CHIM VẶN DÂY THIỀU

VÀ PHỤ NỮ NGÀY THỨ BA

Murakami Haruki

Phm Vũ Thnh  dịch

 

 

 

Điện thoại người đàn bà ấy gọi đến reo lên đúng vào lúc tôi đang đứng trong bếp luộc ḿ Ư. Ḿ Ư sắp chín tới, và tôi đang huưt sáo miệng theo điệu nhạc "Chim ác-là ăn trộm", khai-tấu-khúc của Rossini, phát ra từ đài FM. Luộc ḿ Ư mà nghe nhạc này th́ không c̣n ǵ tuyệt vời bằng.

Nghe điện thoại reo, tôi thật muốn mặc kệ nó, cứ tiếp tục luộc ḿ. Ḿ đă sắp sửa chín tới, mà Claudio Abbado cũng đang điều khiển ban nhạc giao hưởng London đưa ḍng nhạc sắp sửa lên đến tuyệt đỉnh rồi. Vậy mà rồi tôi cũng phải vặn nhỏ lửa gas, tay phải c̣n cầm đôi đũa cả, đi vào pḥng khách nhặt ống nghe lên. Bởi chợt nhớ lại là có thể bạn tôi gọi đến cho biết có công việc mới cho tôi không chừng.

-"Xin anh chừng 10 phút có được không ạ?" Giọng đàn bà đột ngột vang lên.

-"Xin lỗi …". Tôi ngạc nhiên hỏi lại. -"Cô vừa nói ǵ thế?"

-"Em nói chỉ xin anh chừng 10 phút có được không ạ?". Cô ta lặp lại.

Giọng cô này tôi chưa bao giờ nghe cả. Ǵ chứ phân biệt giọng nói người khác th́ tôi có tự tín gần như tuyệt đối, nên chắc chắn không thể sai rằng tôi chưa bao giờ nghe giọng cô này cả. Một giọng trầm mềm, và khó nắm bắt.

-"Xin lỗi, cô định gọi cho ai thế?" Tôi gắng lễ phép hỏi.

-"Điều ấy không quan trọng lắm, em chỉ xin anh 10 phút thôi. Được thế th́ sẽ cảm thông với nhau ấy mà".

-"Cảm thông với nhau?"

-"Hiểu được tâm t́nh của nhau đấy". Cô ta giải thích.

Tôi ló đầu ra ngoài cửa pḥng đang hé mở, ḍm vào bếp. Hơi nước đang toả lên trên nồi ḿ, và Abbado vẫn c̣n điều khiển bản "Chim ác-là ăn trộm".

-"Xin lỗi cô, tôi đang bận luộc ḿ Ư đây. Ḿ sắp sửa chín tới rồi. Nói chuyện với cô những 10 phút th́ ḿ trương ph́nh lên mất. Tôi cắt điện thoại nhé?"

-"Ḿ Ư à?". Cô ta nói, có vẻ ngán ngẩm. -"Đă 10 giờ rưỡi sáng rồi cơ mà. Sao lại luộc ḿ Ư vào lúc 10 giờ rưỡi sáng nhỉ? Có khác đời không vậy?"

-"Khác đời hay không khác đời, cũng đâu có dính dáng ǵ đến cô chứ!". Tôi nói. -"Tôi chỉ ăn sáng qua loa nên bây giờ bụng đói mới tự ḿnh luộc ḿ ăn đây. Ăn thứ ǵ vào lúc nào là quyền của tôi chứ!"

-"Vâng, được thôi. Vậy em ngưng điện thoại đây nhé". Cô ta nói, giọng trơn như thoa mỡ. Giọng cô này lạ thật. T́nh cảm thay đổi một tí là giọng điệu đổi khác ngay, cứ như là vặn qua một tần số khác vậy. -"Em gọi lại lần nữa vậy nhé".

-"Cô chờ tí". Tôi lật đật nói. -"Nếu cô định rao bán thứ ǵ đấy, th́ có gọi bao nhiêu lần cũng vô ích thôi. Tôi đang thất nghiệp đây, chẳng dư giả để mua sắm ǵ được đâu".

-"Anh khỏi lo, em biết điều ấy chứ". Cô nói.

-"Cô biết à? Biết ǵ kia?"

-"Th́ chuyện anh đang thất nghiệp đấy chứ ǵ. Em biết chứ. Thôi anh luộc ḿ cho chín đi nhé".

-"Này, cô là ai …". Tôi nói nửa chừng th́ điện thoại bị cắt mất. Lối cắt điện thoại thật bất ngờ. Không phải đặt ống nói xuống, mà dùng ngón tay bấm tắt.

Tôi chẳng biết biểu lộ sự tức bực của ḿnh vào đâu, đứng thẫn thờ nh́n ống điện thoại trên tay ḿnh như thế một hồi. Sực nhớ lại nồi ḿ luộc nên gác vội ống điện thoại rồi trở lại bếp. Tắt gas, đổ ḿ vào rá, sau đấy chan nước xốt đă hâm lại trong nồi nhỏ lên ḿ, rồi ăn. Tại cú điện thoại chẳng hiểu ất giáp ǵ ráo ấy mà lơi ḿ có hơi mềm quá, nhưng không đến nỗi tuyệt vọng, vả lại lúc ấy tôi cũng đă đói bụng quá, nên chẳng hơi sức đâu mà phân tích chuyện gia giảm tế nhị khi luộc ḿ. Tôi vừa nghe nhạc từ đài phát thanh, vừa cho vào bụng rỗng 250 gram ḿ Ư, không chừa một cọng nhỏ nào. Xong, rửa đĩa và nồi, rồi trong lúc nấu một ấm nước, pha trà đựng trong bao nhỏ. Vừa uống trà, tôi vừa cố nghĩ về cú điện thoại vừa rồi.

Cảm thông với nhau à? Cô ta muốn ǵ mà gọi đến tôi thế không biết? Mà cô ta là ai đă chứ? Mọi chuyện có vẻ bí mật quá. Xưa nay tôi chưa hề có điện thoại nặc danh từ cô nào chẳng quen biết, mà cô này muốn nói ǵ, tôi hoàn toàn chẳng đoán ra được. Dù sao đi nữa, tôi nghĩ chẳng muốn "cảm thông" ǵ với một người đàn bà ḿnh chẳng biết là ai. Chuyện ấy chẳng ích lợi ǵ cả. Đối với tôi lúc này, quan trọng nhất vẫn là làm sao t́m ra được việc làm mới. Và xác-lập một lề lối sinh hoạt mới theo kiểu của ḿnh.

Dù nghĩ vậy, lúc trở lại ngồi trên ghế dài pḥng khách, đọc cuốn tiểu thuyết của Len Deighton mới mượn ở thư viện, vừa liếc nh́n máy điện thoại, dần dần câu nói của người đàn bà ấy "Chỉ cần 10 phút để cảm thông nhau" làm tôi thắc mắc. 10 phút th́ cảm thông được chuyện quái ǵ nhỉ?

Nghĩ cho cùng, ngay từ đầu, cô ta đă quy định rơ ràng là 10 phút. Tôi cảm thấy cô ta tự tín vô cùng về chuyện quy định giới hạn 10 phút ấy. 9 phút th́ ngắn quá, mà 11 phút lại dài quá chăng? Giống hệt như độ chín tới của ḿ Ư tôi luộc vậy.

Cứ lơ mơ nghĩ ngợi như thế nên cốt chuyện trong cuốn tiểu thuyết không hiểu được nữa. Tôi làm vài động tác thể dục nhẹ rồi lấy áo sơ mi ra ủi. Khi nào đầu óc bấn loạn, tôi hay lấy áo sơ mi ra ủi. Từ xưa đă thế rồi.

Tôi ủi áo sơ mi theo thứ tự 12 công đoạn: (1) bắt đầu từ cổ áo, phía ngoài, cho đến (12) tay áo, ống tay bên trái. Thứ tự ấy không bao giờ bị xáo trộn cả. Tôi vừa đếm thứ tự vừa ủi áo. Không làm thế th́ không ủi tốt được. Tôi khoan khoái hưởng cái mùi đặc biệt của vải bông nung nóng, và tiếng hơi nước sôi sục trong bàn ủi. Ba chiếc áo sơ-mi ủi xong, xác nhận không có nếp nhăn ǵ, tôi treo chúng vào móc áo trong tủ. Tắt bàn ủi, dẹp vào kho cùng với tấm kê để ủi xong, tôi cảm thấy thơ thới lên. Khát nước, vừa định vào bếp th́ điện thoại lại reo lên. Chán thật, tôi nghĩ. Ngần ngừ chẳng biết nên cứ đi tiếp vào bếp, hay trở lại pḥng khách, mà rồi cũng phải vào pḥng khách nhặt ống nghe lên. Nếu người đàn bà kia điện thoại đến nữa, th́ sẽ lấy cớ là đang bận tay ủi áo mà cắt quách đi là xong.

Nhưng điện thoại này là từ vợ tôi. Đồng hồ đặt trên TV chỉ 11 giờ rưỡi.

-"Anh khoẻ không?". Vợ tôi hỏi.

-"Anh khoẻ". Tôi nói, nhẹ nhơm.

-"Anh đang làm ǵ đấy?"

-"Vừa ủi áo đấy mà".

-"Có chuyện ǵ thế anh?". Vợ tôi hỏi. Giọng nàng có chút lo âu. Nàng biết rơ là khi nào tôi bấn loạn th́ lại lôi áo quần ra ủi.

-"Có chuyện ǵ đâu. Chỉ định ủi mấy cái áo sơ mi thôi. Chẳng có chuyện ǵ cả". Tôi nói, ngồi xuống ghế, đổi ống điện thoại sang tay phải. -"Mà em gọi về có chuyện ǵ thế?"

-"À, chuyện việc làm cho anh đấy. Có thể có việc làm này tàm tạm được".

-"Thế à?". Tôi nói.

-"Anh làm thơ được không?"

-"Thơ ǵ?". Tôi ngạc nhiên, hỏi lại. Thơ à? Thơ quái ǵ chứ?

-"Em có người quen làm biên tập một tạp chí văn chương cho thiếu nữ. Họ đang cần một người hiệu đính, chọn lọc thơ do người đọc gửi đến. Và mỗi tháng, viết cho họ một bài thơ nữa. Công việc chỉ đơn giản có thế, mà thù lao không tệ. Tất nhiên chỉ là mức thù lao cho việc làm thêm thôi, nhưng làm được việc th́ có thể về sau, họ giao thêm việc biên tập nữa".

-"Đơn giản à?". Tôi nói. -"Em nhớ chứ. Anh muốn t́m việc làm trong văn pḥng luật sư kia mà. Từ đâu mà ra chuyện hiệu đính thơ này thế?"

