Ba Huyn Tưởng Nước Đức

Murakami Haruki

Phạm Vũ Thịnh  dịch

 

 

1. Tính dục dưới h́nh thức viện bảo tàng mùa đông

Tính dục, hành vi t́nh dục, làm t́nh, giao hợp, hay ǵ ǵ đấy tương tự như thế, ... từ những từ ngữ, hành vi, hiện tượng ấy, tôi luôn luôn tưởng tượng ra viện bảo tàng mùa đông.

----------- Viện bảo tàng * mùa đông -----------

Tất nhiên, từ tính dục đến viện bảo tàng mùa đông th́ hẳn là một khoảng cách khá xa. Rồi lại c̣n những bước nhiêu-khê như leo đổi tàu điện hầm vài lần, hay đi xuyên dưới hầm vài bin-đinh, hay đôi chỗ c̣n phải ngồi chờ đổi mùa nữa kia. Tuy nhiên, những phiền toái ấy chỉ làm bận tâm vài ba lần đầu thôi, một khi đă quen thuộc với đường đi nước bước trong hành tŕnh ư thức ấy rồi th́ ai cũng có thể trong chớp mắt t́m đến ngay được viện bảo tàng mùa đông.

Thật thế đấy, không láo đâu.

Khi tính dục trở thành đề tài bàn tán trong thành phố, và những quằn quại trong giao tiếp đang lấp đầy bóng đêm, th́ tôi lúc nào cũng đứng ở ngưỡng cửa viện bảo tàng mùa đông. Tôi treo mũ vào giá treo mũ, móc áo khoác ngoài treo vào giá treo áo khoác, tháo găng tay ra đặt vào góc bàn, rồi nhớ ra là đang quấn khăn choàng quanh cổ nên tháo khăn ra, móc chồng lên áo khoác.

Viện bảo tàng mùa đông chẳng phải là loại viện bảo tàng đồ sộ. Thu tập, phân loại, cương lĩnh kinh doanh, ... tất cả mọi thứ đều thật sự chỉ ở quy mô cá nhân mà thôi. Trước nhất, ở đây không có một khái niệm nhất quán nào cả. Có thể có tượng điêu khắc Thần Chó xứ Ai Cập, cũng có thể có thước đo góc mà Napoleon Đệ Tam đă dùng, hay có chuông cổ đă t́m thấy được ở hang động nơi Tử Hải. Nhưng cũng chỉ có thế thôi. Mỗi đồ vật như thế chẳng nối kết vào đâu cả. Cứ như là trẻ mồ côi bị cơn đói lạnh siết chặt cổ, những đồ vật ấy mắt nhắm nghiền, nằm co quắp trong hộp đựng.

Bên trong viện bảo tàng thật tĩnh lặng. Vẫn c̣n chút thời gian trước giờ mở cửa. Tôi lấy từ trong ngăn kéo nơi bàn ra một mảnh kim loại có h́nh bướm, tra vào đồng hồ h́nh trụ đặt bên cửa vào, lên dây thiều và sửa kim đồng hồ lại cho chính xác. Tôi là người làm việc trong viện bảo tàng mùa đông (nếu tôi không lầm).

Như thường lệ, ánh sáng tĩnh lặng buổi sáng và dự cảm t́nh dục thầm kín, như hương hạnh nhân, tan loăng bao trùm không khí viện bảo tàng.

Tôi đi ṿng bên trong viện bảo tàng, mở các màn cửa sổ, vặn mở tối đa các ống sưởi hơi nước. Rồi vỗ đều những tập sách hướng dẫn mỏng, bày bán trên bàn cạnh cửa vào. Gài sẵn các khoá điện đèn. Để khi bấm nút A.6 trong mô h́nh thu nhỏ của Điện Versailles th́ đèn pḥng khách của nhà vua sáng lên, ..., những đèn như thế. Xem xét t́nh trạng những b́nh giữ lạnh nước uống. Đẩy con sói Âu Châu nhồi bông vào sâu thêm một tí để trẻ con khỏi chạm tay vào. Cho thêm nước xà pḥng vào b́nh trong pḥng rửa mặt. Những thao tác vặt vănh này th́ thân thể ḿnh cứ tự động xoay sở mà làm xong cả, tôi không cần phải suy nghĩ hay ghi nhớ từng tí làm ǵ. Nói ǵ đi nữa, tuy không diễn đạt cho thông suốt được, nhưng đấy cũng vẫn là chính tôi đấy thôi.

