Vn Nn Sinh T

(2BR02B)

KURT VONNEGUT

Phạm Vũ Thịnh dịch

 

 

Bergeron

 


Lời người dịch:

Truyện ngắn sau đây, ra mắt người đọc năm 1961, là một trong những Truyện thứ 21 trong Tuyển tập "Hộp Đựng Thuốc Lá Từ Bagombo - Bagombo Snuff Box" xuất bản năm 1999, gồm 24 truyện ngắn Kurt Vonnegut đă đăng trên nhiều tạp chí trong quá khứ, nhiều nơi khác nhau đến chính tác giả cũng không nhớ nổi đă đăng lúc nào và ở đâu.

Đề truyện "2BR02B", đọc như "To Be Or Not To Be" nhắc đến vấn nạn sinh tử "Sống hay Chết, vấn đề là ở đấy" của nhân vật Hamlet trong kịch thơ của William Shakespeare.

 

Tất cả mọi chuyện đều hoàn toàn tốt đẹp. Không c̣n nhà tù, không c̣n xóm nhà lá, không c̣n nhà thương điên, không c̣n người tàn tật, không c̣n người nghèo, không c̣n chiến tranh nữa. Tất cả mọi loại bệnh tật đều chữa trị được. Cả bệnh già cũng chữa được. Chết, ngoại trừ tai nạn, chỉ c̣n là cuộc mạo hiểm cho những kẻ t́nh nguyện mà thôi.

Dân số Hoa Kỳ được thiết định thăng bằng ở mức đúng 40 triệu người.

Một buổi sáng nắng tốt ở bệnh viện Nội Trú Chicago, một người đàn ông tên là Edward K. Wehling, Jr. đang chờ vợ sinh. Anh ta là người duy nhất đang ngồi chờ. Không c̣n chuyện nhiều người cùng sinh trong một ngày nữa.

Anh ta 56 tuổi, chỉ là tuổi mới lớn trong dân số có tuổi trung b́nh là 129.

Tia X cho thấy vợ anh sắp sinh 3. Đối với anh là con đầu ḷng.

Người trai trẻ Wehling ấy ngồi khom người trên ghế, hai tay ôm lấy đầu. Đầu tóc bù rối, anh thật tĩnh lặng, nhợt nhạt đến mức hầu như vô h́nh. Dáng dấp nhàu nát ấy hoàn toàn phù hợp với căn pḥng đợi cũng đang có không khí hỗn độn đến nao ḷng. Các ghế ngồi và đĩa gạt tàn thuốc đă bị lấy đi khỏi các vách tường trong pḥng. Sàn pḥng lót một lớp những mảnh giẻ vấy bẩn.

Căn pḥng đang được trang hoàng lại, để kỷ niệm một người đă t́nh nguyện chết.

Một ông già có vẻ mặt khinh khỉnh, chừng 200 tuổi, ngồi trên thang gấp, đang sơn vẽ một bức bích hoạ mà ông ta có vẻ không thích. Nếu là thời trước, dạo mà người ta c̣n già đi thấy rơ, hẳn là đă có thể đoán ông ta chừng 35 tuổi. Ông ta đă già đi đến mức ấy trước khi người ta t́m được thuốc chữa bệnh lăo hoá.

Bức bích hoạ ông ta đang vẽ diễn tả một cảnh vườn gọn đẹp. Những người đàn ông đàn bà mặc áo choàng trắng, hẳn là các y sĩ và y tá, đang vỡ đất, gieo hạt, phun thuốc trừ sâu, rải phân bón. Những người đàn ông đàn bà mặc đồng phục màu tím th́ nhổ cỏ, chặt những cây già, bệnh, và quét lá cây, gom rác vào ḷ đốt.

Chưa bao giờ, kể cả ở Hà Lan thời trung cổ hay ở Nhật Bản thời xưa, lại có được một khu vườn trang trọng, chăm sóc kỹ lưỡng đến như thế. Mỗi cây trong vườn có được tất cả: đất trồng mầu mỡ, ánh nắng chan hoà, nước tưới, không khí, và tất cả dinh dưỡng cần thiết.