-"Chứ không phải anh nói hồi trung học cấp ba đă có viết lách ǵ đấy sao?"

-"Báo chí đấy mà. Báo học tṛ trung học kia. Anh chỉ viết các kư sự vớ vẩn về lớp nào vô địch đại hội bóng tṛn, hay là thầy dạy vật lư té trên bậc cấp phải vào nhà thương, những chuyện tầm phào ấy thôi. Có phải thơ đâu. Thơ th́ anh đâu có làm bao giờ".

-"Nói là thơ, chứ chỉ là thứ thơ làm cho nữ sinh trung học cấp ba đọc đấy mà, có cần phải hay ho ǵ lắm đâu. Đâu có cần phải làm thơ đến mức Allen Ginsberg. Làm qua loa cũng được mà".

-"Dù có qua loa hay không, thơ th́ anh chịu thôi". Tôi dứt khoát. -"Chứ có làm thơ được đâu nào".

-"Hừm". Vợ tôi có vẻ tiếc rẻ. -"Chứ việc làm văn pḥng luật sư ấy đâu có hy vọng ǵ t́m được".

-"Anh đang nhờ vài người t́m giúp đây. Nội tuần này sẽ biết. Nếu không có việc, th́ lúc ấy sẽ suy nghĩ thêm".

-"Thế à. Thôi thế cũng được. Mà anh này, hôm nay là thứ mấy nhỉ?"

-"Thứ Ba". Tôi nghĩ một lúc rồi nói.

-"Vậy anh đến ngân hàng trả tiền gas và tiền điện thoại hộ em đi".

-"Được rồi. Cũng định sắp sửa đi mua thức ăn tối, vậy nhân tiện anh ghé ngân hàng luôn".

-"Ăn tối món ǵ thế anh?"

-"Chưa biết". Tôi nói. -"Chưa định được món ǵ đây. Ra chợ rồi tính sau".

-"Anh này". Vợ tôi nói, giọng nghiêm trang. -"Em nghĩ anh không cần t́m việc làm cũng được mà".

-"Tại sao?". Tôi lại ngạc nhiên hỏi. Có vẻ phụ nữ trên thế giới gọi điện thoại đến để cho tôi những tin đáng ngạc nhiên. -"Sao lại không cần t́m việc làm cũng được? C̣n có ba tháng nữa là hết phụ cấp thất nghiệp rồi. Cứ tà tà chẳng làm việc ǵ cả thế này măi đâu có được".

-"Em có lương bổng, mà việc làm thêm cũng song suốt, tiền để dành cũng nhiều, nếu không xài quá trớn th́ cũng sống được mà".

-"Thế anh chỉ cần làm việc nhà là đủ đấy à?"

-"Anh không muốn thế?"

-"Chả biết". Tôi thành thật đáp. -"Để suy nghĩ xem sao".

-"Anh suy nghĩ đi". Vợ tôi nói. -"À này anh, con mèo đă về nhà chưa?"

-"Mèo à?". Hỏi lại thế, tôi chợt nhớ ra là từ sáng đă quên khuấy đi mất chuyện con mèo. -"Chưa, có lẽ nó chưa về nhà".

-"Anh đi quanh xóm t́m nó hộ em được không? Nó đi đă bốn ngày nay rồi".

Tôi lại đổi ống điện thoại sang tay trái, tránh trả lời ngay.

-"Em nghĩ là nó sang vườn của căn nhà bỏ hoang cuối khu đường trống đấy chứ ǵ. Cái vườn có tượng chim bằng đá đấy. Em đă thấy nó vào đấy vài lần trước rồi. Anh biết chỗ ấy không?"

-"Anh không biết". Tôi nói. -"Nhưng mà, em đi một ḿnh sang khu đường trống ấy lúc nào thế. Em có nói với anh lần nào đâu?"

-"Này anh, em ngừng điện thoại nhé. Phải trở lại làm việc tiếp đây. Chuyện con mèo, anh gắng làm hộ em nhé". Nàng cắt điện thoại.

Tôi nh́n ống nghe một lúc, rồi buông xuống. Lấy làm lạ sao vợ ḿnh lại biết đến khu đường trống ấy. Muốn vào khu đường trống ấy phải leo qua một bức tường xi măng khối rất cao, mà đâu có lư do ǵ để phải leo vào trong khu đường trống ấy chứ?

Tôi vào bếp uống nước, bật đài FM, và cắt móng tay. Đài phát nhạc chủ đề đĩa mới của Robert Plant, nghe xong hai bản, tai nhức nhối nên tôi tắt đài. Rồi ra hiên nhà kiểm cái đĩa đựng đồ ăn của con mèo th́ thấy mấy con cá khô tôi cho vào đấy tối hôm qua vẫn c̣n nguyên. Quả thật con mèo chưa về lại nhà. Tôi đứng ở hiên nhà, ngắm khoảnh vườn hẹp của nhà tôi đang có chút ánh nắng tươi sáng của những ngày đầu mùa hạ. Nói là ngắm ánh nắng tươi sáng đấy nhưng khoảnh vườn này có làm dịu ḷng ḿnh được đâu. Bởi suốt ngày chỉ có được một thoáng ngắn là có ánh nắng chiếu vào, v́ thế đất lúc nào cũng đen kịt mà ẩm thấp, cây cảnh th́ chỉ có hai, ba bụi cây tú-cầu hydrangea trong góc mà thôi. Tôi th́ chẳng thích thứ tú-cầu này lắm. Từ lùm cây gần đấy vẳng tiếng chim kêu "cót két" rất quy tắc, cứ như là tiếng dây thiều vặn lên ấy. Vợ chồng tôi gọi giống chim ấy là "chim vặn dây thiều". Vợ tôi đặt tên thế đấy, chứ tên thật là chim ǵ th́ không biết. Cả h́nh dáng chim ra sao cũng chẳng biết. Mà điều ấy cũng chẳng quan hệ ǵ, chim vặn dây thiều vẫn mỗi ngày đến đậu ở các lùm cây quanh nhà mà lên dây thiều cho cái thế giới yên tĩnh của vợ chồng tôi.

Tôi vừa nghe tiếng chim vặn dây thiều vừa nghĩ bụng tại sao ḿnh lại phải cất công đi t́m con mèo ấy nhỉ? Mà giả thử có t́m thấy nó đi nữa, rồi làm ǵ nó được chứ? Chả lẽ tôi phải năn nỉ con mèo để nó bằng ḷng về nhà à? Này cậu, mọi người lo lắng lắm, nên mong cậu quay về nhà cho, … hay ǵ ǵ đấy sao chứ? Chán thật, tôi nghĩ. Chán ơi là chán. Con mèo muốn đi đâu th́ cứ đi, muốn ở đâu cứ ở. Chứ đàn ông 30 tuổi đầu rồi c̣n làm cái giống ǵ ở đây thế này? Giặt áo quần, lo cơm tối, và đi t́m con mèo à?

Ngày trước, tôi nghĩ tôi cũng là người đàng hoàng, hừng hực lửa hy vọng đấy chứ. Thời trung học cấp ba đă đọc truyền thuyết Clarence Darrow mà lập chí trở thành luật sư đấy. Thành tích học tập cũng không tệ. Trong cuộc bầu phiếu "người có triển vọng thành công nhất" trong lớp 12, tôi đă đứng hạng nh́ kia mà. Rồi vào được khoa Luật của một trường đại học khá nổi tiếng nữa. Vậy mà lại trặc trẹo đâu đấy rồi.

Tôi ngồi chống tay nâng cằm ở bàn ăn trong bếp, suy nghĩ về điều ấy: từ lúc nào, ở đâu, kim nam châm của cuộc đời tôi bắt đầu mất phương hướng? Nhưng chẳng nghĩ ra được, chẳng nhớ ra được điểm ǵ đặc biệt cả. Chẳng phải tôi thất chí từ phong trào chính trị, hay thất vọng về việc học đại học, mà cũng chẳng phải v́ chuyện bạn gái nhăng nhít. Tôi đă sống rất là b́nh thường, theo kiểu của tôi. Chỉ có khoảng gần tốt nghiệp đại học, th́nh ĺnh một hôm nào đấy, tôi chợt nhận thấy ḿnh không c̣n là ḿnh ngày trước nữa.

Chắc hẳn sự hụt hẫng ấy lúc đầu rất vi-tế, mắt thường không nh́n thấy được. Nhưng rồi theo với thời gian, đă lớn lên nhanh chóng, rồi cuối cùng đă đẩy tôi đến một bến bờ nào xa tít mù đến không c̣n nhận ra đâu là đâu nữa. Tỉ dụ như trong Thái dương hệ, th́ có lẽ tôi đang ở đâu khoảng giữa Thổ Tinh và Thiên Vương Tinh ấy. Dời đi tí xíu nữa, có lẽ c̣n thấy được cả Diêm Vương Tinh. Và phía trước nữa th́ không biết c̣n có thứ ǵ nữa ấy chứ.

Đầu tháng 2, tôi đă xin nghỉ việc ở văn pḥng luật sư mà tôi đă làm việc bao năm nay, cũng chẳng v́ lư do ǵ đặc biệt. Cũng chẳng phải v́ không c̣n thích chuyện ḿnh làm. Tuy chẳng phải là thứ công việc khiến ḿnh nao nức hăm hở muốn làm, nhưng lương bổng cũng không tệ, mà không khí sở làm cũng thân t́nh. Chức vụ của tôi trong văn pḥng luật sư ấy, nếu nói cho gọn, th́ là một nhà chuyên môn việc vặt. Nhưng tôi cho rằng tôi đă làm việc rất tốt theo kiểu của tôi. Tự ḿnh nói ra có thể bị cho là khó nghe, nhưng trong giới hạn thi hành nghiệp vụ thực tế ấy, th́ tôi là người có khả năng. Lư giải nhanh chóng, hành động nhặm lẹ, không phàn nàn ǵ, mà suy nghĩ lại thiết thực. Thế nên khi nghe tôi xin nghỉ việc, ông cụ luật sư -tức là ông bố trong hai bố con luật sư chủ của văn pḥng này- đă đề nghị là tăng lương cho tôi cũng được nếu tôi chịu ở lại làm việc tiếp.

Nhưng kết cuộc tôi đă nghỉ làm ở đấy. Tại sao lại nghỉ mất th́ chính tôi cũng không lư giải hoàn toàn được. Nghỉ ở đấy rồi làm ǵ, có hy vọng ǵ, triển vọng ǵ, tôi cũng chẳng rơ. Nói là muốn đóng cửa, tự học để thi lấy bằng hành nghề luật sư, th́ nghĩ sao đi nữa, cũng chỉ là chuyện ức đoán thế thôi, vả lại, cũng chẳng phải tôi thật ḷng tha thiết muốn trở thành luật sư.