Thế rồi, tôi vào căn bếp nhỏ mà đánh răng, và lấy sữa từ trong tủ lạnh ra, cho vào cái soong nhỏ, bật ḷ điện lên hâm nóng. Những thứ ḷ điện, tủ lạnh và bàn chải đánh răng này tất nhiên chẳng phải là những món cổ-ngoạn có sử-tích ǵ, chỉ là những thứ đă mua ở tiệm đồ điện và tiệm tạp hoá gần đây thôi, thế nhưng v́ hiện diện trong viện bảo tàng, nên ngay cả chúng trông cũng có vẻ ǵ đấy có tính cách viện bảo tàng. Ngay cả sữa ấy trông cũng có vẻ như sữa thời cổ đă vắt ra được từ con ḅ nào thời cổ lỗ. Thỉnh thoảng tôi đâm ra bối rối không hiểu nên nói sự kiện này là viện bảo tàng xâm thực vào đời thường, hay đời thường xâm thực vào viện bảo tàng.

Sữa hâm xong, tôi ngồi trước bàn vừa uống vừa mở các bức thư chất đống trong khay giữ thư ra đọc. Thư được phân thành ba loại. Một loại gồm những hoá đơn đ̣i tiền nước chẳng hạn, hay báo của hội khảo cổ, hay thông báo thay đổi số điện thoại của Lănh-sự-quán Hy Lạp, ..., những bức thư có tính cách sự vụ như thế. Một loại gồm những bức thư từ khách viếng viện bảo tàng, tỏ bày cảm tưởng, hay than phiền, hay khích lệ, hay đề nghị ǵ đấy. Quả thật người ta suy nghĩ ra được đủ thứ chuyện. Chứ đằng nào th́ cũng chỉ là những chuyện xa xưa quá rồi mà. Cho dù đồ sứ thời Hậu Hán có trưng bày bên cạnh chiếc ḥm Mesopotamia đi nữa, th́ cũng có ǵ bất tiện cho họ đâu nào? Viện bảo tàng mà khó nghĩ đến nỗi phải dẹp mất những đồ trưng bày lẫn lộn như thế, thử hỏi mọi người c̣n biết đến đâu để xem được những cổ vật ấy chứ?

Những bức thư thuộc hai loại ấy, tôi thản nhiên quăng vào tủ tư liệu, rồi lấy từ ngăn kéo bàn ra hộp bánh khô, nhón lấy ba miếng cho vào mồm nhai, xong uống nốt chỗ sữa c̣n lại, rồi mở phong thư cuối cùng. Bức thư cuối cùng là từ người chủ của viện bảo tàng mùa đông, nội dung cực kỳ đơn giản. Bằng mực đen trên giấy vẽ màu trắng trứng, ghi chỉ thị như sau:

(1) Đóng bao chiếc b́nh số 36, dẹp vào kho.

(2) Thay vào đấy, trưng bày đế tượng điêu khắc A.52 (không có tượng) ở vị trí Q.21.

(3) Thay bóng đèn mới ở khoảng trống 76.

(4) Yết thị sẵn ở cửa vào, những ngày viện đóng cửa trong tháng tới.

Tất nhiên là tôi làm theo chỉ thị ấy. Bao chiếc b́nh số 36 vào vải bố, dẹp vào góc kho, thay vào đấy, lôi ra đế tượng điêu khắc A.52 nặng đến muốn tắt thở. Xong bắt ghế đứng lên thay bóng đèn mới ở khoảng trống 76. Đế tượng A.52 th́ nặng tŕnh trịch mà chẳng có ǵ hấp dẫn, trong khi b́nh số 36 được khách xem yêu thích; c̣n bóng đèn ở khoảng trống 76 th́ vẫn c̣n mới toanh. Thế nhưng chẳng phải là những chuyện tôi nên nêu ư kiến ra mà làm ǵ. Tôi cứ theo đúng chỉ thị mà làm, xong dọn dẹp cốc sữa và hộp bánh đi. Giờ mở cửa viện đă đến sát rồi.

Tôi đứng chải tóc trước gương soi trong pḥng rửa mặt, rồi sửa lại cà-vạt, xác nhận rằng dương vật đang cương cứng cẩn thận. Hoàn toàn không có vấn đề ǵ cả.

* B́nh số 36.

* Đế tượng A.52.

