Giáo sư Yunus

Ngân hàng Grameen

Phm Vũ Thnh

 

 

Giải Nobel Hoà b́nh năm 2006 đă được trao cho Giáo sư Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen ở Bangladesh, tưởng thưởng thành công trong sự nghiệp cải thiện t́nh trạng kinh tế và xă hội cho người nghèo, nhất là phụ nữ. Hoạt động vi-tín-dụng, vi-tài-chính của những nhà tiên phong nầy đă giúp hàng chục triệu người trên thế giới thoát khỏi cảnh đời nghèo túng và thiếu văn minh, từ những món tiền cho vay nhỏ chỉ khoảng 25, 50 Mỹ kim.

Gs Yunus và ngân hàng Grameen của ông quả thật có những đặc điểm tư tưởng và tổ chức đáng ca ngợi là có tính cách mệnh. Về căn bản, Gs Yunus chủ trương rằng quyền vay vốn để kinh doanh phải được công nhận là một nhân quyền, phải được bảo đảm và bảo vệ bằng luật pháp, không khác ǵ các quyền làm người khác. Hệ thống ngân hàng thường biến thành cô tớ gái ngoan ngoăn của nhà giàu, bởi kinh tế thị trường bị chi phối bởi 2 mục tiêu chính: (1) lợi nhuận tối đa, và (2) cạnh tranh kịch liệt; tất yếu thiên vị người giàu, có vốn sẵn, có đảm bảo trả lại tiền vay. Kết quả là người giàu càng được vay để làm giàu thêm, và tạo ra huyền thoại rằng chỉ có những người có năng khiếu hay thiên bẩm mới có khả năng kinh doanh. Trong hoàn cảnh đó, người nghèo bị thiệt hại v́ không thể vay vốn được. Gs Yunus nhận định rằng người ở bực thang kinh tế thấp nhất, vẫn có khả năng kinh doanh, nhất là có động lực mạnh thúc đẩy họ cố gắng thoát ra khỏi sự nghèo túng mà cơ cấu xă hội đă đẩy họ vào. Ông nhận định rằng cho người nghèo vay vốn chỉ có thể thành công nếu đồng thời giúp họ phát huy được những năng lực tiềm tàng của họ trong ư chí muốn thoát ra khỏi cảnh nghèo túng.

Gs Yunus làm đúng như ông chủ trương. Ngân hàng của ông nhắm vào những người bị thiệt tḥi nhất trên bậc thang kinh tế : những người nghèo nhất trong vùng. Đặc biệt là phụ nữ. Trong xă hội vẫn c̣n trọng nam khinh nữ như Bangladesh, người đàn bà nghèo khó là cực điểm của sự thiệt tḥi. Ngân hàng Grameen có 94% khách hàng là phụ nữ. Và suất hoàn trả đạt mức 98%, suất hoàn trả mà ngay cả các ngân hàng thông thường (thiên vị nhà giàu) c̣n phải mơ ước. So với suất hoàn trả chỉ đạt 30% về vay vốn nông nghiệp, 10% về vốn công nghiệp của người vay tiền các ngân hàng hiện tại ở Bangladesh, th́ suất hoàn trả của khách hàng Grameen phải nói là phép lạ ! Mà ngay cả những ngân hàng nhà giàu của Âu Mỹ cũng không thể b́ được suất hoàn trả ở mức 98% nầy !

Kinh nghiệm của ngân hàng Grameen cho thấy phụ nữ làm ra tiền th́ để dành, hoặc lo liệu cho việc học của con cái, cải thiện sinh hoạt gia đ́nh, và hoàn trả kịp thời hạn. Không như nam giới, làm ra tiền th́ thường tiêu vào những chi phí xa xỉ có tính hào nhoáng bề ngoài, và cho cá nhân ḿnh ! Thành công mỗi ngày mỗi hơn làm cho người phụ nữ có được ḷng tự tín, tự hào, đối với mọi người chung quanh, và đối với tiểu tổ vay vốn Grameen.

Hoạt động của Gs Yunus và ngân hàng Grameen của ông có ư nghĩa của một phong trào xă hội, chứ không chỉ là hoạt động ngân hàng. Những người vay vốn được hướng dẫn để cải thiện không chỉ về tài chính mà về cả các mặt sinh hoạt khác trong đời sống văn minh. Họ phải học và thực hành 16 điều tâm niệm trong đó nêu rơ quyết tâm sống theo nề nếp văn minh, như vệ sinh nhà cửa, giáo dục con cái.