Trong bữa cơm tối, khi tôi ướm lời: "Anh định nghỉ việc đấy", th́ vợ tôi chỉ nói "Thế à" mà thôi. Tôi chẳng hiểu "Thế à" ấy có ư nghĩa ǵ, nhưng cô ấy chỉ nói có thế rồi im lặng một hồi lâu. Thấy tôi cũng làm thinh, vợ tôi mới nói:

-"Anh muốn nghỉ th́ nghỉ cũng được. Đời của anh, anh muốn thế nào cũng được mà".

Chỉ nói thế, rồi lấy đũa tách xương cá gom vào một góc đĩa. Vợ tôi làm việc văn pḥng trong một trường dạy vẽ mẫu thời trang, lương bổng khá, rồi c̣n được bạn làm biên tập tạp chí đưa lại công việc minh hoạ cho báo, thù lao cũng không ít. C̣n tôi cũng được lănh nửa năm tiền trợ cấp thất nghiệp. Vả lại, nếu tôi ở nhà làm việc nhà chu đáo th́ cũng bớt được tiền đi ăn ngoài hay tiền giặt ủi, sinh hoạt so với thời tôi c̣n đi làm chắc cũng chẳng khác nhau là bao.

Nghĩ thế nên tôi đă nghỉ việc ở văn pḥng luật sư ấy.

*

12 giờ rưỡi, như thường ngày, tôi khoác lên vai túi xách lớn bằng vải bố, đi mua sắm. Trước hết, ghé ngân hàng trả tiền gas và tiền điện thoại, rồi vào siêu thị mua thức ăn cho bữa tối, xong ghé McDonald ăn cheese-burger và uống cà-phê.

Về đến nhà, đang chất thức ăn vào tủ lạnh th́ điện thoại reo. Chuông điện thoại nghe giục giă sốt cả ruột. Tôi phải cho hộp đậu hủ bóc bao nhựa dở dang lên bàn, chạy vào pḥng khách nhặt ống nói lên.

-"Ḿ luộc xong rồi, phải không anh?". Lại tiếng người đàn bà ban sáng.

-"Xong rồi". Tôi nói. -"Nhưng bây giờ tôi phải đi kiếm con mèo đây".

-"Nhưng mà, chậm đi chừng 10 phút thôi th́ được chứ, chuyện đi kiếm con mèo ấy?"

-"Chừng 10 phút thôi th́ được". Buột miệng thế xong, tôi nghĩ: ơ ḱa, ḿnh nói ǵ thế này? Sao lại phải nói chuyện 10 phút với người đàn bà nào chẳng quen biết?

-"Thế th́ chúng ta có thể cảm thông với nhau được đấy nhỉ". Cô ta nói, dịu nhẹ. Tôi cảm nhận là ở đầu dây bên kia, người đàn bà -chẳng hiểu là loại đàn bà như thế nào- đang ngồi thư thái trên ghế, chân nọ vắt lên chân kia.

-"Chẳng biết". Tôi nói. -"Sống chung với nhau 10 năm mà không cảm thông với nhau cũng là chuyện thường có đấy".

-"Chúng ta thử xem nhé". Cô ta nói.

Tôi tháo đồng hồ đeo tay, đổi thành máy đếm giờ, và bấm cho nó bắt đầu đếm. Các số mă hiện lên từ 1 đến 10. Xong 10 giây rồi.

-"Sao lại phải là tôi đă chứ?". Tôi hỏi. -"Sao không phải là ai khác mà cô lại gọi cho tôi thế?"

-"Có lư do đấy anh". Cô ta nói chậm răi và rơ từng tiếng như đang nhai nhỏ thức ăn. -"Bởi em biết anh mà".

-"Lúc nào, ở đâu thế?". Tôi hỏi.

-"Lúc nào đấy, ở đâu đấy thôi". Cô ta đáp. -"Nhưng chuyện ấy th́ sao cũng được. Quan trọng là hiện tại đây này. Chứ ǵ nữa? Vả lại cứ nói về chuyện ấy th́ hết cả th́ giờ ngay ấy. Em cũng đâu có phải rảnh rang ǵ".

-"Cho tôi chứng cớ đi. Chứng cớ là cô biết tôi ấy".

-"Chẳng hạn chi tiết ǵ nào?"

-"Tuổi tác chẳng hạn".

-"Anh 30 tuổi". Cô ta tức khắc trả lời. -"30 năm 2 tháng. Đúng thế không?"

Tôi nín thinh. Quả thật người đàn bà này biết về tôi rồi. Nhưng dù cố suy nghĩ bao nhiêu đi nữa, tôi cũng chưa bao giờ nghe giọng nói này cả. Tôi mà lại quên giọng nói người quen, hay nghe lầm ra giọng nói ai khác, là chuyện không thể có được. Tôi có thể quên mặt mũi hay tên họ người ta, chứ giọng nói th́ phải nhớ ra ngay nếu đă nghe trước rồi.

-"Đến phiên anh tưởng tượng về em xem nào". Người đàn bà nói, như mời mọc. -"Từ giọng nói, anh thử tưởng tượng em như thế nào. Được không? Chứ không phải anh giỏi tưởng tượng như thế sao?".

-"Không biết". Tôi nói.

-"Anh thử xem". Cô ta nói.

Tôi nh́n đồng hồ. Mới hết 1 phút 5 giây. Tôi chán ngán thở dài. Đă trót nhận lời rồi. Một khi đă nhận lời rồi th́ phải làm cho đến hết thôi. Như ngày xưa vẫn thường làm, tôi tập trung tinh thần vào giọng nói của người đàn bà -cô ta nói đúng, đó là một khả năng đặc biệt của tôi-.

-"Khoảng tuổi 25 đến 30, tốt nghiệp đại học, sinh ở Tokyo. Hoàn cảnh sinh hoạt thời c̣n nhỏ là trên trung lưu". Tôi đoán.

-"Anh giỏi thật đấy". Cô ta nói. Nghe có tiếng bật hộp quẹt châm thuốc lá bên cạnh ống nói. Tiếng hộp quẹt Cartier. -"Anh đoán thêm nữa đi".

-"Có vẻ là người đẹp đấy. Ít nhất th́ cũng tự ḿnh nghĩ thế. Nhưng vẫn có mặc cảm ǵ đấy. V́ thấp người, hay vú nhỏ, chẳng hạn".

-"Gần đúng hoàn toàn đấy". Người đàn bà cười khúc khích.

-"Đă có chồng. Nhưng không êm thấm. Có vấn đề đấy. Đàn bà không có vấn đề th́ không khi nào điện thoại cho đàn ông mà lại không nói tên ḿnh cả. Nhưng tôi không biết cô là ai. Ít nhất th́ cũng chưa có dịp nói chuyện. Có tưởng tượng mấy cũng không thấy h́nh dạng nào hiện ra trong trí cả".

-"Có thật thế không?". Người đàn bà nói, giọng trầm như đóng cây nêm mềm vào đầu tôi. -"Anh có tự tín đến thế về năng lực của ḿnh không? Anh không nghĩ là trong trí anh có một góc chết chí mệnh nào đấy sao? Nếu không có, th́ giờ này anh phải là người thành công phần nào rồi chứ. Bởi anh là người thông minh, có năng lực hơn người kia mà".

-"Cô đang cho tôi lên mây đấy à?". Tôi nói. -"Không biết cô là ai, nhưng tôi không phải là người giỏi giang thế đâu. Tôi thiếu khả năng thành công trong việc làm. V́ thế mà cứ bị gạt ra bên lề đấy".

-"Nhưng mà, em th́ đă thích anh lắm. Chuyện ngày xưa ấy mà".

-"Chuyện xưa rồi th́ kể ǵ". Tôi nói.

Vừa hết 2 phút 13 giây.

-"Có xưa ǵ lắm đâu. Chúng ta đâu có nói chuyện lịch sử?"

-"Chuyện lịch sử đấy chứ ǵ nữa?". Tôi nói.

Góc chết à? Tôi nghĩ thầm. Có lẽ đúng như lời cô ta nói thật. Trong đầu óc tôi, thân thể tôi, hay hiện hữu tôi, ở đâu đấy có lẽ có thứ ǵ như là thế giới dưới ḷng đất đă tiêu hủy đi, điều ấy đă làm cho phương hướng đời sống của tôi bị sai lệch đi mất.

Nhưng không chỉ phần nào, mà đă sai lệch quá nhiều. Đến mức độ không thể tưởng tượng được nữa rồi.

-"Em đang nằm trên giường đây". Người đàn bà nói. -"Mới tắm ṿi sen xong, chưa mặc áo quần ǵ cả".

Chao ôi. Tôi nghĩ. Chưa mặc áo quần ǵ cả à?. Thế này th́ là loại điện thoại khiêu dâm rồi chứ ǵ?

-"Có nên mặc đồ lót vào không anh? Hay chỉ mang vớ mỏng vào thôi? Anh thích thứ nào hơn?"

-"Thứ nào th́ cũng thế thôi. Cô muốn thứ nào th́ mặc thứ ấy". Tôi nói. -"Nhưng xin lỗi cô, tôi không có cái thú gọi điện thoại kiểu này đâu".

-"Cho em 10 phút đi. 10 phút thôi mà. Anh có xài 10 phút ấy, cũng có phải là tổn thất chí mệnh ǵ đâu, phải không nào? Em không đ̣i hơn thế đâu. Chỗ thân t́nh mà anh. Thế nào đi nữa, cũng trả lời em đi chứ. Cứ trần truồng thế này được không? Hay là mặc thứ ǵ vào th́ tốt hơn? Em có đủ thứ đấy anh. Dây đeo vớ này ……"

Dây đeo vớ à? Tôi nghĩ thầm: đầu óc ḿnh sắp bấn loạn mất. Đời bây giờ đàn bà mang dây đeo vớ th́ chắc chỉ có các cô người mẫu cho tạp chí khoả thân Penthouse mà thôi.

-"Cứ trần truồng thế cũng được. Cứ ở yên thế được rồi". Tôi nói.

Hết 4 phút.

-"Chỗ lông vẫn c̣n ướt đấy". Người đàn bà nói. -"Bởi em lau không kỹ nên vẫn c̣n ướt. Đang ướt mà âm ấm đây. Lông mềm lắm anh. Đen tuyền, mềm mại. Anh vuốt thử xem."

-"Này cô, xin lỗi chứ …"

-"Dưới đấy cũng ấm áp suốt từ năy đấy. Cứ như là hâm nóng ấy. Ấm thật là ấm. Thật đấy. Anh nghĩ xem em đang nằm như thế nào?Em đang chống gối phải lên, c̣n chân trái dạng ngang ra đấy. Như kim đồng hồ chỉ 10 giờ 5 phút ấy".