* Bóng đèn

* Cương cứng.

Tính dục, như thủy triều đập vào cửa viện bảo tàng. Kim trên đồng hồ trụ khắc vào góc nhọn 11 giờ sáng. Ánh nắng mùa đông sà thấp như liếm lên sàn, vươn đến tận giữa pḥng. Tôi thong thả bước ngang qua căn pḥng, giở chốt sắt lên, mở cửa. Cửa vừa mở ra, tức th́ mọi vật biến đổi. Đèn bật sáng trong pḥng khách vua Louis thứ 14, soong nhỏ hâm sữa ngừng giảm hơi ấm, b́nh số 36 ch́m dần vào giấc ngủ nhũn nhăo âm thầm. Phía trên đầu tôi, một đám đàn ông hùng hục đứng thành ṿng tṛn dẫm chân thành tiếng.

Tôi ngưng cả việc gắng lư giải người khác.

Thấy như có người nào đấy đứng ở ô cửa. Nhưng điều đó th́ sao cũng được. Ô cửa ǵ đấy th́ sao cũng chẳng sao cả. Bởi mỗi khi tôi nghĩ đến tính dục th́ luôn luôn, ở trong viện bảo tàng mùa đông, giống như trẻ mồ côi, ai cũng nằm co quắp trong đó mà t́m kiếm chút hơi ấm thân thể. Soong nhỏ nằm trong bếp, hộp bánh khô nằm trong ngăn kéo, và tôi nằm trong viện bảo tàng mùa đông.

 

2. Thành lũy Hermann Goering 1983

Khi Hermann Goering[1] xoi thủng ngọn đồi ở Berlin mà xây thành lũy khổng lồ ấy, không biết ông ta đă nghĩ ǵ nhỉ? Quả đúng là ông ta đă cho xoi thủng nguyên một ngọn đồi rồi cho đổ bê-tông vào khoảng giữa ngọn đồi ấy cho kiên cố. Giữa màn đen mờ nhạt buổi hoàng hôn, ngọn đồi in h́nh rơ ràng, sừng sững, như một ngọn tháp báo điềm gở mà kiến trắng bồi đắp nên. Leo hết dốc dựng đứng, lên được đến đỉnh thành lũy ấy, chúng ta có thể nh́n xuống thấy bao quát toàn cảnh đô thị phía Đông Berlin đang bắt đầu lên đèn. Tám hướng có pháo đài bố trí sẵn, có thể phát hiện được bóng dáng quân địch tiến áp vào thủ đô, để kích phá chúng tan tành. Bất cứ loại phi cơ oanh tạc nào cũng không thể phá hủy được lớp giáp che dày và kiên cố của thành lũy này, và bất cứ loại chiến xa nào cũng không thể leo lên hết dốc được.

Trong thành lũy luôn luôn tích trữ sẵn lương thực, nước uống và đạn dược đủ cho hai ngàn bộ đội SS chiến đấu cầm cự trong vài tháng. Những đường hầm bí mật ngang dọc chằng chịt như mê cung, những máy điều hoà không khí khổng lồ đưa không khí trong lành vào bên trong thành lũy. Cho dù quân Nga Mỹ có bao vây toàn bộ thủ đô đi nữa, cũng không thể thắng được chúng ta, Hermann Goering đă tự hào như thế. Chúng ta sống trong một thành lũy không thể nào khuất phục được.

Thế rồi, mùa xuân năm 1945, khi quân Nga đột nhập thành phố Berlin mănh liệt như một trận băo tuyết cuối mùa, thành lũy Hermann Goering vẫn im ĺm không động đậy. Quân Nga phun lửa đốt các đường hầm và gài thuốc nổ mạnh nhất, định tiêu diệt trọn bộ thành lũy. Nhưng thành lũy ấy đă không bị tiêu diệt. Chỉ tạo được những đường nứt trên tường bê-tông mà thôi.

-"Người Nga không thể phá vỡ thành lũy Hermann Goering bằng bom đạn được đâu". Người thanh niên Đông Đức vừa cười vừa nói. -"Người Nga phá được th́ chỉ cỡ tượng đồng Stalin mà thôi".