Một người lao công bệnh viện đi trong hành lang, hát lầm bầm một bài ca phổ biến :

"Nếu em không thích những nụ hôn của anh, em yêu

Th́ anh sẽ làm như thế nầy :

Anh sẽ đi t́m một cô áo tím

Và hôn giă biệt thế giới buồn rầu nầy.

Nếu em không muốn nhận t́nh yêu của anh

Th́ anh chiếm chỗ nhiều thế nầy mà làm ǵ?

Anh sẽ đi khỏi hành tinh xưa cũ nầy

Nhường chỗ lại cho một bé sơ sinh dễ thương"

Anh ta nh́n bức bích hoạ rồi nh́n hoạ sĩ : -"Trông như thật đấy". Anh nói. -"Đến nỗi tôi tưởng ḿnh đang đứng trong vườn ấy chứ".

-"Sao cậu nghĩ là cậu không đang ở ngay trong vườn ấy?". Hoạ sĩ hỏi, vừa mỉm cười châm biếm. -"Nên biết rằng bức hoạ nầy tên là Khu Vườn Hạnh Phúc Của Đời đấy nhé".

-"Bác sĩ Hitz trong h́nh trông giống lắm". Người lao công nói. Anh ta nói đến h́nh người đàn ông mặc áo choàng trắng có khuôn mặt của Bác sĩ Benjamin Hitz, chủ nhiệm khoa Sản trong bệnh viện. Hitz là một người đàn ông có vẻ đẹp làm người khác choáng ngợp.

-"C̣n nhiều khuôn mặt chưa vẽ xong đấy nhỉ". Người lao công nói. Anh muốn nói là c̣n nhiều khoản mặt mày c̣n để trống trong bức hoạ, chờ vẽ vào đấy khuôn mặt của những nhân vật trọng yếu trong bệnh viện hoặc trong chi nhánh Chicago của Sở Triệt Hủy Liên Bang.

-"Có tài vẽ h́nh giống như thật thế th́ hẳn là thích lắm nhỉ". Người lao công nói.

Mặt hoạ sĩ đanh lại, khinh miệt :

-"Cậu tưởng tôi hănh diện với cái thứ vô vị nầy sao? Cậu tưởng đây là ư tôi nghĩ cuộc đời thật sự là như thế nầy đấy hẳn?"

-"Thế ư ông nghĩ cuộc đời thật sự là như thế nào?"

Người hoạ sĩ chỉ một mảnh giẻ dơ bẩn trên sàn : -"Đấy mới là một bức hoạ giống với đời thật. Đóng khung treo nó lên th́ cậu có một bức hoạ trung thực với đời thật gấp vạn lần thứ bích hoạ nầy".

-"Ông nầy thật là bi quan quá nhỉ". Người lao công nói.

-"Bi quan là tội lỗi à?"

-"Ông Ngoại ơi, nếu ông không thích sống ở đời, th́ cứ gọi đến số nầy đi".

Người lao công nói ra một số điện thoại dành cho những ai không c̣n muốn sống nữa. Số 2BR02B. Con số 0 trong đó, anh ta đọc là "naught" nghe như "not", và dăy số ấy đọc lên là "To Be Or Not To Be", chính là số điện thoại của Pḥng Hơi Ngạt trong Sở Triệt Hủy Liên Bang, một cơ quan chính phủ có lắm biệt danh như : "Vĩnh Biệt Mẹ", "Đừng Khóc Nữa", "Hết Lo Rồi", "Hôn Tôi Lần Cuối", "Anh Chàng May Mắn", "Ḷ Thuộc Da", "Bồn Thuốc Ngâm Cừu Để Giết Bọ", "Hạnh Phúc Cuối Cùng", "Ra Đi Thanh Thản", ……

Hoạ sĩ nghếch mũi về phía người lao công.

-"Khi nào ta quyết định ĺa khỏi đời nầy, ta sẽ không cần đến Bồn Thuốc Ngâm Cừu ấy đâu".

-"Thế ông tự xử lư à?". Người lao công nói. "Bầy hầy lắm đấy Ông Ngoại ơi. Sao ông không nghĩ giùm một tí cho những người sẽ phải thu dọn sau khi ông ĺa đời?"

