Tn mn v vn đ n quyn

các nhà văn Nht Bn

Phm Vũ Thnh

 

 

Thông báo dự định của www.DaMau.org về vấn đề nữ quyền khiến tôi nhớ ra là chưa đọc thấy tác-gia Nhật Bản nào thật sự có tiếng nói mạnh bạo rơ ràng đặt vấn đề nữ quyền đến mức như các nhà văn nữ Việt Nam hiện nay, trong số không-bao-nhiêu những tác-gia Nhật Bản mà tôi được biết.

Có thể vấn đề nữ quyền đă là "chuyện nhỏ" bị lơ là bỏ sót trong cuộc cách mạng vĩ đại về chính trị, kinh tế, xă hội Nhật Bản là Minh Trị Duy Tân, và tiếp tục bị lơ là bỏ sót trong cuộc cách mạng không kém vĩ đại về chính trị, kinh tế, kỹ thuật là quá tŕnh xây dựng thần tốc của nước Nhật sau Thế chiến thứ hai. Nước Nhật đă trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, nhưng tương đối, vị trí của người phụ nữ trong xă hội Nhật Bản vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.

Người phụ nữ Nhật Bản vẫn c̣n được tiếng nhất thế giới về đức tính tùng-thuận, mà người Việt Nam vẫn trầm trồ ao ước "ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người phụ nữ Nhật Bản chiều chuộng và nhường nhịn phái nam, do bản năng, t́nh cảm, truyền thống và thông niệm xă hội. Người vợ Nhật đón chồng đi làm về bằng câu: "Anh muốn ăn tối ngay hay đi tắm trước?". Ra đường th́ người vợ đức hạnh đi sau chồng ít nhất là một bước. Người phụ nữ Nhật Bản dùng một thứ ngôn ngữ riêng, đa-phần là những kính-ngữ, những từ ngữ đặc biệt nhu thuận, mềm mỏng, hạ ḿnh xuống, và nâng đối tượng lên. Tư tưởng Nho giáo ở Nhật không có ảnh hưởng mạnh trong tập tục xă hội như ở Trung quốc và Việt Nam, vậy mà người phụ nữ Nhật Bản lại có vẻ hành xử đúng điệu tam ṭng (phụ, phu, tử), tứ đức (công dung ngôn hạnh) hơn ai hết.

Trong bối cảnh như thế, khó mà t́m được những tác-gia Nhật Bản có tiếng nói mạnh bạo rơ ràng đặt vấn đề nữ quyền, mà thường chỉ thấy có những lời ta-thán hay mạnh lắm th́ cũng chỉ là phản kháng đối với xă hội hiện đại.

Theo Nguyễn Nam Trân, nhà nghiên cứu và dịch giả văn học Nhật Bản, trong bản thảo biên khảo "Tổng quan Lịch sử Văn học Nhật Bản", chương "Khi văn học Nhật Bản nh́n ra thế giới" th́: "Từ năm Shôwa 50 (1975) trở đi, trong bầu không khí của phong trào t́m cách nới rộng quyền sống phụ nữ, các nhà văn phái nữ đă có những hoạt động đáng kể. Đó là ḍng văn học tranh đấu cho nữ quyền (women rights), hay mạnh mẽ hơn nữa, thiên trọng phụ nữ (feminism)." Điển h́nh là các nhà văn như Kôno Taeko: "từ chối mẫu tính", đào sâu chủ đề "thế giới của những dục vọng thầm kín và lệch lạc của con người", hay Tsushima Yuuko: "h́nh ảnh người đàn bà đơn độc nuôi con",...

Tuy vậy, có vẻ những tiếng nói ấy cũng chỉ là những ta-thán về thân phận người phụ nữ, "đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung", hay táo tợn lắm cũng chỉ là những lời phản kháng đối với xă hội c̣n dung dưỡng duy tŕ những bất công về phái tính, tạo ra những bi kịch, thảm kịch của phụ nữ. Những ta-thán, phản kháng như thế vẫn tiếp tục xuất hiện bàng bạc, không nhiều th́ ít, trong tác phẩm của các nhà văn phái nữ Nhật Bản thời nay.

Trong những lời phản kháng đó của phái nữ Nhật Bản, tương đối ấn tượng nhất, bạo dạn nhất có lẽ là các tác phẩm của Yoshimoto Banana và Yamada Eimi, hai tác-gia vừa được giới thiệu trên trang mạng DaMau.org.