Anh ta đi rảo cùng khắp các đường phố Đông Berlin suốt vài tiếng đồng hồ, chỉ cho tôi xem từng vết tích của trận chiến giành thành phố Berlin năm 1945. V́ lư do ǵ anh ta nghĩ là tôi quan tâm đến những di tích chiến tranh ở Berlin, tôi hoàn toàn chẳng hiểu; nhưng thấy anh ta nhiệt thành quá, nếu tôi giải thích rằng chỉ muốn đi xem những thứ ǵ khác, th́ cũng khó xử, nên tôi phó mặc cho anh ta đưa đi khắp các phố suốt cả buổi chiều. Chỉ là t́nh cờ mà tôi quen anh ta ở quán ăn tự-phục-vụ gần Tháp TV, vào khoảng giờ ăn trưa hôm ấy.

Dù sao, cách hướng dẫn của anh ta th́ thật là nhanh nhẹn, thấu đáo. Bước theo anh ta đi xem các vết tích chiến tranh ở Đông Berlin như thế, dần dần tôi cảm thấy nếu có ai bảo rằng chiến tranh mới chấm dứt vài tháng trước đây, chắc tôi cũng tin ngay được kia. Khắp thành phố, đâu cũng đầy những vết đạn c̣n bám vào.

-"Đấy, xem ḱa". Anh ta nói, chỉ cho tôi xem một trong những vết đạn ấy. -"Đạn của quân Nga hay đạn của quân Đức th́ nh́n là biết ngay. Đạn quân Đức th́ khoét vào như phá tung cả bức tường lên, trong khi đạn quân Nga lại chui tọt vào bên trong tường. Chế tạo khác nhau thế đấy".

Trong mấy ngày nay, anh ta là người nói tiếng Anh hiểu được nhất trong số những thị dân Đông Berlin mà tôi đă gặp.

-"Anh nói tiếng Anh rất lưu loát". Tôi khen.

-"Đă làm việc trên tàu biển một thời gian đấy". Anh nói. -"Đă sang Cuba, cả Phi châu nữa. Hắc Hải cũng đă ở khá lâu. Nên học được tiếng Anh. Tuy bây giờ th́ làm kỹ sư xây cất".

Xuống đồi của thành lũy Hermann Goering, lại rảo bước trên phố đêm một hồi xong, chúng tôi vào một quán bia lâu năm trên đường Unter den Linden. Có vẻ v́ là tối thứ Sáu nên quán đông nghẹt.

-"Món gà ở đây là danh-vật đấy nhé". Anh nói. Nghe thế, tôi gọi món gà có cơm, và bia. Quả thật món gà không tệ, và bia rất ngon. Căn pḥng ấm cúng, tiếng cười nói làm ḷng ḿnh hân hoan.

Cô phục vụ cho bàn chúng tôi là một người đẹp tuyệt vời, trông giống hệt tài tử Kim Carnes. Tóc vàng ánh bạc, mắt xanh, thân h́nh thon chắc mà nét cười thật dễ thương. Cô ôm ly cối bia như thể chiêm-bái một dương vật to lớn, mang đến cho chúng tôi. Cô gợi tôi nhớ đến một người đàn bà tôi quen ở Tokyo. Chẳng phải v́ khuôn mặt giống nhau, hay có điểm ǵ giống nhau, thế mà hai người đàn bà ấy lại có điểm nối kết thầm kín nào đấy. Có lẽ h́nh ảnh c̣n sót lại của thành lũy Hermann Goering đang xui khiến hai người đi ngang qua nhau bên trong mê-cung tăm tối.

Chúng tôi đă uống thật nhiều bia rồi. Đồng hồ chỉ gần 10 giờ đêm. Tôi phải trở về ga S-Bahn trên đường Friedrich trước 12 giờ khuya. Hộ chiếu cho Đông Berlin của tôi sẽ hết hạn lúc 12 giờ khuya, chỉ cần trễ một phút là tôi sẽ bị phiền phức ngay.

-"Ngoại ô thành phố này có nơi c̣n dấu vết của một trận đánh kinh hoàng kia đấy". Anh ta nói.

Tôi đang lơ-mơ ngắm cô phục vụ nên không nghe anh ta nói ǵ.

-"Xin lỗi, anh vừa nói ǵ?"

Anh ta lặp lại.

-"Xe tăng của quân SS và quân Nga đụng độ đối mặt nhau, trận ấy thật sự là đỉnh-điểm của cuộc chiến ở Berlin này đấy. Chỗ ấy ngày xưa là kho xe lửa đấy, đến bây giờ vẫn c̣n nguyên dấu vết của trận đánh. C̣n lại đủ thứ như bộ phận xe tăng bị phá hỏng, ... Mượn xe bạn tôi xong là ta đi ngay bây giờ cũng được đấy".