Hoạ sĩ ra dấu bất cần một cách tục tĩu về chuyện ông thiếu ân cần đối với sự phiền nhiễu mà những người c̣n sống sau ông sẽ phải chịu đựng. -"Thế giới nầy đáng phải chịu đựng nhiều thứ c̣n bầy hầy hơn nữa kia". Ông nói.

Người lao công cười vang rồi bỏ đi.

Wehling, đang đợi làm bố, vẫn gục đầu xuống, lầm bầm ǵ đấy trong miệng, rồi lại im bặt.

Một người đàn bà trông thô lỗ và đáng sợ, mang đôi giày gót nhọn, bước sải sầm sầm vào pḥng đợi. Cả giày lẫn vớ dài, áo khoác kiểu nhà binh, túi đeo vai, và mũ đội kiểu ngoại quốc, đều cùng một màu tím, cái màu tím mà người hoạ sĩ gọi là "màu trái nho bầm trong Ngày Phán Quyết Cuối Cùng".

Tấm huy chương lớn có h́nh con ó đậu trên cửa quay, gắn trên túi da đeo vai của bà ta, chính là huy hiệu của Pḥng Phục Vụ trong Sở Triệt Hủy Liên Bang.

Bà ta có thật nhiều lông mặt và hàng ria mép nổi rơ. Điều kỳ dị là các bà làm việc trong Pḥng Hơi Ngạt th́ dù lúc mới vào làm có thanh lịch đẹp đẽ đến mấy đi nữa, trong ṿng 5 năm làm việc, bà nào rồi cũng mang thêm một chùm râu mép.

-"Có phải đây là chỗ tôi phải đến không?". Bà ta hỏi ông hoạ sĩ.

-"C̣n tùy vào công chuyện của bà đấy chứ". Ông ta đáp. -"Bà đến đây hẳn không phải để sinh con, phải không?"

-"Họ bảo tôi đến để làm mẫu vẽ h́nh ǵ đấy". Bà ta nói. -"Tên tôi là Leora Duncan".

Bà chờ xem phản ứng của ông hoạ sĩ.

-"Và bà d́m người ta chết chứ ǵ?". Ông nói.

-"Cái ǵ?"

-"Thôi, đừng giả vờ nữa".

-"Bức bích hoạ nầy đẹp quá". Bà ta nói. -"Trông cứ như là cảnh thiên đàng ǵ đấy".

-"Ǵ đấy, chứ không phải thiên đàng đâu". Ông hoạ sĩ nói, vừa lấy từ túi áo choàng ra một bản danh sách. -"Xem nào, Duncan, Duncan, Duncan, …". Ông vừa nói vừa đưa mắt kiểm dọc theo danh sách. -"Đây rồi. Bà được quyền được làm cho bất tử. Xem các h́nh c̣n thiếu mặt nầy có h́nh nào bà muốn tôi vẽ mặt bà vào không. C̣n một ít h́nh tốt đấy".

Bà ta quan sát bức bích hoạ. -"Chà, xem h́nh nào cũng không khác ǵ h́nh nào. Tôi th́ chẳng hiểu ǵ về nghệ thuật cả".

-"Thân người nào th́ cũng chỉ là thân người thôi, có phải bà nói thế không? Được rồi, với tư cách bậc thầy về mỹ thuật, tôi đề nghị bà chọn thân người nầy". Ông chỉ vào thân người thiếu mặt của một người đàn bà đang mang củi khô vào ḷ đốt rác.

-"Ừm". Leora Duncan nói. -"Có vẻ là người nầy làm việc phế thải, đúng thế không? Tôi th́ làm việc phục vụ chứ không làm việc phế thải nào cả".

Ông hoạ sĩ vỗ tay, làm bộ thích thú. -"Bà bảo không biết ǵ về nghệ thuật cả, thế mà bà chứng minh được ngay là bà hiểu nghệ thuật c̣n hơn tôi nữa! Tất nhiên là, người bó cây mang đi đốt th́ không đúng với người phục vụ như bà rồi. Một người tỉa nhánh, cắt nhánh cây mới gần với công việc của bà hơn".

Ông chỉ vào một h́nh người màu tím đang cưa một nhánh héo trên cây táo. -"H́nh nầy th́ sao, bà thích không?"