Yoshimoto Banana đưa ra những thân phận hẩm hiu trong xă hội hiện đại, nạn nhân của những thông niệm, quy luật không thành văn vốn quá tiện nghi cho phái nam, tiếp nối truyền thống "trọng nam khinh nữ". Yoshimoto Banana chấp nhận mọi phản ứng của người phụ nữ đối với "thân phận" đó, kể cả những hành vi mà xă hội Nhật Bản lên án hay dè bĩu, như ngoại t́nh, đồng tính luyến ái,... Cô tỏ ḷng thương và cảm thông với những "thân phận" đó vốn là sản phẩm của xă hội thiếu công bằng, vũ phu, nhưng kiên cố, đầy quyền lực; nên nạn nhân của nó chỉ có thể có những lời phản kháng, những phản ứng cá nhân yếu ớt, tiêu cực. Nhân vật của cô phản kháng bằng cách trốn vào "nhà bếp", hoặc những chỗ vắng vẻ, như bên cạnh băi biển,... Phản ứng kiểu Yoshimoto Banana tiếp nối những lời ta thán, phản kháng dịu nhẹ điển h́nh của người đàn bà Nhật Bản.

Tính dục có vẻ là mặt trận duy nhất mà phái nam có ṃi chịu thua phái nữ. Thành tŕ bảo vệ cho phái nam c̣n một góc hớ hênh là tính dục. Do đó không có ǵ lạ khi phái nữ cần nói lên tiếng nói phản kháng hay nữ quyền th́ họ dùng ngay lợi khí tính dục. Các nhà văn nữ quyền Nhật Bản từ trước đến nay giống nhau ở chỗ, bằng những cách thức, biểu hiện hay chừng mực khác nhau, đều muốn chứng minh rằng:

- Tính dục không phải là độc quyền của đàn ông,

- Không phải chỉ phụ nữ mới là đối tượng tính dục,

- Phái nữ có lợi thế tất thắng trong tính dục.

Nhưng trong khi Yoshimoto Banana kín đáo bao bọc lợi khí ấy trong những tư duy trí tuệ, th́ Yamada Eimi viết thật sỗ sàng đến trâng tráo về chuyện tính dục, cho nhân vật làm t́nh cả trong pḥng vệ sinh, trên sàn nhầy nhụa sơn vẽ tranh, ca ngợi lạc thú xác thịt, làm t́nh với cả Mỹ đen, khiêu khích xă hội Nhật Bản vốn coi đó là những cấm kỵ ghê rợn nhất. Nhiều nhân vật của Yamada Eimi là những phụ nữ Nhật Bản đeo đuổi t́nh nhân da đen của họ như một cách vượt qua biên giới tính dục và chủng tộc để khám phá ra chính ḿnh, trong một xă hội mà họ liên tục bị áp bức và bất măn.  

Nhân vật nữ của Yamada Eimi không vị nể đàn ông như lệ thường ở người đàn bà Nhật Bản. Nhân vật nữ của cô bao giờ cũng muốn "xỏ mũi" phái nam mà dắt đi, "chơi trội" hơn phái nam, có bản lănh hơn, có tư tưởng hơn, và ít chịu bó ḿnh trong khuôn khổ luân lư đạo đức "lạc hậu" của xă hội như phái nam. Như cô gái đi uống trong quán rượu đă rủ anh chàng làm-nghề-pha-rượu qua đêm với ḿnh ở khách sạn rồi trả tiền cho anh ta như một thứ đĩ đực. Như người mẹ học sinh tự-chuyên đổi "hộ" cuốn sách mà thầy giáo của con ḿnh định mua, v́ chắc chắn là hay hơn!, rồi rủ thầy giáo ấy đi uống rượu để tranh luận thẳng thắn về chuyện giáo dục con trẻ: "Tôi muốn nuôi dạy con tôi thành người đàn ông tốt đẹp. Xin thưa từ lập trường của một người đàn bà trưởng thành rằng những người đàn ông bẻ cong giá-trị-quan của chính ḿnh chỉ v́ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đi lạc ra ngoài khuôn khổ của xă hội th́ chẳng có chút ǵ hấp dẫn cả... Tôi muốn con trai tôi thành người thẳng thắn chấp nhận phần giống cũng như phần khác với người khác".

