻ thẫn thờ, tay xách bao giấy đựng thuốc uống. Nó mất khá nhiều th́ giờ từ lúc bước vào pḥng ăn cho đến khi nh́n thấy mà bước đến bàn tôi đang ngồi. Dáng đi có vẻ lảo đảo như bị mất thăng bằng. Vừa ngồi phịch xuống ghế trước mặt tôi là thở dốc như chợt nhớ lại chuyện thở sau một hồi lâu bận rộn mà quên cả chuyện hô hấp.

-"Sao em?". Tôi hỏi.

-"Ừm". Nó nói. Tôi chờ nó nói ǵ thêm nhưng măi không nghe nó nói tiếp.

-"Đói không?". Tôi lại hỏi.

Nó im lặng gật đầu.

-"Ăn ở đây nhé? Hay em muốn đi xe buưt về phố rồi ăn ở đấy?"

Đứa em họ nh́n quanh pḥng ăn, có vẻ nghi ngờ lắm, rồi nói ở đây cũng được. Tôi đi mua phiếu ăn, đặt hai phần ăn trưa. Cho đến khi thức ăn được mang đến, nó im lặng ngắm nh́n quang cảnh bên ngoài khung cửa sổ mà tôi đă ngắm, những biển, dăy cây cử, những ṿi phun nước, …

Bàn bên cạnh, hai vợ chồng trung niên, áo quần chỉnh tề, vừa ăn bánh ḿ kẹp vừa nói chuyện về người bạn bị ung thư phổi. 5 năm trước đă bị cấm hút thuốc mà không bỏ kịp, sáng dậy là mửa ra một đống máu, vân vân … Bà vợ hỏi, ông chồng đáp. Ông giải thích rằng, ung thư như thế nào là phản ảnh lối sống của người bệnh ấy.

Bữa ăn trưa của chúng tôi là món thịt bằm chiên và cá thịt trắng chiên, thêm rau trộn và bánh ḿ tṛn nhỏ. Hai anh em ngồi đối mặt im ĺm ăn. Bàn bên, hai vợ chồng kia vẫn nhiệt tâm nói chuyện ung thư tiến hành như thế nào, tại sao dạo này ung thư tăng vọt lên, tại sao không có thuốc trị công hiệu, vân vân …

-"Ở đâu cũng giống nhau thôi anh ạ". Đứa em họ nói với giọng đều đều vừa nh́n vào hai bàn tay ḿnh. -" Ở đâu cũng hỏi chừng ấy điều, kiểm chừng ấy thứ thôi".

Chúng tôi ra trước cổng bệnh viện, ngồi trên băng ghế để chờ xe buưt. Thỉnh thoảng có gió thổi ngang đầu, làm xao động đám lá cây.

-"Đôi khi tai em hoàn toàn không nghe ǵ cả sao?". Tôi hỏi.

-"Vâng, đúng đấy". Đứa em họ đáp. -"Chẳng nghe được ǵ cả".

-"Lúc ấy th́ cảm thấy như thế nào nhỉ?"

Nó nghiêng đầu suy nghĩ.

-"Lúc chợt để ư th́ hoàn toàn không c̣n nghe tiếng ǵ cả ấy. Nhưng lâu lắm mới để ư thế. Lúc để ư đến th́ đă chẳng c̣n nghe được ǵ rồi. Cứ như là ḿnh đóng nút vào tai và đang ở dưới đáy biển ấy. T́nh trạng ấy kéo dài một lúc lâu. Quả thật lúc ấy tai chẳng nghe ǵ cả, nhưng mà không phải chỉ là tai ḿnh thôi. Tai không nghe được ǵ chỉ là một phần thôi đấy".

-"Chắc là khó chịu lắm nhỉ?"

Đứa em họ lắc đầu: -"Không hiểu sao, em lại không thấy khó chịu. Có điều, đủ thứ bất tiện v́ tai không nghe được tiếng ǵ cả".

Tôi cố nghĩ xem, nhưng không thể nào mường tượng ra được cảm giác ấy.

-"Anh đă xem phim Fort Apache của John Ford chưa nhỉ?". Nó hỏi.

-"Xem đâu từ ngày xưa lắm rồi". Tôi đáp.

-"Em th́ mới xem đây. Trên ti-vi ấy. Phim thật là hay".

-"Ừm". Tôi phụ hoạ theo.