Bằng vào giọng nói của cô ta, tôi hiểu là cô không nói dối. Cô ta quả thật đang nằm dạng chân theo góc 10 giờ 5 phút, âm hộ ấm và ẩm ướt thật rồi.

-"Vuốt môi em đi. Từ từ thôi. Rồi vạch nhẹ môi ra. Từ từ thôi nhé. Ḷng ngón tay vuốt nhẹ. Thế đấy, thật chậm ấy. Rồi bàn tay kia chạm vào bầu vú bên trái. Từ dưới nâng xoa nhè nhẹ lên, nhón nhẹ núm vú. Làm thế thật nhiều lần. Cho đến khi em sắp lên đến tuyệt đỉnh ấy ……".

Tôi im lặng cắt điện thoại. Rồi ngă người trên ghế dài ngước nh́n lên trần nhà vừa hút thuốc. Đồng hồ đếm giờ ngừng ở 5 phút 23 giây.

Nhắm mắt lại th́ thấy một màn đen trên ấy có đủ thứ h́nh vẽ nhiều màu sắc chồng chất lên nhau, đang từ từ phủ xuống toàn thân tôi.

Tại sao? Tôi thầm nghĩ. Tại sao mọi người không chịu để yên cho tôi chứ?

10 phút sau, điện thoại lại reo. Lần này tôi không nhặt ống nghe lên. Chuông điện thoại reo 15 hồi rồi ngừng. Tiếng chuông dứt, như thăng bằng trọng lực bị mất đi, khối trầm mặc sâu thẳm bao trùm cả không gian. Khối trầm mặc sâu thẳm lạnh buốt như đá bị băng hà bao phủ 5 vạn năm về trước. 15 hồi chuông điện thoại ấy đă làm biến chất khoảng không gian quanh tôi mất rồi.

*

Khoảng gần 2 giờ trưa, tôi leo qua hàng rào xi-măng khối, bước xuống khu đường trống. Gọi là khu đường trống, nhưng thật ra, chẳng có danh từ nào để gọi cho đúng cái khu vực địa lư quái dị ấy. Bởi chính xác th́ chẳng phải là con đường. Đường th́ phải có lối vào, lối ra, đi theo đấy th́ đến được chỗ nào đấy. C̣n khu đường trống này th́ không có lối vào mà cũng chẳng có lối ra, có đi theo đấy cũng chỉ đụng đến vách tường xi-măng hay hàng rào kẽm gai mà thôi. Mà cũng chẳng phải là một đường cùng. V́ đường cùng th́ ít nhất cũng phải có lối vào chứ. Người ta đă tùy tiện mà đặt tên cho khoảng đất ấy là khu đường trống, chỉ có thế thôi.

Khu đường trống tiếp giáp với vườn sau của các nhà lân cận, kéo dài khoảng 200 thước. Bề ngang chừng hơn 1 thước, đây đó có hàng rào nhà người ta thụt ra hay đủ thứ phế liệu bỏ ra, nên có những khoảng hẹp đến nếu không nghiêng người th́ không đi ḷn qua được. Nghe người ta nói -người ta đây là chú của tôi, người đă cho tụi tôi thuê nhà với giá thật rẻ- khu đường trống này ngày xưa cũng đă có lối ra lối vào, và có cả cơ năng nối các con đường lại với nhau. Nhưng vào thời kỳ kinh tế phát triển mạnh, người ta xây thêm nhiều nhà mới ở các chỗ đất trống, lấn dần ra làm cho khu đường trống hẹp dần, rồi người nào cũng không muốn người khác qua lại ḍm ngó hiên nhà hay vườn sau nhà ḿnh, nên đua nhau xây tường xây rào bít bùng chắn luôn các lối ra vào. Lúc đầu th́ có vài hàng rào vừa đủ che mắt người ta, nhưng từ ngày một nhà nới vườn sau, xây tường xi-măng khối lên, bịt mất một lối vào, th́ đáp lại, nhà ở đầu kia cũng chăng lưới dây thép gai kiên cố đến chó cũng không chui lọt, mà chắn luôn lối vào ra. Người trong xóm, từ đầu hầu như đă không dùng khu đường ấy để đi lại, nên có bít luôn lối ra lối vào th́ cũng chẳng có ai phàn nàn ǵ, mà bít lại càng tốt cho việc pḥng ngừa kẻ trộm cắp. Thế nên, bây giờ khu đường ấy như con kênh bị bỏ quên, không ai dùng, chỉ c̣n là một thứ đất trống phân ly vườn sau nhà này với nhà kia mà thôi. Trên mặt th́ cỏ dại mọc đầy, chỗ nào cũng có mạng nhện dinh dính chờ bắt côn trùng.

Vợ tôi sao lại vào chỗ đường ấy nhiều lần, tôi chẳng hiểu được. Ngay cả tôi cũng chỉ vào đấy có một lần. Mà vợ tôi th́ xưa nay vẫn ghét nhện.

Thế nhưng cứ dợm suy nghĩ ǵ đấy th́ đầu óc tôi lại cứng ngắc như chứa đầy ứ thứ hơi ǵ đấy căng phồng hết cỡ. Hậu quả của đêm qua không chợp mắt được, mà khí trời quá oi bức so với những ngày b́nh thường đầu tháng Năm, lại thêm cú điện thoại quái dị kia nữa.

Cũng chả sao, tôi nghĩ. Cứ đi t́m con mèo đă. Chuyện ǵ sau đó th́ sau đó hẵng tính. Vả lại, cứ ngồi ĺ trong nhà mà chờ điện thoại reo, th́ đi bộ quanh quẩn ngoài trời như thế này vẫn tốt hơn nhiều. Ít nhất th́ cũng là làm một việc có mục đích ǵ đấy.

Ánh nắng đầu mùa hạ rỡ ràng đến tai quái, chiếu bóng những cành lá vươn che trên đầu xuống mặt đất thành những khoảng tối loang lổ. Không có gió nên những khoảng tối ấy trông như những vết nám định mệnh bám chặt lên mặt đất. Có lẽ hàng trăm ngàn năm sau, trái đất vẫn c̣n ôm theo những vết nám nhỏ nhoi ấy mà tiếp tục xoay ṿng quanh mặt trời.

Theo chân tôi bước đi dưới tàng cây, những chiếc bóng ấy thấp thoáng nhanh nhẹn đuổi theo lưng áo sơ-mi trắng của tôi, rồi rơi trở lại xuống mặt đất loang lổ.

Chung quanh hoàn toàn vắng lặng đến tưởng như có thể nghe cả tiếng đám lá cỏ đang hít thở ánh sáng mặt trời. Trên không, nổi bật lên vài cụm mây nhỏ, h́nh dáng đơn giản mà rơ nét như khắc vào nền một bức điêu khắc trên khung đồng thời Trung Cổ. Tất cả mọi thứ đều rơ nét đến nỗi tôi cảm thấy chỉ có thân xác ḿnh là thứ duy nhất mờ mịt không nắm bắt được rơ ràng.

Mà c̣n oi bức quá chừng. Tôi chỉ mặc áo thun ngắn tay, quần vải mỏng, đi giày quần vợt, có thế thôi. Vậy mà đi trong nắng một hồi là cảm thấy dưới nách và khoảng trủng giữa ngực ḿnh, mồ hôi rịn ra bê bết. Cái áo thun ngắn tay lẫn quần vải đều mới lôi ra sáng nay từ rương đựng áo quần mùa hè, nên mỗi lần tôi hít mạnh vào là mùi long năo bốc ngào ngạt như một loài côn trùng vi-ti có cánh chui luồn vào trong mà chích vào vách mũi tôi.

Tôi bước đều, chậm răi, mắt nh́n chăm chú hai bên đường. Thỉnh thoảng dừng lại, cất giọng nhỏ nhẹ thử gọi con mèo.

Các nhà xây kẹp khu đường trống này vào giữa có thể chia thành hai loại rơ rệt như hai chất lỏng không cùng tỉ trọng trong một b́nh chứa. Loại thứ nhất là nhóm những nhà lâu đời, to lớn, có vườn sau rộng răi; loại thứ hai là nhóm những nhà tương đối mới xây cất sau này, nho nhỏ xinh xinh. Nhóm nhà mới nói chung không có khoảng đất trống nào đủ lớn để gọi được là vườn sau, có nhà lại chẳng có tí đất trống nào cả. Những căn nhà như thế thường từ hiên nhà ra đến khu đường trống này chỉ có khoảng trống nhỏ đủ để giăng hai thanh sào phơi đồ giặt mà thôi. Có nhà c̣n giăng sào phơi đồ lố ra ngoài khu đường trống nữa, khiến tôi đôi khi phải lách tránh những dăy khăn, áo sơ-mi, chăn trải giường, … c̣n chảy nước ṛng ṛng. Qua vài nhà, c̣n vẳng ra rơ rệt tiếng TV hay tiếng nước chảy trong nhà vệ sinh, và có chỗ c̣n thoảng mùi cà-ri đang nấu nữa.

Trái lại, những nhà lâu đời th́ hầu như không cho thấy những mùi vị sinh hoạt như thế. Hàng rào các nhà này sắp xếp khéo léo đủ loại gỗ hay gạch để che mắt thế gian. Tuy từ những khe hở vẫn có thể nh́n thấy khoảng vườn sau rộng răi, chăm sóc chu đáo. Nhà ở cũng đủ kiểu kiến trúc. Có nhà cất theo kiểu Nhật có hành lang dài, có nhà kiểu Âu Tây có mái bằng đồng, có nhà vừa tân trang theo kiểu mới thật tân kỳ. Nhưng nhà nào cũng giống nhau ở chỗ chẳng cho thấy h́nh dáng người sống trong đó. Tiếng động không nghe thấy, mà cũng chẳng có mùi ǵ thoảng ra cả. Ngay cả đồ giặt cũng hầu như không thấy đâu.

Lần đầu tiên tôi đi trên khu đường trống này mà từ tốn quan sát được chung quanh nên phong cảnh hiện ra trước mắt ḿnh thật mới mẻ. Ở góc vườn sau của một nhà nọ, sừng sững một cây thông Giáng Sinh đă tàn úa thành màu nâu. Vườn nhà khác th́ đủ thứ đồ chơi trẻ con la liệt như dấu tích thời con nít của nhiều người tập họp lại. Những xe ba bánh, ṿng ném, gươm nhựa, banh cao-su; những rùa giả bằng nhựa, chày đánh banh cho trẻ con, xe tải bằng gỗ, … chen chúc nhau. Có vườn thiết trí cột bóng rổ, có vườn đặt những ghế-ngồi-ngoài-vườn và bàn bằng sứ nung bề thế. Những chiếc ghế trắng có vẻ đă vài tháng có khi vài năm nay không ai dùng, bám đầy bụi đất. Trên mặt bàn c̣n dính chặt những cánh hoa mộc lan màu tím đă bị mưa gió đánh rơi lên đấy.