Tôi nh́n người thanh niên. Anh ta có khuôn mặt thon mỏng, khoác chiếc áo nhung corduroy, hai bàn tay xoè ra trên mặt bàn. Những ngón tay dài, trơn láng, chẳng có vẻ ǵ là ngón tay của dân đi biển. Tôi lắc đầu.

-"Tôi phải trở lại ga trên đường Friedrich trước 12 giờ khuya. Hộ chiếu hết hạn th́ nguy lắm".

-"Ngày mai th́ sao?"

-"Sáng mai lại phải đi Nuremberg rồi". Tôi bịa chuyện.

Người thanh niên thoáng có vẻ thất vọng. Sắc mệt nhọc cùng cực thoáng hiện trên khuôn mặt anh ta.

-"Ngày mai th́ bạn gái của tôi với đám bạn gái của cô ấy có thể đi chung với chúng ta được đấy". Anh ta nói, như biện bạch.

-"Tiếc quá". Tôi nói. Có cảm giác như có bàn tay nguội lạnh nào nắm chặt lấy bó dây thần kinh trong thân thể ḿnh. Tôi không rơ nên làm sao cho phải. Tôi hoàn toàn lạc lơng ngay giữa thành phố kỳ dị đầy những vết đạn này. Dù sao, bàn tay nguội lạnh ấy rồi cũng rời khỏi thân thể tôi, như thủy triều rút đi.

-"Nhưng mà này, thành lũy Hermann Goering kinh khủng thật đấy chứ nhỉ?". Người thanh niên nói, và mỉm cười lặng lẽ. -"Suốt 40 năm, đă chẳng có ai phá vỡ được nó".

Đứng ở ngă tư Unter den Linden và Friedrich Strasse, có thể nh́n bao quát rơ ràng được nhiều thứ. Phía bắc thấy ga S-Bahn, phía nam thấy trạm kiểm soát Charlie, phía tây thấy Cửa Brandenburg, phía đông thấy Tháp TV.

-"Không sao đâu". Người thanh niên nói. -"Từ đây đi bộ thong thả cũng chỉ 15 phút là đến ga S-Bahn. Không sao chứ?"

Đồng hồ tay của tôi chỉ 11 giờ 10 phút. -"Không sao". Tôi nói, như trấn an chính ḿnh. Rồi chúng tôi bắt tay từ giă.

-"Thật tiếc không đưa được anh đi xem kho xe lửa ấy. Cả chuyện đi chung với các cô bạn nữa".

-"Tiếc thật". Tôi cũng nói. Nhưng mà, anh ta tiếc cái ǵ mới được chứ?

Tôi vừa bước đi hướng về phía bắc trên đường Friedrich, vừa tưởng tượng xem Hermann Goering đă suy nghĩ những ǵ vào mùa xuân năm 1945. Thế nhưng, mùa xuân năm 1945, vị Nguyên soái Đế quốc trong Vương quốc Ngàn năm ấy đă suy nghĩ những ǵ, kết cuộc, chẳng ai có thể biết được cả. Biên đội oanh-tạc-cơ Heinkel 117 tuyệt diệu mà ông ta yêu thương ấy, cuối cùng, đă phơi hàng trăm bộ xương trắng trên đồng hoang xứ Ukraina, như phơi hài-cốt của chính cuộc thế chiến.

 

3. Vườn treo của Herr W[2]

Tôi được hướng dẫn đến vườn treo của Herr W lần đầu vào một buổi sáng tháng 11.

-"Chẳng có ǵ cả đâu". Herr W nói.

Mà đúng là chẳng có ǵ cả thật. Chỉ thấy giữa biển sương mù, nổi bật lên lơ lửng một vườn treo. Kích thước vườn treo đâu khoảng 8 thước bề dọc, 5 thước bề ngang. Ngoài yếu tố vườn treo ra, chẳng có ǵ khác, so với những mảnh vườn thông thường cả. Mà nói đúng ra, theo tiêu chuẩn vườn trên đất liền, th́ vườn treo này rơ ràng chỉ vào hạng ba mà thôi. Cỏ lót th́ tạp nhạp, các giống hoa ô hợp, dây cà tây héo , chung quanh cũng chẳng có hàng rào nữa. Ghế ngồi ngoài vườn màu trắng, có vẻ từ tiệm cầm đồ thải ra.