-"Khởi đầu, có vị tướng mới đổi đến thành lũy miền Tây. John Wayne đóng vai viên đại úy già-dặn ra đón vị tướng ấy. Vị tướng mới chưa rành t́nh h́nh miền Tây. Chung quanh thành lũy th́ dân da đỏ nổi loạn đánh phá".

Nó lấy chiếc khăn tay trắng gấp lại từ trong túi ra, lau miệng.

-"Đến thành lũy ấy xong, vị tướng nói với viên đại úy: Giữa đường ta thấy mấy tên da đỏ đấy. Viên đại úy thản nhiên trả lời: Không sao, ngài thấy được mấy tên da đỏ ấy, có nghĩa là ở đấy chẳng c̣n da đỏ nữa rồi. Lời nói chính xác là thế nào th́ em không nhớ, nhưng đại ư là thế. Anh hiểu nghĩa là thế nào không?"

Tôi không nhớ được có đoạn đối thoại như thế trong phim ấy không. Có vẻ khó hiểu quá so với kịch bản của loại phim do John Ford đạo diễn. Mà tôi xem phim ấy cũng đă lâu quá rồi.

-"Những ǵ mà mọi người đều thấy th́ không mấy quan trọng. Có thể có ư như thế tuy anh không chắc lắm".

Đứa em họ nhíu mày. -"Em cũng không hiểu mấy. Nhưng mỗi khi có ai thương hại v́ chuyện tai của em, không hiểu sao em lại nhớ đến câu nói ấy. Thấy được mấy tên da đỏ ấy, có nghĩa là ở đấy chẳng c̣n da đỏ nữa rồi."

Tôi cười lớn.

-"Tức cười lắm hả anh?" Nó hỏi.

-"Tức cười lắm". Tôi đáp. Nó cũng cười theo. Lâu lắm rồi mới thấy nó cười. Một lúc sau, nó nói như thổ lộ điều ǵ.

-"Anh này, nh́n vào trong tai giùm em đi".

-"Nh́n vào bên trong tai ấy à?". Tôi hỏi, hơi ngạc nhiên.

-"Chỉ nh́n từ ngoài vành tai vào trong một chút thôi cũng được".

-"Được thôi. Nhưng để làm ǵ thế?"

-"Em chợt nghĩ thế thôi". Nó hơi đỏ mặt. -"Xem thử nó ra sao ấy mà".

-"Được rồi. Để anh xem cho". Tôi nói.

Đứa em họ ngồi quay lưng lại, nghiêng tai phải về phía tôi. Nh́n kỹ th́ tai nó có h́nh dáng khá xinh. Dái tai có hơi nhỏ nhưng đầy lên như một miếng bánh phồng mới nướng xong. Lần đầu tiên tôi nh́n chăm chú vào tai một người nào. So với những cơ quan khác trong thân thể con người, có lẽ tai là có h́nh thái kỳ lạ khó hiểu thế nào ấy. Lắm chỗ cong quẹo, quanh co, chỗ th́ lút sâu vào, chỗ lại lồi hẳn ra, chẳng hiểu để làm ǵ. Có lẽ trong quá tŕnh tiến hoá đă v́ truy cầu công dụng tập trung âm thanh hay bảo vệ phía bên trong mà tự nhiên thành ra có một ngoại h́nh kỳ dị như thế. Bao bọc bởi bức tường bất-đối-xứng bên ngoài ấy là một lỗ tai mở ra tối tăm như lối vào một hang động bí mật.

Tôi mường tượng lại h́nh ảnh những con ruồi nhỏ tí đă lọt vào trong tai của cô gái trong câu chuyện kia. Chúng mang 6 bàn chân dính đầy phấn hoa ngọt ngào, chui sâu vào trong lỗ đen tối mà ấm hơi người của cô gái, để gặm lấy những sớ thịt mềm màu hoa đào nhạt kia, hút lấy nước mật, rồi đẻ những trứng nhỏ trong năo của cô gái ấy. Vậy mà chẳng có ai thấy h́nh dáng của chúng. Cả tiếng đập cánh cũng không nghe.

-"Xong rồi đấy". Tôi nói.

Đứa em họ xoay người về phía tôi, sửa lại thế ngồi trên ghế.

-"Sao, anh có thấy ǵ lạ không?"

-"Nh́n từ ngoài vào th́ chẳng thấy có ǵ lạ cả".

-"Anh có cảm thấy ǵ th́ cứ cho em biết".

-"Tai em cũng b́nh thường thôi mà".

Nó có vẻ thất vọng. Có lẽ tôi đă nói ǵ không đúng chăng.