Một căn nhà có song cửa kính khung nhôm thật lớn, qua đó có thể nh́n thấy bên trong pḥng khách. Một bộ sa-lông bằng da màu gan gà, một TV cỡ lớn, một tủ chưng trên đó có hồ cá nhiệt đới và hai cái cúp thể thao, một cái giá trang trí đặt trên sàn pḥng. Trông toàn bộ có vẻ phi-hiện-thực cứ như là nguyên một bộ trang trí để quay phim các vở kịch truyền h́nh.

Cũng có khu vườn bao quanh bằng rào lưới kim loại như một chuồng chó to tướng. Nhưng bên trong chẳng thấy dáng con chó nào, mà cửa vẫn mở toang. Lưới kim loại có những chỗ thụng tṛn, lố ra cả ngoài đường, như có ai đấy từ bên trong dựa người vào suốt mấy tháng trời.

Một đỗi phía trước căn nhà có vườn sau trông như chuồng chó ấy, là căn nhà bỏ hoang mà vợ tôi đă cho biết. Chỉ nh́n thoáng qua, cũng biết ngay là căn nhà bỏ hoang. Mà đâu phải chỉ bỏ hoang 2, 3 tháng mà thôi. Trông cũng là nhà tương đối mới, hai tầng đấy, nhưng cửa ngoài che mưa bằng gỗ th́ đóng im ỉm mà có vẻ già cũ quá; bên ngoài cửa sổ tầng trên, khung sắt lan-can đă trơ ra những rỉ sét đỏ chạch tưởng như sắp sửa găy đổ xuống đến nơi rồi. Mảnh vườn nhỏ gọn có bức tượng chim bằng đá giương rộng đôi cánh, đặt trên một bệ cao đến ngực người lớn; chung quanh tượng đá, cỏ hoang mọc đầy, cao nhất là loại cỏ ống mọc chạm cả đến bệ tượng. Chim đá -chẳng biết là giống chim ǵ- có vẻ bực bội với t́nh trạng cỏ leo ấy, đang giương rộng đôi cánh như sắp sửa tung bay đi mất.

Ngoài tượng chim đá, trong vườn chẳng c̣n thứ ǵ có vẻ là vật trưng bày cả. Bên cạnh hai ghế nhựa cũ mèm đặt ngay ngắn dưới hiên, bụi đỗ quyên nở những đoá hoa đỏ tươi đến tưởng như không thực. C̣n lại, mắt tôi chỉ c̣n thấy cỏ hoang mọc đầy khắp vườn thôi.

Tôi tựa người vào hàng rào lưới kim loại cao đến ngực, đưa mắt ngắm khu vườn ấy một lúc. Có vẻ là cảnh vườn mà con mèo thích chui vào. Nhưng ngắm măi vẫn không thấy bóng dáng con mèo đâu cả. Trục ăng-tên trên nóc nhà có một chú bồ câu đang đậu, gáy giọng gù-gù đơn điệu vang vọng ra chung quanh. Bóng tượng chim đá chiếu lên đám cỏ hoang mọc dày bên dưới, chia cắt thành những vệt tối trên từng lá cỏ.

Vẫn tựa người vào hàng rào, tôi lấy thuốc lá trong túi ra, đánh diêm châm hút. Suốt khoảng thời gian tôi hút điếu thuốc ấy, con chim bồ câu đậu trên trục ăng-tên không ngừng gù-gù đơn điệu. Tàn điếu thuốc, vất xuống đất mà dẫm lên xong, tôi nghĩ ḿnh đă đứng đây một lúc lâu quá. Không rơ ḿnh đă tựa người vào hàng rào kim loại như thế bao lâu rồi, chỉ cảm thấy buồn ngủ quá chừng, đầu óc mơ hồ, hầu như chẳng suy nghĩ ǵ, cứ đăm đăm nh́n khoảng bóng bức tượng chim đá ấy đổ xuống cỏ.

Cũng có thể tôi đă suy nghĩ ǵ đấy. Mà cho dù có suy nghĩ ǵ thật đi nữa, thao tác ấy cũng đă thực hành đâu bên ngoài ư thức của ḿnh. Về mặt hiện tượng th́ chỉ thấy tôi đứng đấy nh́n đăm đăm vào bóng bức tượng chim đá đổ xuống những ngọn cỏ bên dưới suốt trong thời gian ấy.

Có ǵ như là tiếng người nói, chui lẩn vào bóng tượng chim đá. Chẳng biết là tiếng ai. Nhưng tiếng phụ nữ đấy. Có vẻ như có ai đấy gọi tôi. Quay đầu lại th́ thấy trong vườn sau của nhà bên kia có một cô gái 15, 16 tuổi đang đứng đấy. Nhỏ người, tóc thẳng và ngắn. Đeo kính râm màu ve chai lục đậm, mặc áo thun Adidas màu xanh lơ, tay áo cắt ngắn ở khoảng vai, từ đấy tḥ ra hai cánh tay thon nhỏ mới tháng Năm mà đă ăn nắng đến thẩm màu. Cô bé một tay cho vào túi quần soóc, tay kia chống lên cánh cửa bằng tre cao cỡ ngang hông đang mở ra, để giữ thăng bằng chênh vênh cho thân người cô.

-"Nóng quá nhỉ". Cô nói với tôi.

-"Nóng quá". Tôi cũng nói.

Quái thật. Nguyên ngày hôm nay, gợi chuyện với tôi sao chỉ toàn là phái nữ cả thế này?

-"Này, anh có thuốc lá không?" Cô gái lại hỏi.

Tôi lấy trong túi quần ra gói thuốc lá Hope điếu ngắn, trao cho cô. Cô lấy tay ra khỏi túi quần soóc, vươn ra rút lấy một điếu thuốc, ngắm nghía một lúc như chưa quen với loại thuốc lá này, xong ngậm vào môi. Miệng cô nhỏ, môi trên hơi vểnh lên một tí. Tôi đánh diêm châm lửa cho điếu thuốc ấy. Khi cô gái nghiêng cổ, tôi nh́n thấy rơ rệt h́nh dáng tai cô. Trông tai cô trơn láng, đẹp như vừa mới ra ḷ, lông măng sáng lấp lánh viền theo vành tai cô.

Một cách thành thục, cô gái thở ra một hơi thuốc lá dài từ giữa đôi môi, ra dáng thoả măn. Rồi như chợt nhớ ra c̣n có tôi ở đây, cô ngước nh́n tôi. Hai mặt kính râm của cô soi bóng hai khuôn mặt của tôi lên đấy. Màu kính đậm quá, lại c̣n là thứ kính phản chiếu ánh sáng nữa, nên tôi không nh́n thấu được đôi mắt cô ở sâu phía sau.

-"Anh ở gần đây à?". Cô hỏi.

-"Ừ". Tôi đáp, định đưa tay chỉ về hướng nhà ḿnh, nhưng lại bối rối không biết có thật nhà ḿnh ở về hướng ấy không nữa. Bởi lúc năy, đă đi luồn qua không biết bao nhiêu là góc quẹo lạ thường rồi. Tôi đành đưa tay chỉ đại một hướng. Mà hướng nào đi nữa cũng có khác ǵ mấy đâu.

-"Anh làm ǵ ở đây từ năy đến giờ thế?"

-"Đi t́m con mèo đây. Nó đi mất từ 3, 4 ngày trước". Tôi nói, vừa chùi bàn tay đượm mồ hôi vào quần. -"Có người thấy con mèo nhà tôi ở khoảng này đấy".

-"Con mèo như thế nào?"

-"Mèo đực, to con, lông có vằn màu nâu, đuôi có một khúc găy cong".

-"Tên là ǵ?"

-"Tên ai?"

-"Tên con mèo ấy. Con mèo ấy có tên chứ?" Cô gái nói, có vẻ phía sau kính râm, mắt cô đang chăm chú nh́n vào mắt tôi. Tôi nghĩ là cô ta đang chăm chú nh́n tôi.

-"Noboru". Tôi đáp. -"Watanabe Noboru".

-"Mèo mà tên nghe oai quá chứ!"

-"Tên anh vợ tôi đấy. Con mèo có bộ dạng giống anh ấy nên tôi đùa mà đặt tên ấy cho nó đấy".

-"Giống như thế nào?"

-"Động tác trông giống nhau. Dáng đi giống anh ấy, mà đôi mắt lờ đờ lúc buồn ngủ cũng giống".

Bấy giờ mới thấy cô gái mỉm cười. Vẻ mặt tươi ra th́ trông cô có vẻ trẻ con hơn lúc đầu nhiều. Vành môi trên hơi vểnh lên ấy trông càng vểnh lên cao hơn một cách kỳ dị. Tôi nghe như có tiếng mời mọc "Vuốt đi". Nhưng đấy là tiếng của người đàn bà gọi điện thoại mà. Có phải của cô gái này đâu. Tôi đưa mu bàn tay lên quẹt mồ hôi trên trán.

-"Con mèo to, lông có vằn màu nâu, đuôi có một khúc găy cong, đấy nhỉ?" Cô gái hỏi như để xác nhận cho đúng. -"Có đeo ṿng cổ hay ǵ đấy không?"

-"Có ṿng cổ trừ bọ chét màu đen". Tôi nói.

Cô gái chống một tay lên cửa gỗ như thế, suy nghĩ một lúc 10, 15 giây, rồi vứt mẩu thuốc đă hút hết xuống đất gần chân tôi.

-"Anh dẫm tắt hộ tí nhé, em đang đi chân không".

Tôi dẫm gót giày lên điếu thuốc, cẩn thận dập tắt đi.

-"Con mèo ấy th́ có lẽ em có thấy rồi". Cô gái nói, chậm răi rơ ràng như ngắt từng chữ. -"Đuôi có một khúc găy cong ǵ không th́ không chú ư, nhưng em đă thấy một con mèo đực, to, có vằn màu nâu, và có lẽ có đeo cả ṿng cổ nữa".

-"Thấy nó khoảng lúc nào thế?"

-"Ừm, lúc nào nhỉ? Nhưng mà đă thấy nó vài lần rồi. Dạo này em tắm nắng ngoài vườn gần như suốt ngày, nên lúc nào là lúc nào th́ không phân biệt được. Nhưng thấy con mèo ấy th́ hẳn là trong ṿng 3, 4 ngày nay thôi. Vườn nhà em là lối đi của mèo trong xóm, đủ thứ mèo qua lại đây thường lắm. Lũ mèo cứ chui qua hàng rào nhà Suzuki, đi ngang qua vườn nhà em xong chui vào vườn nhà Miyawaki ấy".