-"Th́ tôi đă nói là chẳng có ǵ cả mà". Herr W nói như phân bua. Ông ta đă không ngừng theo dơi hướng mắt tôi nh́n. Nhưng tôi chẳng đặc biệt thất vọng ǵ cả. Chẳng phải tôi đến đây với hy vọng được thấy những gian hàng đồ sộ, những bồn phun nước, những chậu cây cảnh tạc h́nh thú vật, hay tượng điêu khắc thần Cupid ǵ đâu. Tôi chỉ đơn giản là muốn nh́n tận mắt vườn treo của Herr W mà thôi.

-"Trông tuyệt vời hơn bất cứ khu vườn hào hoa nào khác".

Nghe tôi nói thế, Herr W có vẻ an ḷng phần nào.

-"Đáng lẽ cho nổi lên thêm một tí nữa th́ trông ra vẻ là vườn treo hơn, nhưng v́ nhiều sự t́nh bó buộc, nên chẳng làm thế được". Herr W nói. -"Anh dùng trà nhé?".

-"Vâng, xin ông". Tôi nói.

Herr W mở một bao bằng vải bố h́nh thù kỳ dị, nửa giống đăy đựng trà, nửa giống giỏ xách, lấy ra ḷ đốt, một ấm trà bằng sứ tráng men, và b́nh đựng nước bằng nhựa, xong bắt đầu nấu nước.

Không khí chung quanh thật lạnh. Tôi mặc áo dày chống lạnh độn lông vũ, cổ quấn mấy ṿng khăn quàng, vậy mà cũng chẳng thấm thía ǵ với cái lạnh này. Tôi vừa run lẩy bẩy vừa dơi mắt theo làn sương trắng đục từ hai bàn chân tôi chầm chậm uốn éo cuộn ḿnh trôi về phương Nam. Nổi lơ lửng trên sương mù như thế này, ḿnh cảm thấy như cả mặt đất ḿnh đứng cũng đang trôi đi đến vùng đất xa lạ nào.

Tôi vừa nhắp trà nóng ướp hoa lài vừa nói cảm tưởng như thế. Herr W cười khanh khách.

-"Ai đến đây cũng nói thế. Nhất là trong những ngày sương đặc, thế nào cũng nói như thế. Không chừng trôi luôn đến tận giữa trời Bắc Hải nữa kia".

Tôi đằng hắng, rồi nói thêm một khả-năng-tính khác từ năy đă nghĩ đến.

-"Hoặc là trôi qua Đông Berlin nữa chứ".

-"Vâng, đúng thế đấy". Herr W nói, tay bóp dây cà tây héo rũ. -"Đó là một phần lư do khiến tôi không thể nâng cao thêm cho ra vẻ vườn treo đấy. Treo cao quá th́ quân cảnh-bị phía Đông sẽ rất nghi ngại mà chiếu đèn pha kiểm soát cả đêm, hay cứ hướng miết mũi súng đại-liên về phía này. Tất nhiên là họ không bắn, nhưng ḿnh cũng sờ sợ thế nào ấy".

-"Đúng thế". Tôi đệm nhịp theo.

-"Vả lại, treo cao quá th́ áp suất gió mạnh thêm, chuyện cả vườn treo thật sự trôi tuốt qua Đông Berlin như anh nói, cũng không phải là không thể xảy ra. Lúc ấy th́ khốn khổ lắm chứ chẳng chơi. Chắc là bị buộc tội gián điệp, khó sống sót mà trở về Tây Berlin được đâu".

-"Hừm". Tôi nói.

Vườn treo của Herr W được nối kết vào sân thượng của một bin-đinh bốn tầng tồi tàn ngay sát bức tường ngăn cách Đông và Tây Berlin. Herr W đă cho vườn treo nổi lên chỉ chừng 15 cen-ti-mét bên trên sân thượng ấy, nên nếu không chú ư nh́n kỹ th́ chỉ thấy như một cái vườn thông thường trên sân thượng mà thôi. Sở hữu một vườn treo đặc sắc mà chỉ cho treo cao 15 cen-ti-mét như thế là chuyện người thường không thể nào làm được. Ai cũng nói "Bởi Herr W là người rất điềm đạm, không thích chuyện quậy phá". Tôi cũng nghĩ thế.