-"Chữa tai có đau không em?". Tôi gắng hỏi nó.

-"Cũng chẳng đau đớn ǵ. Cũng như mọi lần trước thôi. Cứ đúng chỗ cũ mà ngoáy như mọi khi ấy, làm em cảm thấy chỗ ấy bây giờ như đă ṃn đi mất. Đôi khi không c̣n cảm giác là tai của ḿnh nữa".

Một lúc sau, nó hướng về phía tôi, nói: -"Số 28. Xe buưt số 28 là đúng phải không anh?"

Năy giờ tôi suy nghĩ chuyện ǵ khác. Nghe nói thế, ngước mặt lên th́ thấy có chiếc xe buưt đang giảm tốc chạy ṿng lên dốc. Không mới như xe buưt trước, chiếc này trông quen thuộc như những chiếc buưt ngày trước tôi đă đi. Phía trước xe có treo bảng đề số 28. Tôi dợm đứng dậy từ băng ghế, nhưng không đứng dậy được. Cứ như là ḿnh đang bị cuốn hút vào trong một ḍng nước chảy xiết, tay chân không cử động theo ư ḿnh được. Lúc ấy, tôi nhớ lại chuyện hộp sô-cô-la đă mang đến viếng người bệnh trong buổi chiều mùa hạ ấy. Khi cô ấy vui mừng mở nắp hộp ra th́ một tá những viên sô-cô-la ấy đă chảy x́u không c̣n h́nh dáng ǵ nữa, và đă dính bết vào giấy ngăn cùng nắp hộp mất rồi. Giữa đường đến bệnh viện, thằng bạn và tôi đă dừng xe gắn máy ở bờ biển. Rồi hai đứa nằm dài trên băi cát nói đủ thứ chuyện. Trong khoảng thời gian ấy, đă bỏ mặc hộp sô-cô-la chịu trận dưới ánh nắng mănh liệt tháng Tám. Thứ kẹo ấy đă v́ sự bất cẩn và ngạo mạn của tụi tôi mà bị chảy mất h́nh dáng, mất cả giá trị. Đáng lẽ tụi tôi phải cảm thấy ǵ đấy về chuyện mất mát ấy. Đứa nào cũng được, đáng lẽ phải nói ra lời ǵ đấy có ư nghĩa một tí về chuyện mất mát ấy. Vậy mà buổi chiều ấy, tụi tôi đă chẳng cảm thấy ǵ cả, chỉ trêu chọc nhau bằng những lời đùa bỡn vô duyên, rồi cứ thế mà chia tay. Để mặc cho giống liễu mù mọc tràn lan trên ngọn đồi ấy mất.

Đứa em họ nắm chặt lấy cánh tay phải của tôi.

-"Anh có sao không?". Nó lo lắng.

Tôi mang ư thức trở về với thực tại, đứng lên khỏi băng ghế. Lần này th́ đứng lên được rồi. Lần này th́ có thể cảm nhận được trở lại luồng gió quen thuộc tháng Năm thổi qua da ḿnh. Trong khoảng vài giây, tôi đứng ở một nơi mờ tối, kỳ lạ, nơi ấy những ǵ thấy được th́ không có, mà chỉ có những ǵ ḿnh không nh́n thấy được.

Nhưng rồi trước mắt tôi, chuyến buưt 28 hiện thực đă ngừng lại đấy, cánh cửa hiện thực đă mở ra. Và tôi bước lên đấy, hướng đến một nơi chốn khác.

Tôi đặt bàn tay lên vai đứa em họ và nói với nó:

-"Đừng lo ǵ cả em à. Anh không sao đâu".

 

Phạm Vũ Thịnh dịch

 

Chú thích:

[1] Mặc dù là con người Bác, nhưng nhỏ tuổi hơn, nên xin dùng chữ "đứa em họ" theo lối Nhật, thay v́ vai anh trong truyền thống Việt Nam.

[2] Keyaki - Zelkova, tự điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi là cây "cử"; thuộc họ "cây du - elm tree", cao đến 30 m, tán rộng, gỗ cứng, dùng làm cột nhà và bàn ghế.

[3] Tsutsuji - Azalea: đỗ quyên.

 

Ghi chú của người dịch:

Truyện ngắn "Cây liễu mù và Cô gái ngủ - Mekura Yanagi to, Nemuru Onna" đă ra mắt độc giả năm 1983, bản rút ngắn đăng trên tập san Văn Học Giới -Bungakkai số tháng 11 năm 1995.