-"Trời ơi!". Bà ta nói, mặt đỏ lên và tỏ vẻ khiêm nhường. -"Thế … thế tôi đứng ngay bên cạnh Bác sĩ Hitz à?".

-"Bà không bằng ḷng à?"

-"Chúa ơi, không, không". Bà ta nói. -"Đấy là một vinh dự quá lớn…"

-"À, th́ ra bà ngưỡng mộ ông ấy chứ ǵ?"

-"Ai mà chẳng ngưỡng mộ ông ấy?" Bà nói, chiêm ngưỡng h́nh Bác sĩ Hitz, h́nh một người đàn ông da sạm nắng, tóc bạch kim, 240 tuổi, trông như Thần Zeus vạn năng. -"Ai mà chẳng ngưỡng mộ ông ấy chứ?". Bà ta lặp lại. -"Ông ấy là người đă sáng thiết ra Pḥng Hơi Ngạt đầu tiên cho Chicago mà".

-"Không có ǵ làm tôi vui hơn là đặt bà cạnh ông ấy, vĩnh viễn". Hoạ sĩ nói. -"Cắt bỏ nhánh cây như cắt bỏ chân tay, như thế có thích hợp với bà không?"

-"Cũng gần như công việc tôi làm đấy". Bà nói, có vẻ khiêm tốn về việc ḿnh làm. Công việc của bà là làm sao cho người ta cảm thấy thoải mái khi bị bà giết.

Trong khi Leora Duncan đứng làm mẫu để hoạ sĩ vẽ, th́ chính Bác sĩ Hitz hiên ngang bước vào pḥng đợi. Ông cao 2 thước, từ người toát ra vẻ quan trọng, thành công và yêu đời.

-"Ối chào, cô Duncan đấy à? Cô Duncan!". Ông gọi lớn và nói đùa. -"Cô làm ǵ ở đây thế? Đây đâu phải là chỗ người ta ĺa đời. Đây là chỗ người ta vào đời đấy chứ cô".

-"Em sắp được vẽ vào chung với ông đấy". Bà nói, thẹn thùng.

-"Tốt". Bác sĩ Hitz nói. -"Nầy, bức bích hoạ nầy đẹp quá đấy chứ".

-"Em thật là hân hạnh được có mặt trong ấy với ông".

-"Để tôi nói cho cô nghe, chính tôi hân hạnh có mặt trong ấy với cô mới đúng. Nếu không có những phụ nữ như cô, th́ không thể nào có được thế giới tuyệt vời chúng ta đang sống đây".

Ông chào bà ta rồi bước về phía cửa pḥng hộ sinh.

-"Cô đoán thử xem vừa sinh được ǵ nào?". Ông ngừng lại, nói.

-"Em không đoán được đâu".

-"Sinh ba đấy". Bác sĩ Hitz cho biết.

-"Sinh ba cơ à?". Bà kêu lên, tán thán v́ hàm-ư luật pháp của chuyện sinh ba. Luật định rằng không có trẻ sơ-sinh nào được sống nếu cha mẹ chúng không t́m được ai t́nh nguyện chết để nhường chỗ cho. Trẻ sinh ba, nếu muốn sống cả, phải t́m cho ra 3 người t́nh nguyện chết.

-"Thế cha mẹ chúng đă có 3 người t́nh nguyện chưa?". Leora Duncan hỏi.

-"Tin mới nhất tôi nghe được…". Bác sĩ Hitz nói. -"là họ có một người rồi, và đang chạy thêm 2 người đấy".

-"Em không nghĩ là họ t́m được đâu". Bà ta đáp. -"Không có ai xin cùng lúc 3 cái hẹn với Sở em cả. Hôm nay, cho đến khi em rời sở đến đây th́ chỉ có mấy cái hẹn đơn thôi. Sau đó, có ai xin hẹn không th́ em không biết. Thế tên họ nhà sinh ba ấy là ǵ?"

-"Wehling". Người đang đợi làm bố ấy đứng lên, mắt đỏ ngầu, dáng người tiều tụy. -"Tên họ của người cha may mắn ấy là Edward K. Wehling, Jr.".