Cùng với việc đả phá huyền thoại rằng chỉ có những người giàu, những người có năng khiếu hay thiên bẩm mới có khả năng kinh doanh, Gs Yunus chủ trương rằng hiệu quả kinh tế của quy mô lớn (economics of scale) do sản xuất hàng loạt, không chỉ giới hạn trong việc sản xuất của cùng một hăng chế tạo lớn, mà có thể đạt được từ tổng số sản lực của vô số những người sản xuất nhỏ. Cơ cấu sản xuất, cùng với tất cả các cơ cấu kinh tế khác, không nên thiết lập theo nhu cầu của các hăng xưởng quy mô lớn mà thôi, mà cần phải cung ứng phương tiện cho tổng thể lớn của tất cả các điểm sản xuất nhỏ, thường có quy mô gia đ́nh. 

Phương pháp tổ chức của hệ thống ngân hàng Grameen đặt trên căn bản tổng thể của vô số những cứ điểm nhỏ như thế. Grameen xây dựng cứ điểm ngân hàng nhỏ ở mỗi vùng dân nghèo, chỉ có vài nhân viên được huấn luyện khoảng 6 tháng. Họ đi t́m người để cho vay, chứ không đợi người đến vay như ở các ngân hàng thông thường. Họ đi điều nghiên t́nh h́nh trong vùng, chọn đối tượng cho vay từ những người cùng khổ nhất. Lập ra những tổ 5 người đối tượng vay, gồm những người không có quan hệ bà con, ruột thịt với nhau, có thể là hàng xóm láng giềng. Trong quá tŕnh huấn luyện ban đầu, tổ 5 người nầy học hỏi cách thức của ngân hàng Grameen, và học hỏi lẫn nhau về việc vay vốn, kinh doanh, rồi lập kế hoạch, và hỗ trợ nhau thực hiện. Hai người nghèo nhất được vay trước, mỗi tuần phải trả một phần nợ, tích lũy một phần khác, thường là 1% tiền lời, c̣n lại cho thêm vào tiền vốn. Các người khác trong tổ giúp đỡ, động viên, kiểm điểm để việc hoàn trả được thực hiện đều đặn. Một h́nh thức tương trợ của nhóm người cùng hoàn cảnh mà Âu Mỹ gọi là peer support. Khi hai người đầu tiên trả xong nợ, hai người tiếp theo sẽ được vay. Và cuối cùng là trưởng tổ được vay. Tổ 5 người quyết định và kiểm soát mọi việc, nhân viên ngân hàng cung cấp tài liệu, tư vấn và hướng dẫn về các dịch vụ vi-tài-chính của Grameen. Các cứ điểm ngân hàng như thế mang nặng tính địa phương (Grameen trong tiếng Bengali có nghĩa là "làng xă"), phải tự túc phát huy nhân lực vật lực địa phương, và nỗ lực sinh lợi để sống c̣n.

Thành công trong kinh doanh, dù nhỏ, cũng dần dần tạo tự tín, tự hào, và người vay cải thiện được không chỉ t́nh trạng tài chính, mà cả các mặt khác trong sinh hoạt cá nhân và gia đ́nh, càng ngày càng được nể trọng và thân thiết từ mọi người chung quanh.

Và không những chỉ vay vốn, họ c̣n có cơ hội dự phần làm chủ ngân hàng Grameen nữa, v́ Hệ thống nầy chỉ bán cổ phiếu ngân hàng cho thân chủ mà thôi. Hiện tại, 92% cổ phiếu ngân hàng Grameen nằm trong tay người vay vốn, phần 8% c̣n lại thuộc về chính phủ Bangladesh.

Hệ thống ngân hàng Grameen không chỉ cung cấp vi-tín-dụng mà c̣n cung cấp cả vi-tài-chính, tức là ngoài việc cho vay tiền vốn, c̣n cung cấp các dịch vụ tư vấn, bảo hiểm, tích luỹ và đầu . Cho vay cả tiền mua nhà, và xây cất những kiểu nhà hợp chuẩn mực vệ sinh và bảo vệ môi sinh. (Làm nhớ đến Mười điều tâm niệm  Căn nhà Ánh sáng của Tự lực Văn đoàn ở Việt Nam thời trước).

Hoạt động của Gs Yunus và ngân hàng Grameen của ông là những hoạt động kinh tế thị trường. Chúng có tính cách xă hội nhưng không có tính cách từ thiện. Cho vay nhưng không bố thí, và lăi suất 16% - 20% không thể gọi là thấp được. Các ngân hàng địa phương của Grameen phải tự túc hoạt động có lời để sống c̣n, chứ không ỷ lại vào tiền cho không của chính phủ nào hay cơ quan nào. Do đó vẫn tồn tại từ nhiều năm nay, chứ không sụp đổ v́ hết tiền hay bị khó khăn tài chính như các tổ chức từ thiện.