Nói ǵ đi nữa, trường học cũng là cơ sở, công cụ hữu hiệu nhất cho ư-đồ nhồi sọ trẻ con để bảo vệ xă hội truyền thống. Đây là thành lũy cần công phá đầu tiên đối với bất cứ cuộc cách mạng nữ quyền nào. Yamada Eimi có nhiều tác phẩm viết về sinh hoạt học đường, trong đó nhân vật chính-diện được cổ vũ nồng nhiệt của cô là loại học tṛ bị trường học liệt vào hạng bất lương v́ ngôn hành bạo tạp, chủ trương tự do luyến ái, khinh thị quyền lực, khi-dễ giáo chức, chuyên "đọc tiểu thuyết trong giờ học và hết giờ th́ vọt ngay khỏi lớp đi chơi với bạn trai"..., tóm lại là những kẻ nổi loạn, thách đố quyền lực nhà trường.

Yamada Eimi không tuyên ngôn là người tranh đấu cho nữ quyền. Thực chất, cô là tiếng nói phản kháng với trật tự, nền nếp xă hội hiện đại. Nhưng so với Yoshimoto Banana hay các nhà văn phái nữ khác của Nhật Bản, Yamada Eimi lên tiếng thẳng thừng, khiêu khích trực tiếp những thành tŕ xă hội trọng nam khinh nữ, nhất là trường học. V́ thế, Yamada Eimi có thể được xem là một tiếng nói hiếm hoi của nữ quyền trong xă hội Nhật Bản vốn trọng luân-thường truyền-thống, người đàn bà quen lấy sự tùng-thuận làm đạo-đức, thấy sự nhường nhịn nam-giới là vẻ đẹp nữ-tính, đàn bà luôn luôn bước sau đàn ông, và bộ áo kimono không cho phép họ bước dài hay mạnh bạo.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa, các nhà văn nữ Nhật Bản có vẻ vẫn c̣n thương tưởng phái nam, như tâm t́nh của nhân vật Sinh trong tác phẩm "Không có vua" của Nguyễn Huy Thiệp: "nhục quá mà thương quá", chưa đến nỗi lôi đàn ông ra mà hỏi tội, hay đem lên máy chém! Có lẽ trong cuộc đấu tranh cho nữ quyền th́ hiện nay, các nhà văn nữ Nhật Bản chỉ mới tiến được đến mức phản kháng của các nhà văn nữ Việt Nam thời trước 75 như Nguyễn thị Hoàng, Túy Hồng, Trùng Dương, Nguyễn thị Thụy Vũ; chứ chưa tiến kịp tiếng nói nữ quyền, mức đặt vấn đề nữ quyền của Phạm thị Hoài, Lê thị Huệ, Đỗ Hoàng Diệu, Lê thị Thấm Vân qua các chất-vấn về trí thức, về nhân quyền, dân quyền, "quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", về lịch sử,... tất nhiên là vẫn không thiếu vắng yếu tố tính dục.

Hiện đại c̣n chờ đợi sự xuất hiện của một Simone de Beauvoir, một Germaine Greer Việt Nam hay Nhật Bản, Trung quốc, Hàn quốc, để vùng Đông Á tiến gần đến những tư tưởng nữ quyền, dân chủ Tây phương, hay lư tưởng cho toàn nhân loại.

Gần đây, Angela Merkel đắc cử vào chức vụ Thủ tướng (Chancellor) nước Đức, Nancy Pelosi thăng cấp thành Phát-ngôn-viên của Quốc hội (Speaker of the House) nhân vật chính trị quan trọng thứ 3 ở Mỹ, Segolene Royal có thể là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Pháp, Hillary Clinton có hy vọng trở thành Nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ,..., những thăng tiến của phái nữ ngay tại các cường quốc giàu mạnh bậc nhất thế giới nầy là những tín hiệu đáng phấn khởi cho cuộc đấu tranh nữ quyền.

Mặt khác, ngay ở Úc là đất nước đă sản sinh ra một ngọn cờ đầu của đấu tranh nữ quyền là Germaine Greer, thống kê mới nhất cho thấy mức lương của phụ nữ, sau khi tiến lên đến 85% của phái nam khoảng năm 2003, hiện nay lại có khuynh hướng tụt hậu trở lại mức 80% so với nam giới. T́nh trạng cùng làm một việc mà phụ nữ phải lănh lương thấp hơn, hay hiện tượng "glass ceiling" "trần nhà trong suốt" ngăn chận bước tiến chức nghiệp của phái nữ, sau một thời gian được cải thiện, đă lại thoái bộ âm thầm.

Cuộc đấu tranh cho nữ quyền c̣n lắm chông gai.

 

Phạm Vũ Thịnh

Sydney, 02-2007

 

* Bài đă đăng trên trang Văn hoc Nghệ thuật http://damau.org/ số tháng 3 / 2007