Anh ta giương cánh tay phải lên, nh́n vào một điểm nào đấy trên tường, cười gằn đau khổ, và nói giọng khàn khàn. -"Có mặt".

-"Ồ, anh Wehling". Bác sĩ Hitz nói. -"Tôi chẳng thấy anh ở đây".

-"Người vô h́nh mà". Wehling nói.

-"Họ vừa điện thoại cho tôi hay là vợ anh đă sinh ba đấy". Bác sĩ Hitz nói. -"Các cháu khoẻ mạnh, cả vợ anh cũng thế. Tôi đang trên đường đến thăm họ đây".

-"Hoan hô". Wehling nói, trống rỗng.

-"Anh không có vẻ ǵ là vui mừng cả". Bác sĩ Hitz nói.

-"Có ai trong cảnh ngộ của tôi mà lại không vui mừng cho được". Wehling nói. Anh biểu lộ sự đơn giản vô tư của cảnh ngộ ḿnh bằng động tác đôi bàn tay xoè ra. -"Tôi chỉ cần chọn cho sống một đứa nào đấy trong ba đứa con mới sinh, đem ông ngoại chúng giao cho sở Hạnh Phúc Cuối Cùng, rồi đến đây nộp tờ biên nhận là xong chứ ǵ".

Bác sĩ Hitz nghiêm mặt lại, nh́n xuống mặt Wehling.

-"Anh không tin tưởng ở chuyện điều chỉnh dân số sao anh Wehling?"

-"Tôi nghĩ rằng chuyện ấy được thi hành nhiệt t́nh quá".

-"Thế anh muốn quay trở lại thời vàng son ngày xưa, khi dân số toàn cầu là 20 tỉ người, sắp sửa tăng thành 40 tỉ, rồi 80 tỉ, rồi 160 tỉ người? Anh có biết bướu mâm xôi không anh Wehling?"

-"Không". Wehling đáp, nét mặt sa sầm.

-"Bướu mâm xôi, anh Wehling à, là những cục u nhỏ trên bề mặt trái mâm xôi đấy". Bác sĩ Hitz nói. -"Nếu không điều chỉnh dân số, th́ người ta sẽ bám đầy lên bề mặt của cái hành tinh già cỗi nầy, như là những cục u trên khắp bề mặt của trái mâm xôi ấy. Anh thử tưởng tượng xem".

Wehling vẫn tiếp tục nh́n đăm đăm vào một điểm nào đấy trên tường.

-"Năm 2000,". Bác sĩ Hitz nói tiếp. -"trước khi các nhà khoa học can thiệp vào và thiết định luật pháp, nhân loại đă không c̣n đủ nước để uống, và chẳng có ǵ để ăn ngoài rong biển, vậy mà người ta vẫn cứ khăng khăng đ̣i quyền sinh sản như loài thỏ hoang. Và nếu được, quyền sống bất tử nữa chứ".

-"Tôi chỉ muốn các con tôi được sống". Wehling nói. -"Cả ba đứa, không bỏ đứa nào cả".

-"Tất nhiên là anh muốn thế". Bác sĩ Hitz ôn tồn. -"Nhân tính là thế mà".

-"Tôi cũng không muốn ông ngoại chúng phải chết".

-"Chẳng ai thật sự vui mừng ǵ về chuyện phải giao một người thân cho Sở Hạnh Phúc Cuối Cùng cả". Bác sĩ Hitz nói, thông cảm.

-"Tôi mong thiên hạ đừng gọi Sở bằng biệt danh như thế". Leora Duncan nói.

-"Ǵ kia?". Bác sĩ Hitz hỏi.

-"Tôi mong thiên hạ đừng gọi Sở là Sở Hạnh Phúc Cuối Cùng hay biệt danh ǵ tương tự thế. Chúng gợi cho họ những ấn tượng sai lầm". Bà ta đáp.

-"Cô nói đúng hoàn toàn". Bác sĩ Hitz nói. -"Tha lỗi cho tôi". Ông sửa lỗi ḿnh bằng cách dùng danh xưng chính thức của Pḥng Hơi Ngạt địa phương, danh xưng không ai muốn dùng khi nói chuyện với nhau. -"Tôi phải gọi Sở là Pḥng Tự Hủy Hợp Đạo Lư mới đúng".