Hệ thống ngân hàng Grameen nhận tiền biếu tặng nhưng không ỷ lại vào từ thiện. Các chính phủ và NGO Âu Mỹ giúp vốn cho hệ thống nầy, nhất là từ những ngày đầu đă có giúp đỡ tích cực từ Belgium, Sweden, Germany, Norway và Hoà Lan, chỉ để hỗ trợ cụ thể một công tác xă hội.

Hệ thống ngân hàng Grameen đă có những thành quả đại. Ở Bangladesh, đă có hơn 6 ngàn chi nhánh ngân hàng Grameen trên 70 ngàn làng xă, lượng tiền lưu thông thường xuyên trong hệ thống hiện đạt mức 500 triệu Mỹ Kim, với hàng triệu khách hàng. Và đă mở rộng ra nhiều mặt kinh doanh đa dạng, có cả sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, xây cất, ...

Ở Mỹ cũng đă có hoạt động ngân hàng Grameen, từ thời cựu Tổng thống Bill Clinton c̣n làm Thống đốc tiểu bang Arkansas, đă mời Gs Yunus sang Mỹ giúp thiết lập ngân hàng Grameen tại tiểu bang nầy, và sau đó đă bày tỏ rằng tư tưởng và hoạt động của Gs Yunus xứng đáng được giải Nobel (quả nhiên đă đúng như thế !). Ở Úc có một NGO tán trợ ngân hàng Grameen, đă đi thăm tại chỗ Bangladesh, và nhận xét rằng người vay vốn ở ngân hàng Grameen có vẻ mặt tự hào hoàn toàn khác với những người nghèo nhận tiền phát chẩn từ các cơ quan từ thiện. Ngày 17/10/2006, Nghị sĩ Nick Xenophon của Tiểu bang South Australia (Nam Úc) đă viết thư nhờ Gs Yunus giúp sáng lập một ngân hàng kiểu Grameen ở Nam Úc.

Ở Việt Nam th́ theo bài báo sau đây, đă có các hoạt động theo mẫu Grameen nầy từ 1992.

*

"Trở lại Việt nam với những kiến thức và kĩ năng quản lí hoạt động tín dụng nhỏ theo phương pháp Grameen và h́nh ảnh người đứng đầu Ngân hàng tài năng, đôn hậu đă khích lệ chúng tôi. Vào năm 1992 với sự tài trợ của Quĩ phát triển cộng đồng của Nhật Bản, Trung tâm phát triển Châu Á Thái b́nh dương (APDC-1993), Trung ương Hội LHPN Việt nam đă quyết định thành lập Quĩ T́nh thương giành riêng cho phụ nữ nghèo. Ngài Tổng thư kí APDC lúc đó là Tiến sĩ Getubic đă khích lệ chúng tôi áp dụng mô h́nh Grameen bank 100% tại Việt nam.

Quĩ ủy thác của Grameen (Grameen Trust) cũng cho Dự án của Việt nam vay 21.000 USD với lăi xuất nhẹ để thực hiện mô h́nh này và kèm theo 1 điều ghi nhớ “nếu làm thành công th́ Grameen Trust sẽ tặng lại số vốn và cả số lăi tiền vay”.

Tiến sĩ Muhammad không chỉ thực hiện thành công những luận thuyết của ḿnh thông qua chương tŕnh Grameen ở nước ông, mà c̣n không ngừng hỗ trợ hàng trăm quốc gia khác trên thế giới ứng dụng phương pháp này. Tại Việt Nam, Ông luôn quan tâm theo dơi sự phát triển của chương tŕnh tín dụng v́ người nghèo và luôn sẵn sàng giúp chúng ta đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, quảng bá h́nh ảnh của Việt Nam.

Năm 1995, theo lời mời của Hội LHPN Việt Nam, lần đầu tiên ông đă đến Việt Nam. Vừa tới sân bay Nội bài, ông đă đề nghị được đi thẳng tới chi nhánh số 1 Quĩ T́nh thương tại huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nộị Tại xă Phú Minh, một trong các địa bàn của Chi nhánh, ông đă gặp gỡ và nói chuyện thân mật với cán bộ chi nhánh, chính quyền, hội PN và thành viên của Quĩ.

...............