-"Thế sao ông không dời vườn đến nơi nào an toàn hơn?". Tôi ướm hỏi. -"Ví dụ vùng Koln hay Frankfurt, hay khu nào ở sâu trong vùng Tây Berlin chẳng hạn. Làm thế th́ chẳng sợ ǵ ai, treo vườn cao lên nữa cũng chẳng sao cả".

-"Đời nào!". Herr W lắc đầu. -"Koln! Frankfurt! Hừ ...". Herr W lại lắc đầu. -"Tôi chỉ thích ở đây thôi. Bạn bè tôi ở cả Kreuzberg này rồi. Ở đây là tốt nhất".

Ông uống xong tách trà, lấy từ ngăn tủ ra một máy quay đĩa xách tay hiệu Philips, đặt đĩa nhạc lên và bấm nút. Ḍng nhạc Tổ khúc thứ hai trong Âm nhạc trên nước của Handel[3] trỗi lên. Tiếng kèn đồng vang dội nồng sáng cả không gian Kreuzberg mây mờ. Đối với vườn treo của Herr W, c̣n có thứ âm nhạc nào khác thích hợp được đến thế đâu?

-"Lần sau, anh hăy đến đây vào mùa hè". Herr W nói. -"Vườn treo này vào mùa hè th́ vui nhộn vô cùng. Hè năm nay, vườn này đă có hội vui mỗi ngày đấy. Lúc đông nhất đă có đến 25 người và 3, 4 con chó leo lên vườn treo này đấy".

-"Thế mà chẳng có ai rơi xuống cả sao?". Tôi nói, có phần nể phục.

-"Thật ra, cũng đă có hai người say quá mà rơi xuống dưới đấy". Herr W nói, vừa cười khục khục. -"Nhưng không chết đâu. Nhờ mái hiên che nhô ra ở tầng 3 rất vững, đỡ được".

Tôi cười lớn.

-"Có lần đă khênh lên cả giàn đàn dương cầm nữa kia. Lúc ấy, có Pollini[4] sang, chơi nhạc Schumann[5]. Ôi, vui quá chừng! Như mọi người biết đấy, Pollini vốn say mê các vườn treo. Ngoài ra, nhạc trưởng Lorin Mazel cũng đă đến chơi, nhưng đâu có thể đem nguyên cả giàn nhạc giao hưởng Wien Philharmony lên đây được".

-"Đúng thế". Tôi đồng ư.

-"Hè này lại đến chơi nhé". Herr W nói, và nắm tay tôi. -"Berlin vào mùa hè th́ tuyệt vời. Đến hè th́ quanh đây đầy mùi thức ăn Thổ Nhĩ Kỳ, đầy tiếng nô đùa của trẻ con, đầy cả âm nhạc, đầy bia. Berlin đấy".

-"Thế nào tôi cũng sẽ đến xem". Tôi nói.

-"Chứ Koln! với Frankfurt! Hừ ...". Herr W nói, lại lắc đầu.

Và như thế, vườn treo của Herr W lại ngóng chờ tháng Sáu Berlin, hiện nay vẫn c̣n treo lơ lửng 15 cen-ti-mét trên không gian Kreuzberg.

 

Phạm Vũ Thịnh dịch

Sydney 08/2005

 

Chú thích:

[1] Hermann Goering (1893-1946): cánh tay phải, người được chỉ định là thừa kế của Hitler, nổi tiếng về tài chỉ huy không-quân và kinh tế. Bị kết án tử h́nh ở Nuremberg, đă tự sát bằng thuốc độc.

[2] Herr: danh xưng dành cho đàn ông, trong tiếng Đức. "Herr W" là Ông W.

[3] Handel, George Frideric(1685-1759), một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất của thời kỳ Baroque (1600-1750).

[4] Maurizio Pollini (1942-): nhạc sĩ, tay đàn dương cầm nhạc cổ điển nổi tiếng của Ư.

[5] Robert Schumann (1810-1856): nhà soạn nhạc nổi tiếng ở thời kỳ Romantic (1815 – 1910).

 

Truyện thứ 5 trong tập truyện "Đom Đóm" từ Nhà xuất bản Đà Nẵng, tháng 5 năm 2006, dịch từ nguyên tác của Murakami Haruki "Hotaru, Naya wo yaku, sonota no tanpen" (Đom đóm, Đốt nhà kho, và những truyện ngắn khác) bản bỏ túi do nhà Shincho Bunko tái bản lần thứ 32 tháng 2 năm 2003.