-"Thế mới nghe được hơn nhiều chứ". Leora Duncan thoả măn.

-"Anh Wehling nầy". Bác sĩ Hitz nói. -"Đứa con của anh, đứa bé nào được anh chọn cho sống, sẽ nhờ điều chỉnh dân số mà được sống trên trái đất hạnh phúc, rộng răi, sạch sẽ và sung túc nầy. Như trong bức hoạ nầy đấy". Ông lắc đầu. -"Hai thế kỷ trước, khi tôi c̣n trẻ, trái đất đă là một địa ngục mà không ai nghĩ có thể c̣n tồn tại 20 năm nữa. Vậy mà ngày nay th́ bao nhiêu thế kỷ hoà b́nh thịnh vượng đang trải dài trước mắt chúng ta cho đến chừng nào trí tưởng tượng của con người muốn vươn đến".

Bác sĩ Hitz mỉm cười hào sảng.

Nhưng nụ cười ấy tắt nghẹn khi ông thấy Wehling vừa cầm lên tay một khẩu súng lục.

Wehling bắn Bác sĩ Hitz chết. -"Đây, có chỗ cho một người mới. Một chỗ thật to lớn".

Và anh bắn Leora Duncan. -"Chỉ chết thôi chứ có ǵ đâu". Anh nói khi bà ta ngă xuống. -"Đấy, có chỗ cho hai người mới".

Rồi anh bắn vào ḿnh, để có chỗ cho cả 3 đứa con mới sinh của anh.

Chẳng ai chạy đến cả. Có vẻ chẳng ai nghe mấy tiếng súng nổ.

Người hoạ sĩ ngồi trên bậc cao nhất của chiếc thang gấp, trầm tư nh́n xuống khung cảnh thê thảm ấy. Ông suy nghĩ đến vấn nạn khổ năo của con người đ̣i hỏi được sinh ra, và một khi đă sinh ra, phải được sống có ư nghĩa…, được sinh sản thêm, và được trường thọ càng lâu càng tốt; đ̣i hỏi toàn bộ những quyền đó trên một hành tinh quá nhỏ mà phải tồn tại măi măi.

Tất cả những giải đáp mà ông nghĩ ra được đều u ám. Chắc chắn c̣n u ám hơn cả cái Sở "Ra Đi Thanh Thản" ǵ đấy. Ông nhớ đến chiến tranh. Ông nhớ đến dịch bệnh. Ông nhớ đến những trận đói.

Ông biết là ông sẽ không bao giờ vẽ ǵ nữa. Ông buông cây cọ rơi xuống mảnh giẻ bên dưới. Và ông đă quá chán ngán cả với bức bích hoạ Khu Vườn Hạnh Phúc Của Đời.

Ông từ từ leo xuống thang. Ông nhặt khẩu súng của Wehling, thật t́nh muốn bắn vào ḿnh. Nhưng ông không có đủ can đảm.

Thế rồi ông trông thấy quầy điện thoại ở góc pḥng. Ông đến đấy quay số dễ nhớ. 2BR02B.

-"Đây là Sở Triệt Hủy Liên Bang…". Giọng ấm áp của một nữ tiếp viên vọng lại.

-"Có thể lấy hẹn sớm nhất là lúc nào thế cô?". Ông hỏi, thận trọng.

-"Thưa ông, chúng tôi có thể giữ cho ông giờ hẹn ngay chiều nay". Cô ấy đáp. -"Cũng có thể sớm hơn, nếu có ai bỏ hẹn".

-"Vậy th́, xin cô giữ giờ hẹn ấy cho tôi". Ông nói, rồi đánh vần từng chữ tên ông cho cô ta.

-"Cảm ơn ông". Người tiếp viên nói. -"Thành phố nầy xin cảm ơn ông. Quốc gia nầy xin cảm ơn ông. Trái đất nầy xin cảm ơn ông. Và ḷng biết ơn ông sâu sắc nhất sẽ là từ những thế hệ mai sau".

 

Phạm Vũ Thịnh dịch

Sydney 07/2004