Những học tṛ Việt Nam của ông đă ứng dụng, nhân rộng phương pháp Grameen tại đất nước ḿnh một cách hiệu quả. Chỉ tính riêng ba tổ chức chính thức áp dụng mô h́nh Grameen Bank là Quĩ T́nh thương, Quĩ CEP, Mạng lưới tài chính vi mô M7 đă có địa bàn hoạt động ở 16 tỉnh với 130 ngàn hộ gia đ́nh nghèo và  rất nghèo từ miền núi phía bắc Sơn La - Điện Biên Phủ, tới  Bà Rịa, Long An). Những tổ chức này đều có triển vọng trở thành tổ chức tài chính vi mô theo hướng qui định của Nghị định 28-2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Ảnh hưởng của Phương pháp Grameen tới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng chính sách tại Việt nam cũng rơ nét thông qua việc các Ngân hàng này đă sử dụng phương pháp cho vay theo nhóm và thu dần lăi, gốc.

Hàng trăm ngàn người nghèo trong hệ thống ứng dụng phương pháp Grameen tại Việt Nam đều biết đến ông, người sáng lập và không ngừng hoàn thiện phương pháp cho người nghèo vay vốn một cách hiệu quả... Họ biết ơn ông v́ ông rất hiểu và tin ở họ. Nhờ cách làm của ông mà họ đă có cuộc sống thay đổi.

Lê Lân (Chuyên gia tài chính vi mô)

Theo VietNamNet"

http://www.tuoitre.com.vn/TIANYON/Index.aspx?ArticleID=167026&ChannelID=331

*

Con số chỉ đến mức vài trăm ngàn khách hàng ở Việt Nam, và đặc điểm quốc doanh của các Quỹ tiền tệ nầy ở Việt Nam, có vẻ khác xa với mức thành công hàng chục triệu khách hàng, và đặc điểm tư doanh của ngân hàng Grameen ở Bangladesh.

Một ch́a khoá thành công của loại hoạt động nầy là con người.  Ngân hàng Grameen thành công vang dội ở Bangladesh v́ có được những nhà hoạt động có tâm huyết thích hợp với hiện t́nh xă hội ở nước nầy. Mức lương của họ thấp, theo tiêu chuẩn của nước nghèo, và họ làm việc xứng đáng hơn mức lương đó. Ở các nước như Mỹ, Úc, điều tương tự khó có thể xảy ra trên quy mô lớn, mà hoạt động nầy thực chất lại không phải là một hoạt động thiện nguyện. Và có lẽ cần nhiều thời gian và nỗ lực để đào tạo nên những con người Grameen đó ở Việt Nam với những phẩm chất đă chứng minh được ở Bangladesh.

Yếu tố văn hoá địa phương là một nhân tố quan trọng khác quyết định thành bại của phương thức Grameen.

Thành công ở Việt Nam có lẽ c̣n cần nhiều nghiên cứu về bối cảnh, tập tục xă hội, những cách thức thích hợp, những điều tâm niệm thích ứng, những chiếu cố về luật pháp từ nhà cầm quyền, những viện trợ từ giới kinh doanh, và nhất là nguồn nhân lực. Để hỗ trợ đắc lực cho việc cải thiện đời sống tiểu thương, nhà cầm quyền cần có những biện pháp giảm thuế, miễn thuế, và những chiếu cố về luật lệ buôn bán, làm việc, và nơi chốn hành nghề cho những người sản xuất nhỏ, buôn gánh bán bưng.

Dù sao, đây cũng là một phương pháp có tính cách mệnh đă thực hiện thành công ở nhiều nơi, nên là một hy vọng cho công cuộc cải thiện dân sinh trên quy mô quan trọng ở Việt Nam.

Trí tuệ Âu Mỹ chỉ ra rằng: cho người nghèo vài con cá th́ nuôi họ được một ngày, nhưng dạy cho họ cách đánh cá th́ giúp họ sống trọn đời. Gs Yunus nói thêm rằng: để giúp được như thế, cần phải cho họ vay vốn để mua dụng cụ đánh cá nữa, chứ không thể chỉ dạy họ kỹ thuật đánh cá mà thôi.   

Hiện nay đă có 168 Ngân hàng Grameen trên 44 nước. Hy vọng đà phát triễn nầy đến năm 2025, sẽ đem vi-tín-dụng và vi-tài-chính Grameen đến cho 500 triệu người hoặc 100 triệu gia đ́nh nghèo trên tổng số 1 tỉ 300 triệu người nghèo toàn thế giới.

Hoà b́nh thế giới chỉ có thể thực hiện và duy tŕ không phải bằng bom đạn, mà bằng những hoạt động có tính cách văn hoá và kinh tế như hoạt động của Gs Yunus và ngân hàng Grameen.

 

Phạm Vũ Thịnh

Sydney, 10/2006