Cô gái nói, đưa tay chỉ sang vườn của ngôi nhà bỏ hoang phía trước mặt. Trong vườn nhà bỏ hoang, tượng chim đá vẫn giương rộng đôi cánh, cỏ ống vẫn rướn lên đón ánh nắng đầu mùa hạ, và trên ngọn ăng-tên, chú bồ câu vẫn c̣n trổi giọng gù-gù đơn điệu.

-"Cảm ơn cô đă cho biết về con mèo". Tôi nói.

-"Này anh, hay là anh vào vườn nhà em mà chờ xem sao. Thế nào th́ mèo cũng đi ngang vườn nhà em mà. Vả lại, anh cứ thập tḥ ở khoảng này măi, người ta nghi là ăn trộm mà điện thoại cho cảnh sát đấy. Từ trước đă có nhiều lần như thế rồi đấy".

-"Nhưng tôi chờ con mèo mà vào vườn người lạ th́ không nên".

-"Có sao đâu. Khỏi phải khách khí thế. Em ở nhà một ḿnh cũng chán, v́ chẳng có ai nói chuyện cả. Cùng tắm nắng vừa chờ con mèo đi ngang c̣n hơn. Mắt em tinh, có thể giúp anh được đấy".

Tôi nh́n đồng hồ tay. 2 giờ 36 phút. Công chuyện tôi cần làm ngày hôm nay chỉ c̣n trước khi chiều xuống th́ thu nhặt đồ giặt vào rồi chuẩn bị cơm tối nữa mà thôi.

-"Vậy th́, cho tôi đợi đây đến 3 giờ nhé". Tôi nói, tuy chưa nắm vững t́nh h́nh lắm.

Mở cánh cửa gỗ bước theo cô gái, tôi để ư thấy chân phải của cô có hơi kéo lê trên cỏ. Vai nhỏ của cô hơi nghiêng về phía bên phải, dao động nhịp nhàng như tay quay của máy. Cô bước vài bước rồi ngừng lại, ra dấu cho tôi bước lên ngang với cô.

-"Em bị tai nạn tháng trước". Cô nói, giọng b́nh thản. -"Ngồi yên sau xe gắn máy mà bị ném xuống. Thật rủi".

Ngay giữa vườn cỏ có hai chiếc ghế xếp bằng vải bạt. Một chiếc có tấm khăn lớn màu xanh biển vắt trên lưng ghế. Trên chiếc kia th́ có gói thuốc lá Marlboro màu đỏ, cái gạt-tàn-thuốc, hộp quẹt, máy nghe đài quay băng cỡ lớn, và ngổn ngang những tạp chí. Máy quay băng mở suốt từ năy, loa vẳng ra nho nhỏ tiếng nhạc Hard Rock bài ǵ tôi chẳng biết.

Cô dẹp tất cả các thứ ngổn ngang trên ghế xếp xuống cỏ, ra dấu cho tôi ngồi lên ghế, xong bấm tắt máy quay băng. Tiếng nhạc ngưng. Ngồi trên ghế th́ qua các thân cây trong vườn, nh́n thấy khu đường trống và cả căn nhà bỏ hoang phía bên kia nữa. Cả tượng chim đá lẫn đám cỏ ống lẫn hàng rào kim loại cũng thấy rơ. Tôi tưởng tượng ra được là cô gái đă ngồi ở đây mà yên lặng quan sát tôi từ lúc đầu.

Khu vườn đơn giản mà rộng răi. Thảm cỏ trải dài thấp dần xuống, đôi chỗ có những ṿm cây lớn. Phía trái ghế xếp có một ao nước thật lớn, nền xi-măng, có vẻ gần đây không ai dùng v́ đă tháo hết nước, c̣n trơ lại đáy ao bị phơi nắng đến biến sắc thành màu lục nhàn nhạt như một động vật sống dưới nước bị lật ngược phơi bụng lên.

Phía sau cḥm cây sau lưng, tôi thấy có căn nhà đường hoàng trang nhă làm theo kiểu Âu Tây thời xưa, tuy không lớn lắm mà cũng không sang trọng ǵ lắm. Chỉ có khu vườn là to rộng và được chăm sóc thật kỹ lưỡng.

-"Ngày trước tôi có làm thêm ở một hăng cắt cỏ thuê đấy". Tôi nói.

-"Thế à". Cô gái nói, có vẻ không quan tâm ǵ mấy.

-"Khu vườn rộng thế này th́ chăm sóc cực lắm nhỉ?". Tôi nh́n quanh vườn, nói.

-"Nhà anh không có vườn sao?"

-"Chỉ có một khoanh vườn nhỏ chỉ đủ chỗ cho 2, 3 bụi tú-cầu thôi". Tôi nói. -"Lúc nào cũng chỉ có một ḿnh cô ở nhà sao?"

-"Vâng, gần như thế. Ban ngày th́ ở đây chỉ có mỗi ḿnh em. Sáng sớm và ban tối th́ có bà giúp việc đến, c̣n ngoài ra chỉ có em ở nhà. Này, anh có muốn uống ǵ lạnh không? Bia cũng có đấy".

-"Không, không uống ǵ đâu".

-"Thật chứ? Không làm khách cũng được mà".

-"Tôi không khát mấy". Tôi nói. -"Cô không đi học sao?"

-"C̣n anh không đi làm sao?"

-"Có muốn đi cũng không có chỗ làm". Tôi nói.

-"Mất việc à?"

-"Cũng gần như thế. Tự ḿnh xin nghỉ việc".

-"Thế trước đây anh làm ǵ?"

-"Làm việc vặt cho luật sư". Tôi nói, thong thả hít một hơi thật sâu để ngưng bớt ḍng chảy quá nhanh của câu chuyện. -"Đến các bộ sở, cơ quan chính quyền để thu thập giấy tờ, chỉnh đốn tư liệu, kiểm điểm các phán quyết, làm các thủ tục hành chánh của toà án, … những việc như thế".

-"Nhưng đă nghỉ việc rồi à?"

-"Ừ".

-"Vợ anh có đi làm không?"

-"Đang có việc làm". Tôi đáp.

Tôi lấy điếu thuốc gắn lên môi, đánh diêm châm lửa. Trong cḥm cây gần đấy, con chim vặn dây thiều đang hót. Chim lên dây thiều "cót két" 12, 13 ṿng xong lại bay sang đậu ở cây khác.

-"Lũ mèo lúc nào cũng đi ngang qua khoảng này đấy". Cô gái nói, chỉ tay về khoảng sân cỏ trước mặt. -"Phía sau hàng rào nhà Suzuki có ḷ đốt rác, anh thấy chứ? Lũ mèo chui từ bên nách ḷ đốt rác ấy, băng ngang suốt sân cỏ, rồi chui dưới cửa gỗ mà qua vườn bên kia đấy. Lúc nào cũng theo lối ấy thôi. Này anh, chồng bà Suzuki là giáo sư đại học, hay lên TV lắm, anh có biết không?"

-"Ông Suzuki à?"

Cô gái giải thích về ông Suzuki, nhưng tôi chẳng biết ǵ về nhân vật ấy cả.

-"TV th́ tôi hầu như hoàn toàn không xem nên không biết ông ấy". Tôi nói.

-"Nhà ấy đáng ghét lắm". Cô gái nói. -"Làm phách ra vẻ ta đây là người nổi tiếng. Bọn người lên TV toàn là bọn lừa đảo cả".

-"Vậy sao?"

Cô gái cầm gói Marlboro lên, rút một điếu thuốc, nhưng không châm lửa, chỉ xoay xoay điếu thuốc trên tay một hồi.

-"Ừ th́ trong số cũng có thể có vài người đàng hoàng, nhưng em chả thích bọn ấy. C̣n ông Miyawaki th́ đă là người đứng đắn đấy. Bà ấy tốt. Ông chồng đă từng làm chủ 2, 3 tiệm ăn lớn đấy chứ".

-"Thế sao họ đi mất vậy?"

-"Chẳng biết". Cô gái nói, ngón tay găi găi đầu điếu thuốc. -"Có khi v́ nợ nần hay ǵ đấy không chừng. Thế là biến mất, nhanh như chớp. Dễ đă hai năm rồi. Nhà bỏ hoang cho mèo làm ổ, chẳng ngó ngàng ǵ đến. Mẹ em vẫn thường phàn nàn đấy".

-"Mèo ở đấy nhiều lắm à?"

Cô gái gắn điếu thuốc lên môi, châm lửa hút, rồi gật đầu.

-"Đủ thứ mèo trong nhà ấy. Có con trụi cả lông, có con chột mắt. Một bên mắt rơi mất, chỉ c̣n cục thịt lộ ra. Nghe ghê chứ?"

-"Ghê thật". Tôi nói.

-"Họ nhà em có người có bàn tay sáu ngón đấy. Con gái, trên tuổi em một tí, bên cạnh ngón út có thêm một ngón nhỏ như ngón tay bé sơ sinh ấy. Nhưng mà, lúc nào cũng khéo bẻ quặt vào trong, ai nh́n cũng khó thấy được ngón thừa ấy. Mà chị em đẹp lắm đấy".

-"Hừm".

-"Anh có nghĩ là thứ ấy di truyền không? Nói sao nhỉ, ḍng giống ấy mà".

-"Chẳng biết". Tôi nói.

Sau đó, cô im lặng một hồi. Tôi vừa hút thuốc vừa trông ngóng chăm chú vào lối đi của mèo. Chưa thấy bóng dáng con mèo nào đi ngang qua đấy cả.

-"Này, thật không muốn uống ǵ cả sao? Em uống cola đây". Cô nói.

-"Không". Tôi đáp.

Cô gái rời ghế xếp, lê một chân đi khuất vào bóng cḥm cây kia rồi, tôi nhặt một cuốn tạp chí dưới chân lên, lật xem phớt qua vài trang. Trái với dự đoán của tôi, lại là một tờ nguyệt san dành cho phái nam. Trang ngay giữa có h́nh một cô gái mặc đồ lót mỏng đến nh́n xuyên thấy lông và dạng cơ quan sinh dục, đang ngồi trên ghế đẩu, dang rộng hai chân ra trong một tư thế mất tự nhiên. Chao ôi. Tôi bỏ tờ tạp chí xuống chỗ cũ, khoanh tay trước ngực, lại ngắm chừng lối đi của lũ mèo.

Một lát rơ lâu sau, cô gái trở lại, tay cầm ly cola. Cô đă thay áo thun Adidas, chỉ mặc quần soóc và nịt ngực của áo tắm hai mảnh. Nịt ngực có dây mỏng cột lại phía sau lưng, phô rơ h́nh dáng đôi vú. Quả thật buổi chiều oi bức quá. Ngồi yên trên ghế xếp phơi thân cho mặt trời một hồi là đă thấy mồ hôi rịn ra thâm đen nhiều chỗ trên thân áo thun màu tro của tôi.

-"Này anh, nếu biết cô gái mà anh thích có bàn tay sáu ngón, th́ anh sẽ làm sao?" Cô gái bắt đầu trở lại câu chuyện trước.

-"Bán cô ấy cho gánh xiếc". Tôi nói.

-"Thật sao?"

-"Đùa thôi mà". Tôi ngạc nhiên, nói chữa. -"Có lẽ tôi chẳng ngại ǵ".

-"Cho dù có thể di truyền đến con cái à?"

Tôi suy nghĩ về điều ấy một lúc.

-"Có lẽ tôi chẳng ngại ǵ. Có dư một ngón tay cũng chẳng là trở ngại ǵ lớn".

-"Thế giả dụ có bốn vú th́ sao?"

Tôi lại suy nghĩ một lúc rồi đáp.

-"Chẳng biết".

Bốn vú cơ à? Điệu này th́ chẳng biết đến đâu mới dứt, nên tôi định lái sang chuyện khác.

-"Cô bao lớn rồi?"

-"Mười sáu". Cô gái đáp. -"Mới mười sáu đây thôi. Lớp mười".

-"Trường đang nghỉ à?"

-"Đi bộ lâu, chân vẫn c̣n đau lắm. Bên mắt lại có vết thương nữa. Trường em khó lắm, nếu mà biết em té xe gắn máy bị thương, không biết sẽ trừng phạt đến mức nào, nên em lấy giấy phép nghỉ bệnh đấy. Có nghỉ học một năm cũng chả sao. Cũng chẳng phải em mong chóng lên lớp mười một".

-"Hừm".

-"Nhưng này, chuyện lúc năy anh bảo là cô ta có bàn tay sáu ngón, anh cũng kết hôn được, c̣n có bốn vú th́ anh không chịu, đấy nhỉ?"

-"Tôi đâu có nói là không chịu? Chỉ nói là chẳng biết đấy thôi".

-"V́ sao mà chẳng biết chứ?"

-"V́ không làm sao tưởng tượng ra được".

-"Bàn tay sáu ngón th́ tưởng tượng ra được à?"

-"May ra th́ được".

-"Khác nhau chỗ nào thế? Bàn tay sáu ngón và ngực bốn vú ấy".

Tôi lại gắng suy nghĩ về điều ấy một lúc nhưng chẳng nghĩ ra được câu giải thích cho thoả đáng.

-"Này anh, em hay hỏi lôi thôi quá, phải không?". Cô gái nói, đôi mắt sâu phía sau cặp kính râm nh́n mắt tôi đăm đăm.

-"Bị nói như thế rồi hả?". Tôi hỏi.

-"Thỉnh thoảng".

-"Hỏi nhiều cũng đâu có ǵ xấu. Người bị hỏi cũng do đó mà bắt đầu suy nghĩ".

-"Nhưng thường thường người ta có suy nghĩ ǵ đâu". Cô gái nói, mắt nh́n xuống phía trước chân ḿnh. -"Ai cũng trả lời lấy có thôi".

Tôi nghiêng đầu không ra dáng gật hay lắc, mắt lại nh́n vào lối đi của mèo. Tôi nghĩ chẳng biết ḿnh đang làm ǵ ở đây. Mèo ǵ? Có thấy h́nh dáng con mèo nào qua đây đâu?

Tôi vẫn khoanh tay trước ngực như thế, mắt nhắm lại khoảng 12, 13 giây. Nhắm nghiền mắt lại th́ cảm nhận được mồ hôi đang rịn ra đủ chỗ trong thân thể. Trán, dưới mũi, cổ, cứ như là có lông chim ẩm ướt quét nhẹ rờn rợn lên da ḿnh, cái áo thun giống như lá cờ trong ngày không có gió, đang xuống ngực tôi. Ánh nắng mặt trời với sức nặng kỳ dị đang ép xuống người tôi. Cô gái lắc nhẹ ly cola, những cục nước đá kêu leng keng như chuông đeo ở cổ ḅ.

-"Anh buồn ngủ th́ cứ ngủ đi. Hễ thấy con mèo th́ em đánh thức dậy cho". Cô nói nhỏ.

Tôi gật đầu, mắt vẫn nhắm.

Một lúc lâu, chung quanh chẳng nghe tiếng động nào cả. Bồ câu và chim vặn dây thiều cũng biến đâu mất hút. Không có gió, mà tiếng xe hơi phun khói cũng không nghe thấy nốt. Suốt trong khoảng thời gian ấy, tôi nghĩ đến người đàn bà đă gọi điện thoại. Có thật tôi có biết về người đàn bà ấy chăng?

Nhưng tôi chẳng thể nào nhớ lại được ǵ về người đàn bà ấy. Cứ như là cảnh trong tranh De Chirico: chỉ có chiếc bóng của người đàn bà kéo dài gác ngang qua con đường, c̣n thực thể th́ tồn tại ở chốn nào xa lắc cách rời phạm vi ư thức của tôi. Nghe có tiếng chuông reo không ngừng bên tai tôi.

-"Này, anh ngủ rồi à?". Cô gái hỏi, tiếng nói nhỏ không hẳn nghe được hay không nghe được.

-"Có ngủ đâu". Tôi đáp.

-"Em xích lại gần được không? Em nói nhỏ th́ đỡ nhọc hơn".

-"Có sao đâu". Tôi nói, mắt vẫn nhắm.

H́nh như cô gái dời ngang ghế xếp của cô đến chạm vào ghế tôi đang ngồi. Có tiếng "cụp" khô khan của khung gỗ chạm nhau.

Kỳ dị thật, tôi nghĩ. Lúc tôi nhắm mắt, giọng nói của cô gái nghe khác lạ hẳn lúc tôi mở mắt. Không hiểu tôi đă ra thế nào rồi? Cảm giác kỳ dị thế này là lần đầu tiên.

-"Em nói chuyện một tí được không?". Cô gái nói. -"Nói thật nhỏ giọng thôi, mà anh không trả lời cũng được. Nửa chừng, cứ thế mà ngủ mất cũng chả sao."

-"Cũng được". Tôi nói.

-"Người ta chết đi, là chuyện tuyệt vời chứ nhỉ?" Cô gái nói.

Câu nói của cô, ngay sát bên tai tôi, cùng với hơi thở ấm và ẩm chui nhẹ vào sâu trong thân thể tôi.

-"Tại sao?". Tôi hỏi.

Cô gái áp một ngón tay lên môi tôi như để khoá miệng tôi lại.

-"Đừng hỏi ǵ cả". Cô nói. -"Hiện giờ em không muốn bị hỏi ǵ cả. Mà cũng đừng mở mắt nhé. Nghe chưa?"

Tôi gật nhẹ, như giọng th́ thào của cô.

Cô dời ngón tay áp môi tôi, lần này áp lên cổ tay tôi.

-"Đôi lúc, tự nhiên em muốn lấy dao mổ cắt banh ra. Không phải tử thi đâu. Mà là khối chết ấy. Mường tượng rằng tồn tại ở đâu đó. Một khối như bóng-chày-mềm soft-ball, thật trơ, thật mềm, thần kinh tê liệt cả rồi. Lấy khối ấy ra từ trong xác người chết mà cắt banh ra xem sao. Lúc nào cũng nghĩ thế. Không biết bên trong khối ấy như thế nào. Không chừng giống hệt như khối kem đánh răng trong ống kem, bên trong ấy cũng đặc sệt lại thế chăng? Anh không nghĩ thế sao? Không, không sao. Anh đừng trả lời. Chung quanh nhao nhăo, càng vào sâu bên trong càng cứng dần lại. V́ thế, trước hết em cắt banh lớp da bên ngoài, khoét lấy chỗ nhao nhăo ấy ra bằng dao hay bằng cái bay phẳng. Vạch dần đám nhao nhăo ấy ra là đến phần cứng như một cái lơi nhỏ. Chỉ nhỏ như đạn trong bạc-đạn xe hơi thôi, mà cũng cứng thật là cứng như thế. Anh có cảm thấy thế không?"

Cô gái ho 2, 3 tiếng rồi tiếp.

-"Dạo này em cứ nghĩ thế măi. Chắc là v́ ngày nào cũng rảnh rỗi cả. Thật đấy. rảnh rỗi th́ ư nghĩ của ḿnh càng lúc càng đi thật xa. Đến khi ư nghĩ đă đi quá xa rồi th́ ḿnh không làm sao bắt kịp nữa".

Cô gái dời ngón tay áp trên cổ tay tôi, cầm ly lên uống nốt chỗ cola c̣n lại. Tôi nghe tiếng nước đá trong ly mà biết là cạn ly rồi.

-"Đừng lo. Em đang canh chừng con mèo cho anh đây mà. Anh khỏi lo. Con mèo Watanabe Noboru mà đi ngang qua đây là em cho anh biết ngay. Anh cứ nhắm mắt lại thế đi. Khoảng giờ này thế nào chú Watanabe Noboru ấy cũng sẽ đi qua đây. Mèo bao giờ cũng đi lại đường cũ đấy mà. Thế nào cũng đến đây. Chú mèo Watanabe Noboru bây giờ đang tiến đến gần đây này. Cứ tưởng tượng thế mà chờ nhé. Xuyên qua đám cỏ, chui dưới hàng rào, vừa dừng lại đâu đó, ngửi mùi hoa, chú mèo đang tiến dần dần đến đây. Đấy, tưởng tượng thế đi anh"

Tôi gắng tưởng tượng h́nh dáng con mèo theo đúng lời cô gái, nhưng thực tế, chỉ tưởng tượng ra được thứ ǵ như là tấm h́nh chụp ngược chiều ánh sáng mặt trời, h́nh tượng con mèo hiện ra lờ mờ tối ám. Ánh sáng mặt trời gay gắt xuyên lọt mi mắt, bung toả ra chập chờn lấn áp khoảng tối tăm trong trí tôi. Cố gắng cách mấy tôi cũng không sao tưởng tượng ra được h́nh dạng chính xác của con mèo. Chỉ h́nh dung được con mèo Watanabe Noboru ấy như trong một bức tranh phác hoạ chân dung hỏng, vừa lệch lạc vừa mất vẻ tự nhiên. Giống được phần đặc trưng, nhưng những nét quan trọng th́ lại rơi rớt đâu mất. Ngay cả bộ điệu con mèo bước đi như thế nào, tôi cũng không c̣n nhớ lại được nữa.

Cô gái lại áp ngón tay lên cổ tay tôi, lần này c̣n xoa nhẹ như đang vẽ h́nh thù ǵ lên đấy nữa. Thứ h́nh vẽ kỳ bí không hiểu là h́nh ǵ. Như hô ứng với h́nh cô vẽ trên cổ tay tôi, một cảm giác tối ám mới, khác hẳn những tối ám từ trước, đang chui luồn vào ư thức của tôi. Có lẽ tôi đang thiu thiu ngủ. Không muốn ngủ, nhưng không c̣n có thể làm ǵ để cưỡng chống lại được nữa. Trên chiếc ghế xếp bằng vải bạt cong xuống dịu dàng ấy, tôi cảm thấy thân thể ḿnh trĩu nặng xuống một cách không đẹp mắt tí nào.

Trong tăm tối như thế, tôi chỉ tưởng tượng ra được bốn chân của con mèo Watanabe Noboru. Bốn chân màu nâu tĩnh lặng, dưới gót phồng lên mềm mại như cao-su. Bốn gót chân mềm mại ấy dẫm lên mặt đất, đâu đó, âm thầm. Mặt đất ở đâu? Điều này, tôi chẳng biết.

Anh không nghĩ là trong trí anh có một góc chết chí mệnh nào đấy sao? Người đàn bà gọi điện thoại đă nói nhỏ, như thế.

*

Khi tôi mở mắt dậy th́ chỉ c̣n một ḿnh. Chiếc ghế xếp bên cạnh đang dính sát vào ghế tôi, không c̣n bóng dáng cô gái ấy nữa. Khăn, thuốc lá, tạp chí vẫn c̣n đấy, nhưng ly cola và máy quay băng đă biến mất.

Mặt trời nghiêng về hướng tây, bóng cành tùng đổ xuống bao gọn toàn thân tôi cho đến mắt cá chân. Kim đồng hồ chỉ 3 giờ 40. Tôi lắc đầu vài lần như lắc lon-bia-không, rồi đứng lên khỏi ghế, nh́n chung quanh. Phong cảnh chung quanh vẫn như lúc đầu tôi thấy. Thảm cỏ rộng, ao cạn khô, hàng rào, tượng chim đá, cỏ ống, ăng-ten TV. H́nh dáng con mèo chẳng thấy đâu. H́nh dáng cô gái cũng chẳng thấy đâu.

Tôi ngồi xuống cỏ, chỗ có bóng râm, vừa xoa bàn tay lên cỏ xanh, vừa đưa mắt nh́n lối đi của lũ mèo, chờ cô gái trở lại. Nhưng 10 phút trôi qua, cả con mèo lẫn cô gái cũng chẳng trở lại. Chung quanh không có chút động tĩnh nào. Phải làm sao bây giờ đây, tôi chẳng rơ. Có cảm giác như trong lúc thiếp ngủ, ḿnh đă già đi nhiều năm rồi.

Tôi lại đứng dậy, nh́n về phía nhà cô gái. Nhưng ở đấy cũng chẳng có hơi hướm người nào. Chỉ có kính cửa sổ phản chiếu ánh chiều tà chói lọi. Chẳng làm sao hơn, tôi đành băng ngang sân cỏ, ra khu đường trống, trở về nhà. Kết cuộc, con mèo th́ không t́m ra, nhưng dù sao, tất cả những ǵ có thể làm được th́ tôi cũng đă làm rồi.

*

Về đến nhà, tôi gom góp đồ giặt đă khô vào, và chuẩn bị bữa cơm tối đơn giản. Rồi ngồi xuống sàn pḥng khách, tựa lưng vào tường đọc báo chiều. 5 giờ rưỡi chiều, điện thoại reo 12 tiếng, nhưng tôi không bắt lên. Hồi chuông ngừng rồi mà dư âm vẫn c̣n phảng phất, như những mảnh giấy vụn, phiêu lăng trong bóng chiều mờ nhạt. Đồng hồ để bàn vươn móng tay cứng khắc vào tấm bảng trong suốt lơ lửng trong không gian. Cứ như thế giới của máy móc. Mỗi ngày một lần, chim vặn dây thiều bay đến vặn dây thiều cho thế giới chạy tiếp. Và một ḿnh trong thế giới ấy, tôi già đi, mỗi ngày mỗi bơm thêm cái chết phồng lên như quả bóng chày mềm màu trắng. Ngay cả lúc tôi đang ngủ say ở khoảng giữa Thổ Tinh và Thiên Vương Tinh, chim vặn dây thiều ấy vẫn nghiêm túc làm tṛn nhiệm vụ của chúng.

Tôi chợt nghĩ hay là thử làm bài thơ về chim vặn dây thiều ấy. Nhưng cố gắng cách mấy đi nữa, ngay cả vần đầu cũng chẳng nẩy ra được. Vả lại, tôi cũng không nghĩ là các cô học tṛ trung học cấp ba sẽ đọc mà tán thưởng bài thơ về chim vặn dây thiều. Các cô đâu đă biết là có chim vặn dây thiều đâu nào.

*

Vợ tôi về nhà lúc 7 giờ rưỡi tối.

-"Xin lỗi anh. Em phải làm thêm giờ đấy". Cô ấy nói. -"T́m măi vẫn không thấy giấy nhận tiền đóng học phí của một học sinh. Lỗi là tại cô bé làm thêm đă lơ đễnh chuyện giấy tờ, nhưng dù sao, em cũng là người chịu trách nhiệm".

-"Có sao đâu". Tôi nói. Rồi vào bếp làm món cá chiên , rau xà-lách, và canh tương. Trong lúc ấy, vợ tôi ngồi đọc báo chiều ở bàn trong bếp.

-"Này, khoảng 5 giờ rưỡi chiều, anh không có ở nhà sao?". Cô ấy hỏi. -"Em định cho anh hay là sẽ về trễ một tí, nên gọi điện thoại về nhà đấy".

-"Hết rồi, nên anh chạy đi mua đấy mà". Tôi kiếm cớ.

-"Anh đi ngân hàng hộ em chưa?"

-"Rồi". Tôi đáp.

-"C̣n con mèo th́ sao?"

-"Không t́m ra".

-"À". Vợ tôi nói.

Sau bữa cơm, từ pḥng tắm bước ra, tôi thấy cô ấy đang ngồi một ḿnh trong pḥng khách, đèn tắt tối om. Áo sơ mi màu tro, im ĺm cuộn ḿnh trong bóng tối, vợ tôi trông như là bao hành lư bị bỏ quên. Trông thật đáng thương. Bị bỏ rơi ở một chốn không đúng chỗ. Chứ gặp được chỗ khác, không chừng cô ấy có thể hạnh phúc hơn nhiều.

Tôi lấy khăn tắm lau tóc, rồi ngồi vào ghế dài đối diện với vợ tôi.

-"Sao thế em?". Tôi hỏi.

-"Hẳn là con mèo chết mất rồi". Vợ tôi nói.

-"Bậy nào". Tôi nói. -"Nó đi rong chơi luông tuồng đấy mà. Đến lúc đói bụng lại ṃ về chứ ǵ. Trước cũng đă có lần thế rồi. Th́ lúc ḿnh c̣n ở Koenji đấy em, nó cũng đă …"

-"Lần này khác chứ. Em biết mà. Con mèo chết, xác nó thối rữa ra trong bụi cỏ nào đấy rồi. Anh t́m trong đám cỏ vườn nhà bỏ hoang ấy hộ em rồi chứ?"

-"Ấy, cho tôi xin đi. Dù có bỏ hoang, cũng là nhà của người ta chứ, làm sao mà tự tiện vào đấy được?"

-"Anh giết nó rồi đấy". Vợ tôi nói.

Tôi thở dài, lại lấy khăn tắm lau tóc.

-"Anh đă mặc xác nó chết đấy". Cô ấy nhắc lại, trong bóng tối.

-"Em nói lạ quá". Tôi nói. -"Con mèo tự ư nó bỏ đi đấy chứ. Có phải lỗi tại anh đâu. Chừng đó th́ em cũng hiểu chứ".

-"Anh có thích ǵ con mèo đâu nào".

-"Có thể là thế". Tôi thừa nhận. -"Có thể anh không thích con mèo ấy bằng em thật. Thế nhưng anh chưa hề hành hạ ǵ con mèo ấy, mà mỗi ngày vẫn cho nó ăn đàng hoàng. Chính anh cho nó ăn chứ ai. Không đặc biệt thích ǵ nó cũng có phải là anh giết nó đâu. Nói kiểu ấy, hoá ra, hầu hết mọi người trên thế giới này đều bị anh giết cả à?"

-"Anh là người như thế đấy chứ ǵ nữa". Vợ tôi nói. -"Lúc nào cũng thế. Tự ḿnh không xuống tay mà vẫn giết được đủ thứ".

Tôi định nói ǵ đấy nhưng biết là cô đă khóc, nên thôi. Tôi nhét khăn tắm vào giỏ quần áo trong pḥng tắm, rồi bước vào bếp, lấy bia từ tủ lạnh ra uống. Một ngày lộn xộn quá. Một ngày lộn xộn nhất trong một tháng lộn xộn của một năm lộn xộn.

Watanabe Noboru, mầy đang ở đâu đấy hử? Tôi nghĩ thầm. Chim vặn dây thiều không lên dây thiều của mầy sao chứ?. Nghe cứ như là thơ ấy!

Watanabe Noboru,

         mày đang ở đâu đấy hử?

Chim vặn dây thiều

         không lên dây thiều của mày sao chứ?

Uống được khoảng nửa lon bia th́ điện thoại bắt đầu reo.

-"Bắt điện thoại đi em". Tôi hét về phía bóng tối trong pḥng khách.

-"Không muốn. Anh bắt đi".

-"Anh cũng không muốn".

Không ai bắt, điện thoại tiếp tục reo. Tiếng điện thoại reo quấy động nặng nề những mảnh giấy vụn phiêu lăng trong không gian. Suốt trong lúc ấy, cả tôi lẫn vợ tôi, không ai nói một lời. Tôi uống bia, vợ tôi tiếp tục khóc lặng lẽ. Tôi đếm tiếng điện thoại reo đến hồi thứ 20, rồi chán nản không đếm nữa, cứ mặc kệ cho nó reo. Thứ ấy th́ không thể nào đếm măi đến vô cùng được.

 

Phạm Vũ Thịnh dịch
Sydney 10-04

 

Truyện ngắn "Chim vặn dây thiều và Phụ nữ ngày thứ ba - Nejimakidori to Kayôbi no Onna-tachi" đă được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Shinchô số tháng Giêng năm 1986, sau này trở thành Chương đầu và khai triển thành tiểu thuyết "Biên niên chim vặn dây thiều - Nejimakidori Kuronikuru - Wind-up Bird Chronicle" năm 1994, đoạt giải Văn học Yomiuri năm 1995.